Sáng nay, dân oan Bùi Hằng đã có mặt tại Hà nội, bà đã đến Tòa án để
gửi hồ sơ khởi kiện Nguyễn Thế Thảo - chủ tịch Hà nội - về tội đã ký văn
bản trái pháp luật, bắt cóc và giam giữ trái phép bà trong trại Thanh
hà suốt 5 tháng ròng.
Phòng trống, có ban thờ bác Hồ ở góc kẹt trong phòng, khói hương ám đen trần nhà. |
Một phụ nữ từng là doanh nhân , có hộ khẩu thường trú rõ ràng, sở hữu
nhiều ngôi nhà đắt tiền mà công an Hoàn Kiếm lại ghi là :" không nơi ở
nhất định " ? . Vậy thế nào là " nơi ở nhất định " ? có lẽ công an Hoàn
Kiếm, thượng tá Nguyễn Phú Thắng cần được dân cho đi học thêm để hiểu
biết và làm việc đúng pháp luật.
Ngay việc công an Hoàn Kiếm ra quyết định bắt giữ, đưa công dân của một
Thành phố khác, giam trong trại cải tạo cũng đã thể hiện rằng : công an
Hoàn kiếm đã vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Họ không có quyền đó, họ đã
làm một việc coi thường pháp luật, coi thường nhân dân và phạm pháp rõ
ràng.
Và đây, thông báo của một ông thượng tá mà cái tên còn chưa biết viết đúng chính tả, không viết hoa.
Vậy thì nhân dân còn biết đánh giá thế nào về trình độ, năng lực ...của các lực lượng chức năng đang được dân nuôi cơm ?
Mời bạn đọc xem toàn văn đơn khởi kiện Nguyễn Thế Thảo :
Mời bạn đọc xem toàn văn đơn khởi kiện Nguyễn Thế Thảo :
Đơn khởi kiện hành chính (5225/QĐ - UBND)
Ngày 20 tháng 5 năm 2012.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
________________________
Hà Nội, ngày 16 tháng 05 năm 2012
ĐƠN KHỞI KIỆN HÀNH CHÍNH
Kính gửi: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội
Địa chỉ: 43 Hai Bà Trưng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội
I. Người khởi kiện:
Tôi, Bùi Thị Minh Hằng, sinh năm 1964, CMND số 273278857 do công an tỉnh
Bà Rịa-Vũng Tàu cấp ngày 25/11/2004, hộ khẩu thường trú tại số 106 Lê
Hồng Phong, phường 4, Tp.Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, điện thoại
0913784415
II. Người bị kiện:
1. Họ và tên: Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo.
2. Quyết định hành chính: Quyết định số 5225/QĐ-UBND ngày 08/11/2011 do
Phó Chủ tịch Vũ Hồng Khanh ký thay Chủ tịch UBND Tp.Hà Nội về việc áp
dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục.
III. Tóm tắt nội dung:
Khoảng trưa ngày 27/11/2011, nghe tin ở Hà Nội công an bắt một số người
tại khu vực Bờ Hồ Hoàn Kiếm vì cho rằng họ có hành vi tự phát biểu thị
thái độ ủng hộ Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị Quốc hội đưa vào chương
trình làm việc khóa 13 của Quốc hội ban hành Luật biểu tình, tôi Bùi
Thị Minh Hằng cùng 03(ba) người khác đã đứng giơ trên tay mảnh giấy ghi
“Phản đối đàn áp người ủng hộ Quốc hội ra luật biểu tình” ở cạnh khu vực
Nhà thờ Đức Bà – Tp.Hồ Chí Minh. Ngay sau đó người thân của tôi bị Công
an phường Bến Nghé, quận I, Tp.Hồ Chí Minh bắt giữ, tôi đến trụ sở công
an phường để đòi người thì bị giữ lại. Sang ngày 28/11/2011, tôi bị
công an cưỡng chế từ Tp.Hồ Chí Minh ra Hà Nội và đưa vào Cơ sở giáo dục
Thanh Hà tại xã Gia Khánh, huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc (thuộc Tổng
cục cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Bộ Công an quản lý)
và được giao Quyết định số 5225/QĐ-UBND ký ngày 08/11/2011 của Chủ tịch
UBND thành phố Hà Nội về việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục.
