Tư liệu của Nguyễn Văn Lục
Hà Nội- Những ngày đen
tối
Nạn đói đe dọa
Khu
tư đã rơi vào cảnh đói kém, mất mùa như trong phúc trính của đại sứ Ba Lan.
Trong bản báo cáo tháng gửi về nước ông, ông đại sứ viết: Thị trường
cần cung cấp thêm lúa gạo và các nông sản khác đang bị thiếu hụt nghiêm trọng.
Cần phải ngăn ngừa nạn đói có thể xảy ra ở khu bốn là nơi hội đủ những triệu
chứng như: hạn hán, ruộng đất bị bỏ hoang. Nếu Việt Nam không
nhận được viện trợ to lớn về lúa gạo thì tình hình sẽ trở thành nguy ngập và
cuộc bầu cử sẽ hết sức bấp bênh. Báo cáo của đại sứ Ba Lan tháng 3 như sau:
“Một trong những khó khăn nhất mà các đồng chí của chúng ta gặp phải là nguy cơ
xảy ra nạn đói... Hiện nay viện trợ của CHNDTQ đã tới nơi, nhưng không đủ đáp
ứng nhu cầu. Vụ mùa tháng 5 không khả quan vì hạn hán kéo dài. May thay, nhờ có
viện trợ Trung Quốc nên tháng 5, năm 1955, VNDCCH đã tránh được nạn đói”. Theo
báo cáo của đại sứ Ba Lan: “Cuối tháng tư tình hình được cải thiện một chút nhờ
gạo, gà và khoai lang gửi từ Trung Quốc đã sang tới nơi.” (12)
(12)Báo
cáo của đại sứ Pietka, Hà Nội, ngày 2/5/1955. Bản dịch ra tiếng Việt của tiến
sĩ TrânThị Liên
Không có viện trợ thực
phẩm của Trung Quốc thì đói to.Tình trạng lương thực ở miền Bắc rất đáng lo
ngại mà theo cách tính sơ khởi là mức tiêu thụ gạo không quá 250kg/ mỗi đầu
người/ năm {1955 là 286kg/người. 1957 là 285.7kg/người}.
Người Pháp cuốn gói ra
đi
Nạn đói kém xảy ra phần
lớn là do hậu quả sau chiến tranh và sự ra đi của người Pháp cuốn gói theo họ
tất cả những gì có thể chở đi được. Người Pháp trù liệu chuyển vào Nam qua tầu
chiến Mỹ toàn bộ xe cộ, xe tăng, thiết giáp, súng ống, đạn dược. Trong đó
200.000 tấn đã được dự liệu đưa vào miền Nam. Thêm vào đó là máy móc, trang
thiết bị, nguyên vật liêu {raw materials} kho hàng, tất cả đã được chở vào miền
Nam. Tính ước lượng trị giá bằng tiền vào khoảng 2000 triệu francs… Cũng vậy,
có 29 trên 30 các xưởng kỹ nghệ của Pháp được tháo gỡ, chuyển vào Nam.
Vì thế, chính quyền mới
sau khi tiếp quản các cơ sở kỹ nghệ phải đương đầu với tình trạng bất khả dụng
hay khiếm dụng. Chẳng hạn, nhà máy xi măng Hải Phòng, chỉ sản xuất
được bằng phân nửa so với trước đây. Sau này nhà máy được xây dựng lại do sự
giúp đỡ của Liên Xô từ tháng 9-11/1955 và hoạt động 24/24 với 3 tốp thợ, mỗi
tốp 2000 người. Tuy nhiên, cho đến 1956, nó cũng chỉ đạt được 61% tổng sản
lượng của năm 1939. Sản lượng xi măng của nhà máy Hải Phòng là 400.000 tấn/năm,
trước 1954 đủ cung cấp cho nhu cầu xi măng của miền Bắc.
Nhưng tệ hại nhất vẫn là
mỏ than Hòn Gai, trước đây mỏ than Hòn Gai được trang bị máy móc của Mỹ. Năng
xuất dĩ nhiên là cao. Nay người Pháp đã tháo gỡ trở đi thứ gi cần phải tháo gỡ,
thứ gì dùng được và ngay cả thứ gì xét ra không dùng được, nhưng nếu có thể làm
trở ngại cho việc sản xuất thì cũng không từ. Đó là tình trạng Sabotage, phá
hoại trước khi bỏ đi. Ấy là chúng tôi không muốn nhắc tới sự phá
hoại trực tiếp {sabotage} của nhóm tình báo của đại tá Lansdale vào những ngày
cuối cùng của thời hạn 300 ngày theo Hiệp định Genèva.
Vì vậy, việc sản xuất
than ở Hòn Gai đã phải quay trở lại thời kỳ tiểu công nghệ lấy sức của người
lao động làm chính. Sẽ bốc dỡ than bằng tay, khuân vác bằng sức người. Bao
nhiêu công việc nặng nhọc trước đây do máy làm thì nay con người phải lấy sừc
người ra mà làm.
