Giữa lúc còn nhiều người, chính sách "trên trời", hài kịch thắng thế (không chỉ trên sân khấu), Táo Giao thông Chí Trung lại "quay ngoắt" ra dựng chính kịch.
1. Chuyến phà một tối mưa bão đã trở thành bước ngoặt khó quên.
Đây không phải lời mở đầu của cuốn tiểu thuyết Giông gió nào đó, mà là về chuyện thật mới xảy ra hồi cuối tháng 10, tại bến phà Bính (Hải Phòng). Sự kiện đã khiến trưởng, phó cùng hàng loạt nhân viên phà chịu cách chức, kỷ luật[1].
Nguồn cơn bắt đầu từ việc đoàn kiểm tra công tác phòng chống bão Sơn Tinh của TP Hải Phòng khi trở về đã bị bến phà Bính từ chối chuyên chở. Do đi xe biển trắng, cuối cùng đoàn cũng phải chi tiền "làm luật" như dân thường mới được đưa qua.
Sự việc còn thêm phần "kịch tính", là khi bị bến phà làm khó, trưởng đoàn công tác, Bí thư TP Hải Phòng gọi điện cho Giám đốc Sở GTVT, thì điện thoại của vị này... hết pin. Một sự trùng hợp oái oăm, chẳng khác nào lên thi vấn đáp lại nhớ ra quên câu trả lời... ở nhà.
"May" nhờ có bão, nhờ cái biển trắng, nhờ nhân viên bến phà "làm luật" nhầm phải lãnh đạo (chứ không phải thường dân) mà chuyến thị sát mới làm "lòi cái kim" trong bọc. Vậy mới thấy, nhiều khi chuyện đẳng cấp không chỉ phụ thuộc vào hạng xe của chủ nhân, mà còn vào màu của biển xe.
Chỉ sau nửa tháng, mọi trắng đen đã rõ, ai phải bị kỷ luật đã bị kỷ luật, cần cách chức đã cách chức. Không hề có dấu vết của "chìm xuồng" hay sự vụ phức tạp cần điều tra, nghiên cứu thêm.
Có lẽ cũng vì những cái "may" trên mà sự việc đã được xử lý vô cùng triệt để, nhanh chóng. Bởi chắc chắn, trong ngày bão đổ bộ đó, rất nhiều người dân cũng đã bị "làm luật" khi đang trên đường chạy nạn, nhưng liệu họ kêu thì có "thấu" được chăng.
Cũng trong đợt bão Sơn Tinh, tháp Truyền hình Nam Định cao 180m đã bị sập, làm dấy lên nhiều hoài nghi về chất lượng công trình. Sau độ nhanh chóng, quyết liệt xử lý vụ "làm luật" nhầm trên, hẳn chúng ta hoàn toàn có quyền lạc quan sớm thấy câu trả lời công khai, minh bạch cho "chuyện cái tháp".
2. Qua sự việc phà Bính, GS Nguyễn Minh Thuyết, nguyên Đại biểu Quốc hội, đề nghị: "Các vị lãnh đạo nên tăng cường vi hành đi. Đi biển trắng, biển xanh, thậm chí đi xe máy cũng được". Bởi "Có đi vi hành mới thấy mà xử lý"[2].
Nếu thực sẽ có một phong trào vi hành, đưa các lãnh đạo từ phòng máy lạnh ra sống và va chạm như dân thường, thì lại là thêm một cái may trong rủi. Có vậy, các lãnh đạo mới thấu nỗi "làm dân khó lắm" và may ra bớt được những lời khuyên, khẩu hiệu "đi mây về gió".
Không chỉ thế, sự việc này còn gợi ý một phương pháp thúc đẩy nhiều công việc ngổn ngang, chất đống sớm được giải quyết. Bằng cách: hãy để các lãnh đạo tự trải nghiệm theo đúng "Dân thường style" (kiểu sống của thường dân).
Ví dụ, dự án cứ treo mãi, hãy để lãnh đạo vào sống trong các dự án treo đó, để hiểu cái cảm giác thấp thỏm hàng ngày của đời sống tạm bợ. Khuyên người dân vùng thủy điện Sông Tranh 2 yên tâm ở lại, các lãnh đạo hãy về cùng sống, cùng "rung lắc" với người dân.
