Hữu Nguyên
Thủ tướng Ôn Gia Bảo không ngần ngại gì khi nói thẳng lập
trường của Bắc Kinh tại hội nghị với 10 nước ASEAN mới diễn ra ở
Campuchia rằng “Trung Quốc phản đối việc quốc tế hóa vấn đề tranh chấp
trên Biển Đông”. Ông Ôn đã dẫn lại thỏa thuận năm 2002 giữa Asean và
Trung Quốc, cho rằng đồng thuận chỉ giới hạn đàm phán với các nước “có
liên quan trực tiếp”.
Ngay sau đó, nước chủ nhà Campuchia đưa ra tuyên bố “tất cả 10 nước ASEAN nhất trí không quốc tế hóa vấn đề Biển Đông”. Tuyên bố này được coi như là một thắng lợi của ... Trung Quốc trong vấn đề giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông.
Tuyên bố của Campuchia ngay lập tức đã bị Philippines bác bỏ. AFP ngày 19/11 dẫn lời Tổng thống Philippines Benigno Aquino cho biết Manila và một nước khác nữa không đồng tình với tuyên bố của Campuchia. Tổng thống Philippines nói Campuchia không nên rêu rao điều gọi là “đồng thuận của ASEAN”.
Tổng thống Philippines nhấn mạnh dù Manila vì sự đoàn kết của ASEAN, nhưng hoàn toàn có quyền bảo vệ lợi ích quốc gia khi cần. Ông Aquino cũng cam kết sẽ tiếp tục nêu vấn đề Biển Đông ra trước các khán đài quốc tế.
Ngoại trưởng Philippines Albert Rosario cho biết phái đoàn nước ông đã gửi thư tới tất cả các lãnh đạo ASEAN để nhấn mạnh rằng không có sự đồng thuận giữa các nước Đông Nam Á về việc không quốc tế hóa vấn đề Biển Đông. Philippines cũng đã tính tới chuyện nhờ tới một cơ quan hòa giải trung gian trong Liên hiệp quốc trong tranh chấp chủ quyền giữa Philippines với Trung Quốc ở Biển Đông.
Cần đặc biệt lưu ý tới Tổng thống Philippines khi ông phát biểu phản ứng ngay lập tức bày tỏ thẳng thắn quan điểm, thái độ của nước ông đồng thời lại kèm theo một cụm từ úp úp mở mở rằng “và một nước khác nữa” không đồng thuận với tuyên bố Campuchia về Biển Đông. Mặc dù các quan chức hàng đầu của “nước khác nữa” (tạm gọi là “nước X”) đều có mặt tại hội nghị này, ngay trong hội trường mà Tổng thống Philippines đang phát biểu, song họ đã lựa chọn thái độ im lặng. Tuy nhiên, chúng tôi hiểu theo kiểu người Việt Nam, lãnh đạo “nước X” này im lặng chưa chắc đã là đồng tình mà có khi chỉ là chưa muốn nói, chưa dám nói hoặc chưa thể nói được vì... đang trẹo quai hàm.
Kinh nghiệm xương máu vì sự mất an toàn với quyền tự do ngôn luận của người Việt từ nhiều đời đã khiến cho họ có nhiều cách phát biểu ý kiến mà không cần phải nói. Việc ông Tổng thống Philippines bên cạnh câu chuyện thẳng thừng của nước ông về việc phản đối kịch liệt tuyên bố Campuchia đã phải kèm theo cụm từ “một nước khác nữa” để ai hiểu sao thì hiểu xem ra cũng khá là tinh tế và rất tiểu xảo trên bàn cờ ngoại giao.
Mặc dù, rốt cuộc thì ai cũng đoán Việt Nam là “nước X” cùng với Philippines. Nhưng với anh cả Trung Quốc thì trong trường hợp này Việt Nam có thể cười trừ mà rằng: “Tiểu đệ không có nói à nghen!”.
Điều quan trọng là sự phản đối đã được nói lên và đương nhiên tuyên bố Campuchia không còn là sự đồng thuận của tất cả các nước nữa như mong muốn của Trung Quốc cũng như của nước chủ nhà Campuchia.
Mục tiêu đã đạt được thì xá gì phương tiện sử dụng hơi có bị “hèn” một chút nhỉ? Tuy nhiên, trong trường hợp này nhất thiết phải cảm ơn anh Philippines là cái chắc rồi.
Xin cảm ơn anh Philippines.
Một công dân của “nước X...”.
_____________________
Song phương! Song phương! Dứt khoát "không quốc tế hóa" cái dzụ Biển Đông, mấy chú ASEAN nhá! Vài chú làm anh bắt đầu cú rồi đó!