Từ đào bằng máy chuyển
sang đào bằng tay, sự vận dụng sức người ờ đây phải được kể là vô cùng khó khăn
và vất vả cho người lao động. Và chính quyền mới đã bắt đầu làm lại như thế đấy.
Nghĩ tới mà khiếp sợ. Và nên nhớ rằng: với sức người, sỏi đá cũng thành cơm.
Nhà máy sợi Nam Định
cũng chỉ hoạt động bình thường sau khi Trung Cộng tặng cho 500 máy dệt tự động
vào đầu năm 1957. Nhà máy bột giấy {paper mill} cũng được Trung Cộng trang bị
lại máy móc và nay hoạt động lại ở Thái Nguyên.
Nhưng quan trọng nhất là
nhà máy cơ khí ở Hà Nội được Liên Xô tài trợ và bắt đầu xây cất vào tháng
12/1955. (13)
(13) Revolution, Socialism and Nationalism in Viet Nam, Volume 1,
trang 262-263
Con đường xây dựng Xã Hội chủ nghĩa từ 1954 đến 1975 và từ 1975
đến nay đã đi được bao nhiêu đoạn đường và còn cần thời gian là bao nhiêu năm
nữa?
Ruộng đất bỏ hoang
Lý do thứ hai gây khó cho chính quyền mới là ruộng đất bị bỏ
hoang. Nhiều ruộng đất lúc chiến tranh đã bị bỏ hoang và chiếm 7% số ruộng đất
canh tác ở miền Bắc. Ruộng đất và làng mạc của nông dân các vùng xôi đậu đã bị
máy bay Pháp bỏ bom, hoặc nã đạn pháo mỗi ngày, đúng giờ, khoanh vùng tình nghi
như một vùng khủng bố trắng”white zone”, giống như No man’s land của người Mỹ
sau này. Nhiều khi, nông dân phải cầy cấy ban đêm vì sợ máy bay, sợ bị đạn
pháo. Hơn nữa, cho dù có cầy cấy được thì đất canh tác thuộc vùng Trung Châu
Bắc Việt vốn là vùng đất rice- deficit, năng xuất thấp, không đủ cung cấp cho
cư dân Bắc Việt, hoặc chỉ là độc canh nên quanh năm thiếu hụt cần sự cung cấp
lúa gạo từ trong Nam ra mỗi năm.
Nay tất cả nguồn cung cấp ấy không còn nữa.
Những ruộng đất ấy đã được canh tác cả hàng ngìn năm. Đất đã hẹp,
mật độ dân số đông, ruộng đất bị khai thác triệt để như cấy hai mùa, cấy xen
kẽ.
Đất không được nghỉ ngơi.
Mỗi mùa, cần đào sâu thêm để được đất mầu, đất tốt. Đào sâu thì
chỉ gặp đất thịt, đất đen, mầu mỡ không còn.(14)
Nạn lụt, hạn hán và giông bão gây mất mùa
Nếu chúng ta còn thuộc một vài câu ca dao còn sót lại để mô tả cái
lo lắng của người nông dân miền Bắc, đã hẳn may ra hiểu đuợc hoàn cảnh của
họ. Đó là hoàn cảnh bất lực của con người trước thiên nhiên với đủ thứ lo
lắng:
Người
ta đi cấy lấy công
Tôi
nay đi cấy còn trông nhiều bề
Trông
Trời, trông đất, trông mây
Trông
mưa, trông gió, trông ngày, trông đêm
Trông
cho chân cứng đá mềm
Trời
yên bể lặng, mới yên tấm lòng
Cho nên, kẻ thù truyền kiếp của người nông dân vẫn là thời tiết.
Chẳng hạn như các vùng đất tân bồi chung quanh tỉnh Nam Định
thường gặp thiên tai mỗi năm. Không lụt thì bão tố, không bão tố thì hạn hán.
Theo John Kleinen, ông liệt kê các vùng như Hải Hậu, Nghĩa Hưng,
Ninh Cơ là vùng đất tân bồi với đụn cát, đất bùn, rộng 72.000 mẫu tây mà người
ta chỉ có thể trồng trên đó những cây phi lao. Các vùng đó luôn bị lụt và bão
có khi là cấp số 8-9/ giờ. Vì thế, người ta phải nhiều lần đắp các đê biển (sea
dykes) từ những năm 1892-1900, 1934-1939 và sau này 1957-1962 và 1962-1971 để
ngăn lụt và chống bão. Đê biển ở các vùng trên chạy dài đến 80kilômét với mật
độ dân số rất cao, trên 1000 người/ km2.(15)
(15) John Kleinen: Access to Natural Ressources for whom?
Aquaculture in Nam Dinh, Viet Nam.
