Thứ Bảy, 24 tháng 11, 2012

Bao cay đắng trên mảng đất rã rời quê hương 


Huỳnh Tâm (Danlambao)“...Trung Quốc với cái lưỡi gỗ dối người dối ta, khẳng định: ‘Trung Quốc không bao giờ thừa nhận Việt Nam là bạn bè vĩnh cửu đời đời’...” 

Ngoài trời còn sương mù, tôi tranh thủ đặt vấn đề khó hiểu trong chiến tranh Việt Nam-Trung Quốc vào năm 1979, hỏi: 

- Thưa anh Nhất Biến, từ ngày đầu anh đã có mặt trên chiến trường biên giới Việt Nam-Trung Quốc, anh nhận định thế nào về chiến thuật quân lực Trung Quốc, và sau chiến tranh ai là kẻ thắng người thua?

Nhất Biến mỉm cười để kéo dài suy nghĩ, rồi đáp: 

- Đã 8 mùa xuân chiến tranh biên giới Việt Nam-Trung Quốc từ ngày 17/02/1979 đến nay (1987) trong ký ức của tôi không thể nào mờ phai được, và câu hỏi của Viên Dung cũng là dịp để tôi trình bày một gốc cạnh hiểu biết hạn định. 

Nguyên nhân:

Cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và Việt Nam, kéo dài đúng một tháng tại biên giới và chiếm 6 tỉnh phía bắc Việt Nam, những nhà lãnh đạo Trung Quốc phát động chiến tranh gọi là "Phản công tự vệ", báo chí Trung Hoa loan tải gọi là "Trừng phạt chiến tranh ở Việt Nam", những quốc gia phương Tây và truyền thông phương Tây, thường được gọi là "Chiến tranh Đông Dương lần thứ 3", trong khi giới lãnh đạo Việt Nam được gọi là "Trung Quốc xâm lược quân sự"

Chủ động chiến tranh với Việt Nam, Trung Quốc biết tình hình Việt Nam vô cùng khó khăn, đối đầu với miền nam Việt Nam cần vũ khí, trong khi ấy mọi mặt như sản xuất không đủ cung cấp, tài nguyên kiệt quệ, kinh tế trống rỗng. Từ năm 1945-1974, Trung Quốc nắm được cái hầu bao của Việt Nam cho nên không bỏ lỡ cơ hội chấp nhận cung cấp quân sự và lương thực miễn phí cho Việt Nam. Theo tiết lộ của Bộ quốc phòng Trung Quốc đã cung cấp cho Việt Nam trị giá 39,7 tỷ nhân dân tệ về vũ khí, quân nhu, quân cụ, vật liệu, và nhà máy sản xuất v.v… phía Việt Nam ký kết hứa với Trung Quốc, sau khi Việt Nam thống nhất, chi trả cho Trung Quốc theo khả năng đúng thời giá điểm đó. Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc liền triển khai gửi gấp thiết bị cần thiết để đáp ứng nhu cầu của đảng CS Việt Nam yêu cầu. 

Cùng lúc, Hồ Chí Minh đại diện cho đảng CSVN công bố rằng: "Cách mạng Trung Quốc là mối quan hệ giữa cách mạng Việt Nam, thực sự: Vâng, sâu sắc, ý nghĩa tình bạn như ánh sáng, đời đời vinh quang". Tiếp theo Chủ tịch Mao Trạch Đông thay mặt đảng CS Trung Quốc cho biết: "700 triệu người Trung Quốc đang ủng hộ mạnh mẽ nhân dân Việt Nam của lãnh thổ rộng lớn của Trung Quốc là một phía sau đáng tin cậy của người Việt Nam". 

Sau cái chết của Hồ Chí Minh, ngày 2 tháng 9,1969 Việt Nam thống nhất đất nước, Trung ương Đảng Cộng Sản Việt Nam, Bí thư Lê Duẩn cũng cho biết: "nhân dân Việt Nam chiến thắng là với đảng Cộng sản Trung Quốc, chính phủ Trung Quốc và người Trung Quốc như anh em, hỗ trợ mạnh mẽ và không thể tách rời sự hỗ trợ tuyệt vời, nhân dân Việt Nam sẽ không bao giờ quên sự hỗ trợ hào phóng của Trung Quốc về điều này". Tuy nhiên, Trung Quốc và Việt Nam vào cuối năm 1974, trở thành kẻ thù, thậm chí đưa đến chiến tranh 1979, vì 39,7 tỷ nhân dân tệ để đổi lấy biên giới phía Bắc và biển Đông Việt Nam. 