Còn nhớ, ông Nguyễn Bá Thanh, bí thư Tỉnh ủy Đà Nẵng chỉ sau một lần nằm viện mổ ruột thừa từng phải "mơ ước": "sao cho bệnh viện này 10 năm tới chất lượng phục vụ chỉ cần bằng 50% chất lượng phục vụ mình cho dân nhờ!".[3] Còn rất nhiều thứ mà mơ ước một thập kỷ sau, người dân được sánh ngang... một nửa lãnh đạo vẫn còn khá xa vời.
Chẳng hạn, vừa cách đây mấy hôm, hưởng ứng cuộc vận động "Nói không với phong bì" (mà bộ trưởng Kim Tiến có trần tình bà không phải người phát động), một tờ báo đã đăng tải bức "tâm thư" của một người nhà bệnh nhân ung thư[4].
Sau khi ca ngợi sáng kiến gửi ảnh bác sĩ nhận phong bì trực tiếp cho bộ trưởng, người nhà bệnh nhân cũng có vài lời trần tình. Thứ nhất, làm sao có thể vừa đưa phong bì cho bác sĩ vừa có thể chụp hình được. Thứ 2, "nếu mà không đưa phong bì mỗi lần tái khám thì ba cháu đâu được khám và chữa bệnh nhiệt tình".
Tác giả bức thư cũng "mạnh dạn" suy đoán: "...cháu nghĩ bác chưa bao giờ đi khám bệnh bình thường. Hay có thể do bác là Bộ trưởng, đi khám bệnh thì người ta chăm lo lấy lòng bác thôi chứ không phải như người dân chúng cháu đâu".
Suy đoán của tác giả bức thư này có phần thiếu căn cứ. Vì chính vị trưởng ngành Y tế trước đó trong phiên chất vấn tại Quốc hội đã khẳng định từng "tận mắt nhìn thấy" xếp hàng có 50 ngàn trong cuốn sổ sẽ được xếp trước. Trải nghiệm "mắt thấy tai nghe" đã đưa bà đến kết luận rằng: Cuộc chiến chống nạn phong bì "như cuộc đấu tranh thiện - ác. Lâu dài, không thể một sớm một chiều được"[5].
Mà hình như triết lý dân gian vẫn nói, cuộc đấu tranh thiện - ác là một thực tế vĩnh cửu của đời sống con người!
3. Cũng trong tuần qua, một bức thư khác, dù không gây sốt,
cũng không liên quan đến phong bì, xe chính chủ, nhưng rất đáng để suy
ngẫm. Đó là Thư ngỏ gửi ông bộ trưởng Bộ Nội vụ của vị nguyên Phó
TGĐ Đài Truyền hình VN, mà giờ nhiều người quen gọi là Tuấn "Cơm có
thịt"[6].
Bức thư kể về "hành trình gian nan" để được chính thức hóa một dự án nhằm đem lại những bữa cơm có thịt cho trẻ em vùng cao còn bao khốn khó. Bằng giọng trầm tĩnh của một người hẳn đã kinh qua gần hết mọi cung bậc cuộc đời, bức thư của ông gợi cho chúng ta nhiều điều.
Theo bức thư, nhóm của ông đã lập hồ sơ xin thành lập quỹ từ thiện "Cơm có thịt" gửi Bộ Nội vụ vào cuối tháng 5/2012. Nhưng sau tròn 5 tháng, tức hơn gấp 3 lần thời gian tối đa để trả lời, họ vẫn chưa nhận được dòng hồi âm nào. Lý do rất đơn giản là "chẳng có vướng mắc gì, chẳng qua lãnh đạo đi công tác suốt nên chưa trình được" và có vẻ chuyên viên không thích cái tên quỹ.
Ông cũng thẳng thắn bày tỏ, ông viết thư không nhằm mục đích đề nghị ông bộ trưởng đôn đốc việc cấp phép cho quỹ của mình. Bởi theo ông, bộ trưởng dẫu có đích thân làm thay nhân viên thì cũng chỉ được một vài lần.
