Sau khi đọc bài Chết dưới tay Trung Quốc Chương II trên BVN (http://www.boxitvn.net/bai/42705), TS Tô Văn Trường (Việt Nam) và GS Nguyễn Đức Tường (Canada) đã gửi đến chúng tôi những thông tin và bài viết dưới đây mà các ông đọc được từ e-mail bạn bè hoặc báo chí tiếng Việt tại Hoa Kỳ. Tất cả đều bắt nguồn từ cuốn Chết dưới tay Trung Quốc nhưng trích dịch các chương mục khác nhau. Chúng tôi cố gắng chú thêm tiếng Hán đối với các tên người Hoa hoặc người Mỹ gốc Hoa cũng như địa danh Trung Hoa, biên tập sơ lược, và xin chuyển đến bạn đọc để cùng tham khảo, nhằm nhận thức rõ và sâu hơn nguy cơ khủng khiếp của việc cộng sản Trung Hoa, tên đao phủ tiềm ẩn nguy hiểm số một của loài người, kể từ khi được Hoa Kỳ nâng đỡ (1972) (thông qua những lời ỏn thót ngu dốt của viên Ngoại trưởng láu cá và đại thực dụng Hoa Kỳ thuở ấy với Tổng thống của y – Kissinger), đã như con sói sổ cũi, mọc lông mọc cánh, và ngày nay đang vừa công khai vừa ngấm ngầm giơ nanh múa vuốt với toàn thế giới, lại âm thầm dùng mọi phương kế đầu độc giết lần giết mòn cả nhân loại, trong khi Hoa Kỳ vì lý do quan hệ giao thương vẫn chưa có biện pháp đối phó quyết liệt.BAIQIAO TANG 唐百桥 – nhà bất đồng chánh kiến – ông là một trong những sinh viên sống sót trong cuộc thảm sát Thiên An Môn đã trốn thoát được qua Hoa Kỳ. Ông còn là tác giả cuốn sách nổi tiếng: “My Two Chinas” (Hai Trung Quốc của tôi). Baiqiao Tang phát biểu trong buổi hội thảo: “Cuốn sách này sẽ giúp cho quý vị thấy chánh sách tàn ác của nhà cầm quyền Bắc Kinh, một mặt bóp chặt tiếng nói trong nước, một mặt ĐẦU ĐỘC CẢ THẾ GIỚI VỚI NHỮNG SẢN PHẨM NGUY HIỂM, mặt khác ngày càng đầu tư lớn lao vào quốc phòng với giấc mơ thống trị toàn cầu”.
Bauxite Việt Nam
LI FENGZHI 李 风之 – một cựu gián điệp Trung Cộng trốn lại Hoa Kỳ – phát biểu làm mọi người xúc động: “Tôi thú nhận đã tìm cách hack vào hệ thống của Hoa Kỳ, nhưng một ngày kia tôi thấy mình không thể tiếp tục là khí cụ của một chế độ tàn nhẫn như vậy. Và tôi quyết định ở lại mảnh đất tự do này, hy vọng đem được cách mạng tự do đến cho dân tộc tôi”
GORDON CHANG 章家敦 là tác giả cuốn sách “The Coming Collapse of China” (Trung Quốc sẽ sụp đổ tức thì) phát biểu: “Quyết tâm lớn mạnh bằng mọi giá, kể cả bóp miệng người dân và vi phạm tất cả mọi luật thương mại quốc tế, tuôn HÀNG HÓA GIẢ và ĐỘC HẠI ra nước ngoài. Trung Cộng không chỉ giết hại thế giới mà còn giết hại chính dân của họ”.
IAN FLETCHER – nhà phân tích kinh tế lão thành – là tác giả cuốn “Free Trade Doesnt Work: What Should Replace IT and Why” (Tự do mậu dịch: Lấy cái gì thay thế nó và tại sao) thì khẳng định rằng: “Chúng ta không thể chơi trò “tự do kinh doanh” với những kẻ không tôn trọng luật chơi”.
Để trả lời câu hỏi: “Nhưng chết dưới tay Trung Cộng như thế nào?” Tiến sĩ Peter Navarro nói: “Nhiều cách lắm, bằng hàng hóa độc hại, bằng cạnh tranh bất chánh, bằng cách cướp công ăn việc làm của nhiều quốc gia, bằng các hoạt động gián điệp, chiếm tài nguyên thiên nhiên của các nước láng giềng, chiếm lãnh nhiều thuộc địa bằng mặt trận kinh tế, đánh cắp bí mật quốc phòng và tăng đầu tư vào quân đội, toàn là những thủ đoạn hiểm độc” .
Câu hỏi khác: “Có biện pháp nào để tránh hiểm họa “Chết dưới tay Trung Cộng không?” Tiến sĩ Peter Navarro đáp: “Có chứ ! Nhưng, nó đòi hỏi Hoa Kỳ phải có một chánh sách khác và người dân Hoa Kỳ phải hiểu rõ thảm họa lớn nhất thế giới này!”.
[ Nhưng Hoa Kỳ vẫn muốn buôn bán với Trung Hoa!!]
Trong cuốn “Death By China” (Chết dưới tay Trung Quốc) có đưa ra một số thống kê tiêu biểu:
- Trung Cộng hiện cung cấp cho Hoa Kỳ 60% nước táo đặc, 50% tỏi, 70% thuốc trụ sinh Penicillin, 50% aspirin, 33% thuốc, Tylenol và 99% vitamin C.
- Vật liệu xây dựng “drywall” của Trung Cộng chứa chất Sulfurous gas bốc mùi trứng thối làm cho người cư ngụ bị sưng phổi, ngứa cổ, nghẹt thở và còn làm hư hỏng các ống nước làm hệ thống HVAC như máy lạnh, máy sưởi không làm việc được. Mỗi năm, hàng 100.000 căn nhà của dân Mỹ phải tốn tiền sửa chửa khoảng 15 tỉ USD.
- Về mặt gián điệp, “Death by China” cảnh báo rằng: mỗi năm có khoảng 750.000 người Hoa trong ngành tình báo vào Hoa Kỳ, đánh cắp kỹ thuật quốc phòng đưa về Hoa Lục.
Vũ khí sinh học dưới hình thức hàng độc:
Rõ ràng Trung Cộng đã và đang dùng “vũ khí sinh học” dưới hình thức “hàng độc” để đầu độc nhân loại và dân chúng Hoa Kỳ, đó là loại vũ khí hủy diệt con người một cách tiệm tiến. Hiện nay, nghành công nghệ sinh học đang nở rộ tại Trung Hoa Lục Địa và phát triển nhanh chóng, các sản phẩm độc hại được xuất khẩu ồ ạt, tràn ngập trên khắp thế giới. Xin liệt kê vài hàng độc đã được tìm thấy:
Thuốc Tây giả:
- Tại PANAMA: hơn 300 người tử vong vì uống thuốc ho Made in China có độc chất gây bệnh là “”, một loại độc chất cao thường tìm thấy trong nước chống đông đặc của xe hơi.
- Tại HAITI: trên 76 trẻ em, phần lớn dưới 5 tuổi chết vì thận bị hủy hoại một cách kỳ lạ giống như nạn nhân ở Panama. Nhờ sự giúp đỡ của Hoa Kỳ, người ta khám phá ra nạn nhân tử vong vì thuốc trị sốt cho trẻ em có độc chất “Diethylene Glycol” phát xuất từ Xingang và qua Công ty giao dịch Sinochem International.
- Không chỉ trong dược phẩm có chất Diethylene Glycol, độc chất này còn được Tàu đưa vào kem, giả mạo dưới nhãn hiệu Colgate. Chính quyền Canada khuyến cáo dân chúng ngưng sử dụng kem đánh răng giả mạo độc hại Made in China.
Dưới chủ đề “Truy lùng thuốc của tử thần” phóng viên của tạp chí Le Nouvel Observateur, kể lại cuộc điều tra của một nhân viên bào chế dược phẩm Thụy Sĩ hầu tóm cổ những kẻ sát nhân đã giết hại hàng ngàn bệnh nhân bằng thuốc giả đến từ Trung Cộng. Cuộc săn lùng chỉ trên địa bàn các quốc gia Cận Đông: Ai Cập, Jordanie, Syrie.
Mở đầu bài viết, phóng viên Jean Paul Mari kể lại câu chuyện của Adel, một người Palestine: Vợ của anh bị ung thư vú, nhờ biết bệnh rất sớm và các bác sỹ lạc quan sẽ chữa được bệnh. Vấn đề thuốc “Imanitib” rất đắt, giá 2000 USD hộp. Để chữa trị cho vợ, Adel đã huy động gia đình bạn bè giúp đỡ đưa vợ sang Israel điều trị, Thời gian đầu, bệnh của vợ anh có vẻ ổn định. Sau đó, anh đưa vợ trở lại Palestine vào bệnh viện tối tân ở Ramallah. Bác sỹ Baker sử dụng loại thuốc nói trên, nhưng giá thành chỉ có một nửa thôi. Vợ của Adel chết 6 tháng sau đó vì thuốc sử dụng tại đây là thuốc giả được pha chế chỉ có nước, pha một ít đường, phẩm màu và một ít aspirine. Giá thành của mỗi họp thuốc nầy là 2 USD.
Điều này đã thúc giục Jean Luc mở cuộc điều tra. Nhân vật trung tâm mạng lưới mà Jean Luc tìm ra được tên Wajee Abu Odeh, một người Jordanie, đến từ Thẩm Quyến ở Hoa Lục. Tại vùng Cận Đông, mạng lưới do Wajee Abu Odeh điều khiển, cung cấp thuốc giả cho Jordanie, Ai Cập, Syrie… họ cung cấp thuốc giả tới 50% thuốc chữa trị ung thư. Không kể các loại thuốc giả chết người này tràn lan ở những vùng ngoại ô nghèo và qua nhiều môi giới nó hiện diện tại những bệnh viện có uy tín ở thủ đô.
Trà Tàu tẩm chất độc chì:
Theo The New Chenese Take Out – Michael E. Telzrow cho biết: Kỹ nghệ sấy khô lá trà tại Trung Cộng đã đạt tới trình độ tinh vi chưa từng có: Các hãng sản xuất trà dùng khí thải từ xe ô tô để làm khô lá trà nhanh chóng bằng cách trải lá trà tươi trên sàn của nhà kho, rồi lái những xe vận tải vào trong, nổ máy để khí thải từ ống khói xe làm khô lá trà. Vấn đề là xăng pha chì và những chất chì độc hại thoát ra theo khói xe bám trên lá trà. Chất độc chì sẽ ngấm dần dẫn đến việc hủy hoại thận và còn nhiều nguy cơ khác.
Nước tương làm bằng tóc:
Bài viết này của GS, Tse – Yan Lee, B.H.Sci nhằm trình bày cho độc giả biết về một loại nước tương được sản xuất tại Hoa Lục không an toàn và được bày bán khắp nơi tại Hoa Lục và trên thế giới.
Nước tương được chế biến từ đậu nành, gồm có hợp chất protein, carbohydrate không chất béo, dồi dào chất riboflavin (B2) và các chất khoáng như sodium, calcium, phosphorus, sắt, selenium và chất kẽm. Hàng năm, trên khắp thế giới người ta đã sản xuất ra hàng ngàn triệu tấn nước tương để cung ứng cho thị trường tiêu thụ.
Vào năm 2003, tại Trung Cộng người ta sản xuất hàng loạt nước tương mang nhãn hiệu “Hongshuai Soy Sauce”, áp dụng theo phương pháp sinh hóa và kỹ thuật tân tiến bởi một nhà máy chế biến thực phẩm gia vị không theo phương pháp chế biến cổ điển bằng đậu nành và lúa mì nên giá thành rất rẻ và được các nhà hàng và nhà trường sử dụng rất nhiều.
Tháng Giêng năm 2004, viên quản lý cho một nhóm ký giả của chương trình TV “Weekly Quality Report” biết thành phần của nước tương gồm có “amino acid”, “sodium hydroxide”, “hydrochloric acid” và mật đường (loại dung dịch phế thải sau khi đã quay ly tâm thành đường cát trắng) và vài chất hóa học khác hòa tan với nước. Nhu cầu chế biến nước tương, hàng tháng nhà máy phải sử dụng đến hàng chục ngàn tấn “amino acid” dưới dạng bột từ một nhà máy sản xuất hóa chất khác.
Sau đó các ký giả đã tìm ra nguyên liệu để bào chế ra loại xi-rô amino acid này tại một nhà máy sinh hóa ở tỉnh Hồ Bắc. Họ trả lời các ký giả rằng “amino acid” chủ yếu chế biến từ tóc con người, thu nhặt được từ các tiệm hớt, uốn tóc và từ các đống rác thải ra ở các bệnh viện khắp nơi trong nước rất dơ bẩn và mang nhiều loại vi khuẩn gây nhiều mầm bệnh khác nhau. Tóc con người chứa nhiều loại hóa chất độc hại như thạch tín “arsenic” và chì “lead” sẽ gây phương hại trầm trọng đến hệ thống tiêu hóa, gan, thận, tim mạch, hệ thần kinh và sinh dục.
Sau khi tin tức ghê tởm này được phổ biến trên toàn thế giới, Hiệp hội Các Quốc gia Châu Âu, Hong Kong, Đài Loan, Nhật, Hoa Kỳ…đã từ chối nhập cảng một số hiệu nước tương và nhiều loại thực phẩm khác sản xuất từ Trung Hoa lục địa vì lý do an toàn cho sức khỏe dân chúng.