Khởi đầu Trung Quốc không hài lòng Việt Nam nhờ Liên Xô hỗ trợ mở rộng tầm ảnh hưởng Đông Dương, như tại Campuchia lật đổ chế độ Khmer Đỏ đứng đầu bởi Pol Pot, do Trung Quốc ra sức đổ tài vật xây dựng một ước mơ Liên bang Đông Dương. Trung Quốc đương nhiên khó chấp nhận... chiến tranh cầu chì điện đỏ giữa Việt Nam và Trung Quốc đối thoại gay gắt, cuối cùng hai đảng CS tranh chấp lãnh thổ bằng ngôn ngữ vũ khí. 

Thực chất hai đảng CSVN và TQ có một ước mơ thành lập Liên bang Đông Dương. Ngay cả Hồ Chí Minh đã có ý tưởng này trước năm 1940. Trung Quốc đã không được công nhận như một kết quả Việt Nam đi trước một bước thành lập Liên bang Đông Dương. 

Đảng CS Trung Quốc đưa ra phán quyết trả thù lý do: "Không thay đổi được vị trí của nó (Việt Nam), trái lại còn chống lại Trung Quốc, ví dụ: Bài Hoa, trục xuất, tịch thu tài sản của người Trung Hoa". Từ đó Trung Quốc lập tức dừng hỗ trợ cho Việt Nam. Thực tế, thái độ không thân thiện của Trung Quốc đối với Việt Nam kể từ tháng 5 năm 1975 sau khi Việt Nam thống nhất đất nước.

Năm 1976, Thứ trưởng Bộ Tuyên truyền Trung Quốc trả lời phóng viên Thụy Điển: 

- Nhà nước Việt Nam, khởi xướng bài Hoa, buộc phải đăng ký quốc tịch Việt Nam, áp dụng chính sách ép bức để tịch thu tài sản của người Hoa, và thậm chí buộc người Hoa phải vượt biển, thế là người Trung Hoa ở miền Nam và miền Bắc Việt Nam đồng loạt bị trục xuất tập thể. Tháng 5 năm 1976, hàng trăm ngàn và triệu người Hoa đã đến biên giới Việt Nam tại Quảng Tây, Vân Nam và Quảng Châu chờ đợi chính phủ Trung Quốc tiếp nhận định cư. Chính quyền Việt Nam tiếp tục gửi binh sĩ, dân quân vượt qua biên giới Trung Quốc, phá mỏ và xây dựng công sự trong lãnh thổ Trung Quốc, bắn phá các vị trí quân sự, làm thương vong trên 700 binh sĩ, trong vòng 6 tháng xung đột, cảnh đổ máu tang thương của nhân dân Trung Quốc đã chịu quá nhiều. 

Nhất Biến nói tiếp: 

- Bộ trưởng tuyên truyền Trung Quốc có cái miệng lếu láo công bố quá đáng, vu khống cho Việt Nam, có tính cách đổi trắng thay đen, vì Trung Quốc đang chuẩn vị chiến tranh với Việt Nam cho nên có lời công bố bất chính ấy. 

Vào ngày 28 tháng 1 năm 1979, Đặng Tiểu Bình viếng thăm Hoa Kỳ, hôm sau ông công khai tuyên bố với Tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter: "Thế giới của chúng ta không ổn định". 

Cùng tháng 02/1979, Đặng Tiểu Bình viếng thăm Nhật Bản, ông phát biểu: "Trung Quốc cần phải trừng phạt Việt Nam". 

Ngày 08 tháng 02/1979, Đặng Tiểu Bình còn tuyên bố: "Quân đội Việt Nam bắt đầu cháy, và quân đội Trung Quốc cũng từ Quảng Tây, Vân Nam vào lãnh thổ Việt Nam xây dựng biên giới mới của Trung Quốc". 

Đến ngày 17 tháng 02/1979, Quân ủy Trung Quốc tuyên bố sơ khởi: Thông qua chiến đấu đẫm máu tại tuyến 28, phía bắc biên giới, liên tục chiếm của Việt Nam gồm các tỉnh Lạng Sơn, Đồng Đăng, Cao Bằng, Lào Cai, hơn 20 thành phố, thị xã và làng mạc, phá hủy một số lượng lớn các cơ sở quân sự chống lại Trung Quốc, đã bị giết chết 30.007 binh sĩ Việt Nam, 2.000 bị thương và hơn 3 triệu tù binh. Quân đội Trung Quốc giết chết 20.006 nghìn người thường dân VN. Ngày 05 tháng Ba, mục đích của Quân ủy Trung ương CPC thông báo "trừng phạt Việt Nam", và bắt đầu rút quân. Ngày 16 tháng 3, (hoàn thành thu hồi biên giới). Trung Quốc tuyên bố đình chiến mang theo dã tâm bành trướng. 