Cho nên lụt cũng chết mà hạn hán cũng chết. Vụ mùa tháng 5.1954
thì hạn hán. Nhưng tháng 12.1954 thì bị lụt. Lụt và hạn hán quanh năm làm khổ
người nông dân miền Bắc. Sau này cũng vậy, vào năm 1959, Thủ Tướng Phạm Văn
Đồng đã ra trước Quốc Hội cho biết kết quả việc thu hoạch năm vừa qua là thảm
bại: Trung bình thu hoạch chỉ là 1.4 tấn/mẫu. Ruộng tốt, trung bình
có thể thu hoạch được từ 4 đến 5 mẫu.Vì thế, tổng cộng chỉ thu hoạch được
1.161.000/ tấn. Thiếu hụt 34.3 % của một mùa gặt bình thường.
Vậy mà nạn lụt đã xảy ra vào tháng 12/1954, ngay khi vừa tiếp quản
xong Hà Nội. Đã lụt còn rét căm căm. Đói cộng lạnh là hai nỗi khổ của nông dân
miền Bắc.
Đã thế, 90% đê điền ở miền Bắc cần phải được tu sửa. Trong lúc
chiến tranh, máy bay đã phá hủy 8 hệ thống đập nước dung tích để tưới tiêu cho
252.000 mẫu ruộng. Sự sống còn của nông dân tùy thuộc vào sự sửa chữa tức thời
hệ thống đê điền này nên chỉ trong vòng một năm 2 triệu 68 vạn ngày công đã
dùng để sửa chữa hệ thống đê điền và sửa chữa 2750 kilômét bờ đê để tránh nạn
lụt.
Lại một lần nữa cho thấy sự vận dụng sức người ở đây là ngoài sức
tưởng tượng được. Sự khốn khổ và đói nghèo của nông dân miền Bắc ra ngoài sức
tưởng tượng của chúng ta.
Chính quyền mới bằng mọi nỗ lực cũng không xong, bắt buộc phải
nhập 150.000 tấn gạo từ Miến Điện mà mức thiếu hụt là 200.000 tấn/năm.(16)
(16)Trích tóm lược Revolution, Socialism and Nationalism in Viet
Nam. Vol 1, Ken Post, trang 262.
Nạn thất nghiệp
Tính đến tháng 12/1954, nghĩa là sau hai tháng tiếp quản Hà Nội.
Có 6000 cửa tiệm đóng cửa. Trước đây, các khu phố Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng
Than, trước cửa chợ Đồng Xuân, lúc nào cũng tấp nập kẻ buôn người bán. Nay chủ
hoặc vào Nam hoặc tạm đóng cửa. Nhiều cửa hàng ăn lớn nay đổi ra tiệm phở. Gần
9000 chị em bán hàng rong hết đi rong. Không ai có tiền để ăn quà sáng, quà
chiều nữa. 4000 thợ tiểu công nghệ như thợ may, thợ bạc phải đổi nghề, hoặc về
quê làm ruộng. Chưa kể 20.000 thợ thuyền đủ loại không có công ăn việc làm.
Hà Nội vắng hoe vì thiếu những người bán hàng rong.
Trần Dần đã thấy một Hà Nội vắng bóng người. Bởi vì thiếu những
người bán lẻ, lưu động. Những người bán hàng rong vốn là nét sinh hoạt cá biệt,
sinh động của Hà Nội. Cái làm nên Hà Nội là Hà Nội. Đó là những “cửa hang lưu
động” vốn liếng chỉ là quảy đôi quang thúng, hay đôi khi chỉ là một cái thúng
đội đầu. Sang ra thì cửa hàng được thiết kế đằng sau chiếc xe đạp như các cửa
hàng bán cá giống, bán chim cảnh, bán đồ chơi cho trẻ con, “ciné lưu động”, bán
kẹo, nhất là kẹo kéo, bánh bao v.v… Nhiều cửa hàng này đi đến đâu được trẻ con
bu lai chung quanh như coi phim {phim thường thường có bón lỗ để nhòm hai bên,
phim câm, các loại phim thời đó như Zôrô bịt mặt, hay phim Tarzanv.v…} xem cá
cảnh, bán kẹo kéo. Những tiếng rao hàng đủ loại từ sáng đến tối. Tiếng gõ “tục
tắc” vui tai đến tiếng lè nhè “phá xang” nay không còn nữa.
Hà Nội im lặng như Trần
Dần mô tả.
Những cửa hàng “lưu động” như gánh phở, cà phê buổi sáng, rất
hương vị, mùi cà phê, mùi phở buổi sang bay tỏa thơm đến thèm thuồng. Đó là
những hương vị Hà Nội hay miếng ngon Hà Nội rất ấn tượng làm nên Hà Nội nay
cũng không còn nữa.
Hà Nội “chết” theo cái nghĩa ấy. 9000 người trong số họ phải đổi
nghề.
Những người như Trần Dần khi về Hà Nội thèm những hương vị ấy và
thấy tiếc nuối cái không khí Hà Nội trước 1954.
Gạo ăn chỉ còn đủ cho 3 tháng. Xăng dầu cạn kiệt chỉ đủ cho một
tháng.
Nhất là chính phủ hoàn toàn bất lực trong việc kiểm soát giá cả.
