Thứ Tư, 21 tháng 11, 2012

Xã hội dân sự phản đối bản Tuyên ngôn Nhân Quyền đầy sai sót của ASEAN 


FORUM-ASIA/VNHRD - Ngày 15/11/2012, Phnom Penh, Cambodia - Hôm nay, 65 nhóm, tổ chức dân sự cấp cơ sở, quốc gia, khu vực, và quốc tế đang kêu gọi các nước thành viên ASEAN hoãn việc thông qua Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN, cái không hề xứng đáng với tên gọi của nó.

Các tổ chức quyết tâm từ chối bản Tuyên ngôn nếu nó được thông qua với văn bản hiện tại. Thay vào đó, họ kêu gọi các nước thành viên ASEAN gửi bản dự thảo này về lại Ủy ban Liên chính phủ ASEAN về Nhân quyền (AICHR) với sự hướng dẫn để sửa lại cho nó phù hợp với luật nhân quyền quốc tế. 

Tuyên ngôn hiện nay, không nghi ngờ gì nữa, nó không đáp ứng các tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế, huống hồ lại thêm thắt cho nó. Nó đi ngược lại sự đồng thuận quốc tế về nguyên tắc nhân quyền đã tồn tại trong hơn sáu thập kỷ qua. Đáng quan tâm nhất là những quy định cụ thể trong các nguyên tắc chung của Tuyên ngôn, nó xé nát những khái niệm cốt lõi của quyền con người vốn đã được chấp nhận từ lâu. Theo những quy định này, sự thụ hưởng các quyền quy định trong Tuyên ngôn phải “cân bằng với thực hiện nhiệm vụ” (Nguyên tắc 6), phải chịu sự chi phối của “bối cảnh quốc gia và khu vực” và chiếu cố đến các nền tảng văn hóa, tôn giáo và lịch sử khác nhau” (Nguyên tắc 7). Hơn nữa, tất cả các quyền quy định trong Tuyên ngôn sẽ bị hạn chế trên một mảng rộng các yếu tố bao gồm “an ninh quốc gia” và “đạo đức xã hội” (Nguyên tắc 8).

Không hề có một thiết chế khu vực hay quốc tế nào áp dụng tính “cân bằng” giữa việc thụ hưởng các quyền và tự do với nhiệm vụ và trách nhiệm. Ngược lại, những thiết chế hiện nay được hình thành trên ý tưởng rằng quyền con người trong tất cả mọi người có từ lúc sinh ra, không phải là loại hàng hóa cần tìm kiếm. Trong thực hành Luật pháp quốc tế không cho phép những hạn chế quy mô, có hiệu lực như vậy, cái có thể dùng để biện hộ cho hành vi vi phạm các quyền được bảo đảm ở những nơi khác trong Tuyên ngôn. Cuối cùng, luật pháp quốc tế đặt lên tất cả các thành viên ASEAN Kỳ một nhiệm vụ, bất kể “bối cảnh quốc gia và khu vực” của họ, phải tôn trọng và bảo vệ tất cả các quyền con người và các quyền tự do cơ bản.

Các nhóm xã hội dân sự đã nhiều lần bày tỏ quan ngại nghiêm trọng trong quá trình soạn thảo và nội hàm của Tuyên ngôn kể từ khi nó khởi động. Ủy ban Liên chính phủ ASEAN về Nhân quyền đã gặp gỡ các nhóm xã hội dân sự khu vực vào thời điểm cuối của quá trình này và đã bỏ qua hầu hết các khuyến nghị của họ. Một số nước đã tổ chức tham vấn với các nhóm xã hội dân sự trong quốc gia cảu mình, nhưng các cuộc họp đó hầu như không hiệu quả. Ở một số nước khác thì không hề có tham vấn nào được tổ chức. Hầu hết quá trình soạn thảo đã được tiến hành trong bí mật và các văn bản hiếm khi được chia sẻ và không bao giờ được công bố công khai.

Đối với Chính phủ Campuchia, việc thông qua Tuyên ngôn sai sót cơ bản này trong thời gian Hội nghị cấp cao ASEAN 21 tại Phnom Penh sẽ phản ánh tiêu cực về vai trò và di sản của nó trong việc xây dựng hệ thống nhân quyền của khu vực.