Chẳng những Trung Quốc còn lao vào tự phòng thủ chờ dịp phản công chống lại Việt Nam, Trung Quốc chiếm được biên giới củng cố phục hồi quân đội, khóa lại rừng đồi bằng 3 vòng chiến lũy, CPC tung ra chiến pháp quân đội sẵn sàng chiến đấu 100%. Đến năm 1984 trận chiến núi, Trung Quốc kéo Việt Nam dính vào tranh hùng biên giới. Vào thời điểm này quân sĩ cả hai bên chết ngoài chiến trường, máu nhuộm rừng xanh màu đỏ. 

Chiến tranh cũng phải đến lúc liên lạc ngoại giao, những mâu thuẫn năm tháng chồng chất trở nên phức tạp, Trung Quốc và Việt Nam bắt đầu trở nên ngoại giao quan trọng, đối với nguyên nhân của cuộc chiến tranh. Trung Quốc tố cáo: "Chính phủ Việt Nam đã nhiều lần gây sự nghiêm trọng tại biên giới, quấy rối khu vực hoạt động sản xuất, đời sống hàng ngày của người dân Trung Quốc. Trung Quốc đã nhiều lần cảnh báo rằng Việt Nam đã biến thành tai điếc, uốn cong lưỡi, chính phủ Trung Quốc trong hoàn cảnh không thể chấp nhận, buộc phải khởi động một đường biên giới chiến tranh tự vệ, áp đặt hình phạt đối với Việt Nam."

Chính phủ Trung Quốc còn ngụy ngôn cho rằng: 

- Trung Quốc luôn luôn chủ quan và mong muốn lân bang cố gắng kiên nhẫn hòa bình, Việt Nam tăng cường hơn nữa và tự tin, đừng khờ khạo rơi vào tham vọng. Tuy nhiên, Trung Quốc thừa đủ năng lực trị được bệnh nhân, chỉ vì thời gian bất tiện, chưa chín muồi để đi đến chiến tranh. Khi thời gian đến, họ đưa ra một bài học khắc nghiệt hơn tặng Việt Nam. Trung Quốc với cái lưỡi gỗ dối người dối ta, khẳng định: "Trung Quốc không bao giờ thừa nhận Việt Nam là bạn bè vĩnh cửu đời đời". 

Trung Quốc đưa ra một luận cứ mới nhằm chuẩn bị trước chiến tranh, thực ra kẻ la lớn tiếng đã bào mòn biên giới phía bắc của Việt Nam từ nhiều thập kỷ qua. Năm 1979 là thời điểm Trung Quốc mượn cớ Campuchia, một đồng minh nay trở mặt xâm chiếm Việt Nam, đương nhiên Trung Quốc nuôi ý đồ bá chủ Châu Á, đây là một mối đe dọa nghiêm trọng cho an ninh toàn Châu Á không riêng gì Việt Nam. 

Nếu như Việt Nam biết phát triển nội lực chống hành động xấu của đức tin Karl Marx, không lệ thuộc vào CS Quốc tế và Trung Quốc để tránh căm hờn, tức giận của toàn dân vì mất phần đất biên giới phía Bắc ải địa đầu Tổ quốc, Việt Nam không nên làm bạn như Trung Quốc đã từng khẳng định phũ phàng: "Trung Quốc không bao giờ thừa nhận Việt Nam là bạn bè vĩnh cửu đời đời". 

Đúng mùa Xuân 1979, Trung Quốc kéo quân xâm lược lãnh thổ Việt Nam: 

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Tập Đoàn 3 bộ binh, (khi cần thiết có thể tăng cường đến 9 quân đoàn) quân lực Trung Quốc, thực hiện chiến tranh tấn công vào mặt trận biên giới Việt Nam, trên danh nghĩa "phản công tự vệ" ngày 17/02/1979. Nguồn: Quân ủy trung ương Trung Quốc, do Nhất Biến cung cấp. 