Ngày 29/04/2012, Giám đốc Cơ sở giáo dục Thanh Hà – Tổng cục VIII đã
buộc phải cấp Giấy Chứng Nhận số 24/GCN-CSGD về việc miễn chấp hành
“phần thời gian còn lại của Quyết định 5225/QĐ-UBND đưa tôi vào cơ sở
giáo dục Thanh Hà”.
Việc Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 5225/QĐ-UBND
ngày 08/11/2011 nêu trên để cưỡng bức tôi vào Cơ sở giáo dục trong thời
gian từ ngày 28/11/2011 đến ngày 28/04/2012 là trái pháp luật bởi các lý
lẽ sau đây.
Thứ nhất:
Căn cứ điều 87 “Nội dung quyết định đưa vào cơ sở giáo dục” của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, quy định:
“Quyết định đưa vào cơ sở giáo dục phải ghi rõ ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, chức vụ của người ra quyết định; họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, nghề nghiệp, nơi cư trú của người bị đưa vào cơ sở giáo dục; hành vi vi phạm pháp luật của người đó; điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng; thời hạn và nơi thi hành quyết định; quyền khiếu nại, khởi kiện đối với quyết định đưa vào cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.”
Nhưng Quyết định 5225/QĐ-UBND ngày 08/11/2011 không ghi “điều, khoản của văn bản pháp luật được áp dụng;”.
Thứ hai:
Căn cứ điều 87 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 thì Quyết
định phải ghi rõ “nơi cư trú của người bị đưa vào cơ sở giáo dục” nhưng
Quyết định 5225/QĐ-UBND lại ghi:
“Chỗ ở hiện nay: Không có nơi cư trú nhất định”
Để xác định nơi cư trú của công dân thì phải căn cứ vào quy định của Luật cư trú năm 2006.
Khoản 1, điều 12 của Luật cư trú năm 2006, quy định:
“Nơi cư trú của công dân là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú.
Chỗ ở hợp pháp là nhà ở, phương tiện hoặc nhà khác mà công dân sử dụng để cư trú. Chỗ ở hợp pháp có thể thuộc quyền sở hữu của công dân hoặc được cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật.
Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú.”
Và khoản 1, điều 24 của Luật cư trú năm 2006, quy định:
“Sổ hộ khẩu được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân.”
Tôi Bùi Thị Minh Hằng là công dân có chỗ ở hợp pháp và thường xuyên sinh
sống được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở và
tài sản khác gắn liền với đất số BB558764 do UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
cấp 07/09/1999 là ở số 106 Lê Hồng Phong, phường 4, Tp.Vũng Tàu, tỉnh Bà
Rịa-Vũng Tàu.
Mặt khác, Sổ hộ khẩu do Công an thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu
cấp và CMND số 273278857 do công an tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cấp ngày
25/11/2004 và ngay tại điều 1 của Quyết định 5225/QĐ-UBND ngày
08/11/2011 của Chủ tịch UBND Tp.Hà Nội cũng khẳng định nơi thường trú
của tôi, Bùi Thị Minh Hằng là số 106 Lê Hồng Phong, phường 4, Tp.Vũng
Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu. Như vậy nơi cư trú của tôi, Bùi Thị Minh Hằng
là 106 Lê Hồng Phong, phường 4, Tp.Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Như vậy, với các bằng chứng và các căn cứ pháp luật nêu trên cho thấy
tại Điều 1, Quyết định 5225/QĐ-UBND ngày 08/11/2011 của Chủ tịch UBND
Tp.Hà Nội cho rằng tôi, Bùi Thị Minh Hằng “Không có nơi cư trú nhất
định” là hoàn toàn trái với các quy định của pháp luật.
Thứ ba:
Căn cứ khoản 1, điều 3 của Nghị định số 76/2003/NĐ-CP ngày 27/06/2003 và
Nghị định số 125/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 sửa đổi, bổ sung, quy định:
“Đối tượng đưa vào cơ sở giáo dục:
Người có một trong các hành vi vi phạm pháp luật sau đây có tính chất thường xuyên (có từ hai lần vi phạm trở lên trong thời hạn 12 tháng), nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nhưng không có nơi cư trú nhất định.”
Tôi, Bùi Thị Minh Hằng không phải là người không có nơi cư trú nhất định
vì vậy tôi không là đối tượng phải đưa vào cơ sở giáo dục như quy định
tại các Nghị định nêu trên và điều 25 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành
chính năm 2002.