Ủy ban Liên chính phủ ASEAN về Nhân quyền cũng nên tiến hành soạn thảo một cách minh bạch và mời các nhóm tổ chức xã hội dân sự cơ sở, quốc gia, khu vực và quốc tế tham gia quá trình này một cách có ý nghĩa.

Nếu các nước thành viên ASEAN từ chối để tiếp tục quá trình soạn thảo và tiến hành thông qua Tuyên ngôn trong hình thức hiện tại của nó, các tổ chức sẽ phản bác Tuyên ngôn và lên án phê chuẩn nó. Những người dân trong khu vực và cộng đồng quốc tế nhân quyền và các bên liên quan sẽ tiếp tục dựa chủ yếu vào các thiết chế quốc tế hiện hành để bảo vệ quyền con người trong ASEAN.

Được ký tên bởi:

ASEAN Watch, Thailand
ALTSEAN-Burma
Asian Forum for Human Rights and Development (FORUM-ASIA)
ASEAN LGBTIQ Caucus
Asia Indigenous Peoples Pact (AIPP)
Asosiasi Kewirausahaan Sosial Indonesia (AKSI)
Amnesty International
Article 19
ASEAN Disability Forum (ADF)
Bank Information Centre (BIC)
Boat People S.O.S.
Burma Issues
Burma Partnership (BP)
Cambodian Food and Service Workers Federation (CFSWF)
The Cambodian Human Rights and Development Association (ADHOC)
The Cambodia Youth Indigenous Association (CIYA)
Civil Rights Defenders
Coalition to Abolish Modern-day Slavery in Asia
Community Management Centre (CMC)
DEMA Malaysia
Dignity Interntional
ELSAM Papua
Focus on the Global South
FONGTIL – The NGO Forum of Timor-Leste
Housing Rights Task Force (HRTF)
Human Rights Foundation of Monland (HURFOM)
Human Rights Watch
IMPARSIAL- The Indonesian Human Rights Monitor
Independent Democracy of Informal Economy Association (IDEA)
The International Gay and Lesbian Human Rights Commission (IGLHRC)
Indigenous Peoples Task Force (IPTF)
Indonesia for Humans
International Commission of Jurists (ICJ)
International Federation for Human Rights (FIDH)
Institute for Essential Services Reform (IESR), Indonesia
Knowledge and Rights with Young People through Safer Spaces (KRYSS)
Land Reform Chiang Mai
Lembaga Bantuan Hukum Yogyakarta
Migrant Forum in Asia
Nationalities Youth Forum
Palaung Women’s Organization
Peace Way Foundation
People’s Empowerment Foundation
People Like Us (PLU)
Philippine Alliance of Human Rights Advocates (PAHRA)
Philwomen on ASEAN
Protection International
PT Foundation
Rainbow Rights Project Inc.
SAMIN Indonesia
Sayoni
Seksualiti Merdeka
Shwe Gas Movement
Southeast Asia Committee for Advocacy (SEACA)
Solidaritas Perempuan
Southeast Asia Women’s Caucus on ASEAN
Task Force Detainees Philippines (TFDP)
Taxi Network Thailand
Thai Transgender Alliance
The Commission for the Disappeared and Victims of Violence (KontraS)
Towards Ecological Recovery and Regional Alliance (TERRA)
Disabled Persons International (Asia-Pacific)
Peace and Conflict Studies Center (National University of Timor-Leste)
People’s Empowerment Foundation (PEF)
Urban Community Mission Jakarta

Yap Swee Seng, Asian Forum for Human Rights and Development, tel: +66 81 8689178 (Bangkok), +855 13 995545 (Phnom Penh)
Emerlynne Gil, International Commission of Jurists, tel: +66840923575
Mora Sar, ASEAN Grassroots Peoples’ Assembly, tel: +85516525781
Atnike Sigiro, KontraS, tel: +628129401766
Ye Shiwei, International Federation for Human Rights, tel: +66896735265
Sister Cres Lucero, Task Force Detainees of the Philippines, tel: +6329209891642



nguồn:http://danlambaovn.blogspot.com/2012/11/xa-hoi-dan-su-phan-oi-ban-tuyen-ngon.html#more
======================================================================
Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam ký chung với 55 Xã hội dân sự quốc tế bác bỏ bản Tuyên ngôn nguy hại về Nhân quyền của ASEAN



Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm người Việt Nam (Vietnam Committee on Human Rights) và Cơ sở Quê Mẹ: Hành động cho Dân chủ Việt Nam (Quê Me: Action for Democracy in Vietnam) là hai trong 55 tổ chức Xã hội dân sự quốc tế ký tên chung bác bỏ bản Tuyên ngôn nguy hại về Nhân quyền của ASEAN (Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á) do mười quốc gia thông qua hôm chủ nhật 18.11.2012 tại Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 21 ở Nam Vang, Cam Bốt.