Bộ máy quân sự Trung Quốc tăng cường hoạt động

Buổi sáng ngày 08 tháng 1 năm 1979, Quân ủy Trung Quốc bổ nhiệm, Quân khu Vân Nam, Quảng Tây, Quảng Châu huy động tập đoàn 3 quân sự, gồm 10 quân đoàn bộ binh, 1 sư đoàn pháo binh phòng không, 1 sư đoàn pháo binh, 1 sư đoàn xe tăng chiến xa, quân đoàn đường sắt gồm 3 lữ đoàn, 1 lữ đoàn truyền thông, 1 lữ đoàn hóa học, 1 lữ đoàn 13 không khí, tất cả cấm trại tại vị trí chờ lệnh xuất quân. (Không quân, pháo binh và các lực lượng khác cũng đã phối trí trên lý thuyết, bổ sung lữ đoàn Không khí tên lửa triển khai chiến thuật. 

Trung Quốc hy vọng phương tiện cho phép chiến tranh đem về chiến thắng. 

Buổi trưa ngày 10 tháng 1 năm 1979 văn phòng bộ chỉ huy Quân khu Côn Minh, Tổng Tư lệnh Dương Đắc Chí mở rộng cuộc họp triển khai kế hoạch chiến đấu, lấy quyết định các cấp lãnh đạo khảo sát biên giới. Đặt khu vực 12 lập Tổng hành dinh bộ tham mưu (trong lãnh thổ Việt Nam) của tập đoàn Quân ủy. Trong khi đó quân đoàn 11, quân đoàn 13, quân đoàn 14 đã di chuyển khẩn cấp bằng đường sắt cao tốc và giao thông vận tải đến biên giới Vân Nam giáp Việt Nam. Buổi sáng ngày 09 tháng 2/1979 đã hoàn thành trận chiến bắt đầu, mọi sự chiến đấu đã sẵn sàng nổ súng. Tiếp theo báo cáo của Quân khu Quảng Châu cũng đã sẵn sàng xuất quân và Quân khu Thành Đô cũng vừa hoàn tất cả các lực lượng chiến đấu. 

Một hồ sơ bí mật khác, trước ngày 08 tháng 12/1978. Quân ủy trung ương Trung Quốc có ban hành lệnh hành quân thăm dò biên giới Việt Nam. Ngày 13 tháng 12/1978 Quân ủy trung ương đưa ra một chiến lược xuất quân không ghi rõ ngày tháng. Đến ngày 09 tháng 2/1979 tổng số quân đội Trung Quốc tính được 562.500 quân, tập kết tại biên giới Quảng Tây, Vân Nam tiếp giáp Việt Nam. 

Hạm đội Biển Đông ở phía tây của Kawashima khẩn cấp lắp ráp hơn 120 loại đạn pháo tầm xa, các tàu hải quân trang bị hơn 170 máy bay chiến đấu). Lực lượng Hải quân, đã tiến vào vịnh Bắc bộ Việt Nam, trợ chiến bộ binh. 



Hạm đội Biển Đông ở phía tây của Kawashima tiến vào vịnh Bắc bộ Việt Nam. Nguồn: Nhất Biến. 

Không quân Trung Quốc đã cất cánh vào chiến trường nhưng không đáng ngại, chỉ có những phi cơ loại Y vận tải, phi cơ loại JZ trinh sát, và phi cơ loại Z phi cơ lên thẳng. Sở dĩ Bộ chỉ huy Không quân (PLAAF) Trung Quốc không sử dựng phi cơ chiến đấu, như phi cơ loại J tiêm kích, phi cơ loại Q tấn công mặt đất, phi cơ loại H ném bom, phi cơ loại JH tiêm kích và ném bom. Vì có những lúng túng nội bộ tướng lãnh Không quân Trung Quốc, mặt khác thế giới đang trong tình trạng chiến tranh lạnh. Đặc biệt chỉ có hai phi vụ trong lực lượng Không quân của Hạm đội Biển Đông ở phía tây Kawashima tấn công chớp nhoáng tại Móng Cái tỉnh Quảng Ninh Việt Nam. 

Không quân Trung Quốc (PLAAF) phân loại phi cơ chiến đấu và phi cơ hạng nhẹ, như Phi cơ loại Y vận tải, phi cơ loại JZ trinh sát và phi cơ loại Z phi cơ lên thẳng. Phi cơ loại J tiêm kích, phi cơ loại Q tấn công mặt đất, phi cơ loại H ném bom, phi cơ loại JH tiêm kích và ném bom. Nguồn: Nhất Biến. 