Điều mà người cũng từng trải qua vị trí lãnh đạo cao này hướng đến là những thay đổi gốc rễ, triệt để. Thứ nhất là mong bộ trưởng cho rà soát có bao nhiêu hồ sơ đề nghị thành lập quỹ xã hội - từ thiện còn đang nằm tắc đâu đó ở bộ. Và thứ hai, hi vọng bộ trưởng nghiên cứu và nếu thấy điều kiện mức tiền góp để được lập quỹ từ thiện có cái chưa hợp lý, thì tham mưu, đề xuất sửa đổi cho hợp lý hơn.
Quả vậy, dù có chịu khó thường xuyên "vi hành", các nhà lãnh đạo cũng không thể tạo ra những thay đổi bản chất, nếu giữ tư duy xử lý theo vụ việc. Và những cuộc phát động, dù với vô vàn mỹ từ hấp dẫn hơn nhiều cái tên có phần phồn thực "Cơm có thịt", cũng sẽ có kết quả tương tự, nếu cứ viển vông, xa rời thực tế.
4. Dẫu sao, việc nỗ lực để tổ chức của mình được chính danh,
đường đường chính vẫn là rất cần thiết. Tầm quan trọng, không thể thiếu
của chính danh vốn đã được Khổng Tử, bậc triết gia vĩ đại sống cách
chúng ta mấy ngàn năm khẳng định.
Nhưng có lẽ vị "Vạn thế sư biểu" (bậc thầy của muôn đời) cũng khó hình dung có lúc chính danh còn thua... chính chủ. Ấy là nhắc đến chuyện về xe chính chủ ầm ĩ suốt tuần qua.
Người viết, vốn là kẻ "ngọng nghịu" với mọi thứ liên quan đến thủ tục hành chính và máy móc xe cộ, chẳng dám lạm bàn về vấn đề này. Thêm vào đó, câu chuyện cũng đã được "bàn nát" trên mặt báo, còn chăng chỉ là những điều... không được bàn.
Chỉ xin mượn lời một vị đại biểu Quốc hội mà tổng kết ngắn gọn rằng "đây là một chủ trương thiếu thực tiễn của những người ngồi trên trời làm chính sách"[7]. Trong khi thực tế, như một "phó thường dân" từng hơn 20 năm làm nghề sửa chữa và buôn bán xe máy, chỉ ra, việc sang tên đổi chủ khó khăn gấp hàng nghìn lần so với việc đăng ký mới. Và như vậy hàng triệu xe sẽ vĩnh viễn không đổi được chủ[8].
Tiếp "dầu vào lửa", báo Sài Gòn tiếp thị ngày 14/11 còn chỉ ra thêm "nhiều chính sách ở... trên trời!"[9].
Giữa lúc còn nhiều người và chính sách trên trời, hài kịch thắng thế (không chỉ trên sân khấu), "Táo Giao thông" Chí Trung lại có động thái... "quay ngoắt" ra dựng một vở chính kịch[10]. Sau ngót nghét 10 năm gắn bó với chiếu hài, không biết hành trình trở về này của vị "hot Táo" có bị cản trở gì vì tính chính chủ của... cá chép ông cưỡi không.
[1] Lý giải của GĐ Sở GTVT về việc Bí thư Thành ủy bị nhân viên phà Bính "làm luật"; PL&XH; 14/11/2012.
[2] Đi chống bão bằng xe biển trắng: "Tôi tin ông Bí thư"; Kienthuc.net.vn; 16/11/2012.
[3] Từ chuyện mổ ruột thừa, ông Nguyễn Bá Thanh nói về y đức; InfoNet; 14/07/2012.
[4] Thưa bộ trưởng, bác sĩ quát ba cháu khi chưa có phong bì; VnExpress, 15/11/2012.
[5] Phong trào không loại được phong bì; Lao động; 15/11/2012.
[6] Thư ngỏ gửi ông bộ trưởng Bộ Nội vụ, Tuổi trẻ, 15/11/2012.
[7] Phạt xe không chính chủ: Ngồi trên trời làm chính sách; VietNamNet; 12/11/2012.