Tham chiếu trên đầu môi chót lưỡi những nguyên tắc phổ quát trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền LHQ, Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN (AHRD) tránh xa các nguyên tắc của Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế bằng cách gò bó quyền con người trong một "bối cảnh khu vực và quốc gia" và trong "những bối cảnh chính trị, kinh tế, luật pháp, xã hội, văn hóa, lịch sử và tôn giáo khác nhau" (Đoạn 7), và nhấn mạnh đến các nguyên tắc "không đối đầu, tránh tiêu chuẩn nước đôi và chính trị hóa nhân quyền" (Đoạn 9). 

Ông Võ Văn Ái, Chủ tịch Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người, đã bình luận rằng: "Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN đã cung cấp chính thức cho các chính phủ ASEAN một "môn bài đàn áp", một "sự biện giải cho việc tiếp tục vi phạm nhân quyền chống lại nhân dân". Đây là sự thoái bộ. Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN tái sinh bóng ma "Ngoại lệ Nhân quyền Châu Á" của những năm 1990 để công kích các nguyên tắc nhân quyền phổ quát. "

Ông Ái nhắc lại chuyện Việt Nam và các nước ASEAN đã ký "Tuyên ngôn Bangkok" để kêu gọi cho "Ngoại lệ Nhân quyền Châu Á" dựa trên "các đặc thù quốc gia và khu vực" để yêu sách "không can thiệp vào nội bộ quốc gia, cũng như không được sử dụng nhân quyền như một công cụ áp lực chính trị". Khái niệm "Ngoại lệ Châu Á" này đã bị các quốc gia thành viên LHQ bác bỏ tại "Hội nghị Nhân quyền Thế giới" năm 1993 ở thủ đô Vienna. Nhưng nay đang được phục sinh qua Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN". 

Ông Ái nhấn mạnh rằng Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN sẽ tác động nghiêm trọng tại Việt Nam, vì nhiều điều khoản bắt nhân quyền tuân thủ luật pháp quốc gia hơn là việc bắt luật pháp quốc gia tuân thủ các nhân quyền cơ bản. Việt Nam vẫn tiếp tục đàn áp các bloggers, các nhà bảo vệ nhân quyền, các nhà ly khai chính trị hay tôn giáo dưới điều luật mơ hồ gọi là "an ninh quốc gia" hoàn toàn trái chống với pháp luật nhân quyền quốc tế. Tất cả sẽ được Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN bao che. 

Ông Võ Văn Ái cũng tiết lộ rằng bản thảo Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN mà Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người có được trước khi công bố, cho thấy nhiều điều khoản hạn chế nhân quyền do Việt Nam và nước liên minh Lào Cộng đề xuất. Bao gồm các điều khoản quốc gia, khu vực và những đặc thù văn hóa, sự "cân bằng" giữa các quyền cơ bản và trách vụ, quyền lực của các chính phủ hạn chế các quyền cơ bản dựa trên "đạo đức chung" và "an ninh quốc gia". Việt Nam cũng dè dặt về quyền tự do ngôn luận và quyền tự do tham chính. Ông Ái nói "Ảnh hưởng xấu của Việt Nam làm lu mờ bản Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN, nhất là khi ta biết rằng sắp tới Tổng Thư ký ASEAN rơi vào tay nhà cộng sản Việt Nam Lê Lương Minh. Điều đã được xác nhận tại Thượng đỉnh ASEAN cuối tuần qua, ông Lương sẽ nhậm chức vào tháng giêng 2013. Một điềm xấu cho khu vực ASEAN". 

Sau đây là toàn văn bản Tuyên bố bác bỏ của 55 Xã hội dân sự quốc tế: 

Xã hội Dân sự tố cáo việc ASEAN thông qua bản Tuyên ngôn nguy hại về Nhân quyền: Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN chạy xa khỏi các tiêu chuẩn quốc tế 

Bất chấp sự quan tâm nghiêm trọng của những viên chức cao cấp LHQ, các chuyên gia Nhân quyền và hàng trăm Xã hội dân sự cũng như các tổ chức cơ sở tại các quốc gia, các khu vực hay quốc tế, các nhà lãnh đạo Hiệp hội Đông Nam Á (ASEAN) vừa thông qua hôm qua « Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN ». Một tuyên ngôn làm suy yếu thay vì khẳng định các tiêu chuẩn pháp lý nhân quyền quốc tế. Văn kiện này là lời tuyên xưng quyền lực của các chính phủ, hóa trang thành tuyên ngôn nhân quyền. 