Phối trí chiến thuật 

Vân Nam và Quảng Tây chọn khu vực tự trị Zhuang xuất phát chiến tranh gồm hai hướng tấn công, chia thành ba giai đoạn. Vân Nam và Quảng Tây tấn công theo chiến thuật quen thuộc của Tư lệnh Dương Đắc Chí. Quảng Tây từ Khu tự trị Zhuang tấn công vào lãnh thổ Việt Nam dưới sự chỉ huy của Phó Tổng Tư lệnh Đại tướng 许世友 Hứa Thế Hữu. 

Binh hùng tướng mạnh với quân số tổng cộng 9 Quân đoàn, 29 Sư đoàn bộ binh (tương ứng: quân đoàn 11, quân đoàn 13, quân đoàn 14, quân đoàn 41, quân đoàn 42, quân đoàn 43, quân đoàn 50, quân đoàn 54, quân đoàn 55, quân đoàn 58 và Sư đoàn 20). 

Ngoài ra hậu phương cũng là một mặt trận biên giới, như Quảng Tây còn lập Phòng tuyến những sư đoàn độc lập gồm có 4 Lữ đoàn Pháo binh (65 pháo binh, 70 pháo binh cao xạ cấp sư đoàn), và 3 lữ đoàn Bộ binh. Và quân khu Vân Nam độc lập Phòng tuyến 5 Lữ đoàn Pháo binh (1 bộ phận pháo binh, 4 bộ phận pháo binh cao xạ), và 2 Lữ đoàn Bộ binh, đối diện biên giới Việt Nam. 

Khu vực tự trị của người Zhuang, gồm có dân tộc thiểu số Dao, Mèo và Thái là nơi tập kết của Tập Đoàn 3 Quân đội giải phóng nhân dân Trung Quốc. Sáng ngày 17/02/1979 quân xâm lược Trung Quốc đã chiếm ba địa danh trọng yếu, như Nam Khoa, sông Hồng Hà, Thập Lý (màu đỏ) của Việt Nam và từ đó vẽ lại bản đồ biên giới mới Việt Nam-Trung Quốc (màu xanh đường ranh biên giới hiện nay) - Nguồn: Nhất Biến. 




Tổng tư lệnh phó "Phản công tự vệ" Đại tướng Dương Đắc Chí - Nguồn: Hoa Chí Cường. 

Ngày 17 tháng 02/1979 trong tháng, tính theo âm lịch, lúc 4 giờ 30 (21/01/1979AL) Tư lệnh phó Dương Đắc Chí thu thập từ quân báo cho biết đã có đến 9 quân đoàn Trung Quốc tiến sâu vào lãnh thổ Việt Nam, từ hai hướng Quảng Tây, Vân Nam, chiếm được 6 tỉnh và 11 quận của Việt Nam. Ông lập tức tuần tra biên giới, từ chiến trường báo cáo lên Quân ủy trung ương (Đặng Tiểu Bình). 

Tổng tư lệnh phó, Đại tướng Dương Đắc Chí (杨得志), tập kết quân tại thị trấn Lục Xuân, Bình Hoài Ải, Nguyên Hoàng Kha, Thiểu, Cụ, Giả Thể. Hướng tiến quân của Dương Đắc Chí vào biên giới Việt Nam, gồm 3 tỉnh Lai Châu, Lai Châu và Hà Giang. 

Tổng tư lệnh "Phản công tự vệ" Đại tướng Hứa Thế Hữu - Nguồn: Hoa Chí Cường. 

Tổng Tư lệnh trưởng Đại tướng 许世友 Hứa Thế Hữu, đóng quân tại thị trấn Nam Khoa, sông Hồng Hà, Kim Bình, Thập Lý, Mã Zoai Đề, Bồng Hoa, Đại Thái, Hà Khẩu tự trị khu. Hướng tiến quân của Hứa Thế Hữu vào biên giới Việt Nam, gồm 3 tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn, và Quảng Ninh. 

Ngoài ra còn có những quân đoàn biệt lập đồng tham chiến: 

Quân đoàn đường sắt, quân đoàn kỹ thuật, quân đoàn truyền thông và các ngành khác đã trang bị chủ lực cho mỗi Sư đoàn vừa tác chiến vừa năng động chuyên ngành như Bộ binh, riêng Bộ binh B được mở rộng hơn 12.000 chiến binh, mỗi quân đoàn cho 6 sư đoàn bộ binh, như (316 A, 337, 5345, thứ 3, 3 tháng 8, 346 phòng), mỗi Sư đoàn có 4 trung đoàn pháo binh, một quân đoàn có khoảng 100.000 chiến binh trên lý thuyết. Trước ngày chiến tranh lực lượng quân sự của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc có gần 562.500 tay súng. 