Vải một mét trước 1954 là 350 đồng/mét, bây giờ là 495 đồng/mét. Đường
570đồng/kilô nay nhảy vọt lên 2900 đồng/kilo. Xăng dầu 310/lít nay là 1630/lít.
Sự trì trệ và xuống cấp thê thảm của sinh hoạt kinh tế miền Bắc
Kể từ 1955, miền Bắc chỉ giao thương với 7 nước trong khối xã hội
chủ nghĩa và 3 nước ngoài khối. Việc xuất cảng nguyên liệu vốn là huyết mạch
của kỹ nghệ miền Bắc như than đá, quặng sắt, kẽm. Nhưng mặc đầu còn đói kém,
vậy mà lần đầu tiên 1957, ngoài Bắc đã có thể cho xuất cảng bột gạo,
sắn, hoá chất Cronit và khoáng chất apatit mà tổng sản lượng lên đến 60% hàng
xuất cảng. Việc nhập cảng với các nước anh em chìếm tỉ lệ 52% mà đến 54,6% hàng
nhập cảng vào năm 1955 là để đổi lấy sản phẩm tiêu dùng mà miền Bắc chưa sản
xuất được . Nhưng sang đến năm 1957, hàng nhập cảng đã tụt xuống còn 32% vào
năm 1957.(17)
(17)Trích VNA reports, 18 and 21 June 1956, BBC 572, 26 June 1956,
p.25
Tuy nhiên, trên thực tế, chính quyền mới đã không làm được những
điều đáng lẽ cần phải làm. Hoặc làm chưa đến nơi, đến chốn. Ông Dương Quang
Đông, một đảng viên ở miền Nam đã có lúc phải thốt ra như thế này trên báo Nhân
Dân:” Từ mười một năm nay, đảng tỏ ra không có khả năng cung cấp cho dân một
hạt gạo nào, một miếng thịt nào, một giọt nước mắm nào và cũng không có khả
năng ỗn định về giá cả. Dân khổ quá. Biện pháp tốt nhất là đảng nên để cho dân
được tự do sản xuất, tự do sinh sống, tự do học hành. (18)
(18)Trích Việt Nam 1920-1945, Cách Mạng và phản cách mạng thời đô
hộ thuộc địa, tác giả Ngô Văn, trang 367
Xin trích dẫn nhận xét của Ken Post trong chương Crisis in the
north về tình trạng miền Bắc vào giữa năm 1954:” By mid-1954 the economy of Bac
Bo and northern Trung Bo had suffered a serious decline in productive
forces as a direct or indirect effect of the fighting. An area of riceland
estimated at between 138.800 and 143.000 hectares, some 7 per cent total, had
gone out of cultivation, mostly in so-called “white zones” where the French
army had followed a shoot-on-sight policy. On the surface, this was not a large
proportion, but it must be remembered that what had now become the” northern
regroupment zone” of the new Viet Nam had always been a rice-deficit area in
the colonial period, needing to import annually from Cochichina. Hence, any
decline in production whilst the new” southern regroupment zone” was
politically unstable and under continuing French and increasing US influence
was a serious threat”(19)
(19) Revolution, Socialism and Nationalism in Viewt Nam, volume 1,
Kent post, trang 262
Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong dịp phát biểu tại quốc hội, tháng 3.
1955 cho rằng: Hòa bình đã trở lại, cần có lãnh đạo tập trung, thống nhất và
mạnh… để đáp ứng được những nhu cầu của chính phủ. Cần tăng gấp 80% viên
chức nhà nước trong 3 năm.
Khi người Pháp ra đi, còn để lại 7000 viên chức trong số 20.000
người từng làm việc trong chính phủ Liên Hiệp Pháp. Những người ở lại làm việc
theo cung cách cũ, thiếu nhiệt tình và tinh thần hy sinh.
Về lương bổng của những viên chức từng làm cho người Pháp, để lưu
dụng họ, chính quyền mới cho họ vẫn giữ bậc lương cũ thời Pháp. Gọi là bậc
“lương lưu dung”. Trong khi những người từng đi chiến đấu trở về thi thiếu kiến
thức và năng lực chuyên môn nên ăn theo lương” kháng chiến”. Trái khoáy là
lương một ông thư ký thời Pháp cao gấp đôi lương một ông Chánh án của chính
quyền mới.
Vào khoảng cuối năm 1960, các cựu viên chức trước đây làm cho Pháp
mới tự nguyện xin rút lương và ăn theo lương như các cán bộ chính quyền mới.
Phải chiều lòng viên chức trong chính quyền người Pháp vì thiếu
chuyên viên. Cụ thể như ở mỏ than Hòn Gai khi được chuyển giao cho chính quyền
mới. Dưới thời quản lý của người Pháp thì có 21 kỹ sư và 62 chuyên viên, sau
này chỉ vỏn vẹn còn 30 chuyên viên. Nhà máy dệt Nam Định đã không còn một kỹ sư
nào ở lại. Để bù khuyết khoảng trống đó, từ 1955-1960 có sự chi viện lệ thuộc
vào 3600 chuyên viên người Tầu, 1400 Liên Xô và 1000 người của các Quốc gia
Đông Âu.