[8] Hàng triệu xe máy vĩnh viễn không đổi được chủ; VietNamNet; 15/11/2012.
[9] Khi nhiều chính sách ở... trên trời!; SGTT; 14/11/2012.
[10] "Táo Giao thông" lại trở về với chính kịch; SGTT; 14/11/2012.
nguồn:http://www.baomoi.com/Home/ThoiSu/tuanvietnam.vietnamnet.vn/Tao-Giao-thong-quay-ngoat-khong-chinh-chu-ve-dau/9783478.epi
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Đây không phải lời mở đầu của cuốn tiểu thuyết Giông gió nào đó, mà là về chuyện thật mới xảy ra hồi cuối tháng 10, tại bến phà Bính (Hải Phòng). Sự kiện đã khiến trưởng, phó cùng hàng loạt nhân viên phà chịu cách chức, kỷ luật[1].
Nguồn cơn bắt đầu từ việc đoàn kiểm tra công tác phòng chống bão Sơn Tinh của TP Hải Phòng khi trở về đã bị bến phà Bính từ chối chuyên chở. Do đi xe biển trắng, cuối cùng đoàn cũng phải chi tiền "làm luật" như dân thường mới được đưa qua.
Sự việc còn thêm phần "kịch tính", là khi bị bến phà làm khó, trưởng đoàn công tác, Bí thư TP Hải Phòng gọi điện cho Giám đốc Sở GTVT, thì điện thoại của vị này... hết pin. Một sự trùng hợp oái oăm, chẳng khác nào lên thi vấn đáp lại nhớ ra quên câu trả lời... ở nhà.
"May" nhờ có bão, nhờ cái biển trắng, nhờ nhân viên bến phà "làm luật" nhầm phải lãnh đạo (chứ không phải thường dân) mà chuyến thị sát mới làm "lòi cái kim" trong bọc. Vậy mới thấy, nhiều khi chuyện đẳng cấp không chỉ phụ thuộc vào hạng xe của chủ nhân, mà còn vào màu của biển xe.
Chỉ sau nửa tháng, mọi trắng đen đã rõ, ai phải bị kỷ luật đã bị kỷ luật, cần cách chức đã cách chức. Không hề có dấu vết của "chìm xuồng" hay sự vụ phức tạp cần điều tra, nghiên cứu thêm.
Có lẽ cũng vì những cái "may" trên mà sự việc đã được xử lý vô cùng triệt để, nhanh chóng. Bởi chắc chắn, trong ngày bão đổ bộ đó, rất nhiều người dân cũng đã bị "làm luật" khi đang trên đường chạy nạn, nhưng liệu họ kêu thì có "thấu" được chăng.
Cũng trong đợt bão Sơn Tinh, tháp Truyền hình Nam Định cao 180m đã bị sập, làm dấy lên nhiều hoài nghi về chất lượng công trình. Sau độ nhanh chóng, quyết liệt xử lý vụ "làm luật" nhầm trên, hẳn chúng ta hoàn toàn có quyền lạc quan sớm thấy câu trả lời công khai, minh bạch cho "chuyện cái tháp".
Tháp truyền hình Nam Định đổ sập trong bão Sơn Tinh. Ảnh: Trọng Nghiệp/ VNE |
Nếu thực sẽ có một phong trào vi hành, đưa các lãnh đạo từ phòng máy lạnh ra sống và va chạm như dân thường, thì lại là thêm một cái may trong rủi. Có vậy, các lãnh đạo mới thấu nỗi "làm dân khó lắm" và may ra bớt được những lời khuyên, khẩu hiệu "đi mây về gió".
Không chỉ thế, sự việc này còn gợi ý một phương pháp thúc đẩy nhiều công việc ngổn ngang, chất đống sớm được giải quyết. Bằng cách: hãy để các lãnh đạo tự trải nghiệm theo đúng "Dân thường style" (kiểu sống của thường dân).
Ví dụ, dự án cứ treo mãi, hãy để lãnh đạo vào sống trong các dự án treo đó, để hiểu cái cảm giác thấp thỏm hàng ngày của đời sống tạm bợ. Khuyên người dân vùng thủy điện Sông Tranh 2 yên tâm ở lại, các lãnh đạo hãy về cùng sống, cùng "rung lắc" với người dân.