Tỏi bột, ớt bột nhiễm phóng xạ:
Do khả năng công nghệ bảo quản thực phẩm quá kém nên tỏi bột và ớt bột là sản phẩm nổi tiếng của quận Qixian (杞县), tỉnh Henan (河南) do cơ xưởng Limin (李利敏) sản xuất phải sử dụng chất phóng xạ Cobalt-60 để giữ lâu cho tỏi bột và ớt bột khỏi bị hư hỏng. Ngày 7/6/ 2009, chất Cobalt-60 bị rò rỉ thấm qua quần áo bảo hộ của công nhân và chất phóng xạ Cobalt-60 tuôn ra ngoài không khí, xưởng Limin bị phát hỏa, gây chết chóc cho nhiều người. Có khoảng 800.000 người trong vòng bán kính 50 km đã bỏ của chạy lấy thân. Hàng quán tại Qixian đóng cửa, đường sá vắng tanh như một thành phố chết.
TS Tô Văn Trường gửi trực tiếp cho BVN
***
Chết bởi con rồng đỏ Trung CộngPeter W. Navarro & Greg W. Autry
Nguyễn Vinh dịch
Chết bởi con rồng Đế quốc:
Trong một cuộc di dân vĩ đại nhất trong lịch sử nhân loại, Tàu đang biến cải toàn thể Phi châu thành một thuộc địa mới. Tương tự như Tây phương đã làm trong thế kỷ XVIII và XIX – nhưng quyết liệt và với tầm cỡ lớn hơn nhiều – các lãnh đạo Tàu muốn Phi châu là “chư hầu” ở xa, để vừa giải quyết vấn nạn dân số quá đông, và vừa lấy được tài nguyên. – Daily Mail Online.
Trong khi các hãng xưởng của Mỹ tiếp tục đóng bụi, trong khi các chính khách Mỹ và các nhà lãnh đạo quân sự chỉ chăm chú vào Trung Đông, và trong khi các chính trị gia ở Washington mê ngủ, Tàu cứ tiến tới. Một triệu quân Tàu di chuyển không ngừng ngang dọc Phi châu và Nam Mỹ để chiếm các nguyên liệu chiến lược, và chiếm các thị trường mới nổi, không cho Mỹ, Âu châu, Nhật, và các xứ khác vào. Đây là một cái đinh nữa đóng vào nắp quan tài của ngành sản xuất của Mỹ và của thế giới. Thế giới cần phải coi chừng cái đế quốc đang vươn lên này.
Con rồng Đế quốc Tàu là đứa con hoang của Con rồng sản xuất vô độ – tiêu thụ nửa số lượng xi măng và gần nửa số thép của thế giới, một phần ba đồng của Tàu, một phần tư aluminum, và những số lượng vĩ đại các thứ khác như antimony, chromium, cobalt, lithium, zinc, và gỗ. Chính những tài nguyên này và các thứ khác từ nhiều nơi trên thế giới góp phần cho sự tăng trưởng kinh tế và mức sống của mọi quốc gia.
Bauxite và sắt từ những nước như Guinea và Tanzania được dùng để chế biến thành aluminum và thép mà chúng ta cần để sản xuất máy bay ở Seattle, Wahington và để đóng tàu ở Bath, Maine. Đồng từ Chile để làm dây điện, cobalt từ Congo dùng trong các xưởng cơ khí ở Michigan, và niobium từ Brazil dùng trong nhiều thứ từ máy hỏa tiễn cho quốc phòng đến lò điện nguyên tử dân sự.
Lithium từ Bolivia và Nambia dùng trong bình điện xe hơi lai (hybrid), manganese từ Gabon dùng để sản xuất bình nước uống bằng nhựa, và titanium từ những nơi như Mozambique, Madagascar, và Paraguay để sản xuất thép tốt dùng trong việc chế tạo máy bay tuyệt vời Boeing 787 Dreamliner hoặc đầu gối và hông nhân tạo của Johnson & Johnson.
Nhưng Tàu muốn tất cả những tài nguyên thiên nhiên ở tất cả các nước này là của Tàu, dành riêng cho ngành sản xuất của Tàu và để tạo việc làm trong nước Tàu. Nếu chúng ta thụ động đứng nhìn để Tàu tự tung tự tác, thì chúng nên tự đào hố chôn nền kinh tế của chúng ta bằng cái xẻng mạ vàng làm ở Thượng Hải. Nhưng nếu muốn trực diện đế quốc đang lên này để bảo vệ nền kinh tế và an ninh quốc gia, chúng ta cần hiểu rõ trò “nhử mồi” của Bắc Kinh.
Trò nhử mồi của Đế quốc Rồng
Dân của lục địa đẹp mê hồn này cần sự tiến bộ. Nhưng Tàu đến đây không phải để giúp, mà là để cướp – Daily Mail Online
Kế hoạch nhử mồi của Tàu luôn luôn bắt đầu bằng cùng một cách: Chủ tịch nước, hoặc Thủ tướng, hoặc Bộ trưởng Thương mại đến thủ đô của một xứ xa xôi như Djibouti hay Niger hay Somalia, mà nhiều người Mỹ chẳng biết mấy chỗ này ở đâu trên bản đồ thế giới. Ông ta giơ cao vẫy vẫy một tấm chi phiếu to và hứa hẹn cho vay rộng rãi với lãi suất thấp để xây dựng hạ tầng cơ sở như đường sá, cầu cống, hải cảng, xa lộ; hoặc phí phạm như dinh Tổng thống tráng lệ, hoặc AK47 để các lãnh tụ độc tài chà đạp người dân.
Đổi lại, thuộc địa mới chỉ cần chấp nhận hai điều kiện.
Đầu tiên, muốn nhận tiền thì phải giao nộp các tài nguyên thiên nhiên – như vậy Tàu có thể chiếm trọn cho riêng mình tài nguyên thiên nhiên của thuộc địa.
Thứ nhì, phải mở cửa cho hàng đã là thành phẩm từ các xưởng sản xuất của Tàu tràn vào thị trường thuộc địa – như vậy Tàu chiếm luôn thị trường mới nổi này.
Phương pháp để có tài nguyên của Tàu khác rất xa phương pháp của hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, trong đó mọi người dựa vào thị trường toàn cầu để điều phối năng lượng và nguyên vật liêu qua hệ thống giá cả. Phương pháp phân phối tài nguyên bằng thị trường tự do là cốt lõi của nền kinh tế thế giới để mọi người cùng có lợi. Nhưng thay vì hợp tác kiểu tư bản, đế quốc tư bản Bắc Kinh lại chỉ muốn làm đế quốc.
Cái kiểu nhử mồi của con Rồng đang được áp dụng ở Phi Châu, Nam Mỹ, và phần lớn Trung Á, là định nghĩa chính xác cho chủ nghĩa đế quốc: Cướp tài nguyên thiên nhiên của thuộc địa mà những tài nguyên này là tài sản duy nhất của thuộc địa. Mang những tài nguyên này về Tàu thay vì sử dụng tại chỗ để giúp phát triển thuộc địa. Rồi sau đó chuyển ngược những tài nguyên này lại thuộc địa dưới dạng hàng thành phẩm.
Phương pháp này tạo việc làm nơi đế quốc, giúp các công ty đế quốc kiếm tiền, và dĩ nhiên khiến số người thất nghiệp ở thuộc địa càng nhiều thêm.
Phần thuộc địa được hưởng là những việc khai thác nguy hiểm lương thấp, trong khi các việc sản xuất được đưa về Quảng Châu hay Thành Đô (Chengdu) hay Thượng Hải. Tốt Tàu hưởng, xấu thuộc địa chịu.
Ngoại giao bằng tiền kiểu Tàu
Khi quan sát thực tế tại chỗ, chúng tôi tưởng như Tàu đã chiếm Phi châu – Ngoại trưởng Musa Kusa của Libya.
Thực ra trò nhử mồi của Tàu đang xảy ra khắp nơi trên địa cầu.
Angola đã trả nợ cho Tàu số lượng dầu trị giá 10 tỉ đô la và vẫn còn tiếp tục.
Cộng hòa dân chủ Congo đến nay đã trả cho Tàu số lượng tài nguyên tương đương nhiều tỉ đô la.
Ghana đang trả bằng hạt ca cao, Nigeria trả bằng khí đốt, và Sudan lấy vũ khí và trả Tàu bằng dầu. Không một nước nào có lợi trong cuộc trao đổi với Tàu.
Trong khi đó ở Peru, Tàu đang làm chủ cả một ngọn núi đồng; và để mua núi Toromacho của Peru, Tàu đã học từ một câu nói nổi tiếng của W. C. Field, “Không bao giờ cho kẻ khờ một cơ hội”. Thực tế là Tàu đã mua được kho đồng quý giá này chỉ với 3 tỉ đô la, kể cả tiền hối lộ, và giờ đang lời tới mức 2,000 %. Trong khi đó các vấn nạn đói khát, mù chữ, nghèo khó, tai nạn lao động, và môi trường ô nhiễm thì dân Peru lãnh đủ.
Trường hợp Peru đã tệ, việc Bắc Kinh trao đổi với lãnh tụ giết người Robert Mugabe của xứ Zimbabwe còn tệ hơn. Bạo chúa già nua run rẩy này đang cai trị một trong các xứ nhiều tài nguyên thiên nhiên nhất và cũng có ít việc làm nhất của thế giới, đã bán số lượng dự trữ platinum của Zimbabwe trị giá 40 tỉ đô la cho Tàu với giá chỉ 5 tỉ, rồi hắn dùng tiền này để xây lâu đài mới, sắm trực thăng vũ trang, chiến đấu cơ phản lực, và súng ống để đè đầu cưỡi cổ dân Zimbabwe.
Chỉ có Tàu mới có khả năng làm vụ kỳ thị và đàn áp người da đen (Apartheid) trước kia trở nên chuyện nhỏ khi so sánh với tình trạng hiện nay.
“Rồi sao?” Có thể bạn hỏi vậy. Tàu cũng phải được hưởng tài nguyên như Mỹ hay Âu châu hay Nhật chứ! Và tại sao người Mỹ cần phải để ý khi Tàu bóc lột mấy xứ Phi châu tham nhũng thối nát, hoặc mấy xứ nghèo mạt ở Nam Mỹ? Nếu lãnh đạo của mấy cái xứ tồi tệ này ngu quá hay tham quá để Tàu lừa gạt, thì kệ họ chứ! Làm sao mà chuyện này ảnh hưởng được đến mấy người làm cho các hãng cơ khí sản xuất đồ bằng graphite ở Bensenville, Illinois, kính màu cho Nhà thờ ở Kokomo, Indiana, hoặc bàn ghế gỗ ở Asheboro, North Carolina? Và làm sao trò nhử tiền của Tàu lại ảnh hưởng được đến hy vọng tìm việc của những người trẻ tốt nghiệp đại học UC Berkeley với bằng hóa học, hoặc tốt nghiệp Georgia Tech với bằng Kỹ sư?… Rồi, ít ra sau đây là một câu trả lời.
Bằng cách thiết lập các thuộc địa ở Phi châu, Á châu, và sân sau của Hoa Kỳ là Nam Mỹ, Tàu càng ngày thâu tóm càng nhiều tài nguyên của thế giới. Kế hoạch này cho Tàu ở vị thế độc quyền về tài nguyên với giá thấp nhất – và như vậy Tàu có lợi thế cạnh tranh với Mỹ và với cả thế giới.
Thực ra kế hoạch thâu tóm tài nguyên thế giới của Tàu cũng tương đương với việc cấm vận tài nguyên đối với các quốc gia khác trên thế giới. Vì khi Tàu kiểm soát bauxite ở Brazil, Equatorial Guinea, và Malawi; đồng ở Congo, Kazakhstan, và Nambia; sắt ở Liberia và omalia; manganese ở Burkina Fasco, Cam Bốt, và Gabon; chì ở Cuba và Tanzania; zinc ở Algeria, Kennya, Nigeria, và Zambia, thì đâu còn gì cho các xưởng ở Cincinnati và Memphis và Pittsburgh – và Munich và Yokohama và Seoul.
Chuyện Tàu “cấm vận” khiến xe hơi tương lai sẽ được sản xuất ở Lan Châu (Lanzhou) và Vu Hồ (Wuhu) thay vì ở Detroit và Huntsville; máy bay tương lai sẽ được sản xuất ở Tân Châu (Binzhou)và Thẩm Dương (Shenyang) thay vì ở Seattle và Wichita; chíp máy vi tính tương lai sẽ được làm tại Đại Liên (Dalian) và Thiên Tân (Tianjin) thay vì tại Silicon Valley; và thép của thế kỷ XXI sẽ được sản xuất ngày càng nhiều hơn ở Đường Sơn (Tangshan) và Vũ Hán (Wuhan) thay vì ở Birmingham, Alabama, và Granite City, Illinois.
Đây chắc chắn không phải là cách thị trường tự do và sự hợp tác thương mại quốc tế hoạt động. Và tất cả chúng ta đáng lẽ phải nổi nóng với chuyện đang xảy ra này. Nhưng trong các phòng họp chính trị ở Berlin, Tokyo, và Washington, thái độ của các chính khách có vẻ ngày càng giống như Rhett Butler trong phim Cuốn theo chiều gió: “Anh nói thiệt cưng nghe, anh chẳng thèm để ý”.