Cũng vậy, trong ngành giáo dục, các giáo chức trước đây dạy ở các
trường công và trường tư vẫn được lưu dụng. Các trường như Chu Văn An, Nguyễn
Trãi vẫn điều hành như cũ. Ngay các trường tư như trường Dũng Lạc, trường tư
của Thiên Chúa giáo, nằm bênh cạnh nhà thờ Lớn Hà Nội vẫn được tiếp tục mở cửa.
Đặc biệt không ngờ là trường Albert Sarrault của Tây cũng vẫn còn, vẫn dạy
tiếng Pháp, chỉ có thay đổi là hiệu trưởng là người Việt.
Trong khi đó, ngân sách từ các năm 1955 đến 1957 đã dành 26.5% cho
Quốc Phòng, Xây dựng 24.4, hành chánh 14.5%. Cộng chung ba bộ này chiếm 65%.
Phần còn lại dành cho kỹ nghệ có 2.7%, y tế 1.9% và giáo dục có 2.9%.(20)
(20)Revolution, Socialism and Nationalism in Viet Nam,
Volume 2, Viet Nam Divided, Ken Post, trang 52-55
Với một ngân sách lệch như thế, chú trọng quá nhiều vào Quốc
Phòng, đất nước làm sao khá lên được? Một ngân sách nghiêng về Quốc Phòng như
thế, bởi vì kể từ năm 1958, đảng Lao động Việt Nam nhằm hai muc tiêu chiến đấu:
chiến đấu xây dựng Xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và chiến đấu hoàn thành cuộc
gìải phóng miền Nam.
Sau này thì không phải chỉ có hơn 3000 chuyên viên Trung Quốc nữa.
Biên giới phía Bắc được mở rộng để đón tiếp hàng nhập cảng từ Trung Quốc như
một “ con đường tơ luạ mới của thế kỷ này” cộng với
đường biên giới mới của bản đồ được vẽ lại. Con đường tơ lụa nay
được ủi phẳng mở đường cho xa lộ kéo dài từ Thái Nguyên,
Việt Trì đi thẳng tới Hải Phòng, Hà Nội. Nhất là Khu kỹ nghệ Việt
Trì (Viet Tri complex).
Trong kế hoạch 3 năm mà
phần lớn vốn liếng do Trung Quốc đầu tư vào như đập thủy điện, nhà máy giấy,
nhà máy mỳ chính, nhà máy thuốc trừ sâu, nhà máy cơ khí, nhà máy đường.Từ đó
kích cầu các cơ xưởng kỹ nghệ địa phương, với 854 cơ sở, với đủ các nhà máy
cùng với trang bị kỹ thuật, vốn liếng xuất phát từ Trung Quốc trải dài xuống
các tỉnh Cao Bằng, Lạng Sơn v.v…
Người Pháp vừa
xuống tàu về nước thì lại có người láng giềng đến thế chỗ. Bài hát 1000 năm đô
hộ Tàu nay phải đổi lời lại như thế nào cho thích hợp?(21)
(21) Mặt Thật, Thành
Tín, trang 15.
Tính chung đến thámg
7.1955, nước anh em Trung Quốc đã giúp đỡ chính quyền mới về thực phẩm và trang
thiết bị trị giá 325 triệu Mỹ Kim. Và Liên Xô là 150 triệu Mỹ kim. Không kể một vài nước anh em nhỏ
khác như Tiệp Khắc, Đông Đức.(22)
(22) Võ Nhân Trị,
Croissance économique, 1967, trang 262.
Sau này, trong việc
quyết định ”dạy cho Việt Nam một bài học”, Đặng Tiểu Bình mở chiến dịch
vì cho rằng Việt Nam đã “vô ơn trước sự giúp đỡ trước đây”. Dĩ nhiên, mọi người hiểu rằng đây chỉ là một cái
cớ.
Đã thế, sau chiến tranh và khi hòa bình đã trở lại, nhưng những
viên chức cán bộ trong chính quyền mới đổ đốn ra làm việc còn nặng tính cách
quan liêu, cửa quyền, bàn giấy. Họ chẳng khác gì những cán bộ trong chính quyền
Xô Viết vào những năm 1925-1930.(23)
(23) Cuộc Cách mạng bị phản bội.L.Trôt-Ski, tủ sách
nghiên cứu 1993, trang 12
Đó là một thứ 3 thứ lạm phát: lạm phát chữ nghĩa do tuyên truyền-
lạm phát quyền lực do một thiểu số nắm giữ- lạm phát kinh tế do tham nhũng.
Tất cả các thứ lạm phát đó là một thứ thuế trực tiếp đánh trên đầu
trên cổ giai cấp giới lao động và dân nghèo.