Bài báo mở đầu bằng lời ta thán: “Hội nghị thượng đỉnh Đông Á đã kết thúc hôm thứ Ba tại Phnom Penh, dự kiến tập trung vào các biện pháp để thúc đẩu hợp tác kinh tế trong khu vực, nhưng không may đã bị phân tán bởi một số nước đã cố gắng nâng cao quan điểm về các tranh chấp ở Biển Đông một cách không hợp thời”.
Lại tiếp tục than vãn: “Việc nêu bật các tranh chấp như vậy là đi ngược lại tinh thần của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), là đã liều lĩnh làm gia tăng sự căng thẳng và làm tổn hại đến bầu không khí hợp tác giữa các quốc gia Đông Á”.
Đặc biệt, có một số đoạn của bài báo đã đề cập đến Việt Nam, lạ thay, với một giọng điệu rất hằn học và cay cú:
- “Tuy nhiên các nước Philippines và Việt Nam đã chi phối Hội nghị thượng đỉnh qua sự lì lợm nhằm nêu bật các tranh chấp. Khi Cam-pu-chia, chủ tịch ASEAN năm nay, nói trong phiên họp hôm thứ Hai rằng 10 quốc gia ASEAN đồng thuận không để “quốc tế hóa” các rạn nứt, thì Tổng thống Philippines Begnigno Aquino đã bất chấp các nguyên tắc ngoại giao cơ bản, ngang nhiên quở trách Thủ tướng Cam-pu-chia Hun Sen”. (Chỗ này TSYG xin mở ngoặc: Cái lão Hun Sen bị cú tát ngoại giao nặng đô này, quê đến mức phải ớ người ra một lúc rồi mới bình tĩnh lại được. Thật đáng đời kẻ theo đuôi Bắc Kinh !)
- “Rõ ràng, việc Philippines và Việt Nam đã không đếm xỉa gì đến các điều khoản ngoại giao cho thấy sự thèm muốn của họ đối với nguồn dầu, khí và tài nguyên giàu có trong vùng Biển Đông”.
- “Trước năm 1974, Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo, điều này có thể được chứng minh qua các văn bản của chính phủ, các tuyên bố ngoại giao, các bản đồ chính thức và sách giáo khoa”. (TSYG: ???)
- “Ngoài các lý do như đối với Philippin, Việt Nam đã sớm thông qua Luật Biển trong năm nay để đòi chủ quyền một số đảo ở Biển Đông”.
- “ Cả Việt Nam và Philippines đã đóng kịch khóc lóc van xin sự trợ giúp nhằm tìm kiếm sự bảo kê từ các quốc gia bên ngoài khu vực, nhất là Hoa Kỳ trong chiến lược Trục Châu Á”.
- “Hai nước này dự định thúc ép Trung Quốc với sự giúp đỡ của Tổng thống Hoa Kỳ Barrack Obama, người cũng có mặt tại Hội nghị”…
Đã lâu lắm rồi mới thấy một bài chính thức trên Nhân dân Nhật báo tỏ ra rất bực bội và cay cú đối với Việt Nam. Có lẽ là có lý do, nhưng thực sự chưa có gì rõ ràng.
Bên cạnh đó, theo BBC (ở đây), Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã nhấn mạnh rằng ông và một nước nữa mà các nhà ngoại giao cho là Việt Nam không đồng ý với tuyên bố của Phnom Penh.
Cũng theo bản tin BBC nói trên, Ngoại trưởng Philippines Rosario đã nói: “Làm sao mà đồng thuận được? Đồng thuận có nghĩa là 100% đồng ý. Làm sao có đồng thuận khi mà hai nước chúng tôi nói rằng chúng tôi không đồng ý?” Mặc dù ông không nêu rõ tên nước còn lại đứng về phe Manila, nhiều người cho rằng đó là Hà Nội…
Bản tin của BBC dường như muốn hé lộ điều gì. Và không hiểu Việt Nam đã làm gì nên nỗi mà bị Nhân dân Nhật báo của ông bạn 4 tốt nặng lời đến thế. Tuy nhiên, cho đến giờ, Việt Nam có đồng thuận « không quốc tế hóa vấn đề Biển Đông » hay không thì cũng chưa rõ, vì chưa có nguồn báo chí "chính thống" nào cho biết về cái điều rất hệ trọng này, mặc dù về mặt logic, chỉ có thể chọn một trong hai thái độ: "đồng thuận" hay "không đồng thuận".
Lại phải chờ thôi!
Theo Tâm Sự Y Giáo
Admin gửi hôm Thứ Sáu, 23/11/2012
nguồn:http://danluan.org/tin-tuc/20121122/mot-cong-dan-nuoc-x-cam-on-tong-thong-philippines
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Ngay sau đó, nước chủ nhà Campuchia đưa ra tuyên bố “tất cả 10 nước ASEAN nhất trí không quốc tế hóa vấn đề Biển Đông”. Tuyên bố này được coi như là một thắng lợi của ... Trung Quốc trong vấn đề giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông.
