Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tự phê bình để tồn tại
Chủ nhật, ngày 04 tháng mười một năm 2012
|
Thủ tướng VN Nguyễn Tấn Dũng phát biểu trong phiên khai mạc Quốc hội ngày 22/10/12. |
(Le Monde 02/11/2012)
Trong dịp khai mạc phiên họp thường niên của Quốc hội ngày 22 /10, Thủ
tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã làm một cuộc tự phê chưa bao giờ tiến hành
trước đó, do kết quả tồi tệ của nền kinh tế, việc quản lý một cách đáng bàn cãi
các công ty quốc doanh, và nhiều vụ xì-căng-đan khác, trong đó vụ gần đây nhất
có dính líu đến một người thân cận của ông.
Ông
Dũng nhìn nhận : « Tình hình
kinh tế vĩ mô không tốt, lạm phát còn có thể tăng thêm, nợ xấu ngân hàng chồng
chất », và nhận « trách
nhiệm chính trị và các sai lầm » về kết quả này. Ông cảnh báo rằng
tăng trưởng năm nay sẽ không vượt quá 5,2% - tỉ lệ thấp nhất kể từ năm 1999.
Ông
Nguyễn Tấn Dũng, 62 tuổi, được xem là vị Thủ tướng quyền lực nhất của Việt Nam
từ trước đến nay. Nhưng ông phải cảnh giác trước những đối thủ trong Đảng Cộng
sản Việt Nam, và các lãnh đạo cao cấp vẫn đang lặng lẽ rình rập những sai lầm
của ông. Các cán bộ đảng xầm xì với nhau, là chưa bao giờ một Thủ tướng lại bị
đả kích công khai nhiều như thế.
Sau
hội nghị vào giữa tháng 10 tập hợp 175 ủy viên trung ương, Thủ tướng đã thành
công trong việc duy trì được chiếc ghế, trước sự chống đối của Chủ tịch nước
Trương Tấn Sang và Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng. Hai nhân vật này vốn hy vọng
sẽ làm ông Dũng yếu thế đi, đã không thể bứng được ông. Nhưng một bản kiến nghị
chỉ trích kết quả công việc của chính phủ đã được thông qua, đây cũng là một
cách để làm ngưng lại mọi đả kích bộ máy chính quyền và Đảng trên internet.
Một
trong những xì-căng-đan đình đám nhất của « kỷ nguyên » Nguyễn Tấn
Dũng – nhậm chức từ năm 2006 và được tiếp tục ở ngôi vị Thủ tướng cách đây hai
năm nhân đại hội Đảng thứ 11 – là vụ Vinashin. Tập đoàn đóng tàu khổng lồ này
đã ở trong tình trạng hầu như phá sản vào năm 2010. Những sai lầm trong quản lý
đã làm cho Nhà nước bị thiệt hại đến ba tỉ euro, tương đương 4,5% tổng sản phẩm
nội địa. Ông Dũng, người chủ trương một chính sách dựa vào sự thành công của
các tập đoàn quốc doanh để kéo nền kinh tế đi lên, đã trở thành mục tiêu cho
mọi mũi dùi phê phán.
Người
ta cũng chỉ trích ông Dũng đã nhượng cho một công ty Trung Quốc quyền khai thác
một mỏ bauxite, dự án này bị người dân trong nước phản kháng dữ dội vì hậu quả
tai hại của nó đối với môi trường. Gần đây nhất hồi tháng Tám, vụ bắt giữ một
người thân tín của ông - tài phiệt ngân hàng Nguyễn Đức Kiên - vì tội kinh
doanh trái phép, đã làm rung chuyển giới tài chính, và là cơ hội cho các kẻ thù
của người đứng đầu chính phủ.
Trong
một bối cảnh như thế, Thủ tướng có lẽ không có chọn lựa nào khác ngoài việc tự
phê bình để cứu vãn điều chính yếu nhất – chiếc ghế và quyền lực. Từ khi nhận
nhiệm vụ đến nay, hình ảnh của ông mang tính hai mặt : tân tiến và mở cửa
với bên ngoài, ông cũng là người thích dùng các biện pháp mạnh đối với các nhà
ly khai và các blogger chỉ trích, trong đó nhiều người trong những tháng gần
đây đã bị lãnh những bản án tù khá nặng. Ông cần tạo tin tưởng nơi các lãnh đạo
lão thành.
Vị
Thủ tướng đã in đậm dấu ấn cá nhân vào chức vụ so với những người tiền nhiệm,
vẫn còn được khá nhiều ủng hộ. Nhưng ưu thế này cũng có thể quật ngược lại ông.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001