Dân con Rồng tràn ngập Đại lục Đen
Không cần biết Tàu nói gì, thực tế rõ ràng là không phải chỉ có Kỹ sư và khoa học gia Tàu đến Phi châu. Nông dân cũng đến luôn. Đúng là thực dân kiểu mới. Hoàn toàn không có đạo đức, không có giá trị gì cả – Mustafa al-Gindi, Thành viên Nghị viện Ai Cập
Trong khi Tàu phát triển và các nước sản xuất khác có nguy cơ xuống dốc, các thuộc địa mới của Tàu như Angola và Zimbabwe vẫn trong tình trạng đói nghèo, và thường bị nội chiến. Mặc dù các thuộc địa này có nhiều tài nguyên thiên nhiên, sự đói nghèo và xung đột ở Phi châu là kết quả trực tiếp do sự tráo trở của Tàu. Lúc đầu Tàu hứa hẹn cho vay tiền để xây dựng hạ tầng cơ sở, tạo công ăn việc làm cho nhiều người dân địa phương. Nhưng khi khởi công thì Tàu lại xuất cảng đội quân cả triệu công nhân qua để làm. Thay vì thuê Kiến trúc sư, Kỹ sư, công nhân, xe tải, tại địa phương, Tàu đưa dân Tàu qua tối đa, chỉ thuê dân địa phương ở mức tối thiểu.
Tác giả của quyển sách Safari của Tàu (China Safari) mô tả tình trạng ở Sudan như sau:
Người Tàu khoan dầu và bơm dầu vào ống dẫn của Tàu đưa lên tàu của Tàu để chở về Tàu dưới sự bảo vệ của nhân viên Tàu. Công nhân Tàu làm đường làm cầu và xây đập nước khổng lồ khiến nhiều chục ngàn dân địa phương và nhiều ngàn điền chủ phải di tản. Nông dân Tàu tự sản xuất thực phẩm cung cấp cho đội quân lao động Tàu, hoặc nhập cảng các thực phẩm khác từ Tàu. Tàu cũng trang bị vũ khí cho các lãnh tụ tồi tệ địa phương để phạm tội ác với con người, và bảo vệ cái chế độ đó trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.
Và đây là âm mưu của Tàu mà ít ai để ý. Ngoài mục đích thâu tóm tài nguyên và chiếm lĩnh thị trường mới, Bắc Kinh còn có kế hoạch xuất cảng nhiều triệu dân Tàu qua các xứ thuộc địa ở Phi Châu và Nam Mỹ để giảm sức ép do dân số quá đông ở Tàu. Trong quyển China Safari, một khoa học gia Tàu đã giải thích kế hoạch đổ bộ dân Tàu như sau: Chúng tôi có 600 con sông ở Tàu mà hết 400 sông kể như chết vì ô nhiễm trầm trọng… Chúng tôi phải dời ít nhất 300 triệu dân qua Phi Châu thì may ra mới giải quyết được tình trạng.
Và đây là một thí dụ nhỏ về việc Tàu chơi ép để xuất cảng dân qua Đại lục Đen: Khi Nambia không thể trả nợ, mấy tay cho vay cắt cổ ở Bắc Kinh ép Nambia phải nhận nhiều ngàn gia đình Tàu qua định cư. Bí mật này được tiết lộ bởi WikiLeaks; và không cần nói cũng biết là khi tin này xì ra, dân Nambia vô cùng phẫn nộ.
Có thể bạn cũng nổi điên nếu Tàu cũng ép Mỹ phải nhận di dân như vậy.
Thử nghĩ xem, nếu vài tỉ đô la có thể khiến Tàu đưa được vài ngàn gia đình qua định cư ở Nambia, thì nước Mỹ phải nhận bao nhiêu trăm ngàn dân Tàu để trừ số nợ hai ngàn tỉ? Các tiểu bang như Montana và Wyoming còn rộng lắm mà phải không?
Sau đây là sự mô tả của nhà báo có tiếng Andrew Malone về kế hoạch biến Phi châu thành của Tàu: Một cách âm thầm, bảy trăm năm chục ngàn dân Tàu đã định cư ở Phi châu trong một thập niên qua. Và vẫn còn tiếp tục. Kế hoạch này đã được các giới chức Tàu tính toán cẩn thận. Một chuyên gia ước tính là Tàu cần phải đưa ba trăm triệu dân qua Phi châu để giải quyết nạn nhân mãn và ô nhiễm.
Kế hoạch có vẻ như đang tiến hành tốt đẹp. Cờ Tàu đang bay khắp nơi ở Phi châu. Những hợp đồng béo bở đang được ký kết để mua các thương phẩm như dầu, platinum, vàng, và khoáng chất. Các Tòa Đại sứ mới đang được xây và các đường bay đang được thành lập. Thành phần thượng lưu Tàu ở Phi châu hiện diện khắp nơi, đi mua sắm ở những cửa hàng đắt tiền, lái xe Mercedes và BMW, cho con học trường tư riêng biệt…
Ở khắp nơi trên đại lục đẹp đẽ này, dân Tàu đang tràn vào như cơn nước lũ… Các khu đô thị biệt lập có hàng rào bao bọc đang mọc lên khắp nơi.
Người da đen không được bén mảng. Ngay cả những quần áo đặc thù Phi châu bày ở tiệm cũng được nhập cảng từ Tàu, mang nhãn “Made in China”.
Từ lời nhận xét gay gắt trên của Malone, bạn có thể thấy được phần nào rằng Tàu không chỉ xuất cảng công nhân xây dựng qua Phi Châu, Á Châu, và Nam Mỹ, mà Tàu còn đưa qua nông dân, thương nhân, và cả gái điếm!
Để dễ cảm nhận được sự xâm chiếm đất đai của Tàu, ta hãy giả sử rằng Chính phủ Mỹ tịch thu vài triệu mẫu đất canh tác tốt ở Iowa và Nebraska đem cho Tàu, đuổi nông dân ở đó đi chỗ khác chơi, rồi phân chia vùng cho Tàu ở riêng, ăn uống riêng. Bạn thử nghĩ xem dân Mỹ sẽ phẫn nộ lên tới mức nào? Đó chính là điều đang xảy ra ở Phi châu, nơi đã có hơn một triệu nông dân Tàu. Đúng vậy, hơn một triệu nông dân Tàu đang cày đất Phi châu sản xuất thực phẩm để xuất cảng ngược về Tàu nuôi dân Tàu – ngay trong khi dân địa phương đang đói nghèo.
Đây là một sự thực cay đắng trong việc chiếm đất Phi châu của Tàu: Theo tuần báo The Economist, Tàu đã chiếm hơn 7 triệu mẫu dầu cọ (palm oil) tốt của Congo để làm xăng hữu cơ.
Ở Zambia các nông trại Tàu đã sản xuất một phần tư số trứng được tiêu thụ ở thủ đô Lusaka. Ở Zimbabwe, theo báo Weekly Standard thì chế độ của Mugabe đã cho không Tàu những trang trại trước kia của người da trắng. Trong khi đó Con ngựa thành Troy mang cái tên mai mỉa “Nông trại Hữu nghị” đang được sử dụng ở các xứ như Gabon, Ghana, Guinea, Mali, Mauritania, và Tanzania để chiếm những khu nhỏ hơn hầu tránh bị để ý.
Chiếm thị trường Phi châu và Châu Mỹ La tinh
Cùng với cơn lũ nông dân Tàu, nhiều đợt con buôn Tàu cũng tràn vào Phi châu và Châu Mỹ La tinh. Một số mang theo cơn lũ hàng Tàu vào các thành phố lớn như Kinshasa, Kampala, Lagos, Lima, và Santiago. Một số khác mạo hiểm hơn, đến lập nghiệp ở các nơi xa xôi đang có các công trình xây cất của Tàu khắp Phi châu và Nam Mỹ.
Về chuyện gái điếm Tàu thì, giống như các công ty Tàu hạ giá thật thấp để tiêu diệt đối phương, các cô sống về đêm ở các quán rượu và nhà chứa cũng dùng cách rẻ tiền để loại đối thủ cạnh tranh. Các tác giả của quyển China Safari mô tả về tình trạng ở xứ nhiều gỗ Cameroon như sau:
“Gái điếm Tàu chỉ đòi có 2,000 CFA (4.25 đô la) trong khi các cô địa phương thì phải trên 5,000 mới chịu lên giường”.
Và đây lại thêm một chi tiết buồn cười nữa về lý do kinh tế khiến dân Tàu bỏ xứ ra đi: Khi cảnh sát giải thoát được một nhóm các cô do các tay buôn người đưa vào Congo-Brazzaville để làm điếm, những cô này lại nhất định đòi ở lại. Lý do là các cô kiếm được khá tiền hơn và được đối xử tốt hơn khi ở quê nhà Tứ Xuyên (Sichuan). Thì ra làm điếm ở xứ Congo xa xôi còn khá hơn làm ruộng ở quê Rồng.
Tàu xuất cảng sàn gỗ giết người và rác độc hại
Các công ty Tàu trả lương công nhân rất thấp và bắt họ làm việc nhiều giờ; làm sao đòi hỏi họ làm tốt hơn ở nước ngoài? Với 6,700 công nhân mỏ bị tai nạn chết mỗi năm (17 người một ngày)… làm sao trông mong được các công ty Tàu làm khá hơn ở các nơi khác trên thế giới? Tàu đã tàn phá hệ sinh thái nước Tàu trong quá trình hiện đại hóa nhanh chóng; làm sao ta có thể tin là Tàu sẽ tôn trọng môi trường như các nước Tây phương? – Weran Jiang, Đại Học Alberta
Với công nhân xây dựng, lái buôn, gái điếm, nông dân, hoặc cơn lũ hàng rẻ tiền đang khiến các cơ sở thương mại địa phương phải dẹp tiệm, Tàu đang xuất cảng các vấn nạn kinh tế và môi trường của họ qua các thuộc địa mới, đồng thời đẩy người dân bản xứ sâu vào hàng ngũ những người nhận cứu trợ hoặc phải đi ăn xin. Nhưng đây không phải là những hàng xuất cảng duy nhất.
Tàu cũng đang xuất cảng sự coi thường công nhân và sự coi thường môi trường. Như Giáo sư Weran Jiang đã nói rõ, không có gì phải ngạc nhiên. Bởi vì các kế hoạch gia Tàu ở Bắc Kinh còn chẳng chịu bảo vệ công nhân và môi trường của chính họ, thì làm sao trông mong là họ tử tế với mấy nơi khác như mỏ cobalt ở Congo, rừng ở Gabon, mỏ bạc ở Peru, hay mỏ đồng ở Zambia?
Sự trâng tráo của Tàu khi tàn phá đất thuộc địa có vẻ như không có giới hạn. Ta hãy xem chuyện gì đã xảy ra khi công ty quốc doanh thuộc hàng lớn nhất của Tàu là Sinopec vào Gabon để tìm dầu. Năm 2002 Chính phủ Gabon đã phân định một phần tư diện tích quốc gia toàn rừng nguyên sinh là vùng thiên nhiên cần được bảo vệ. Nhưng khi Sinopec vào Gabon tìm dầu, Sinopec bắt đầu ngay giữa khu rừng, đào bới ủi đất làm đường chằng chịt ngang dọc, đặt mìn tàn phá bừa bãi – mà chỉ bị chính quyền khẻ tay nhẹ.
Cũng như “kim cương máu” để mua vũ khí Tàu tàn sát người dân vô tội ở Congo, tiền bán gỗ cho Tàu được dùng để tài trợ và mua vũ khí cho cuộc nội chiến đẫm máu.
Người hùng trên yên ngựa đâu rồi?
Ở Nambia khi những công nhân bị đối xử tệ lên tiếng than phiền thì bị bảo rằng “hãy cố chịu đựng để đời con cháu được khá hơn”. Ở Kenya, khi bị hạn hán trầm trọng, dân chúng chặn công nhân làm đường để đòi được lấy nước uống từ một cái giếng duy nhất trong khu vực Tàu đang thi công – Africa News
Không khí sợ hãi và ghê tởm bao trùm các xưởng và mỏ của các ông chủ Tàu ở Phi châu và Nam Mỹ, vì giống như ở Tàu, làm việc nhiều giờ, lương thấp, thiếu an toàn, và những ông sếp tàn ác – cùng với việc đổ bừa bãi đủ thứ chất thải độc hại vào môi trường chung quanh.
Chút chi tiết đẫm máu: Khi các công nhân ở mỏ than Collum Coal Mine miền Nam Zambia lên tiếng than phiền về lương thấp và điều kiện làm việc thiếu an toàn, ông sếp Tàu hung bạo dùng súng shotgun bắn gục 11 người. Người hùng trên yên ngựa của Clint Eastwood đâu rồi?
Vụ bắn này không phải là riêng lẻ. Chỉ vài tháng trước đó ở một mỏ khác ở Zambia, cuộc đình công trở thành cuộc bạo động khi một sếp Tàu bắn vào đám đông. Dĩ nhiên Bộ Ngoại giao ở Bắc Kinh gọi cuộc thảm sát chỉ là “sự sai lầm”. Bạn nghĩ sao?
Sự vô đạo đức của Tàu làm hại Tây phương
Trong 640 triệu vũ khí nhẹ đang lưu hành trên thế giới, khoảng 100 triệu ở Phi châu –Baffour Dokyi Amoa, Pambuzaka News
Dù bị thiệt hại đủ thứ, câu hỏi là tại sao nhiều nước Phi châu, Á châu, và Châu Mỹ La tinh lại mở rộng vòng tay với Tàu? Có nhiều câu trả lời, và câu trả lời tùy vào cái xứ đó thuộc loại nào.