Như Chế Lan Viên cuối đời thú nhận rằng, ông vẫn thường chỉ ăn
bánh vẽ và tiếp tực ăn như thế. Bà Vũ Thị Thường, vợ nhà văn đã công bố bài thơ
Bánh vẽ của ông có những câu như sau:”
Chưa
cần cầm lên nếm, anh đã biết là bánh vẽ
Thế
nhưng anh vẫn ngồi vào bàn cùng bè bạn
Cầm
lên nhấm nháp
Chả là
nếu anh từ chối
Chúng
sẽ bảo anh phá rối.
Hà Nội với nạn nhà cửa chật hẹp trước 1954 và sau 1954.
Hà Nội trước 1954, ăn đã là một vấn đề nan giải, nhưng ở còn khổ
bội phần. Ấy là Hà Nội thời trước 1954 chỉ có gần một triệu dân. Nhưng Hà Nội
vẫn được coi là quá chật chội, không có chỗ ở. Những người làm phu lao động,
buôn thúng bán mẹt không thể tìm một chỗ nào để trú ngụ. Đó là những người dân
thường như bán hàng rong, những người buôn thúng bán mẹt, những công nhân làm
vệ sinh, đổ thùng, quét đường, hốt rác.
Hầu hết họ đều ở ngoại ô Hà Nội. Mỗi ngày vào Hà Nội làm
viêc, tối đến rút ra khỏi Hà Nội. Chẳng han, những nhà vườn trồng rau, trồng
hoa cung cấp cho Hà Nội cũng tập trung ở khu Ngọc Hà.
Họ phải ra ngoài thành phố về phía Bắc, phía bên kia cầu Paul
Doumer hay xuống phía Gò Đống đa, đường đi về Hà Đông,v.v... Chỉ trừ một vài
thành phần du thủ, du thực bám lấy Hà Nội bằng cách lấy các gầm cầu làm chỗ ở
qua đêm.
Sáng họ vào Hà Nội, tối họ đi ra. Có những buổi sáng tinh mơ, phu
đổ thùng từng đoàn nối đuôi nhau, gánh kĩu kịt những gánh phân đem theo những
xú uế của Hà Nội ra ngoài và ngược chiều, những đoàn người đem vào những tốt
tươi, thơm tho của đất trời như rau tươi, hoa quả.
Nhất là hoa đủ loại như thể đó là lẽ tuần hoàn của trời đất.
Người đi vào và đi ra để cho Hà Nội được là Hà Nội của thủ đô.
Cho nên, người Hà Nội thường là thứ “nguyên gốc”, không pha trộn
từ ngôn ngữ đến nếp sống, nếp nghĩ. Phần đông thuộc thành phần tiểu tư sản, có
ăn học. Tất cả các gia đình buôn bán của các phố Hàng Đào, Hàng Bạc, Hàng Buồm,
Hàng Ngang đều ít nhiều có gốc gác, lập nghiệp lâu đời. Sau này Bà Susan Bayly
có viết cuốn Asian Voices in a Post- Colonial Age, trong đó bà đi tìm lại những
người Hà Nội trí thức, có truyền thống gia đình, có thể từ thời 1946-1954.
Và những người Hà Nội có một nếp sống tiểu tư sản thành thị thông
qua tiếng nói và cách ăn mặc. Tiếng nói của dân Hà Nội không pha trộn, khác
biệt với dân Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng và cũng khác biệt ngăn hẳn với dân
ở các tỉnh miền xuôi như Phủ Lý, Nam Định, Ninh Bình và Thái Bình.
Tiếng nói người Hà Nội thanh lịch trong giọng nói và kiểu cách
trong cách trao đổi, đối đáp, thưa gửi. Nhưng khéo quá đôi khi không tránh được
tác phong phong kiến, kiêu kỳ, phỉnh phờ, không thật lòng giả dối,
nịnh bợ cũng có. Nhất là những tiếng danh xưng vừa có ý trân trọng người đối
thoại vừa gián tiếp tự đề cao chính mình. Chẳng hạn, khi nào thì gọi là Quan
đốc? cụ đốc, cụ lớn, cậu đốc, anh đốc, chú đốc cháu, bác đốc cháu hay bác
đốc nhà tôi? Cả một vấn đề, tùy theo tình huống mà có thể trở thành phức tạp,
tế nhị, mát mày mát mặt, nhạy cảm, phiền toái, cầu kỳ, rắc rối, bi kịch, giận
hờn, thù oán.
Nhưng đó là nếp sống văn hoá nói Hà Nội.
Như một cơn bão lớn. Sau 1954, những chữ đó và hằng trăm chữ
khác tư động biến mất.
Chữ nghĩa có cái thời của nó, thời để sống và thời để chết.
Cả một nếp sống văn hóa tiêu biểu của Hà Nội không cánh mà
bay đi và không bao giờ còn như thế nữa.
Cũng kể từ 1954, một số không nhỏ, khoảng 200.000 người Hà Nội đã
dời bỏ thành phố di cư vào miền Nam. Chỗ trống ấy có người lấp ngay. Phần là
dân tập kết trong Nam ra. Phần bộ đội và cán bộ vào thành. Phần này là đông
nhất. Trong đó không thiếu những người gốc Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh nay là
cán bộ kéo vào biến tiếng nói của người Hà Nội thành ọ ẹ. Phần nữa là dân chúng
bỏ nhà quê lên tỉnh.