Tuyên bố của Campuchia ngay lập tức đã bị Philippines bác bỏ. AFP ngày 19/11 dẫn lời Tổng thống Philippines Benigno Aquino cho biết Manila và một nước khác nữa không đồng tình với tuyên bố của Campuchia. Tổng thống Philippines nói Campuchia không nên rêu rao điều gọi là “đồng thuận của ASEAN”.
Tổng thống Philippines nhấn mạnh dù Manila vì sự đoàn kết của ASEAN, nhưng hoàn toàn có quyền bảo vệ lợi ích quốc gia khi cần. Ông Aquino cũng cam kết sẽ tiếp tục nêu vấn đề Biển Đông ra trước các khán đài quốc tế.
Ngoại trưởng Philippines Albert Rosario cho biết phái đoàn nước ông đã gửi thư tới tất cả các lãnh đạo ASEAN để nhấn mạnh rằng không có sự đồng thuận giữa các nước Đông Nam Á về việc không quốc tế hóa vấn đề Biển Đông. Philippines cũng đã tính tới chuyện nhờ tới một cơ quan hòa giải trung gian trong Liên hiệp quốc trong tranh chấp chủ quyền giữa Philippines với Trung Quốc ở Biển Đông.
Cần đặc biệt lưu ý tới Tổng thống Philippines khi ông phát biểu phản ứng ngay lập tức bày tỏ thẳng thắn quan điểm, thái độ của nước ông đồng thời lại kèm theo một cụm từ úp úp mở mở rằng “và một nước khác nữa” không đồng thuận với tuyên bố Campuchia về Biển Đông. Mặc dù các quan chức hàng đầu của “nước khác nữa” (tạm gọi là “nước X”) đều có mặt tại hội nghị này, ngay trong hội trường mà Tổng thống Philippines đang phát biểu, song họ đã lựa chọn thái độ im lặng. Tuy nhiên, chúng tôi hiểu theo kiểu người Việt Nam, lãnh đạo “nước X” này im lặng chưa chắc đã là đồng tình mà có khi chỉ là chưa muốn nói, chưa dám nói hoặc chưa thể nói được vì... đang trẹo quai hàm.
Kinh nghiệm xương máu vì sự mất an toàn với quyền tự do ngôn luận của người Việt từ nhiều đời đã khiến cho họ có nhiều cách phát biểu ý kiến mà không cần phải nói. Việc ông Tổng thống Philippines bên cạnh câu chuyện thẳng thừng của nước ông về việc phản đối kịch liệt tuyên bố Campuchia đã phải kèm theo cụm từ “một nước khác nữa” để ai hiểu sao thì hiểu xem ra cũng khá là tinh tế và rất tiểu xảo trên bàn cờ ngoại giao.
Mặc dù, rốt cuộc thì ai cũng đoán Việt Nam là “nước X” cùng với Philippines. Nhưng với anh cả Trung Quốc thì trong trường hợp này Việt Nam có thể cười trừ mà rằng: “Tiểu đệ không có nói à nghen!”.
Điều quan trọng là sự phản đối đã được nói lên và đương nhiên tuyên bố Campuchia không còn là sự đồng thuận của tất cả các nước nữa như mong muốn của Trung Quốc cũng như của nước chủ nhà Campuchia.
Mục tiêu đã đạt được thì xá gì phương tiện sử dụng hơi có bị “hèn” một chút nhỉ? Tuy nhiên, trong trường hợp này nhất thiết phải cảm ơn anh Philippines là cái chắc rồi.
Xin cảm ơn anh Philippines.
Một công dân của “nước X...”.
_____________________
TÂM SỰ Y GIÁO - VIỆT NAM CÓ ĐỒNG THUẬN “KHÔNG QUỐC TẾ HÓA VẤN ĐỀ BIỂN ĐÔNG” HAY KHÔNG?
Hôm nay, báo điện tử Nhân dân Nhật báo (TQ) có đăng bài với tiêu đề khá buồn cười: QUẤY RỐI HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH ĐÔNG Á VỚI VIỆC TRANH CHẤP QUẦN ĐẢO LÀ KHÔNG KHÔN NGOAN của tác giả Wu Liming. Bài này cho thấy sự dè dặt có phần lo ngại của Trung Quốc trước sự phản ứng mạnh mẽ của Tổng thống Philipinnes đối với ông Hunsen tại phiên bế mạc Hội nghị, và bộc lộ thái độ rất cay cú bực bội đối với Việt Nam. Hơi lạ ?!Bài báo mở đầu bằng lời ta thán: “Hội nghị thượng đỉnh Đông Á đã kết thúc hôm thứ Ba tại Phnom Penh, dự kiến tập trung vào các biện pháp để thúc đẩu hợp tác kinh tế trong khu vực, nhưng không may đã bị phân tán bởi một số nước đã cố gắng nâng cao quan điểm về các tranh chấp ở Biển Đông một cách không hợp thời”.