Loại địa ngục Phi châu nơi lãnh tụ là những kẻ vũ trang, sát nhân, hoặc những lãnh tụ “dân chủ” trá hình với thùng phiếu bị tráo và dân bị bầu dưới họng súng. Những chế độ đểu cáng như Angola, Sudan, và Zimbabwe luôn luôn ở đầu bảng.
Ở những xứ này và nhiều xứ Phi châu và Nam Mỹ khác, nơi nền dân chủ yếu và lãnh tụ quân sự mạnh, thực dân Tàu áp dụng khẩu hiệu lạnh xương sống do chính Thủ tướng Tàu Ôn Gia Bảo thốt ra ở Nghị viện Gabon: “Chỉ buôn bán thôi, không có điều kiện chính trị gì cả”.
Với chủ trương này, Tàu làm ăn với bất cứ một chính quyền ngoại quốc nào mà không cần biết chính quyền ấy tàn ác bạo ngược hoặc thối nát đến đâu. Tàu hoàn toàn không hề chỉ trích hay không hề đặt ra một điều kiện nào về nhân quyền hoặc sổ sách minh bạch.
Vậy ta có thể thấy ngay rằng chủ trương vô đạo đức của Tàu trong lãnh vực ngoại giao cho Tàu một lợi thế rất lớn so với các nước văn minh như Mỹ, Anh, Pháp, và Nhật. Những nước văn minh hành động riêng lẻ hoặc qua một cơ chế quốc tế như Liên Hiệp Quốc, dùng các vũ khí ngoại giao như cấm vận kinh tế, phong tỏa tài khoản, và cắt viện trợ, để buộc các bạo chúa phải bớt hung hăng. Nhưng trong khi các nước văn minh tạo sức ép lên các bạo chúa thì Tàu lén luồn vào bằng cửa sau.
Khi Mỹ ngưng giao thương với Sudan vì quân đội Ả Rập của nước này đang giết người da đen ở Darfur; khi Liên Hiệp Quốc cấm vận vũ khí đối với Ivory Coast hay Sierra Leone; khi Âu châu cố gắng tạo sức ép lên Eritrea hay Somalia; ngay cả khi gần như toàn thế giới đang đòi lãnh tụ độc tài Robert Mugabe của Zimbabwe phải tôn trọng kết quả cuộc bầu cử, thì Bắc Kinh lợi dụng cơ hội nhảy vào, cung cấp cho các bạo chúa này đủ thứ, từ vũ khí cá nhân và chiến đấu cơ phản lực đến máy vi tính và các phương tiện truyền thông.
Đây là một thí dụ cụ thể về việc “đổi máu lấy dầu” ở Dafur, trong đó vũ khí dùng để tàn sát dân là do Tàu cung cấp. BBC mô tả trong tài liệu “Cánh đồng thảm sát mới” như sau:
Nhiều ngàn phụ nữ và trẻ em bị hiếp dâm một cách có tổ chức ở Dafur trong khi các người chồng, người anh, và con trai của họ bị giết thê thảm… Chính quyền thả bom trước rồi lính tràn vào làng mạc Phi châu trên lưng lạc đà, ngựa, và xe tải… Nhiều làng bị tấn công tới năm lần.
Một phụ nữ tên Kalima… khóc than gọi chồng khi chồng cô bị đám lính giết, còn đứa con nhỏ 3 tuổi trên tay cô thì bị đám lính giật ra rồi thiêu sống tại chỗ. Bản thân cô bị đè ra hiếp dâm tập thể.
Như vậy, trong khi chúng ta ở các nước tự do dân chủ tôn trọng đạo đức thì Tàu lợi dụng cơ hội để thu hoạch kinh tế, bằng cách cung cấp AK47 cho nhiều ngàn lính trẻ con Phi châu ở Liberia, Nigeria và Sierra Leone – trong khi máy ủi đất của Tàu vùi nhiều ngàn tử thi dưới những cánh đồng thảm sát ở Dafur.
Còn nước Úc? Thế giới sụp đổ
Công ty China Guangdong Nuclear Power Holding Co… muốn mua quyền kiểm soát công ty Energy Metals Ltd. của Úc với giá 83.6 triệu đô la Úc.
Đây là một phần làn sóng đầu tư của Tàu vào tài nguyên thiên nhiên của Úc. Việc Công ty quốc doanh CGNPH muốn mua 70% chương trình khai thác uranium của Bigrlyi ở khu vực phía Bắc nước Úc là dấu hiệu đầu tiên cho thấy Tàu muốn lấn vào nước sản xuất uranium lớn nhất thế giới.
Tàu tỏ ý muốn mua công ty Úc giữa lúc liên hệ Úc-Tàu xuống mức thấp.
Tháng vừa rồi Tàu giam giữ bốn nhân viên Anh-Úc của Công ty Rio Tinto Ltd., trong đó có công dân Úc Stern Hu, với tội hối lộ và vi phạm bí mật quốc gia. Nhiều chính trị gia và bình luận gia không an tâm với việc Tàu muốn đầu tư lớn vào khu vực khai thác mỏ của Úc – The Wall Strett Journal.
Điều ngạc nhiên về kế hoạch thực dân của Tàu là làm sao ngay cả các nền kinh tế phát triển và có cơ cấu dân chủ vững mạnh như Úc, Brazil, và Nam Phi, cũng bị đồng tiền Tàu lôi kéo.
Ta hãy xem nước Úc. Dân Úc có trình độ giáo dục cao, tay nghề vững, và gần như có đủ loại tài nguyên thiên nhiên cần thiết để trở thành một trung tâm kỹ nghệ mạnh. Nhưng thay vì phát triển các ngành kỹ nghệ sử dụng tài nguyên sẵn có để sản xuất hàng tiêu dùng, các lãnh đạo thiển cận lại cho Tàu vào mua tài nguyên, đào những kho tàng khổng lồ để đem về các xưởng của Tàu.
Chỉ trong vài năm qua, các công ty Tàu như Yangzhou Coal Mining, China Minmetals, Hunan Valin Steel & Iron, China Metalurgical, và Shanghai Baosteel, đã được những hợp đồng khai thác tài nguyên vĩ đại. Dù trong ngắn hạn vài trăm gia đình thượng lưu Úc bỗng giàu to, nhưng về đường dài nước Úc sẽ lâm cảnh nghèo khó khi các mỏ bị vét sạch.
Ngay cả trong ngắn hạn nước Úc cũng đang bị thiệt thòi. Bởi vì sau khi Tàu dùng nguyên liệu của Úc sản xuất thành hàng hóa rồi đem ngược trở qua Úc bán, Úc bị thâm thủng mậu dịch với Tàu – mặc dù Úc có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú.
Cả hai nước Brazil và Nam Phi cũng tương tự – nhưng yếu hơn. Cả hai đều ngồi trên những kho tàng phong phú. Cả hai đều có giới trung lưu và đều có nhiều cơ hội gia nhập hàng ngũ những nước kỹ nghệ. Nhưng cả hai lại cho Tàu lấy quá nhiều tài nguyên thiên nhiên và vì vậy bị thâm thủng mậu dịch với Tàu.
Chẳng hạn như ở Brazil và chỉ trong ngành dầu lửa, Công ty quốc doanh Sinopec của Tàu đã đổ vào 7 tỉ đô la để mua phần lớn số dầu dự trữ khổng lồ ở Santos Basin. Và đó không phải là điều duy nhất: Sinopec còn cho Công ty Petrobras của Chính phủ Brazil vay 10 tỉ đô la để đổi lại, Sinopec được quyền mua 10,000 thùng dầu thô mỗi ngày trong 10 năm với giá thấp, dưới mức đáy. John Pomfret của báo The Washington Post đã vẽ bức tranh toàn cảnh “Chinamax” như sau:
Dọc theo dải cát vàng dài 175 dặm ở bờ biển Dại Tây Dương phía bắc Rio de Janeiro, Tàu đang xây dựng một thực thể kinh tế mới. Đi qua khỏi những hải cảng lớn nơi những tàu khổng lồ của Tàu đang lấy quặng sắt hoặc lấy dầu chở về Bắc Kinh, là một thành phố lớn gấp đôi Manhattan với các hãng xưởng đang mọc lên. Nhiều công trình này được xây dựng với tiền đầu tư của Tàu: xưởng luyện thép, công ty vận chuyển, xưởng xe hơi, xưởng sản xuất dụng cụ khai thác dầu và khí đốt… Sự đầu tư vào Brazil cho thấy kế hoạch “hướng ngoại” của Tàu để bảo đảm nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên và để làm chậm sự phát triển của các công ty thuộc chính quyền địa phương.
Tổng thống Nam Phi Thabo Mbeki tỏ ý lo ngại về sự xâm lấn của thực dân Tàu: “Nếu Nam Phi chỉ xuất cảng nguyên liệu thô qua Tàu và nhập cảng hàng thành phẩm từ Tàu, Phi châu sẽ bị kẹt mãi mãi trong điều kiện kém phát triển”.
Dù là nước Úc văn minh, Congo loạn lạc, Nam Phi đang phát triển, hay là Zimbabwe độc tài, tất cả các nước này cùng giống nhau ở một điểm: Tàu đang bóc lột có kế hoạch các kho báu của họ.
Và sau khi các kho báu bị cưa, bị xúc, và bị hốt sạch, những thuộc địa này chỉ còn là những cái vỏ rỗng, không còn cơ hội để trở thành quốc gia kỹ nghệ với khả năng tạo nhiều việc làm mà đúng ra họ đã có thể được hưởng nếu họ không là thuộc địa của Tàu.
Đại bàng Mỹ biến thành chim bồ câu lớn nhất thế giới
Con Rồng sản xuất rất tham ăn. Con Rồng thuộc địa không ngưng nghỉ. Đại bàng Mỹ thì ngủ quên – Ron Vara.
Kết quả sau cùng là Tàu có kế hoạch chiếm đủ nguyên liệu cho các nhà máy Tàu chạy đều. Còn thế giới thì không. Trong khi đội quân triệu người của Tàu tràn đi khắp Phi châu, Á châu, và Châu Mỹ La tinh để thực hiện kế hoạch thâu tóm tài nguyên và chiếm lĩnh thị trường, Đại bàng Mỹ vẫn còn đậu dưới đất, Âu châu không dám đối diện sự thật, và Nhật Bản thì bất lực vì quá sợ hãi. Nhưng trước kia đâu đến nỗi như vậy – ít ra là với nước Mỹ.
Nước Mỹ đã từng là bậc thầy trong việc sử dụng “sức mạnh mềm” trên thế giới qua các công tác cứu trợ, ngoại giao, và viện trợ quân sự. Nhưng giờ thì Đại bàng Mỹ đã biến thành chim bồ câu; chúng ta đang gửi Peace Corps đến giúp những quốc gia mắc nợ ít hơn chúng ta, và chúng ta đang núp trong những trại lính ở những xứ mà chúng ta không nên đến. Đã đến lúc chúng ta và thế giới phải tỉnh dậy – và đứng lên chống lại – cái đế quốc thực dân đang hiện diện ngay giữa chúng ta. Một lần nữa, như Peter Finch đã nói một cách hùng hồn rằng, thế giới văn minh phải mở tung cánh cửa phía Đông mà gào to lên rằng, “Giận lắm rồi, không thể nào chịu nổi nữa”.
Bởi vì nếu chúng ta không vùng lên, “việc cấm vận” tài nguyên thiên nhiên mà Tàu đang áp dụng trên thế giới qua kế hoạch thực dân sẽ là dây thòng lọng siết cổ tất cả các nền kinh tế thế giới.
Với thời gian, khi đế quốc Tàu ngày càng thâu tóm được nhiều hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm để thỏa mãn cơn thèm khát của Tàu, dây thòng lọng sẽ càng siết chặt vào cổ của Mỹ, Âu châu, Nhật, Nam Hàn, và các nước khác.
P.N & G.A.
Nguồn: http://www.diendantheky.net/2012/02/peter-w-navarro-greg-w-autry-chet-boi.html / Do GS Nguyễn Đức Tường gửi cho BVN.
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/42721
======================================================================
ĐỒ ĂN Ế CẢ TUẦN KHÔNG THIU... NHỜ HÓA CHẤT
Chết vì chất độc của Trung Quốc: Mạng sống vài đồng và
thịt gà thì miễn phí
Trong khi câu đùa này nghe thú
vị, thì cụm từ “thực phẩm Trung Hoa” lại hàm nghĩa nghiêm trọng hơn nhiều khi
mà Trung Quốc đang cung cấp cho Hoa Kỳ ngày càng nhiều trái cây, rau quả, cá và
thịt, không kể các loại vitamin và thuốc chữa bệnh.
Kẻ giết
người hàng loạt bằng Melamine Trung Quốc
Đôi khi
đấy không phải là chủ ý giết người – chỉ là ngộ sát!
Trung Quốc là nước xuất cảng hải
sản lớn nhất sang Hoa Kỳ, là nguồn cung cấp chính về gà thịt trắng và là nước
xuất cảng trà lớn thứ ba trên thế giới. Các nhà nông Trung Quốc cũng cung cấp
cho chúng ta 60% nước táo ép, 50% tỏi, và một số lượng lớn đủ các loại từ trái
lê đóng hộp, nấm bảo quản đến mật ong và sữa ong chúa.
