Thứ Năm, 15 tháng 11, 2012

Đề nghị thống nhất chức danh Tổng bí thư và Chủ tịch nước 
Liên quan đến kỳ họp Quốc hội đang diễn ra, theo thảo luận ở tổ về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992, một số đại biểu có ý kiến đề nghị thống nhất chức danh Tổng bí thư và Chủ tịch nước.

RFA file
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (trái) và Chủ tịch nước Trương Tấn Sang
Theo đó, một số ý kiến cho rằng cần phải làm rõ vai trò và mối liên hệ giữa các chức danh. Cụ thể, làm rõ vai trò của Chủ tịch nước, mối quan hệ giữa chủ tịch nước và Tổng bí thư, giữa Chủ tịch nước với Quân ủy trung ương và đề nghị nghiên cứu nhất thể hóa chức danh Tổng bí thư và Chủ tịch nước.
Ngoài ra, một số đại biểu cho rằng cần phải quy định giới hạn không quá hai nhiệm kỳ đối với chức danh Chủ tịch nước. Đồng thời tăng quyền của Chủ tịch nước để kiểm soát quyền lực các cơ quan khác.
Được biết, chiều nay và ngày mai (16/11) quốc hội sẽ thảo luận về dự thảo sửa đổi Hiến pháp năm 1992 và dự thảo nghị quyết về việc lấy ý kiến nhân dân về dự thảo sửa đổi Hiến pháp.
nguồn:http://www.rfa.org/vietnamese/vietnamnews/vn-to-uni-gs-n-pre-11152012100845.html
======================================================================
Về ''Đề nghị nghiên cứu 'nhất thể hoá' chức danh Tổng Bí thư và Chủ tịch nước''



V.Quốc Uy (Danlambao) - Rất nhiều người lâu nay (và hiện nay) cứ tưởng mình là người tiến bộ, muốn đấu tranh yêu cầu ĐCS phải “nhất thể hóa” vai trò của TBT và Chủ tịch nước(!), và nếu ĐCS “phải” nghe theo thì coi là thắng lợi lớn!

Xin thưa ngay, đây là ý kiến dại dột hết chỗ nói. Rất dại và… rất dại (nếu là dại) hoặc rất láu cá (nếu không dại).

Ý kiến này nằm trong dòng ý kiến về nhu cầu “nhất thể hóa” hai bộ máy đang song trùng là: Bộ máy đảng và bộ máy nhà nước. Để cả hai thì rõ ràng vô lý và tốn kém, nhưng thống nhất lại có tốt hơn không? Có thể tốt hơn, nhưng có thể vô cùng xấu, tùy thuộc sự thống nhất trên cơ sở nào, trên nguyên tắc nào?

Nếu trên nguyên tắc “Dân làm chủ”, nghĩa là TRƯỚC HẾT cơ quan lập pháp và hành pháp được bầu một cách dân chủ, đại diện được cho dân, SAU ĐÓ đảng mới lấy vị Chủ tịch nước đó làm Chủ tịch đảng (TBT) thì điều đó rất tốt.

Nhưng thực tế chế độ này không phải “Dân làm chủ” mà “Đảng làm chủ”, chức vụ TBT của đảng luôn được đảng xác định trước với sự đồng thuận (hay cho phép) của Trung Quốc. Chức TBT lâu nay bao giờ cũng là nhân tố bảo thủ và theo Tàu (tức là trùm nội xâm và ngoại xâm). Nhất thể hóa, cho vị này nắm thêm quyền Chủ tịch nước, để nhân vật tệ hại này có “danh chính ngôn thuận” lèo lái đất nước, ký kết mọi thỏa thuận, nhất là thỏa thuận với Tàu, thì đất nước này... TIÊU ĐỜI, thưa các quý vị. 

Sự nhất thể hóa trong điều kiện bất lợi như thế chỉ chỉ là vì đảng, là tăng quyền lực cho đảng, tức tăng sức kìm hãm tiến bộ xã hội (như nhận định của ông Lê Hồng Hà), càng trói tay những yếu tố tiến bộ trong ĐCS và trong nhân dân, thậm chí là tăng nguy cơ mất nước. 

Khi yêu cầu “nhất thể hóa” có thể ta đã “nhắm” vào một nhân vật nào đó chăng? Lo rằng hy vọng ấy chỉ là ảo tưởng. Nếu có một MINH QUÂN thì cho Minh quân nắm cả 2 quyền là rất tốt. Nhưng với cơ chế hiện nay chức TBT sẽ là MINH QUÂN hay HÔN QUÂN? Câu trả lời thiết tưởng quá rõ. 

Rất mong được coi đây là một ý kiến góp vào cuộc thảo luận mà nhiều người lưu tâm.

16-11-2012

nguồn:http://danlambaovn.blogspot.com/2012/11/ve-e-nghi-nghien-cuu-nhat-hoa-chuc-danh.html#more
=====================================================================

Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001