Thứ tư:
Căn cứ khoản 2, điều 86 của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, quy định:
“Quyết định đưa vào cơ sở giáo dục có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và
phải được gửi ngay cho người bị đưa vào cơ sở giáo dục, cơ quan Công an
cấp tỉnh, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi
người đó cư trú.”
Quyết định 5225/QĐ-UBND ký ngày 08/11/2011 nhưng đến ngày 28/11/2011
(tức 20 ngày sau) khi bị đưa vào Trại Thanh Hà tôi mới được nhận, trong
khi tôi có địa chỉ nơi cư trú tại số 106 Lê Hồng Phong, Tp. Vũng Tàu,
tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.
Thứ Năm:
Một bằng chứng nữa là, ngày 29/04/2012 Tổng cục thi hành án hình sự và
hỗ trợ tư pháp – Bộ Công an đã áp giải tôi về UBND phường 4, Tp.Vũng
Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu làm thủ tục giao tôi cho địa phương giám sát,
theo dõi vì tôi có hộ khẩu thường trú tại số 106 Lê Hồng Phong, phường
4, Tp. Vũng Tàu.
Kết luận: Quyết định số 5225/QĐ-UBND ngày 08/11/2011 do Chủ tịch UBND
thành phố Hà Nội ban hành về việc áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo
dục đối với tôi Bùi Thị Minh Hằng – công dân có nơi cư trú tại số 106 Lê
Hồng Phong, phường 4, Tp. Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là hoàn toàn
trái pháp luật.
Căn cứ điều 71, Hiến pháp năm 1992 sửa đổi, bổ sung năm 2001, quy định:
“Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.Không ai bị bắt, nếu không có quyết định của Toà án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt và giam giữ người phải đúng pháp luật.
Nghiêm cấm mọi hình thức truy bức, nhục hình, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của công dân.”
Căn cứ khoản 1, 2, 4, 5 điều 9 của Công ước quốc tế về những quyền dân
sự và chính trị năm 1966, Việt Nam tham gia năm 1982, quy định:
“Điều 9:
1. Ai cũng có quyền tự do thân thể và an ninh thân thể. Không ai có thể
bị bắt giữ hay giam cầm độc đoán. Không ai có thể bị tước đoạt tự do
thân thể ngoại trừ những trường hợp và theo những thủ tục luật định.
2. Khi bị bắt giữ, bị cáo phải được tức thì thông báo về lý do bắt giữ,
và phải được thông báo không chậm trễ về tội trạng bị cáo buộc.
[…]
4. Những người bị bắt giữ hay giam cầm đều có quyền yêu cầu toà án thụ
lý không chậm trễ về tính hợp pháp của sự giam giữ, và phải được phóng
thích nếu sự giam giữ được xét là bất hợp pháp.
5. Các nạn nhân trong những vụ bắt giữ hay giam cầm bất hợp pháp có quyền khiếu tố đòi bồi thường thiệt hại.”
YÊU CẦU:
Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội tuyên hủy Quyết định số 5225/QĐ-UBND
ngày 08/11/2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về việc áp
dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục đối với tôi, Bùi Thị Minh Hằng;
Buộc Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo bồi
thường danh dự và các thiệt hại về tinh thần, vật chất cho tôi, Bùi Thị
Minh Hằng do việc ban hành trái pháp luật Quyết định số 5225/QĐ-UBND
ngày 08/11/2011 và đã cưỡng bức tôi trong Cơ sở giáo dục Thanh Hà 05
tháng;
Xử lý trách nhiệm theo pháp luật đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Thế Thảo và những người liên quan.
Tôi cam đoan không đồng thời khiếu nại tiếp đến người có thẩm quyền yêu
cầu giải quyết khiếu nại về việc nội dung đơn khởi kiện này.
Tài liệu chứng cứ kèm theo:
1. QĐ 5225/QĐ-UBND ngày 08/11/2011 của Chủ tịch UBND Tp.Hà Nội (photo);
2. Bìa Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất số BB558764 do UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cấp
07/09/1999 (photo);
3. Quyết định miễn chấp hành thời gian còn lại của quyết định đưa vào cơ sở giáo dục.
Nơi nhận:
- Như trên;
- Lưu gia đình.
Người làm đơn
nguồn:http://www.letrai.net/2012/11/dan-oan-bui-minh-hang-khoi-kien-chu.html
======================================================================
Chú ý: Nhấn
vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001