Còn nhớ, ông Nguyễn Bá Thanh, bí thư Tỉnh ủy Đà Nẵng chỉ sau một lần nằm viện mổ ruột thừa từng phải "mơ ước": "sao cho bệnh viện này 10 năm tới chất lượng phục vụ chỉ cần bằng 50% chất lượng phục vụ mình cho dân nhờ!".[3] Còn rất nhiều thứ mà mơ ước một thập kỷ sau, người dân được sánh ngang... một nửa lãnh đạo vẫn còn khá xa vời.
Chẳng hạn, vừa cách đây mấy hôm, hưởng ứng cuộc vận động "Nói không với phong bì" (mà bộ trưởng Kim Tiến có trần tình bà không phải người phát động), một tờ báo đã đăng tải bức "tâm thư" của một người nhà bệnh nhân ung thư[4].
Sau khi ca ngợi sáng kiến gửi ảnh bác sĩ nhận phong bì trực tiếp cho bộ trưởng, người nhà bệnh nhân cũng có vài lời trần tình. Thứ nhất, làm sao có thể vừa đưa phong bì cho bác sĩ vừa có thể chụp hình được. Thứ 2, "nếu mà không đưa phong bì mỗi lần tái khám thì ba cháu đâu được khám và chữa bệnh nhiệt tình".
Tác giả bức thư cũng "mạnh dạn" suy đoán: "...cháu nghĩ bác chưa bao giờ đi khám bệnh bình thường. Hay có thể do bác là Bộ trưởng, đi khám bệnh thì người ta chăm lo lấy lòng bác thôi chứ không phải như người dân chúng cháu đâu".
Suy đoán của tác giả bức thư này có phần thiếu căn cứ. Vì chính vị trưởng ngành Y tế trước đó trong phiên chất vấn tại Quốc hội đã khẳng định từng "tận mắt nhìn thấy" xếp hàng có 50 ngàn trong cuốn sổ sẽ được xếp trước. Trải nghiệm "mắt thấy tai nghe" đã đưa bà đến kết luận rằng: Cuộc chiến chống nạn phong bì "như cuộc đấu tranh thiện - ác. Lâu dài, không thể một sớm một chiều được"[5].
Mà hình như triết lý dân gian vẫn nói, cuộc đấu tranh thiện - ác là một thực tế vĩnh cửu của đời sống con người!
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến: Chống nạn phong bì "như cuộc đấu tranh thiện - ác. Ảnh: Minh Thăng
|
Bức thư kể về "hành trình gian nan" để được chính thức hóa một dự án nhằm đem lại những bữa cơm có thịt cho trẻ em vùng cao còn bao khốn khó. Bằng giọng trầm tĩnh của một người hẳn đã kinh qua gần hết mọi cung bậc cuộc đời, bức thư của ông gợi cho chúng ta nhiều điều.
Theo bức thư, nhóm của ông đã lập hồ sơ xin thành lập quỹ từ thiện "Cơm có thịt" gửi Bộ Nội vụ vào cuối tháng 5/2012. Nhưng sau tròn 5 tháng, tức hơn gấp 3 lần thời gian tối đa để trả lời, họ vẫn chưa nhận được dòng hồi âm nào. Lý do rất đơn giản là "chẳng có vướng mắc gì, chẳng qua lãnh đạo đi công tác suốt nên chưa trình được" và có vẻ chuyên viên không thích cái tên quỹ.
Ông cũng thẳng thắn bày tỏ, ông viết thư không nhằm mục đích đề nghị ông bộ trưởng đôn đốc việc cấp phép cho quỹ của mình. Bởi theo ông, bộ trưởng dẫu có đích thân làm thay nhân viên thì cũng chỉ được một vài lần.
