Thứ ba, ngày 06 tháng mười một năm 2012
Ai đang nhảy vào
Sacombank, Eximbank?
Cùng với sự thoái vốn và rút lui của ông Đặng Văn Thành và giá
đình khỏi Sacombank, một lượng lớn cổ phiếu Eximbank đang bán ra và được thu
gom. Ai đang đứng đằng sau các giao dịch này?
Cuối cùng cái gì đến cũng
đã đến. Sacombank đã có chủ tịch mới, ông Phạm Hữu Phú - người đại diện cho phần
vốn của Eximbank tại ngân hàng...Mặc dù vậy, hiện tượng giao dịch thỏa thuận cổ phiếu
STB lớn đột biến trong tháng 10 vừa qua vẫn còn là 1 điều bí ẩn và đang khiến
nhiều người đặt ra câu hỏi: Liệu lại có ai đang nhảy vào Ngân hàng Sacombank?
Ai sẽ ngồi vào chiếc ghế thành viên mà ông Thành vừa bỏ trống lại? Hay đây chỉ
là vòng quay thứ 2 của một vụ thâu tóm?
Thời điểm lộ diện
Hôm 5-11, Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Sacombank (STB) tổ
chức họp thông qua đơn từ nhiệm thành viên Hội đồng quản trị của ông Đặng Văn
Thành, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Sacombank. Trước đó, ngày
2-11 Sacombank cũng cho biết ông Thành chính thức thôi giữ chức Chủ tịch HĐQT
và người thay thế, ngồi vào chiếc ghế thuộc hàng nóng nhất trong các ngân hàng
thương mại cổ phần tại Việt Nam là ông Phạm Hữu Phú, vốn là Phó chủ tịch HQĐT
Sacombank.
Trên thực tế, thông tin này dù sốc nhưng không quá ngạc nhiên bởi
Đại hội đồng cổ đông thường niên 2012 (tổ chức ngày 29-5) của Sacombank đã
thông qua kết quả bầu bổ sung 8 gương mặt mới vào HĐQT thay cho 5 thành viên cũ
từ nhiệm.
Trong các thành viên mới nhiệm kỳ 2011-2015 được bầu khi đó có ông
Phạm Hữu Phú (cố vấn HĐQT CTCP Đầu tư Tài chính Sài Gòn Á châu), ông Trầm Bê,
ông Trầm Khải Hòa (con trai ông Bê), ông Trần Xuân Huy (Tổng Giám đốc
Sacombank), ông Phan Huy Khang (phó TGĐ Ngân hàng Phương Nam), bà Dương Hoàng
Quỳnh Như (thành viên HĐQT Ngân hàng Phương Nam), ông Nguyễn Miên Tuấn (TGĐ
công ty cổ phiếu đầu tư tài chính Sài Gòn Á châu), và thành viên HĐQT độc lập
ông Kiều Hữu Dũng.
Sự việc thay đổi người đứng đầu 1 ngân hàng cổ phần hàng đầu tại
Việt Nam trên thực tế đã xong xuôi và tác động của nó tới các thị trường đã
lắng xuống. Tuy nhiên, điều mà nhiều người còn quan tâm là hiện tượng cả 100
triệu cổ phiếu STB được chuyển nhượng thỏa thuận một cách âm thầm trong tháng 9
và tháng 10 vừa qua đang khiến nhiều người không hiểu chuyện gì đang xảy ra.
Theo họ, không rõ vụ thâu tóm cổ phiếu STB đã kết thúc hay chưa
hay lại đang có tình tiết mới. Liệu lại có ai đang nhảy vào Ngân hàng
Sacombank? Ai sẽ ngồi vào chiếc ghế thành viên mà ông Thành vừa bỏ trống lại?
Hay đây chỉ là vòng quay thứ 2 của một vụ thâu tóm?
Với khoảng 100 triệu cổ phiếu, tương đương khoảng 10% cổ phần
Sacombank, giá trị của khoản tiền mà ai đó đã bỏ ra cũng lên khoảng gần 2.000
tỷ đồng. Nó không kém mấy so với những đợt mua-bán bất thường trong dịp đầu
năm, dịp tháng 4 và những ngày trước ngày giao dịch không hưởng quyền tham dự
ĐHĐCĐ 2012 của STB.
Trong khi đó, cổ phiếu Eximbank, trong tuần qua cũng chứng kiến
nhuwangx giao dịch ngàn tỷ diễn ra một cách âm thầm.Chỉ riêng sáng 1-11, trong
vòng chưa đầy 1 giờ đồng hồ, ba lệnh thỏa thuận đã kịp được thực hiện và gần
19,5 triệu cổ phiếu EIB đã được chuyển nhượng thành công, với tổng trị giá gần
300 tỷ đồng.
Trong phiên liền trước, cổ phiếu EIB cũng đã được các nhà đầu tư
bí mật nào đó mua thỏa thuận hơn 35 triệu cổ phiếu tương đương gần 560 tỷ đồng.
Tình trạng mua - bán thỏa thuận bất thường cổ phiếu EIB và kéo dài
trong cả tháng qua. Tính chung cả tháng 10-2012 và ngày đầu tiên của tháng 11,
đã có tổng cộng khoảng 114 triệu cổ phiếu EIB được chuyển nhượng không qua khớp
lệnh với tổng trị giá lên tới 1.800 tỷ đồng, bằng gần 10% vốn hóa của cổ phiếu
này.