Hỏa lực tác chiến của Trung Quốc chủ yếu tăng-thiết giáp, mìn, lựu đạn, chai cháy, súng trường, súng phun lửa, vũ khí hóa học, pháo binh “thổi hồn” vũ khí chống tăng như Bazooka, PIAT, Panzerfaust v.v… Nguồn: Nhất Biến. 

Châm ngôn của phản công tự vệ: "Ngày trở về của chiến sĩ Trung Quốc, sau khi rửa tội cho Việt Nam". Không ai ngờ, phía trước quân đội Trung Quốc khoảng 500 km có dân quân của người Việt Nam phát động một cuộc đột kích, quân đội Trung Quốc bị tổn thất nặng, do chiến thuật biển người để tấn công nhưng bất thành. Ngày 16/3/1979 sau khi các lực lượng quân đội Trung Quốc phải rút lui trở lại vị trí núi cao đã chiếm được lập pháo đài phòng thủ, từ đó trở đi thành cuộc chiến tranh tuy quy mô nhỏ, nhưng quân đội Trung Quốc thương vong mỗi ngày tăng lên tính theo con số Trăm, nhất là năm 1984 xác chết hai bên Việt Nam và Trung Quốc chồng chất cao theo núi rừng. 

Chiến thuật biển người để "Phản công tự vệ" biến thành "3 sạch". Sạch vật chất, Sạch người, Sạch biên giới. Cuối cùng Trung Quốc tặng cho Việt Nam 6 tỉnh biên giới thành bình địa! - Nguồn: Nhất Biến 

Nhất Biến nói tiếp: 

- Đến nay vẫn còn chiến tranh (1978) chưa thể phân định kẻ thắng người thua, theo tôi thắng hay thua còn nằm trên bàn mổ ngoại giao của Việt Nam và Trung Quốc. Một điểm lý thú khác, tôi đang tìm hồ sơ tham chiến của quân lực Việt Nam, cũng như lực lượng Quân báo và Tình báo của hai đối thủ. 

Tôi đa tạ: 

- Một lần nữa tôi hài lòng đa tạ anh Nhất Biến, đã phân tích tỷ mỉ chiến thuật và chiến lược cũng như con số quân lực của Trung Quốc, tuy nhiên đây chỉ là một gốc chiến tranh chưa phải toàn diện, hy vọng có dịp anh cho biết thêm những gì mà anh đã biết. 

Sáng nay sương mù trả lại một phần quang đãng cho vùng trời miền rừng núi, ánh sáng ban mai đem lại thời khí ấm áp cho một ngày mới, chim kêu vượn hót thi nhau bốn bề cao nguyên Việt Bắc. Ngoài lộ đất đỏ, lác đác người dân làng trên vai mang gùi, gánh đi ra nương rẫy bậc thang. 

Tôi đến làng đã một đêm trôi qua, sáng nay càng nhớ anh chị Dũng và mấy cháu, trong lòng có phần xôn xao muốn gặp người thân thật sớm, liền đề nghị: 

- Em xin đề nghị quý anh Tùng, Linh, Bá và Nhất Biến cùng đến nhà anh Dũng của tôi nhé? 

- Không được, Linh và Bá có việc riêng với anh. Chiều nay 6 giờ sẽ đến nhà chú Cao Dũng, đề nghị chú Tâm đưa anh Nhất Biến đi thăm chú Dũng có thế mới phải nghĩa và hai người là đồng nghiệp đi với nhau dễ trao đổi hơn, chú Tâm nhớ bảo chị Hồng đập con lợn bỏ ống (tiền tiết kiệm bỏ và heo đất) làm một buổi tiệc linh đình nhé? 

- Thưa anh Tùng, em sẽ thưa lại với chị Chỉ Hồng ạ. 

Tôi và anh Nhất Biến chào mọi người hẹn gặp lại 6 giờ chiều nay, chúng tôi ra khỏi nhà trực chỉ đến nhà anh chị Dũng. 


nguồn:http://danlambaovn.blogspot.com/2012/11/bao-cay-ang-tren-mang-at-ra-roi-que.html#more
=====================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
           Sẽ xóa những comment nói tục
           Thinhoi001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001