Lại tiếp tục than vãn: “Việc nêu bật các tranh chấp như vậy là đi ngược lại tinh thần của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), là đã liều lĩnh làm gia tăng sự căng thẳng và làm tổn hại đến bầu không khí hợp tác giữa các quốc gia Đông Á”.
Đặc biệt, có một số đoạn của bài báo đã đề cập đến Việt Nam, lạ thay, với một giọng điệu rất hằn học và cay cú:
- “Tuy nhiên các nước Philippines và Việt Nam đã chi phối Hội nghị thượng đỉnh qua sự lì lợm nhằm nêu bật các tranh chấp. Khi Cam-pu-chia, chủ tịch ASEAN năm nay, nói trong phiên họp hôm thứ Hai rằng 10 quốc gia ASEAN đồng thuận không để “quốc tế hóa” các rạn nứt, thì Tổng thống Philippines Begnigno Aquino đã bất chấp các nguyên tắc ngoại giao cơ bản, ngang nhiên quở trách Thủ tướng Cam-pu-chia Hun Sen”. (Chỗ này TSYG xin mở ngoặc: Cái lão Hun Sen bị cú tát ngoại giao nặng đô này, quê đến mức phải ớ người ra một lúc rồi mới bình tĩnh lại được. Thật đáng đời kẻ theo đuôi Bắc Kinh !)
- “Rõ ràng, việc Philippines và Việt Nam đã không đếm xỉa gì đến các điều khoản ngoại giao cho thấy sự thèm muốn của họ đối với nguồn dầu, khí và tài nguyên giàu có trong vùng Biển Đông”.
- “Trước năm 1974, Việt Nam đã thừa nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với các đảo, điều này có thể được chứng minh qua các văn bản của chính phủ, các tuyên bố ngoại giao, các bản đồ chính thức và sách giáo khoa”. (TSYG: ???)
- “Ngoài các lý do như đối với Philippin, Việt Nam đã sớm thông qua Luật Biển trong năm nay để đòi chủ quyền một số đảo ở Biển Đông”.
- “ Cả Việt Nam và Philippines đã đóng kịch khóc lóc van xin sự trợ giúp nhằm tìm kiếm sự bảo kê từ các quốc gia bên ngoài khu vực, nhất là Hoa Kỳ trong chiến lược Trục Châu Á”.
- “Hai nước này dự định thúc ép Trung Quốc với sự giúp đỡ của Tổng thống Hoa Kỳ Barrack Obama, người cũng có mặt tại Hội nghị”…
Đã lâu lắm rồi mới thấy một bài chính thức trên Nhân dân Nhật báo tỏ ra rất bực bội và cay cú đối với Việt Nam. Có lẽ là có lý do, nhưng thực sự chưa có gì rõ ràng.
Bên cạnh đó, theo BBC (ở đây), Tổng thống Philippines Benigno Aquino đã nhấn mạnh rằng ông và một nước nữa mà các nhà ngoại giao cho là Việt Nam không đồng ý với tuyên bố của Phnom Penh.
Cũng theo bản tin BBC nói trên, Ngoại trưởng Philippines Rosario đã nói: “Làm sao mà đồng thuận được? Đồng thuận có nghĩa là 100% đồng ý. Làm sao có đồng thuận khi mà hai nước chúng tôi nói rằng chúng tôi không đồng ý?” Mặc dù ông không nêu rõ tên nước còn lại đứng về phe Manila, nhiều người cho rằng đó là Hà Nội…
Bản tin của BBC dường như muốn hé lộ điều gì. Và không hiểu Việt Nam đã làm gì nên nỗi mà bị Nhân dân Nhật báo của ông bạn 4 tốt nặng lời đến thế. Tuy nhiên, cho đến giờ, Việt Nam có đồng thuận « không quốc tế hóa vấn đề Biển Đông » hay không thì cũng chưa rõ, vì chưa có nguồn báo chí "chính thống" nào cho biết về cái điều rất hệ trọng này, mặc dù về mặt logic, chỉ có thể chọn một trong hai thái độ: "đồng thuận" hay "không đồng thuận".
Lại phải chờ thôi!
Theo Tâm Sự Y Giáo
Admin gửi hôm Thứ Sáu, 23/11/2012
nguồn:http://danluan.org/tin-tuc/20121122/mot-cong-dan-nuoc-x-cam-on-tong-thong-philippines
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001