Về dược phẩm, Trung Quốc cũng sản
xuất cho thế giới đến 70% lượng penicillin, 50% lượng aspirin, và 33% lượng
tylenol. Các công ty dược phẩm Trung Quốc cũng đã chiếm lĩnh phần lớn thị
trường thế giới về kháng sinh, enzyme, các acid amin chính và vitamin tổng hợp.
Trung Quốc thậm chí đã thống lĩnh đến 90% thị trường thế giới về vitamin C –
cùng lúc đó họ đang có vai trò áp đảo trong việc sản xuất các loại vitamin A,
B12, và E, không kể nhiều loại nguyên liệu để sản xuất vitamin tổng hợp.
Các số liệu thống kê này làm tất
cả chúng ta lo lắng chỉ vì một lý do đơn giản: Một phần quá lớn các loại thuốc
Trung Quốc đang tràn ngập các cửa hàng và siêu thị thuốc của chúng ta thực sự
là chất độc. Đấy là lý do tại sao thực phẩm và dược phẩm Trung Quốc luôn được
xếp hàng đầu trong các loại phải kiểm tra khi nhập vào biên giới hoặc bị trả về
bởi cả cơ quan Quản lý Thực phẩm & Dược phẩm của Hoa Kỳ lẫn Cơ quan An toàn
Thực phẩm châu Âu.
Thế sao Trung Quốc vẫn tiếp tục
mang đến cho chúng ta các loại thực phẩm và thuốc có thể làm chúng ta đau ốm
hoặc giết chúng ta như vậy? Đôi khi các chất độc có trong dây chuyền cung cấp
thực phẩm và thuốc men là hậu quả ngẫu nhiên của những yếu tố như phương pháp
sản xuất kém chất lượng, quy trình kém vệ sinh, hoặc là chất độc từ đất do môi
trường bị ô nhiễm. Những khi khác thì do những kẻ thiếu đạo đức hay còn gọi là
“kẻ dã tâm” – một từ do chính người dân của họ gọi – cố tình làm nhiễm bẩn thực
phẩm và dược phẩm, đơn giản chỉ vì muốn gia tăng lợi nhuận cho họ.
Cho dù là do ngẫu nhiên hay cố
tình, việc đầu tiên bạn cần biết cụ thể về cái Chết dưới tay Trung Quốc này là
nó không nhắm vào một người nào. Thật vậy, người Trung Quốc, dù là nông dân,
ngư dân, nhà chế biến thực phẩm hay là người bán thuốc, đều có thể đầu độc
chính người dân của họ y như họ đầu độc người Mỹ, người châu Âu, người Nhật,
người Hàn và tất cả những ai trên toàn thế giới dùng thực phẩm và dược phẩm của
họ. Để thử xem câu nói trên đúng tới đâu chỉ cần xem trả lời cho câu hỏi : “Cái
gì trong chảo của anh thế?” – Có tới 10% nhà hàng ở Trung Quốc sử dụng cái gọi
là “dầu ăn bẩn” để nấu nướng.
Dầu ăn bẩn là một hỗn hợp hôi hám
của dầu đã được sử dụng và chất thải thu được từ hố ga và cống rãnh từ các nhà
bếp thương mại, chứa đầy nấm mốc độc aflatoxin gây ung thư gan. Những người vô
gia cư (*) ở Trung Quốc lén lút bán thứ này cho nhiều nhà hàng với giá chỉ bằng
một phần năm giá dầu đậu nành hay dầu lạc mới. Ngoài khả năng gây ung thư, cái
hỗn hợp gồm dầu bị mốc với đủ loại thực phẩm bỏ đi này có thể là bản án tử hình
bất ngờ cho bất kỳ ai bị dị ứng thực phẩm nặng.
Câu chuyện dầu ăn bẩn này cho dù
có thể làm chúng ta phẫn nộ, nhưng so với chuyện những kẻ giết người hàng loạt
bằng melamine Trung Quốc thì nó chưa là gì cả. Những kẻ sát nhân này đã hạ sát
nhiều nạn nhân trên đất Trung Quốc cũng như trên khắp thế giới, và những nỗ lực
thường là vô hiệu quả để bắt chúng cho thấy một cách rõ ràng sự khó khăn cho cả
Chính phủ Trung Quốc lẫn các cơ quan kiểm soát Hoa Kỳ trong việc bảo đảm an
toàn thực phẩm và thuốc men khi mà bọn sát nhân hoạt động chỉ vì lợi nhuận.
Vũ khí giết người, melamine, thực
ra là một hóa chất có giá trị khi chúng không bị lén lút cho vào thực phẩm. Kết
hợp melamine với formaldehyde để sản xuất nhựa melamine, bạn sẽ có được một
chất dẻo có độ bền cao dùng sản xuất các sản phẩm như formica và các bảng viết
bằng bút xóa. Trộn với một số hóa chất khác, bạn có thể dùng melamine như một
chất chống cháy, phân bón, hay là “phụ gia” siêu dẻo dùng trong bê tông cường
độ cao. Thế nhưng thêm melamine vào các sản phẩm như thức ăn gia súc, sữa, hoặc
sữa cho trẻ sơ sinh thì không còn cách nào nhanh hơn để hủy hoại hai trái thận
của con người.
Thế tại sao những thương gia có
dã tâm của Trung Quốc lại thêm melamine vào thực phẩm của chúng ta? Đó là vì
hàm lượng nitrogen cao trong melamine có thể nhái mức protein cao trong thực
phẩm. Sự giả mạo protein kiểu Trung Quốc này do đó có thể đánh lừa các nhân
viên kiểm tra thực phẩm trong việc xếp hạng thực phẩm có hàm lượng protein cao.
Vì melamine rất rẻ so với protein thật, nên điều này có nghĩa là rất nhiều tiền
sẽ vào túi thủ phạm, bất kể nhiều người có thể thiệt mạng.
Ai giết
con mèo của tôi? Cái gì đã xảy ra với chó của tôi?
Thế giới lần đầu biết đến việc
giả mạo protein của Trung Quốc vào năm 2007, khi hàng chục ngàn chó và mèo ở
châu Âu, Hoa Kỳ và Nam Phi bị chết vì loạt thức ăn nhiễm melamine. Và không chỉ
thú vật nuôi bị ảnh hưởng. Theo Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm cùng Bộ
Nông nghiệp Hoa Kỳ, ba triệu người Mỹ đã tiêu thụ thịt gà và thịt heo nuôi bằng
thức ăn có chứa melamine.
Và giờ bạn hãy nghe đây: Nếu bạn
bị mất con vật nuôi đang khỏe mạnh vì một chứng bệnh bí ẩn hay do hỏng thận, có
lẽ là chúng bị chết do ”Chất độc Trung Quốc”. Có thể biết trước được rằng khi
sự khủng hoảng nổ ra, Chính phủ Trung Quốc đã tìm cách ngăn chặn và thậm chí từ
chối cho phép các thanh tra nước ngoài đến để xem xét vấn đề. Tuy nhiên, khi sự
kiện melamine nổ ra trên chính đất nước Trung Quốc thì lại là một chuyện khác.
Không
nhắm vào riêng ai cả, Phần hai
“Tôi đã hoàn toàn mất niềm tin
vào sữa bột do Trung Quốc sản xuất”, Emily Tang, một công chức 31 tuổi ở thành
phố Thẩm Quyến có cô con gái 3 tuổi nói.
— Bloomberg Business Week
— Bloomberg Business Week
Năm 2008, gần 300,000 trẻ sơ sinh
Trung Quốc bị ốm và 6 trẻ em đã chết sau khi 22 nhà máy sữa ở Trung Quốc bị
nghi ngờ là đã cho thêm melamine vào sữa và sữa dành riêng cho trẻ sơ sinh.
Theo Triệu Huệ Bình (Zhao Huibin), một nông dân nuôi bò sữa ở tỉnh Hồ
Bắc: “Trước khi sử dụng melamine, người ta đã dùng cháo gạo và tinh bột khoai
để cố ý làm tăng số đo hàm lượng đạm, nhưng cách này rất dễ bị phát hiện, nên
họ chuyển sang dùng melamine”.
Trong trường hợp cụ thể này,
những kẻ giả mạo đầy dã tâm còn không thèm dùng loại melamine tinh khiết công
nghiệp. Thay vào đấy, chúng dùng loại rẻ tiền hơn – và độc hại hơn – “melamine
phế thải”. Không ngạc nhiên khi nhiều trẻ em dù khỏi bệnh vì nhiễm độc melamine
đã bị tổn thương thận nghiêm trọng. Điều làm người ta rùng mình là sự việc xảy ra
chỉ một năm sau khi Thủ tướng Ôn Gia Bảo đã quyết định chi thêm 1.1 tỷ đô-la và
cử hàng trăm ngàn thanh tra đi kiểm tra các cơ sở sản xuất thực phẩm và dược
phẩm.
Tờ New
York Times đã có bài
nói về sự thất bại triền miên trong quản lý này như sau:
Sự kiện liên quan đến các
nhà máy sữa làm dấy lên một câu hỏi cốt lõi là liệu Đảng Cộng sản đang cầm
quyền có khả năng tạo ra một cơ cấu điều hành có trách nhiệm và minh bạch
trong hệ thống độc đảng hay không.
Ta hãy xem câu chuyện hài nhỏ có
thể trả lời câu hỏi ấy đồng thời nhấn mạnh sự khác biệt căn bản giữa các chế độ
xã hội mở và tự do với chế độ toàn trị tàn bạo ở Trung Quốc. Năm 2010, nguyên
nhà báo Triệu Liên Hải (Zhao Lianhai) bị tù sau một phiên tòa vờ vịt trong
đó anh không được phép đưa ra bằng chứng.
“Tội” của Triệu không phải là đầu
độc mọi người. Đúng hơn là anh bị kết tội ”gây rối trật tự xã hội” vì đã cố đưa
ra ánh sáng những kẻ giết người bằng melamine sau khi con anh bị mắc bệnh. Và
đấy cũng lại thêm một lý do nữa vì sao Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc sẽ không
bao giờ có thể bảo đảm cho chúng ta các sản phẩm an toàn hơn được. Không như ở
các nước dân chủ, nơi quyền tự do ngôn luận và tự do hội họp là bất khả xâm
phạm để giúp soi rọi mọi hành vi sai trái, Trung Quốc giấu nhẹm mọi thứ – và
cho tất cả những người phản kháng vào trại tù cưỡng bách lao động (kiểu gulags
của Xô Viết).
Những
chất độc giết người có tên heparin của Trung Quốc
Bây giờ, nếu bạn nghĩ rằng sự
kiện melamine là xưa rồi, thì không phải vậy đâu! Cho đến tận bây giờ, các sản
phẩm nhiễm độc melamine vẫn ngày càng nhiều vì nó thực sự đem lại lợi ích quá
lớn khi được dùng làm chất phụ gia, cho dù nó tàn phá thận của con người.
Còn như bạn nghĩ rằng thủ đoạn
kiếm lợi nhuận bằng việc sử dụng những chất nhiễm độc như melamine chỉ có trong
thực phẩm, thì cũng không phải chỉ thế thôi đâu. Chất độc giết người trong
heparin của Trung Quốc minh họa một cách sinh động việc bọn con buôn bất lương
Trung Quốc cũng đang bận rộn làm nhiễm độc cả thuốc chữa bệnh cho chúng ta.
Heparin là một loại thuốc chống đông máu dùng trong phẫu thuật tim, truyền máu,
chữa tĩnh mạch cho đến lọc thận. Nó được làm từ một sản phẩm tầm thường là niêm
mạc ruột heo. Chính vì vậy mà Trung Quốc tham gia vào hoạt động sản xuất
heparin: là nước sản xuất thịt heo lớn nhất thế giới, Trung Quốc luôn có nguồn
cung cấp ruột heo hầu như vô tận.
Để giảm chi phí và gia tăng lợi
nhuận, các nhà sản xuất Trung Quốc đã bí mật thêm một chất tương tự như
heparin, nhưng rẻ tiền và có thể gây chết người gọi là chondroitin sulfate với
hàm lượng sulfate vượt mức. Chất độc này có thể gây ra những phản ứng nghiêm
trọng, đôi khi gây chết người – từ hạ huyết áp và thở gấp đến ói mửa và tiêu
chảy.
Và đây là điều bẩn thỉu của trò
lừa đảo này: Chất gây độc cho heparin có cấu trúc hóa học rất gần với heparin
thật đến nỗi rất khó bị phát hiện. Giá của nó rẻ hơn heparin thật 100 lần: 9
đô-la so với 900 đô-la mỗi pound! Vì giá cực thấp như thế, một số lô heparin bị
nhiễm độc đã có tới 50% là heparin giả!
Không đâu xa, hãy xem trường hợp
cụ thể của anh Leroy Hubley ởToledo,Ohiovề cái chết bởi chất độc Trung Quốc.
Anh đã mất người vợ 48 tuổi vì nhiễm chất heparin giả. Chỉ một tháng sau đấy và
trước khi phát hiện ra chất độc, con trai của Hubley, cùng bị bệnh kém chức
năng thận như mẹ cháu đã trở thành nạn nhân của cùng trò giá rẻ bất lương của
bọn Trung Quốc.
Đến nay, chất độc heparin của
Trung Quốc đã giết hại hàng trăm người Mỹ và làm hàng ngàn người khác bị bệnh.