Điều mà người cũng từng trải qua vị trí lãnh đạo cao này hướng đến là những thay đổi gốc rễ, triệt để. Thứ nhất là mong bộ trưởng cho rà soát có bao nhiêu hồ sơ đề nghị thành lập quỹ xã hội - từ thiện còn đang nằm tắc đâu đó ở bộ. Và thứ hai, hi vọng bộ trưởng nghiên cứu và nếu thấy điều kiện mức tiền góp để được lập quỹ từ thiện có cái chưa hợp lý, thì tham mưu, đề xuất sửa đổi cho hợp lý hơn.
Quả vậy, dù có chịu khó thường xuyên "vi hành", các nhà lãnh đạo cũng không thể tạo ra những thay đổi bản chất, nếu giữ tư duy xử lý theo vụ việc. Và những cuộc phát động, dù với vô vàn mỹ từ hấp dẫn hơn nhiều cái tên có phần phồn thực "Cơm có thịt", cũng sẽ có kết quả tương tự, nếu cứ viển vông, xa rời thực tế.
Một tờ rơi giới thiệu dự án "Cơm có thịt" ở Mỹ do sinh viên thực hiện
|
Nhưng có lẽ vị "Vạn thế sư biểu" (bậc thầy của muôn đời) cũng khó hình dung có lúc chính danh còn thua... chính chủ. Ấy là nhắc đến chuyện về xe chính chủ ầm ĩ suốt tuần qua.
Người viết, vốn là kẻ "ngọng nghịu" với mọi thứ liên quan đến thủ tục hành chính và máy móc xe cộ, chẳng dám lạm bàn về vấn đề này. Thêm vào đó, câu chuyện cũng đã được "bàn nát" trên mặt báo, còn chăng chỉ là những điều... không được bàn.
Chỉ xin mượn lời một vị đại biểu Quốc hội mà tổng kết ngắn gọn rằng "đây là một chủ trương thiếu thực tiễn của những người ngồi trên trời làm chính sách"[7]. Trong khi thực tế, như một "phó thường dân" từng hơn 20 năm làm nghề sửa chữa và buôn bán xe máy, chỉ ra, việc sang tên đổi chủ khó khăn gấp hàng nghìn lần so với việc đăng ký mới. Và như vậy hàng triệu xe sẽ vĩnh viễn không đổi được chủ[8].
Tiếp "dầu vào lửa", báo Sài Gòn tiếp thị ngày 14/11 còn chỉ ra thêm "nhiều chính sách ở... trên trời!"[9].
Giữa lúc còn nhiều người và chính sách trên trời, hài kịch thắng thế (không chỉ trên sân khấu), "Táo Giao thông" Chí Trung lại có động thái... "quay ngoắt" ra dựng một vở chính kịch[10]. Sau ngót nghét 10 năm gắn bó với chiếu hài, không biết hành trình trở về này của vị "hot Táo" có bị cản trở gì vì tính chính chủ của... cá chép ông cưỡi không.
[1] Lý giải của GĐ Sở GTVT về việc Bí thư Thành ủy bị nhân viên phà Bính "làm luật"; PL&XH; 14/11/2012.
[2] Đi chống bão bằng xe biển trắng: "Tôi tin ông Bí thư"; Kienthuc.net.vn; 16/11/2012.
[3] Từ chuyện mổ ruột thừa, ông Nguyễn Bá Thanh nói về y đức; InfoNet; 14/07/2012.
[4] Thưa bộ trưởng, bác sĩ quát ba cháu khi chưa có phong bì; VnExpress, 15/11/2012.
[5] Phong trào không loại được phong bì; Lao động; 15/11/2012.
[6] Thư ngỏ gửi ông bộ trưởng Bộ Nội vụ, Tuổi trẻ, 15/11/2012.
[7] Phạt xe không chính chủ: Ngồi trên trời làm chính sách; VietNamNet; 12/11/2012.
[8] Hàng triệu xe máy vĩnh viễn không đổi được chủ; VietNamNet; 15/11/2012.
[9] Khi nhiều chính sách ở... trên trời!; SGTT; 14/11/2012.
[10] "Táo Giao thông" lại trở về với chính kịch; SGTT; 14/11/2012.
nguồn:http://www.baomoi.com/Home/ThoiSu/tuanvietnam.vietnamnet.vn/Tao-Giao-thong-quay-ngoat-khong-chinh-chu-ve-dau/9783478.epi
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001