Cho nên, nay mà nói đến dân Hà Nội chính cống, đi tìm một người
nói tiếng Hà Nội gốc thì quả thật không dễ, vì họ chỉ chiếm hơn 10% dân số thủ
đô. Tôi đã ra Hà Nội và chỉ có thể gặp lại những người họ hàng, bà con mới còn
giữ được tiếng nói của người Hà Nội xưa. Đặc biệt là tiếng nói đó không the
thé, eo éo như bây giờ.
Cho dù muốn đi tìm lại những ngưòi Hà Nội cũ đi nữa, cho dù tìm
được. Họ cũng không còn là họ nữa.
Dân số Hà Nội đã tăng 3, 4 lần sau 1954. Diện tích ở của mỗi đầu
người tính ra được 4, 5 mét vuông. Những căn nhà có ngõ dài hun hút, sâu chừng
4,5 chục mét là thường, ở trong các khu phố cổ là vô cùng chật chội, vì một nhà
nay phải chứa thêm 4,5 hộ, có khi đến 10 hộ gia đình.
Nếu các gánh hàng rong là mặt ngoài của Hà Nội thì Ngõ là
mặt trong của Hà Nội.
Ở đó có những cảnh đời tăm tối tranh nhau, chen chúc nhau từng
phân tấc, từng gáo nước, dòm ngó, kèn cựa từng ly từng tý một.
Tôi không nói sai, nói thêm cho người Hà Nội. Quả tình thật là như
thế.
Đến như có thể nói đến một thứ sinh hoạt văn hoá Ngõ. Người
ta phải dựa vào nhau để mà sống, phải nhịn nhục nhau mà sống, phải chấp nhận
nhau để mà sống hết năm này qua năm khác. Có khi từ bé tới lớn, tới già. Đó là
những nỗi khổ ở đời, nỗi khổ sinh ra làm người, bên cạnh cái khổ túng thiếu,
nghèo đói.
Trường hợp ông Nguyễn Đăng Mạnh sau này được xum họp ở Hà Nội. Hãy
nghe ông tả oán:”Năm 1971, vợ chồng tôi mới được phân phối cho một gian nhà lá,
nền đất trong một dãy nhà gọi là K2. Bốn người, hai vợ chồng, hai đứa con, có
khi lại thêm bà Nhạc đến chơi, ở chen chúc trên mười mấy mét vuông. Mùa hè
nóng quá, có khi phải kê giường ngủ ngoài hè. Sách vở đặt trên những xích đông
làm bằng tre nứa”.(24)
(24) Hồi ký Nguyễn Đăng Mạnh, trang 53
Đó là hỏa ngục trần gian thu hẹp lại.
Bùi Ngọc Tấn cùng tự thú:
"Phải nói thật rằng ngày ấy thấy bố mẹ ở quê ra chơi cũng đã
lo rồi . Lo và cả sợ. ( kính mong bố mẹ tha thứ cho con) . Tôi nghĩ không chỉ
mình tôi có mối lo này. Nên cứ mạnh dạn thú thật bằng mực đen giấy trắng. Tất
nhiên là vui nhưng không thể không lo. Bởi vì vợ chồng con cái chen chúc trong
một căn buồng rộng trên dưới 20m mét vuông. Bởi vì gạo sang kỳ cứ lùi lùi mãi.
Bởi vì mỡ hết cả tuần rôi. Bởi vì rau mậu dịch ôi dập thật đấy nhưng cũng không
đến lượt chúng tôi. Xe rau vừa hạ xuống ven đường, người không biết từ đâu đã
vòng trong vòng ngoài đen đặc như mít tinh. Chen lấn xô đẩy vào được sát xe mỗi
người cũng chỉ được mua hai mớ. Nhưng cũng có những người ôm từng ôm, bê từng
sảo. Các vị ấy là người nhà, hay là đã móc ngoặc với mậu dịch viên. Các vị ấy
ngả rau ra vỉa hè cạnh đó mà bán lại . Các vị ấy đem rau về nhà băm nuôi lợn".(25)
(25)Bùi Ngọc Tấn, Viết về bè bạn, trang 256
Nhưng nếu người Hà Nội bây giờ chỉ chịu khó đi dọc con đường Hoàng
Diệu sẽ nhìn thấy những căn biệt thự kín cổng cao tường dành cho các quan cán
bộ cao cấp.
Nhìn những căn biệt thự uy nghi và đồ sộ ấy, chúng ta sẽ thấy
rằng, sẽ không bao giờ có Thiên đường Xã Hội chủ nghĩa ở đời này.