Heparin kém chất lượng đã xuất hiện ở 11 nước khác như Nhật Bản, Đức, Ấn Độ
vàCanada. Mặc dù nhà chức trách của cả Hoa Kỳ và Trung Quốc đã nỗ lực kiểm
soát, cho đến nay heparin kém chất lượng vẫn có mặt ở các phòng mổ và các trung
tâm lọc thận.
Bây giờ, chúng ta hãy tự hỏi: Vì
sao mà nhiều kẻ dã tâm Trung Quốc lại sẵn sàng đầu độc thức ăn và thuốc men chỉ
vì lợi nhuận? Câu trả lời của một học giả nổi tiếng Trung Quốc đã chỉ ra một
cách sâu sắc đối với vấn đề suy thoái đạo đức của tâm hồn Trung Quốc. Theo Giáo
sư kinh doanh Lưu Hải Đồng (Luo Yadong) trong Tạp chí Quản
lý và Tổ chức, vấn đề suy thoái đạo đức – và việc chạy theo lợi
nhuận bằng mọi giá – đã xảy ra do sự đổ vỡ các nguyên lý Khổng giáo trong môi
trường không có đạo đức và luân thường đạo lý của chủ nghĩa cộng sản Trung
Quốc.
Chính vì sự suy thoái đạo đức đó,
cùng với việc các viên chức chính quyền tham nhũng và luật pháp lỏng lẻo, đã
thúc đẩy những người chế biến thực phẩm cố ý sử dụng hóa chất công nghiệp độc
hại để cải thiện vị ngon và bảo quản thực phẩm.
Thực vậy, chính các nhà chức
trách Trung Quốc cũng đã tìm thấy những điều quái gở như nồi lẩu có thêm
formaldehyde để có vị ngon hay nước tương có pha thêm acid hydrochloric và tóc
người để làm tăng độ đạm. Nhưng kẻ dã tâm Trung Quốc còn làm xúc xích giá rẻ
“tươi ngon” bằng cách cho cả thuốc trừ sâu cực độc dichlorvos vào. Lần sau, mỗi
khi định ăn cái gì ngon ngon mà “Made inChina”, bạn hãy nhớ những tiểu xảo đó
nhé!
Bây giờ tôi nghĩ là đã rõ
mọi vấn đề, nếu Trung Quốc muốn sống trong thế kỷ 21 này, thì họ phải sản xuất
theo những tiêu chuẩn như vậy – Thượng Nghị sĩ Richard Durbin
(Đảng Dân chủ – Tiểu bang Illinois)
Trong khi “tội giết người cấp
một” là bản án trong những vụ án melamine hay heparin thì trong nhiều vụ khác
đấy chỉ là “tội ngộ sát” – tức tội giết người không có “chủ đích trước”. Vấn đề
chủ yếu ở đây là khi Trung Quốc đã trở thành công xưởng sản xuất của thế giới,
thì họ cũng đồng thời trở thành bãi chứa chất thải nguy hại và là đất nước ô
nhiễm nhất thế giới. Bãi rác cực lớn ấy giờ đây có nghĩa là mảnh đất Trung Quốc
dùng để nuôi dưỡng thế giới chứa đầy những chất gây ung thư, kim loại nặng,
thuốc trừ sâu bất hợp pháp và những chất độc hại khác. Có nghĩa rằng việc chất
độc từ mảnh đất Trung Quốc đang ngấm vào bữa ăn của người Mỹ, người châu Âu,
người Nhật, người Hàn phải trở nên hiển nhiên đối với bất kỳ ai quan tâm.
Ăn một
quả táo Trung Quốc mỗi ngày đủ cho các Bác sĩ chuyên khoa ung thư của Hoa Kỳ có
việc làm cả đời
Hãy xem một ví dụ. Hộp nước ép
ngon và đẹp mắt bạn dùng trong bữa trưa của con bạn. Thế là đã có một cơ hội để
bạn, thay vì đưa một lon nước có gas, đã cho con bạn uống một thứ có vẻ là “tốt
cho sức khỏe” chứa đầy arsen, một thứ kim loại nặng có thể gây ung thư. Đây là
lý do tại sao:
Hơn 30 năm qua, các nhà nhập cảng
nước táo đặc Trung Quốc đã tăng từ 10,000 gallon lên đến gần nửa tỷ gallon mỗi
năm; và ngày nay Trung Quốc chiếm lĩnh hơn một nửa thị trường Hoa Kỳ.
Điều chắc chắn là, giá của họ rẻ
hơn giá của các nhà nông Hoa Kỳ. Nhưng có một lý do làm cho nó rẻ là vì các
vườn cây Trung Quốc dùng rất nhiều các loại thuốc trừ sâu bất hợp pháp có chứa
arsen để rồi thấm vào cây và cô đọng trong quả.
Bạn muốn
tách trà “loại thường” hay “không chì”?
Có một câu nói: “mọi thứ trà đều
là trà Tàu cả”. Đúng thế, dù rằng khó tin! Một vị nguyên là Phó giám đốc Cơ
quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ đã mô tả trên Đài phát thanh Quốc
gia phương pháp mà người Trung Quốc đã sử dụng để phơi khô lá trà như sau:
Người sản xuất rải “lá trà trên một cái sân kho rất rộng rồi dùng xe tải cán
lên cho chóng khô”. Vì xe Trung Quốc dùng xăng pha chì nên không có cách nào
hiệu quả hơn thế để biến lá trà thơm ngon trở thành một thứ vũ khí giết người.
Chẳng có
tí sự thật nào trong nhãn hiệu thực phẩm Trung Quốc cả!
Ngoài ra, một trong những thói
quen lừa đảo của những kẻ dã tâm Trung Quốc là thường xuyên ghi sai nhãn cho
các thực phẩm “hữu cơ”. Không ngạc nhiên là các nhà nông Trung Quốc luôn nóng
lòng muốn nhảy vào thị trường thực phẩm hữu cơ Hoa Kỳ, nhưng sự thú nhận của
một chủ cửa hàng Trung Quốc đã nói lên tất cả:
Có khoảng chừng 30% các
nông trại sản xuất thực phẩm hữu cơ thật và họ ghi nhãn hữu cơ trên đó. Tôi
nghĩ chính quyền cần cải tiến công tác kiểm nghiệm. Nhưng giờ họ quá bận với an
toàn thực phẩm nên chả còn sức đâu mà lo cho thực phẩm hữu cơ nữa.
Với sự thú nhận này thì không có
gì đáng ngạc nhiên khi Walmart, Whole Foods, và các nhà bán lẻ khác phát hiện
các sản phẩm tưởng là “hữu cơ” của Trung Quốc nhiễm đầy thuốc trừ sâu.
Bệnh nôn
mửa vì đậu xanh tại Nhật
Không phải chỉ có Hoa Kỳ mới ăn
phải chất độc Trung Quốc. Hãy xem điều gì xảy ra với một nhà phân phối thực phẩm
Nhật Bản nhập cảng trên 50,000 kiện đậu xanh Trung Quốc được cho là “tươi ngon”
từ Công ty Thực phẩm Yên Đài Bắc Hải của tỉnh Sơn Đông. Sau khi những người
tiêu dùng bị nôn mửa rồi bị tê miệng, các viên chức của Bộ Y tế Nhật Bản đã tìm
thấy nồng độ thuốc trừ sâu độc hại có trong đậu xanh cao gấp gần 35,000 lần
nồng độ cho phép!
Dĩ nhiên, chúng ta có thể ghi lại
hết chuyện này sang chuyện khác về “cái chết bởi thuốc độc Trung Quốc”. Chẳng
hạn như vụ ở châu Âu liên quan đến Vitamin A nhiễm vi trùng suýt nữa thì được
dùng pha chế sữa dành cho trẻ sơ sinh. Người ta đã tìm thấy các viên vitamin
tổng hợp lẫn tạp chất chì, mật ong, tôm nhiễm thuốc kháng sinh. Vụ việc tai
tiếng đã đăng tải ầm ĩ về loại xi-rô thuốc ho rẻ tiền chứa chất chống đông đã
giết hại hàng ngàn người trên thế giới. Những ví dụ như thế này chỉ có ích nếu
chúng giúp ta hiểu ra những vấn đề to lớn hơn.
Vấn đề to lớn cuối cùng chúng tôi
muốn minh họa bằng ví dụ sau đây về ngành nuôi cá ở Trung Quốc: trong bối cảnh
các vấn đề môi trường liên quan đến thực phẩm và dược phẩm Trung Quốc vẫn đang
hiện diện cùng với hành vi thiếu đạo đức của các thương gia Trung Quốc hoành
hành ở khắp nơi, thì việc Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ, Cơ
quan Quản lý An toàn và Thực phẩm châu Âu cũng như Ủy ban An toàn Thực phẩm
Nhật Bản kiểm soát được các sản phẩm nhập cảng từ Trung Quốc hầu như là bất khả
thi. Thực vậy, việc các nhà nuôi trồng thủy sản Trung Quốc đã đè bẹp các đối
thủ cũng như các nhà chức trách về an toàn thực phẩm chỉ là một mô hình thu nhỏ
các sai lầm của việc phụ thuộc vào thực phẩm – và cá – Trung Quốc!
Không chỉ
có người Trung Quốc sống trong điều kiện chen chúc
Các dòng nước của chúng
tôi ở đây quá bẩn. Đơn giản là vì có quá nhiều cơ sở nuôi trồng thủy sản trong
vùng này. Tất cả họ đều xả nước bẩn ra đây, làm ô nhiễm các trang trại khác – Triệu Diệp (Ye Chao) nông dân nuôi
lươn và tôm ở Phúc Thanh, Trung Quốc.
“Câu chuyện thủy sản” Trung Quốc
không may lại hoàn toàn là sự thật này bắt đầu ở miền Đông Nam Hoa Kỳ, nơi mà
trong những năm 90 việc nuôi cá tra miền Nam là một trong những câu chuyện
thành công lớn của ngành thủy sản Hoa Kỳ. Thế rồi con rồng châu Á bước vào đấu
trường “Long tranh Hổ đấu”.
Như chúng ta sẽ thảo luận kỹ hơn
trong Phần II, “Những Vũ khí Hủy diệt Việc làm”, các thương nghiệp Trung Quốc
kiếm lợi nhuận bằng mọi trò lừa đảo trong kinh doanh, và các trại nuôi thủy sản
của Trung Quốc không phải là ngoại lệ. Thật vậy, bắt đầu vào những năm đầu của
thế kỷ XXI, dưới sự tấn công dữ dội của ngành xuất cảng được trợ cấp của Trung
Quốc, nhiều trại nuôi thủy sản Hoa Kỳ ở các tiểu bang như Louisiana,
Mississippi, và Alabama đã thực sự hoàn toàn biến mất.
Ngày nay, Trung Quốc là nhà cung
cấp thủy sản nuôi số một thế giới và chiếm lĩnh các thị trường cá tra, cá rô
phi, tôm, và lươn. Tuy nhiên, các trại nuôi thủy sản Trung Quốc cho chúng ta
một hình ảnh thôn quê không yên bình và không hòa hợp với thiên nhiên. Hơn thế
nữa, họ còn tạo ra một cơn ác mộng của sự bẩn thỉu kinh người như dưới địa
ngục.
Sự bẩn thỉu của các trại nuôi
thủy sản bắt đầu bằng sự kiện chỉ có dưới một nửa nước Trung Quốc là có cơ sở
giải quyết nước thải. Vậy thì cái cách thức mà những thứ do người thải ra này –
cùng với không biết bao nhiêu thuốc trừ sâu, phân bón, bùn than, thuốc kháng
sinh, thuốc nhuộm, và các chất gây ô nhiễm khác – tìm được đường đến bữa cơm
tối thứ Sáu ở nhà bạn thật đáng để chúng ta được biết.
Cuộc hành trình đau «lòng» này
bắt đầu từ thượng nguồn sông Dương Tử, chảy dài hơn 3,000 dặm đường sông đến
đồng bằng phía đông Trung Quốc. Và chính tại đây, phần lớn thủy sản nhiễm bẩn
được nuôi để xuất sang Hoa Kỳ, châu Âu, Nhật Bản và các nước khác.
Nằm dọc theo dòng Dương Tử, những
thành phố lớn đang phát triển như Thành Đô và Trùng Khánh đổ thẳng ra sông hàng
tỷ tấn chất thải chưa được giải quyết từ con người, động vật và cả chất thải
công nghiệp. Đống độc hại này sau đó lại có thêm thời gian để lên men và rữa ra
khi dồn về hồ chứa đằng sau đập Tam Hiệp khổng lồ phía bên dưới Trùng Khánh.
Chuyến đi ba ngày bằng du thuyền
“hạng sang” xuôi dòng Dương Tử từ Trùng Khánh đến đập Tam Hiệp – như nhiều du
khách Hoa Kỳ vẫn thường đi – thực ra là để nếm trải cơn ác mộng về môi trường
đang bị đe dọa. Nước hồ ánh lên một màu xanh kỳ quái và thỉnh thoảng bốc mùi
hôi hám dưới một đám khói thường trực từ những nhà máy chạy bằng than đá. Giống
như “con chó không sủa” của Sherlock Holmes, sự thiếu vắng hầu như hoàn toàn
của các giống chim le le, rùa, và loài vật lưỡng cư – chưa kể đến những con cá
heo nước ngọt màu hồng một thời trước đây thường vui đùa và là biểu tượng của
dòng sông nay đã tuyệt chủng – cho thấy mức độ ô nhiễm nghiêm trọng của một
trong những con sông – và là nguồn cung cấp nước ngọt – lớn nhất Trung Quốc.