Và một câu hỏi đã được đặt ra, vậy ai đang bán ra và ai đang mua
gom số lượng lớn cổ phiếu này. Có chăng sau sự biến động nhân sự trong HĐQT ở
ACB, Sacombank thì Eximbank có xuất hiện nhân vật mới?. Tất cả đang được thị trường
dõi theo. Tuy nhiên, các bên mua bán và cơ quan quản lý thị trường vẫn im lặng
trước những biến động này
Những góc khuất
Vụ thâu tóm, đổi chủ sở hữu tại Sacombank có lẽ đã gần tới hồi kết
thúc. Theo tân chủ tịch Sacombank, ông Đặng Văn Thành hiện chỉ còn nắm giữ gần
4% cổ phần Sacombank, trong khi ông Đặng Hồng Anh nắm giữ 3,46% cổ phần
Sacombank.
Ông Thành và người nhà đã dần dần rút ra khỏi ngân hàng mà ông đã
xây dựng trong suốt 20 năm qua. Những gương mặt mới tại STB cũng đã xuất hiện.
Thanh tra tại ngân hàng này cũng đã hoàn thành hôm 5-10.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn về sự thiếu minh bạch trong
các giao dịch tại STB, EIB nói riêng và trên thị trường chứng khoán cũng như
trong hệ thống ngân hàng nói chung.
Dẫu rằng những người vi phạm, mua bán cổ phiếu STB không công bố
như Công ty CP đầu tư tài chính Sài Gòn Á Châu, Công ty CP đầu tư Sài Gòn Exim
và ông Trần Phát Minh... đã bị xử phạt nhưng hình phạt rất nhẹ. Trong khi đó,
tác động của vụ thâu tóm STB tới thị trường là khá lớn.
Điều mà nhiều nhà đầu tư quan tâm là liệu việc thâu tóm Sacombank
có vi phạm pháp luật và tiền đâu thâu tóm ngân hàng vẫn chưa có câu trả lời.
Những cam kết của Thống đốc NHNN khi trả lời chất vấn Quốc hội kỳ họp trước sẽ
công khai kết quả thanh tra toàn diện một số ngân hàng thương mại có liên quan
đến vụ thâu tóm Sacombank hồi cuối tháng 8-2012 cũng vẫn chưa được thực hiện.
Giải thích về nguồn tiền ở đâu để các cổ đông mới mua cổ phiếu và
thay đổi chủ sở hữu tại Sacombank, đại diện 1 ngân hàng cho biết, không nên đặt
vấn đề tiền ở đâu ra vì đương nhiên, tiền từ trong hệ thống ngân hàng. Cũng
không nên đặt vấn đề với một tổ chức tín dụng là anh cho ai vay tiền, mà quan
trọng là anh cho vay có đúng pháp luật hay không?
Vấn đề được đặt ra là, để hợp sức được 51% cổ phần STB như
Eximbank đã từng tuyên bố thì số lượng tiền bỏ ra ở đây rất nhiều. Quá trình
thâu tóm STB diễn ra trong một thời gian khá dài. Nó khiến giá cổ phiếu STB
biến động rất mạnh nhưng gần như toàn bộ các nhà đầu tư trên thị trường chứng
khoán lại không chính thức được biết về các động thái của các cổ đông lớn. Sự
thiệt hại đối với các cổ đông nhỏ lẻ cũng như các nhà đầu tư có ý định đầu tư
vào STB chắc hẳn là có.
Trong bối cảnh mà các nhà đầu tư "sống" bằng tin đồn thì
các cơ quan chức năng không có động thái gì. Gần nửa tháng sau khi thương vụ
thâu tóm Sacombank lộ ra ngoài ánh sáng thì Ủy ban Chứng khoán mới công bố xử
phạt những tổ chức và cá nhân sai phạm khi mua gom cổ phiếu STB trước đó vài ba
tháng.
Không chỉ trên TTCK, nhiều người còn tỏ ra lo ngại về sự bất ổn
trong hệ thống ngân hàng nếu tiền được sử dụng không đúng để thâu tóm 1 ngân
hàng thương mại. Các hình thức cầm cố, repo (nếu có) để thực hiện các phi vụ
thâu tóm có thể khiến các ngân hàng vốn đang rất khó khăn về nợ xấu trở nên yếu
kém, ít nhất là về mặt thanh khoản hơn.
Trong 1 phát biểu gần đây, đại diện của Eximbank - hiện là cổ đông
lớn tại Sacombank với tỷ lệ 9,73% cho biết, các cổ đông lớn của Sacombank có ý
tưởng về kế hoạch mở rộng thông qua sáp nhập, đúng như chủ trương giảm số lượng
để tăng cường sức mạnh tài chính của các ngân hàng.
Tuy nhiên, trước khi điều đó có thể diễn ra thì một vấn đề đang
được quan tâm là sau những giao dịch ngàn tỷ trên là ai, ngoài sự rút lui của
ông Thành và gia đình ở Sacombank thì có những ai đang bán ra cổ phiếu
Eximbank. Và tất nhiên, sau người đi sẽ có người đến. Đó là điều thị trường
đang cần sự minh bạch, nhất là trong hoàn cảnh hiện nay.
Theo Mạnh
Hà
Vef.vn
Vef.vn
( * ) Đầu đề này do Phamvietdao.net đặt !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001