Thứ Bảy, 17 tháng 11, 2012

NGƯỜI NGA BÌNH LUẬN VỀ CUỘC CHUYỂN GIAO QUYỀN LỰC TẠI TRUNG QUỐC 


Ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung Quốc mang tính chuyển tiếp

Заседание китайская коммунистическая партия китай коммунизм
Ở Trung Quốc vừa hoàn tất bước quan trọng nhất về chuyển giao thế hệ trong tầng lớp lãnh đạo cao cấp đảng và nhà nước. Hôm thứ Tư tại Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản đã bầu tổng bí thư mới và thành lập các cơ quan hàng đầu của Đảng. Quan trọng nhất trong số đó là Ban Thường vụ Bộ Chính trị, có nhiệm vụ quyết định sự phát triển của đất nước. Phóng viên đài “Tiếng nói nước Nga” Igor Denisov truyền về từ Bắc Kinh:
Nhân dịp bầu ra lãnh đạo mới, tờ “Nhân dân nhật báo" ra số đặc biệt với nhan đề màu đỏ. Ở cột bên phải trang nhất đăng bức ảnh tượng trưng cho việc chuyển giao quyền lực – các tổng bí thư cũ và mới Hồ Cẩm Đào và Tập Cận Bình bắt tay nhau. Bên dưới là chân dung của bảy thành viên Ban thường vụ. Trong số 9 ủy viên trước đây nay chỉ có Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường duy trì vị trí của mình. Trong tháng Ba năm sau, tại phiên họp quốc hội, ông Tập và ông Lý sẽ ngồi ghế tương ứng Chủ tịch nước Đào và Thủ tướng Hội đồng Nhà nước Trung Quốc.
Điều này có lẽ dự đoán duy nhất mà không có gì phải hoài nghi. Các nhà phân tích theo các quá trình trong giới thượng lưu chính trị Trung Quốc, cho đến tháng Ba năm tới, sẽ không thiếu việc làm. Và trọng tâm của sự chú ý của họ sẽ là năm ủy viên còn lại của Ban Thường vụ Bộ Chính trị, trong đó, theo ý kiến chung, đều bảo thủ vừa phải.
Trong số những người mới được bầu, có thể thấy nhà cải cách nổi bật và phù hợp là Vương Kỳ Sơn. Tuy nhiên, nhà quản lý giàu kinh nghiệm này sẽ không giám sát công cuộc hiện đại hóa nền kinh tế mà sẽ phụ trách chương trình chống tham nhũng và xây dựng “chính phủ trong sạch".Việc bổ nhiệm Vương Kỳ Sơn là thư ký Ủy ban thanh tra và Kỷ luật Trung ương khiến nhiều người ngạc nhiên. Tuy vậy, có khả năng rằng kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng sẽ cho phép ông hoạt động hiệu quả hơn chống sự lạm dụng của các quan chức, đặc biệt là với việc đưa vốn có nguồn gốc tham nhũng ra nước ngoài.
Các vụ bê bối tham nhũng lớn nhất trong năm nay, tất nhiên, là trường hợp của Bạc Hy Lai. Ủy viên Ban thường vụ Bộ Chính trị Trương Đức Giang được thăng tiến gián tiếp nhờ việc Bạc Hy Lai bị sa thải. Trương Đức Giang đã được đề cập thường xuyên nhất trong các phương tiện truyền thông Trung Quốc trong những tháng gần đây, bởi ông ta được bổ nhiệm vào chức vụ bí thư thành ủy Trùng Khánh thay cho Bạc Hy Lai. Việc Trương Đức Giang được cử đến khắc phục hậu quả của “nhà thử nghiệm Trùng Khánh” cho thấy ông ta được ban lãnh đạo đảng hàng đầu tin tưởng như thế nào. Theo các chuyên gia, đến tháng 3 năm 2013 Trương Đức Giang sẽ đảm nhận trách nhiệm đứng đầu Quốc hội Trung Quốc.
Uỷ ban Thường vụ Hội nghị Hiệp thương chính trị nhân dân Trung Quốc có khả năng sẽ do Du Chính Thanh, trước đây giữ chức bí thư thành ủy Thượng Hải phụ trách. Giống như các đồng nghiệp của ông trong Ban Thường vụ là Trương Đức Giang và Vương Kỳ Sơn, Du Chính Thanh thuộc giới con ông cháu cha - nhóm không chính thức của các quan chức gồm con em của các nhân vật cao cấp, cộng sự của Mao Trạch Đông. Trong ban lãnh đạo chính trị mới của Trung Quốc, Du Chính Thanh, chỉ trẻ hơn hai tuổi so với Hồ Cẩm Đào, có khả năng được giao phó chức năng trung gian hòa giải chính thức, liên kết chặt chẽ với các thế hệ lãnh đạo trước đây. Nhờ mạng lưới rộng lớn của mình, ông có thể thương lượng các nhóm lợi ích khác nhau.
Các vấn đề nội bộ được ủy thác cho Liu Yunshan, trước đây đứng đầu Ban Tuyên giáo Trung ương. Bắt đầu sự nghiệp của mình từ nghề báo, Liu Yunshan có kinh nghiệm sâu rộng trong hệ thống tuyên truyền của Đảng và có tiếng là bảo thủ. Theo hội nghị trung ương mới đây, ông Liu sẽ lãnh đạo Ban Thư ký trung ương. Bí thư thành ủy Thiên Tân Zhang Kao-li có thể sẽ là người kế cận Lý Khắc Cường làm Phó Chủ tịch Hội đồng Nhà nước, trên thực tế, "nhân vật thứ hai" trong chính phủ. Tuy nhiên, chuyên gia không coi Liu Yunshan và Chang Kao-li là ứng cử viên đầy hứa hẹn cho các chức vụ hàng đầu.
Nghịch lý Ban Thường vụ Bộ Chính trị mới là trong thực tế, đây là một cơ quan chuyển tiếp, để đảm bảo việc chuyển giao suôn sẻ quyền lực từ thế hệ thứ tư sang thế hệ thứ năm. Một số người trong số đó không trẻ hơn nhiều so cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và cựu Thủ tướng Ôn Gia Bảo. Trẻ nhất trong đó là hai nhân vật hàng đầu trong ban lãnh đạo nhà nước tương lai là Tập Cận Bình và Lý Khắc Cường. Đến Đại hội kế tiếp vào năm 2017, tất cả 5 đồng nghiệp của họ sẽ về hưu, trừ khi đưa ra thay đổi hạn chế hiện hành về tuổi tác. Trong bất kỳ trường hợp nào, chỉ có 5 năm tới mới có thể nói về chuyển giao hoàn toàn thế hệ các nhà lãnh đạo thập niên 1950. Trong khi chờ đợi, họ sẽ phải chia sẻ quyền lực và phải tuân theo thế hệ những năm 1940. Tính bảo thủ vừa phải của Ban lãnh đạo mới cho thấy rằng trong 5 năm tới không thể có bước đột phá trong cải cách. Sự thay đổi cán cân quyền lực trong "thế hệ thứ năm" sẽ được đánh giá vào trong tháng ba tới, khi một số nhà lãnh đạo mới tiếp nhận chức vụ nhà nước.
( Tiếng nói nước Nga )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001