Còn hỏi tại sao câu chuyện này
lại liên quan đến thủy sản Trung Quốc mà bạn ăn ở Hoa Kỳ, hãy nhớ rằng chính
những đống mùn rác trên dòng Dương Tử, cũng như nước từ những con sông Châu
Giang và Hoàng Hà bất hạnh, đang đổ vào những cơ sở nuôi trồng thủy sản nhập
cảng ở bờ Đông Trung Quốc. Lẽ dĩ nhiên, vì lươn, cá, tôm của Trung Quốc được
nuôi trong điều kiện độc hại như vậy, các loài này sẽ bị nhiễm đủ loại vi trùng
và ký sinh trùng. Học giả Trung Quốc Lưu Thành Tâm (Liu Chenglin) ghi
nhận:
Các điều kiện để nuôi
trồng thủy sản ở Trung Quốc thật tệ hại: Những người sản xuất dồn chặt vào bể
nuôi hàng ngàn cá, tôm để có sản lượng cao nhất. Điều này tạo ra một lượng lớn
chất thải làm ô nhiễm nước và truyền những bệnh có thể giết hết cả mẻ cá nếu
không được giải quyết hợp lý. Cho dù căn bệnh không giết hết tôm cá trong bể
nuôi, thì những loại vi trùng còn lại như Vibrio, Listeria, hay Salmonella vẫn
có thể làm cho những người ăn phải tôm cá bị nhiễm bệnh.
Để giải quyết điều kiện nuôi,
những người nuôi cá Trung Quốc thường bơm đủ loại kháng sinh, kháng nấm, thuốc
kháng vi rút và thuốc nhuộm bị cấm vào nước đã bị ô nhiễm. Những độc chất này,
bao gồm từ chất nhuộm màu lục malachit, chloramphenicol, fluoroquinolones cho
tới nitrofurans, thuốc ngừa thai, thuốc tím gentian không tránh khỏi việc ngấm
vào thịt sinh vật. Chúng có thể gây ra đủ thứ bệnh từ ung thư, các bệnh hiếm
gặp như bệnh thiếu máu cho tới việc làm suy giảm khả năng sử dụng kháng sinh
chữa bệnh của cơ thể con người.
Trên cả những sự vi phạm trắng
trợn này, các nhà máy chế biến thủy sản Trung Quốc còn thường xuyên dùng những
chất như khí carbon monoxide để làm cho miếng cá có màu đỏ tươi. Việc này không
những làm tăng vẻ ngoài hấp dẫn của sản phẩm mà còn che giấu được những sản
phẩm đã hư thối. Bạn hãy nhớ kỹ trò lừa đảo nhỏ mọn này mỗi khi bạn thấy một
miếng cá Trung Quốc đỏ tươi và nghĩ rằng nó được “đông lạnh lúc còn tươi
nguyên”.
Tất nhiên là ở Trung Quốc, “cái
gì người Mỹ dùng được thì thường lại không phải là cái mà dân Tàu dùng được”.
Thật vậy, cái kiểu “tô son điểm phấn” này chịu những hình phạt rất nặng nếu
dùng cho thủy sản phục vụ thị trường nội địa Trung Quốc.
Bây giờ là điểm quan trọng hơn
trong câu chuyện về thủy sản Trung Quốc – và mới thực sự là điều duy nhất bạn
cần nhớ: Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ thiếu nhiều nhân viên
đến nỗi mặc dù họ kiểm soát 80% nguồn cung thực phẩm của Hoa Kỳ, họ chỉ có thể
kiểm tra dưới 1% thực phẩm nhập cảng. Chính vì lý do này mà mỗi khi bạn ăn bất
cứ thứ gì xuất xứ từ Trung Quốc thì có nghĩa là bạn đang chơi “trò may rủi chết
người với thức ăn Trung Quốc” đấy. Và Chính phủ Trung Quốc cũng như nhà chức
trách Hoa Kỳ muốn nói thế nào cũng không thể cho bạn tin được là bảo đảm an
toàn!
Bán than
giả cho Newcastle
Một vài công ty Trung Quốc
hiện đang sản xuất và bán số lượng lớn gạo giả cho những dân làng không mảy may
nghi ngờ. Theo một báo cáo đăng trên tờ Tuần san Hong Kong ấn
bản tiếng Đại Hàn, những người sản xuất đã trộn khoai tây, khoai lang và nhựa
công nghiệp để làm gạo giả – Natural News.
Chúng tôi có thể sẽ thiếu trách
nhiệm khi kết thúc chương này mà không chia sẻ với bạn hai trong số những ví dụ
về trò giả mạo sản phẩm vô liêm sỉ gần đây của Trung Quốc. Những ví dụ này đưa
ra lời cảnh báo là nếu các thương gia Trung Quốc sẵn sàng làm giả đối với dân
chúng của họ, thì sao chúng ta lại mong họ cung cấp cho mình những sản phẩm,
thực phẩm và dược phẩm an toàn?
Ví dụ thứ nhất là về âm mưu làm
gạo giả bán cho dân quê nghèo. Trong trò lừa lợi dụng lòng tin của người dân
này, những kẻ làm giả trộn một hỗn hợp khoai tây và khoai lang rồi ép khuôn
thành hình những hạt gạo. Sau đó nhựa tổng hợp được thêm vào để giữ nguyên hình
cho hạt gạo. Kết quả là bạn có thể nấu thứ gạo này hàng giờ mà nó vẫn cứng và
sượng. Một viên chức của Hiệp hội Nhà hàng Trung Quốc cho rằng ăn ba bát gạo
quỉ quái này cũng bằng nuốt hết một cái túi plastic. Thế mà trước đây bạn cứ
nghĩ là ăn cám lúa mì làm hư đường tiêu hóa!
Trong ví dụ thứ hai, âm mưu rất
phổ biến trong những tỉnh lớn của Trung Quốc, bao gồm các tỉnh Cam Túc, Hà Nam,
Thanh Hải, Sơn Tây và Tứ Xuyên. Trong trò lừa đảo này, người ta thêm hương vị
và mùi thơm giả vào gạo thường để làm cho nó có hương vị giống như loại gạo
thơm Vũ Xương đắt tiền.
Chỉ cần thêm nửa ký hương thơm
thì người chế biến gạo gian Trung Quốc có thể tạo mùi hương cho 10 tấn gạo. Âm
mưu này bị bại lộ khi các phương tiện truyền thông Trung Quốc công bố một báo
cáo thống kê khôi hài: Mỗi năm, nông dân trồng được 800,000 tấn gạo Vũ Xương,
nhưng bán ra thị trường những hơn 10 triệu tấn!
Không hề thấy một sự hối hận nào
từ thủ phạm của những trò lừa đảo này. Khi buộc phải đối chất, phát ngôn viên
của một công ty bị bắt quả tang làm giả chỉ nói: “Gạo giả bán rất chạy vì giá
rẻ so với gạo thật”. Thật là những kẻ vô đạo đức không có tí lương tâm xã hội
nào cả.
Hết Chương II
Dịch từ: Death
by China, Nhóm Lê Minh Thịnh dịch
---------------------------------------------------
Nên chăm
chút cho những bữa ăn gia đình hơn là ra các quán hàng và khi sử dụng các chất
phụ gia nên mua đúng chỗ, đúng sản phẩm được đảm bảo về nhãn mác và niêm
phong...
Có một thời Hà Nội ra lệnh cấm
hàng rong, hàng quà mới làm nhiều người lên tiếng bảo vệ rằng đó là “nét đẹp” của
Hà Nội, những điều khó có thể bỏ đi. Đúng như vậy, hàng rong, quán ăn vỉa hè,
đường phố, được cho là một trong những nét đẹp, nét đặc trưng khó quên được của
những người sống ở Hà Nội.
Ngồi trên vỉa hè phố cổ, ăn một bát gì đó nong nóng, cay cay vào
tiết trời mùa đông giá lạnh, ngắm nhìn người qua lại, quả thật không có gì
tuyệt vời hơn. Ấy vậy, hiện nay nhiều người đã đưa nét văn hóa đó trở thành một
thứ “đáng sợ” đối với những người yêu Hà Nội, yêu những quán hàng rong, những
món ăn đường phố ngon lành trước đây. Đó chính là sử dụng phụ gia thực phẩm một
cách bừa bãi và không “nghĩ” đến hậu quả của nó đối với sức khỏe con người.
Ngô luộc bằng pin, muối diêm
“Bán chè nấu nhà có ăn không? Nếu không thì dùng đường này. Độc nhưng vị ngọt dịu, đỡ tốn hơn nhiều so với mấy loại đường kia” - người bán hàng thản nhiên vừa nói, vừa đưa ra một loại đường hóa học dạng viên màu trắng có xuất xứ từ Trung Quốc, mà người ta vẫn gọi là “đường lụa”…
Tỉ tê vài buổi với chị bán ngô luộc trên đường Trần Đăng Ninh, phóng viên đã lân la dò hỏi được “bí quyết” luộc ngô của chị Hạnh. Đó là dùng vài viên đường hóa học và một ít “muối diêm” - một chất chống thiu mà những người trong ngành hóa học thực phẩm cho là chất “độc”, cầu kỳ hơn thì cho vài cục pin tiểu vào luộc cùng với ngô, vậy là được một nồi ngô luộc ngon lành. Khi câu chuyện trở nên thân thiết hơn, chị Hạnh tâm sự rằng: “Ngày lạnh thì còn đỡ, chứ những ngày hè nóng ngồi bán ngô không hết cũng phải dùng “tí” chống thiu đấy, chứ có phải hôm nào cũng hết hàng được đâu”.
Cùng một chuyến đi tìm hiểu về việc sử dụng phụ gia trong thực phẩm, tôi tìm đến một người chuyên bán khoai lang luộc, lạc luộc… Bắt chuyện được với chị Lành bán hàng rong ở đầu đường Hai Bà Trưng. Chị thật thà tâm sự: “Bọn chị lên đây để kiếm ăn cũng khó khăn lắm. Nếu cứ cặm cụi mà làm như xưa, không tiết kiệm được chi phí, thời gian để đi kiếm ăn thì làm sao sống được. Ngô, khoai, sắn luộc chỉ cần cho thêm viên pin cũ vào là xong mà lại rẻ. Thỉnh thoảng cũng ế hàng nhưng mà chẳng lo, ở nhà có sẵn cái bột trắng cho vào thì để mấy ngày cũng được”. Đến người sử dụng còn không rõ “cái bột trắng” là chất gì nhưng cũng vẫn sử dụng thì người tiêu dùng làm sao có thể “thông thái” được đây?
Ngô luộc bằng pin, muối diêm
“Bán chè nấu nhà có ăn không? Nếu không thì dùng đường này. Độc nhưng vị ngọt dịu, đỡ tốn hơn nhiều so với mấy loại đường kia” - người bán hàng thản nhiên vừa nói, vừa đưa ra một loại đường hóa học dạng viên màu trắng có xuất xứ từ Trung Quốc, mà người ta vẫn gọi là “đường lụa”…
Tỉ tê vài buổi với chị bán ngô luộc trên đường Trần Đăng Ninh, phóng viên đã lân la dò hỏi được “bí quyết” luộc ngô của chị Hạnh. Đó là dùng vài viên đường hóa học và một ít “muối diêm” - một chất chống thiu mà những người trong ngành hóa học thực phẩm cho là chất “độc”, cầu kỳ hơn thì cho vài cục pin tiểu vào luộc cùng với ngô, vậy là được một nồi ngô luộc ngon lành. Khi câu chuyện trở nên thân thiết hơn, chị Hạnh tâm sự rằng: “Ngày lạnh thì còn đỡ, chứ những ngày hè nóng ngồi bán ngô không hết cũng phải dùng “tí” chống thiu đấy, chứ có phải hôm nào cũng hết hàng được đâu”.
Cùng một chuyến đi tìm hiểu về việc sử dụng phụ gia trong thực phẩm, tôi tìm đến một người chuyên bán khoai lang luộc, lạc luộc… Bắt chuyện được với chị Lành bán hàng rong ở đầu đường Hai Bà Trưng. Chị thật thà tâm sự: “Bọn chị lên đây để kiếm ăn cũng khó khăn lắm. Nếu cứ cặm cụi mà làm như xưa, không tiết kiệm được chi phí, thời gian để đi kiếm ăn thì làm sao sống được. Ngô, khoai, sắn luộc chỉ cần cho thêm viên pin cũ vào là xong mà lại rẻ. Thỉnh thoảng cũng ế hàng nhưng mà chẳng lo, ở nhà có sẵn cái bột trắng cho vào thì để mấy ngày cũng được”. Đến người sử dụng còn không rõ “cái bột trắng” là chất gì nhưng cũng vẫn sử dụng thì người tiêu dùng làm sao có thể “thông thái” được đây?
Tìm hiểu về những “thần dược” chống thiu, tôi tìm đến chợ Nghĩa Tân, Cầu Giấy.