“Các nhà chính trị ở Hà Nội thường nói đến đồng cam, đồng khổ
giữa đồng chí và đồng bào, thế nhưng trong vấn đề nhà ở làm sao có thể coi là
đồng cam, đồng khổ giữa một ông lớn ở nhà cao cửa rộng hàng 100, 200 mét vuông
với một viên chức cán bộ trung cấp, một đại úy hay thiếu tá ở một buồng con 9
thước vuông cùng vợ và 2 hoặc ba con”... Có vị tướng có đến hai ba nhà, giữ cho
vợ và con, sang tên một cách mờ ám để chiếm nhà của nhà nước...Cán bộ cao cấp
có mức sống cao vượt lên cán bộ trung cấp, cho nên trên thực tế, tỉ lệ chênh
lệch 1/7 trở thành 1/50, 1/100 hoặc hơn rất nhiều nữa Có lúc ông viết 1/1000…
Có khi họ phải chờ đợi hàng chục năm mới được phân phối một phòng rộng hơn 4
mét vuông, 6 mét vuông sau khi đẻ 2, 3 con.(26)
(26) Mặt Thật, Thành Tín, trang 274-276
Đôi lời kết luận
Bài viết này thật ra còn ba phần chưa được nói tới là:
- tình hình các tôn giáo sau 1954, sau bức màn tre ở miền Bắc
- Việc cải cách ruộng đất
- và phong trào nhân văn giai phẩm .
Cả ba vấn đề này sẽ được trình bày một cách đầy đủ và chi tiết khi
đề cập đến các nhà lãnh đạo khác như Tố Hữu, Trường Chinh vv
Nhưng trước khi tạm chấm dứt phần biên khảo này, xin đưa ra một
nhận xét thật ngắn ngủi:
- Về việc cải cách ruộng đất, ông Võ Nguyên Giáp đứng ra nhận
trách nhiệm thay cho Đảng . Vào một đêm, loa phóng thanh kêu gọi mọi người đi
nghe Trung Ương " đả thông" sửa sai CCRĐ. Địa điểm là trường đại học
Nhân Dân(Nhưng không có ai học hết) . Ông Nguyễn Tuân có đi nghe vì ở gần nhà
ông. Diễn giả là đại tướng Võ Nguyên Giáp. Hôm đó, ông đại tướng mình mặc sơ mi
lụa trắng và quần tây cũng trắng nốt. Mới chiến thắng Điện Biên Phủ về nên trên
nét mặt ông còn phảng phất cái hãnh diện, sự phởn phơ .. Người ta tưởng sẽ được
chứng kiến một cảnh buồn thảm, xin lỗi, chia sẻ với nỗi khôn khổ của bao nhiêu
nông dân.
Không. Hoàn toàn nhầm- hoàn toàn trái ngược.Trái lại ông đại
tướng vừa cười, vừa nói và đem những câu truyện giành quả thực của địa chủ rồi
phải trả lại cho địa chủ mà pha trò, mà cười đùa.
Ở dưới, dân chúng đi nghe không ai cười nổi, trừ diễn
giả. Cái cười này của ông đại tướng là một cái cười đểu giả khó tha thứ.
Nhà văn Nguyễn Tuân có mặt hôm ấy, nghe từ đầu, ông khó
chịu, nhăn mặt thốt ra một câu "te-rip" (terrible), rồi bỏ ra về. Nhà
văn Xuân Vũ cũng có mặt hôm ấy, chứng kiến từ đầu câu chuyện.(27)
(27) Xuân Vũ, Ibid, trang 19-20
Không lạ gì sau đó có vụ học tập văn nghệ sĩ ở Ấp Thái Hà, trong
dinh cũ của Hoàng Cao Khải. Nhà văn Nguyễn Tuân nhắc lại vụ CCRĐ và nói
tiếp" Không khéo rồi ta lại có một vụ sửa sai trong Văn Học"..
Ở thời điểm đó, chỉ có mình Nguyễn Tuân mới dám phát biểu như thế. Cả Hội
trường im lăng. Hoàng Văn Hoan chủ trì hội nghị ngồi tím măt. chớp mắt lia lịa.
Và sau đó, ông Tuân nói oang oang không ai kịp bịt miệng ông lại:"Tôi
không đồng ý phương pháp đấu tranh này dùng cho Nhân Văn Giai Phẩm".
Tôi kính trọng nhà văn Nguyễn Tuân và coi thường vị đại
tướng.
- Về Nhân Văn Giai phẩm, nhà văn Nguyễn Tuân sau này muốn được yên
thân cũng nhận lỗi lầm, xin sửa sai. Nhưng từ đó, ông không muốn nhai món
"da lừa Lập trường" và giữ im lặng.
Kể từ đó, miền Bắc không có văn học nữa. Đảng qua Tố
Hữu, Trường Chinh đã chôn sống các nhà văn như chôn sống địa chủ. Thơ hết còn
là thơ, nhạc hết còn là nhạc, Và văn chỉ còn là những khẩu hiệu.
Còn mình đệ nhị thi sĩ múa kiếm, hoa đao một mình. Thơ Tố Hữu in
200.000 tập phát ngang cùng ngõ hẻm.
Trong vòng 10 năm, nhạc sĩ Văn Cao, tài hoa của cả nước sáng tác
được độc nhất một bài: Dưới lá cờ Đảng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001