Đáng trách là các chính quyền thuộc ASEAN quá tắc trách để ra một Tuyên ngôn hàm ý là nhân dân các nước họ không được hưởng các quyền cơ bản như nhân dân ở Châu Âu, Châu Phi và Châu Mỹ. Nhân dân các nước ASEAN sẽ chẳng bao giờ chấp nhận mức bảo vệ nhân quyền thấp hơn các nước khác trong thế giới. 

Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN lẽ ra phải được phản ảnh niềm tin phổ quát rằng bảo vệ nhân quyền đồng nghĩa với sự hạn chế quyền lực của các chính phủ. Thay vì thế, Tuyên ngôn vừa thông qua dựa vào các « nguyên tắc chung » nguy hại, bản Tuyên ngôn sẽ giúp cho việc biện minh có-sẵn để vi phạm nhân quyền của người dân đang sống dưới pháp quyền của các chính phủ ASEAN. Các nguyên tắc nguy hại bao gồm việc cân bằng giữa các quyền cơ bản được hưởng với các nghĩa vụ mà chính quyền áp đặt lên mỗi cá nhân, việc thực hiện nhân quyền bị hạn chế theo bối cảnh quốc gia hay khu vực, và những hạn chế bao rộng và toàn bộ trên những quyền nêu ra trong Tuyên ngôn, kể cả các quyền vốn không được hạn chế. Trong nhiều điều khoản, các quyền được hưởng bị luật pháp quốc gia khống chế, thay vì đòi hỏi pháp luật phải bảo vệ nhân quyền. 

Bản Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN không bao gồm một số quyền cơ bản và những tự do căn bản thiết yếu, như quyền tự do lập hội và quyền bảo vệ những người bị bắt cóc. 

Vào phút chót, lời tuyên bố phụ chú của các nhà lãnh đạo ASEAN thêm vào bản Tuyên ngôn chẳng giúp gì cho vấn nạn nhân quyền trọng yếu, ngoài việc tái xác nhận sự cam kết của các thành viên chính phủ ASEAN tuân thủ Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền LHQ cùng những công ước khác trong việc thực hiện Tuyên ngôn Nhân quyền Quốc tế. Bao lâu những Nguyên tắc chung trong bản Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN cùng với sự thiếu vắng pháp luật còn chứa đựng trong Tuyên ngôn, thì đây là một thông điệp sai lầm về động thái né tránh những nghĩa vụ quốc tế nhằm bảo vệ nhân quyền. 

Thật vô cùng đáng tiếc sự kiện các chính phủ trong ASEAN vốn theo thể chế dân chủ và cởi mở trên lĩnh vực nhân quyền lại nhượng bộ dưới áp lực của các chính phủ thù nghịch với nhân quyền để thông qua bản tuyên ngôn vô cùng nguy hại. 

Một lần nữa chúng tôi chống đối hệ thống "tham khảo và đồng thuận" để lấy quyết định của ASEAN, đang bước thêm một bước thất bại. Đồng thời cho thấy nghị trình Nhân quyền của ASEAN bị các quốc gia thành viên chỉ đạo, mà chẳng cần tham khảo với một đoàn ngũ rộng lớn của các Xã hội dân sự và các tổ chức cơ sở đang ngày đêm hoạt động cho nhân quyền và nhân dân trong khu vực ASEAN. 

Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN không xứng với danh xưng của nó. Vì vậy chúng tôi bác bỏ Tuyên ngôn này. Chúng tôi sẽ không bao giờ sử dụng bản Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN trong công tác bảo vệ nhân quyền khu vực. Chúng tôi sẽ không bao giờ viện dẫn Tuyên ngôn khi có dịp trao đổi với ASEAN hay các quốc gia thành viên ASEAN, ngoại trừ việc lên án Tuyên ngôn như một văn bản thù nghịch với nhân quyền. Chúng tôi sẽ tiếp tục tin tưởng và dựa vào các luật pháp nhân quyền theo tiêu chuẩn quốc tế, khác hẳn với Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN, vốn được quy định cho mọi cá nhân, đoàn thể và nhân dân tại các nước ASEAN để bảo vệ mọi quyền tự do mà họ được hưởng. Chúng tôi nhắc nhở các quốc gia thành viên ASEAN rằng, các nghĩa vụ đối với luật pháp quốc tế phải là điều thay thế cho mọi tranh chấp phát xuất từ các điều trong bản Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN. Bản Tuyên ngôn Nhân quyền ASEAN này không được sử dụng làm căn bản cho sự bất tuân của một quốc gia hầu tránh né các nghĩa vụ quốc tế của quốc gia ấy. 

Đồng ký tên: 

1. Aliansi Masyarakat Adat Nusantara 
2. ALTSEAN Burma 
3. Amnesty International 
4. Arus Pelangi 
5. ASEAN Watch Thailand 
6. Asian Center for the Progress of the Peoples (ACPP) 
7. Asian Forum for Human Rights and Development (FORUM-ASIA) 
8. ASEAN LGBTIQ Caucus 
9. ARTICLE 19 
10. Boat People SOS 
11. Burma Partnership 
12. Cambodian Food and Service Workers' Federation (CFSWF) 
13. Cambodian Human Rights and Development Association (ADHOC) 
14. Cambodian Independent of Civil-Servant Association (CICA) 
15. Cambodian League for the Promotion and Defense of Human Rights (LICADHO) 
16. Cambodian Workers Center for Development (CWCD) 
17. Cambodian Youth Network (CYN) 
18. Coalition of Cambodian Farmer Community (CCFC) 
19. Forum for Democracy in Burma 
20. Forum LGBTIQ Indonesia 
21. Human Rights Defenders-Pilipinas (HRDP) 
22. Human Rights Education Institute of Burma (HREIB) 
23. Human Rights Watch 
24. IMPARSIAL (The Indonesian Human Rights Monitor) 
25. Independent Democratic of Informal Economy Association (IDEA) 
26. Indonesia for Human’s 
27. Informal Service Center (INSEC) 
28. International Commission of Jurists (ICJ) 
29. International Federation for Human Rights (FIDH) 
30. International Gay and Lesbian Human Rights Commission (IGLHRC) 
31. Justice for Sisters, Malaysia 
32. Knowledge and Rights with Young People Through Safer Spaces (KRYSS) 
33. Lao Movement for Human Rights 
34. Lawyers For Liberty (Malaysia) 
35. Lawyers’ Rights Watch Canada 
36. Migrant Forum in Asia (MFA) 
37. Myanmar Youth Empowerment Program 
38. Myanmar Youth Forum 
39. NGO Coordinating Committee on Development (NGO-COD), Thailand 
40. People's Action for Change, Cambodia 
41. People’s Solidarity for Participatory Democracy (PSPD) 
42. People's Watch (India) 
43. Philippine Alliance of Human Rights Advocates (PAHRA) 
44. Philippine Human Rights Information Center (PHILRIGHTS) 
45. Philippine NGO Coalition on the UN Convention on the Rights of the Child 
46. Quê Me: Action for Democracy in Vietnam / Cơ sở Quê Mẹ: Hành động cho Dân chủ Việt Nam 
47. Sayoni, Singapore 
48. Seksualiti Merdeka, Malaysia 
49. South East Asian Committee for Advocacy (SEACA) 
50. Suara Rakyat Malaysia (SUARAM) 
51. Task Force Detainees of the Philippines (TFDP) 
52. Thai Volunteer Service (TVS) 
53. The Commission for Missing Persons and Victims of Violence (Kontras) 
54. Towards Ecological Recovery and Regional Alliance (TERRA) 
55. Vietnam Committee on Human Rights / Ủy ban Bảo vệ Quyền Làm Người Việt Nam 
*
Quê Mẹ : Hành động cho Dân chủ Việt Nam
& Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam

B.P. 60063 - 94472 Boissy Saint Léger cedex (France) - Tel.: (Paris) (331) 45 98 30 85
Fax : Paris (331) 45 98 32 61 - E-mail : queme.democracy@gmail.com
Web : http://www.queme.net

nguồn:http://danlambaovn.blogspot.com/2012/11/uy-ban-bao-ve-quyen-lam-nguoi-viet-nam.html#more
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
           Sẽ xóa những comment nói tục
           Thinhoi001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001