Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2012

Quốc hội cần nâng cao năng lực làm luật 

Thái Bình

Hiện nay hàng năm quốc hội thông qua rất nhiều luật, trong số đó chất lượng một số luật không cao, khó đi vào cuộc sống, hoặc chết yểu hoặc áp dụng tạo ra những tồn tai, mâu thuẫn, bất công.
Ta có thể liệt kê hàng tá luật theo kiểu trên.
1/ Luật Phòng chống tham nhũng, hiệu quả mọi người đã biết.
2/ Luật Đất đai, gây bao hậu quả hệ luỵ trong lĩnh vực quản lý sử dụng, thu hồi. Chúng ta đều biết phần lớn khiếu kiện đông người, khiếu kiện kéo dài nhiều năm là lĩnh vực đất đai, trong lĩnh vực thu hồi đất đã có nhiều dự án người bi thu hồi đất chống cự quyết liệt thậm chí một số dự án đổ máu, có trường hợp khoả thân phản đối.
Theo Luật Đất đai 2003, người dân và doanh nghiệp thuê đất của nhà nước để phát triển sản xuất kinh doanh. Theo quy định tại Nghị định số142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 và nay là Nghị định 121/2010/NĐ-CP ngày 30/12/2010 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2005 của Chính phủ về thu tiền thuê đất, thuê mặt nước.
Tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 142/2005/NĐ-CP ghi rõ “đơn giá thuê đất của mỗi dự án được ổn định 5 năm. Hết thời gian ổn định, Giám đốc Sở Tài chính… điều chỉnh đơn giá thuê đất áp dụng cho thời hạn thuê tiếp theo”. Điểm a khoản 1 Điều 21 Nghị định này ghi “Trách nhiệm của cơ quan thuế… Xác định tiền thuê đất, thuê mặt nước và thông báo cho người nộp theo quy định tại Nghị định này”, điểm a khoản 4 Điều này ghi rõ “Trách nhiệm của người thuê đất, thuê mặt nước. Nộp tiền thuê đất, thuê mặt nước theo đúng phương thức, thời hạn ghi trong Hợp đồng thuê đất, thuê mặt nước”.
Nghị định trên quy đinh rất rõ trách nhiệm của các cơ quan Tài chính, Thuế đia phương và người nộp thuế; nhưng đến nay tại Hà Nội có tình trạng rất nhiều doanh nghiệp không được cơ quan chức năng xác định đơn giá ổn định 5 năm từ 2006-2010, hàng năm các doanh nghiệp được Chi cục thuế thông báo tăng theo giá đất công bố nhưng có doanh nghiệp nộp theo thông báo và rất nhiều doanh nghiệp không nộp theo thông báo mà chỉ nộp bằng năm 2006 là mức cần được ổn định, số chưa nộp ngành thuế coi là số tiền các DN thuê đất nợ. Như vậy các cơ quan công quyền của địa phương Hà Nội rất vô trách nhiệm và gây khó cho doanh nghiệp.
3/ Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp: Luật số 48/2010/QH12 ngày 17/06/2010.
+ Thuế đất đánh lên người thuê: Về nguyên tắc người sở hữu đất phải chịu thuế, nhưng Luật thuế sử dụng đất phi nông nghiệp trên đánh vào người đi thuê đất. Nhà nước có đất không sử dụng vào làm nông nghiệp mà cho thuê làm công nghiệp, xây dựng, nhà ở… với đơn giá thuê hiện nay rất cao và lại đánh thuế sử dụng đất phi nông nghiệp vào người thuê liệu có hợp lý?
+Thuế đất ở: Năm 2012, năm đầu thực hiện Luật thuế trên các gia đình khác tôi không rõ, gia đình tôi phải đóng thuế gấp đôi 2011có thể nói là “sưu cao thuế nặng”.
4/ Luật Bảo hiểm xã hội: Luật số 71/2006/QH11 ngày 29/06/2006.
Luật này phân biệt đối xử giữa người lao động làm trong doanh nghiệp Nhà nước với người lao động làm trong các doanh nghiệp khác khi nghỉ hưu.
Luật quy định:
+ Người lao động làm trong doanh nghiệp Nhà nước khi nghỉ hưu được hưởng lương bình quân để tính lương hưu là từ 5-8 năm cuối trước khi nghỉ hưu tuỳ thuộc thời điểm đóng BHXH.
+ Người lao động các doanh nghiệp khác phải tính lương bình quân cho tất cả thời gian đóng HBXH, kể cả các doanh nghiệp cổ phần hoá.
Tại sao cùng là người lao động, cùng đóng bảo hiểm xã hội như nhau nhưng khi nghỉ hưu lại phân biệt giữa DN nhà nước với các thành phần kinh tế khác, có phải các nhà làm luật cố tình hay vô ý? Quy định như Luật hiện hành rất bất công cần được Quốc hội sửa đổi sớm.
5/ Luật thuế Thu nhập cá nhân: Luật số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007.
Thuế chồng lên thuế. Hiện cổ đông góp vốn trong các DN cổ phần, trước phân phối cổ tức cho các cổ đông DN đã phải nộp thuế thu nhập Doanh nghiệp 25% tính trên lợi nhuận hàng năm, cổ đông là các tổ chức nhận cổ tức không phải nộp thuế nhưng cá nhân phải nộp thuế TNCN. Hiện do khủng hoảng kinh tế toàn cầu, kinh tế Việt Nam suy thoái rất nhiều doanh nghiệp phá sản, cổ đông mất “cả chì lẫn chài” không được nhà nước hỗ trợ, nhưng khi có lãi thì “thu kép” (thu thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cá nhân).
Có hai nội dung Quốc hội cần sửa đổi thứ nhất thuế chồng thuế, thứ hai bất bình đẳng giữa các đối tượng nhận cổ tức.
6/ Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt: Luật số 27/2008/QH12 ngày 14/11/2008.
Luật thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào một số hàng hoá, dịch vụ như thuốc lá, rượu bia, vàng mã, ôtô chở người, xăng các loại…
Đã đến lúc Quốc hội cần xem lại việc đánh thuế tiêu thụ đặc biệt lên mặt hàng ôtô và xăng. Bởi vì hai mặt hàng này là nhu cầu thiết yếu của cuộc sống, nhu cầu thiết yếu của mỗi chúng ta có lẽ ôtô và xăng chỉ xếp sau nhà ở, có thể tư duy của các nhà làm luật cách đây một hai chục năm khác bây giờ cần có tư duy mới cho phù hợp với thời đại.
Nếu nhiều thời gian nghiên cứu có thể chỉ ra nhiều bất cập của các luật khác.
Hà Nội ngày 30/10/2012
T.B.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/42310
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
          Sẽ xóa những comment nói tục
          Thinhoi001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001