Khi được hỏi về thứ bột chống thiu chè, thì chủ cửa hàng cũng mắt la mày lém,
nhìn trước ngó sau rồi mới lôi ra một túi bột màu trắng đã được chia sẵn. Khi
được hỏi cách sử dụng chị nói rằng, cho một thìa vào đồ ăn là có thể giữ từ 3
ngày đến 1 tuần. Hàng không có nhãn mác, người bán hàng hỏi mua bao nhiêu rồi
nhanh chóng cân và cất thật kỹ túi bột đi. Căn vặn hỏi thêm về tên bao bì, chị
này nói rằng, cũng chẳng biết rõ là tên gì, chỉ gọi là “bột chống thiu” thôi,
nhưng chị bán rất đắt hàng. Đặc biệt là bán cho các hàng dưa, cà và măng.
Tiếp tục “hành trình”, qua giới thiệu của những người bán hàng ở chợ Hôm, tôi tìm đến cơ sở chuyên bán thuốc bảo quản thực phẩm trên phố Hàng Buồm. Khi tôi hỏi mua loại thuốc bảo quản để chống thiu thối cho thức ăn, người bán đưa ra một loại thuốc có tên gọi là “săm-pết”, được gói trong bao bì không nhãn mác với giá 40.000 đồng/kg, dạng bột trắng và có mùi hăng rất khó chịu. Theo lời người bán, loại bột này bán rất chạy. Dân làm ngô, măng và xúc xích hay mua lắm…
Hết thời bánh chưng luộc bằng pin
Tiếp tục “hành trình”, qua giới thiệu của những người bán hàng ở chợ Hôm, tôi tìm đến cơ sở chuyên bán thuốc bảo quản thực phẩm trên phố Hàng Buồm. Khi tôi hỏi mua loại thuốc bảo quản để chống thiu thối cho thức ăn, người bán đưa ra một loại thuốc có tên gọi là “săm-pết”, được gói trong bao bì không nhãn mác với giá 40.000 đồng/kg, dạng bột trắng và có mùi hăng rất khó chịu. Theo lời người bán, loại bột này bán rất chạy. Dân làm ngô, măng và xúc xích hay mua lắm…
Hết thời bánh chưng luộc bằng pin
Ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng thôn Tranh Khúc, Duyên Hà, Thanh Trì,
Hà Nội - vùng quê chuyên nấu bánh chưng thuê vào những dịp lễ, tết khẳng định
rằng, những năm gần đây sau khi bị người dân tẩy chay thì hiện tượng luộc bánh
chưng bằng pin đã không còn. Những người dân ở Tranh Khúc vẫn giữ cách luộc
bánh chưng truyền thống, chứ không chạy theo thị trường.
Còn những người bán bánh chưng ở phường Phú Thượng, quận Tây Hồ khẳng định rằng, ngày xưa cũng có nhà trong làng truyền tai nhau cách luộc bánh chưng bằng pin. Nhưng sau đó cũng không nhà nào làm nữa. Bởi nếu làm thì người chịu ảnh hưởng xấu lại chính là hàng xóm láng giềng. Ngay cả những người luộc ra bánh đó cũng bị ảnh hưởng theo.
Mua chất “ độc” dễ như mua kẹo
Để tiết kiệm chi phí, thời gian, người bán hàng chỉ cần cho một thìa nhỏ “cần sủi” và “bột chống thiu” vào thức ăn, chỉ trong thời gian rất ngắn bao nhiêu xương, thịt, gân bò và cả chè đều trở nên “mềm” và “ngon miệng”.
Vào vai một người mới vào nghề bán chè, tôi đã đi khảo sát ở một vài chợ lớn ở Hà Nội như chợ Đồng Xuân, chợ Hôm, chợ Thành Công, chợ Ngọc Hà... các chợ này đều bán nhiều loại phụ gia thực phẩm có tên là “cần sủi”, hay “bột nhừ”. Tại chợ Ngọc Hà (Ba Đình, Hà Nội), khi hỏi mua bột nấu chè, các quầy hàng ở đây rất sẵn một loại bột chỉ đóng trong gói nilon và ghi bên ngoài là “bột nhừ”.
Khi hỏi cách dùng thì người chủ cửa hàng nhanh nhảu quảng cáo: “Với 2kg đậu, em chỉ cần cho bằng hạt ngô thôi, 10-15 phút là ngon lành rồi”. Rồi chị cũng đon đả hỏi luôn: “Có đường chưa em? Chắc mới làm lần đầu nên mới lơ ngơ thế này chứ gì? Đây nhé, nấu thì cho thêm đường này này, có ba loại, đường B1 hơi đắt hơn nhưng mà độ ngọt kém vì qua dược rồi. Còn đường mía thì độ ngọt đậm hơn nhưng hơi ngăm đắng một tí. Còn đây là đường lụa, 2-3kg đậu thì chỉ cần cho 0,5kg đường kính và 7-8 viên đường này thôi, vị ngon mà ngọt dịu lắm”.
Chị đưa cho tôi 3 loại đường, loại đường chị gọi là đường B1 nhãn mác nhập nhèm, các viên như viên thuốc B1 bị vỡ. Còn loại đường “mía” nhãn mác của Trung Quốc, cũng chẳng rõ được thành phần nhưng chỉ có hình 3 cây mía với giá thành khoảng 55.000đồng/gói 1kg. Thông tin trên bao bì gói đường in chữ Trung Quốc, mặt trước in hình bốn cây mía, mặt sau đề tên loại đường là “sodium cyclamate”. Hạt đường dạng tinh thể nhỏ màu trắng, dẹt và hơi dính. Còn loại đường thứ ba cũng xuất xứ từ Trung Quốc, có tên là Tang Jing, hay còn được gọi là “đường lụa”, được bán với giá 90.000 đồng/gói 500g. Đường có dạng hạt vuông, trắng trong, chỉ cần chạm nhẹ vào viên đường là tay đã có vị ngọt khé cổ.
Tìm đến một cửa hàng khác, chúng tôi lại được giới thiệu thêm một “thần dược” ninh nhừ khác, đó là một loại bột màu trắng được đóng trong hộp màu trắng với chữ bên ngoài màu xanh. Ngoài bao bì sản phẩm này tên “Kings”, ghi rõ thành phần có chứa chất Bicardbonate of soda, thông tin trên bao bì bằng tiếng Anh còn in dòng chữ “Product of Australia” (sản phẩm của Australia - PV), Imported by Barkath stores ltd, Singapore (nhập khẩu bởi Công ty TNHH Barkath Stores, Singapore - PV). Dù có những thông tin trên nhưng liệu đây có thực sự là thông tin trung thực khi bao bì làm quá đơn giản, không nêu rõ công dụng, điện thoại, địa chỉ cơ sở sản xuất? Vỏ đề sản phẩm của Australia, nhưng không biết đơn vị nào sản xuất và không có địa chỉ cụ thể. Và ngoài việc được đóng theo vỉ, các hộp này không hề có tem, mác hoặc đóng gói kín. Được bán với giá 28.000 đồng/hộp.
Chị Tính bán giả cầy, chân giò cho biết, chỉ cần hai thìa bột ướp vào chân giò là không cần tốn công ninh nấu lâu: “Thời buổi này phải thế thôi em ạ, không thì lấy gì mà ăn?”. Ai cũng vin vào “thời buổi”, nhưng cả người bán và người đang sử dụng các chất “độc dược” ấy để chế biến đồ thực phẩm chẳng hề bận lòng với hai chữ “lương tâm
Còn những người bán bánh chưng ở phường Phú Thượng, quận Tây Hồ khẳng định rằng, ngày xưa cũng có nhà trong làng truyền tai nhau cách luộc bánh chưng bằng pin. Nhưng sau đó cũng không nhà nào làm nữa. Bởi nếu làm thì người chịu ảnh hưởng xấu lại chính là hàng xóm láng giềng. Ngay cả những người luộc ra bánh đó cũng bị ảnh hưởng theo.
Mua chất “ độc” dễ như mua kẹo
Để tiết kiệm chi phí, thời gian, người bán hàng chỉ cần cho một thìa nhỏ “cần sủi” và “bột chống thiu” vào thức ăn, chỉ trong thời gian rất ngắn bao nhiêu xương, thịt, gân bò và cả chè đều trở nên “mềm” và “ngon miệng”.
Vào vai một người mới vào nghề bán chè, tôi đã đi khảo sát ở một vài chợ lớn ở Hà Nội như chợ Đồng Xuân, chợ Hôm, chợ Thành Công, chợ Ngọc Hà... các chợ này đều bán nhiều loại phụ gia thực phẩm có tên là “cần sủi”, hay “bột nhừ”. Tại chợ Ngọc Hà (Ba Đình, Hà Nội), khi hỏi mua bột nấu chè, các quầy hàng ở đây rất sẵn một loại bột chỉ đóng trong gói nilon và ghi bên ngoài là “bột nhừ”.
Khi hỏi cách dùng thì người chủ cửa hàng nhanh nhảu quảng cáo: “Với 2kg đậu, em chỉ cần cho bằng hạt ngô thôi, 10-15 phút là ngon lành rồi”. Rồi chị cũng đon đả hỏi luôn: “Có đường chưa em? Chắc mới làm lần đầu nên mới lơ ngơ thế này chứ gì? Đây nhé, nấu thì cho thêm đường này này, có ba loại, đường B1 hơi đắt hơn nhưng mà độ ngọt kém vì qua dược rồi. Còn đường mía thì độ ngọt đậm hơn nhưng hơi ngăm đắng một tí. Còn đây là đường lụa, 2-3kg đậu thì chỉ cần cho 0,5kg đường kính và 7-8 viên đường này thôi, vị ngon mà ngọt dịu lắm”.
Chị đưa cho tôi 3 loại đường, loại đường chị gọi là đường B1 nhãn mác nhập nhèm, các viên như viên thuốc B1 bị vỡ. Còn loại đường “mía” nhãn mác của Trung Quốc, cũng chẳng rõ được thành phần nhưng chỉ có hình 3 cây mía với giá thành khoảng 55.000đồng/gói 1kg. Thông tin trên bao bì gói đường in chữ Trung Quốc, mặt trước in hình bốn cây mía, mặt sau đề tên loại đường là “sodium cyclamate”. Hạt đường dạng tinh thể nhỏ màu trắng, dẹt và hơi dính. Còn loại đường thứ ba cũng xuất xứ từ Trung Quốc, có tên là Tang Jing, hay còn được gọi là “đường lụa”, được bán với giá 90.000 đồng/gói 500g. Đường có dạng hạt vuông, trắng trong, chỉ cần chạm nhẹ vào viên đường là tay đã có vị ngọt khé cổ.
Tìm đến một cửa hàng khác, chúng tôi lại được giới thiệu thêm một “thần dược” ninh nhừ khác, đó là một loại bột màu trắng được đóng trong hộp màu trắng với chữ bên ngoài màu xanh. Ngoài bao bì sản phẩm này tên “Kings”, ghi rõ thành phần có chứa chất Bicardbonate of soda, thông tin trên bao bì bằng tiếng Anh còn in dòng chữ “Product of Australia” (sản phẩm của Australia - PV), Imported by Barkath stores ltd, Singapore (nhập khẩu bởi Công ty TNHH Barkath Stores, Singapore - PV). Dù có những thông tin trên nhưng liệu đây có thực sự là thông tin trung thực khi bao bì làm quá đơn giản, không nêu rõ công dụng, điện thoại, địa chỉ cơ sở sản xuất? Vỏ đề sản phẩm của Australia, nhưng không biết đơn vị nào sản xuất và không có địa chỉ cụ thể. Và ngoài việc được đóng theo vỉ, các hộp này không hề có tem, mác hoặc đóng gói kín. Được bán với giá 28.000 đồng/hộp.
Chị Tính bán giả cầy, chân giò cho biết, chỉ cần hai thìa bột ướp vào chân giò là không cần tốn công ninh nấu lâu: “Thời buổi này phải thế thôi em ạ, không thì lấy gì mà ăn?”. Ai cũng vin vào “thời buổi”, nhưng cả người bán và người đang sử dụng các chất “độc dược” ấy để chế biến đồ thực phẩm chẳng hề bận lòng với hai chữ “lương tâm
Ung thư gõ cửa
Về việc người dân sử dụng pin trong việc chế biến thức ăn, PGS.TS
Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm (Trường đại học Bách
khoa Hà Nội) phân tích: Trong pin có điện cực kẽm, thỏi than và chì nén. Khi sử
dụng pin, hai điện cực xảy ra quá trình điện hóa sinh ra dòng điện giải phóng
kẽm và gây độc. Chất điện ly ở trong thỏi pin gồm một số kim loại như magie,
mangan. Những kim loại này mang tính kiềm, khi người sử dụng đun với nước ở
nhiệt độ cao, nước sẽ tạo thành môi trường kiềm, do đó tinh bột được thủy phân
khiến nhanh nhừ hơn. Nhưng dùng pin vào đun nấu sẽ rất độc hại. Chì, magie,
mangan trong pin thôi ra sẽ khiến người ăn bị ngộ độc tiêu hóa, nặng hơn thì
tích lũy và tiềm ẩn bệnh ung thư.
Còn với hiện tượng cho bột chống thiu, muối diêm vào thực phẩm để chống thiu thối, GS Thịnh cho biết thêm: Thông thường, các loại thực phẩm như ngô, khoai và một số loại thức ăn khác vào mùa nóng chỉ để từ sáng đến chiều là thiu. Đó là lý do vì sao người ta cho muối diêm vào thức ăn để nếu ế hàng thì hôm sau vẫn có thể bán tiếp. Muối diêm có chứa nitrit và nitrat, chỉ được sử dụng trong một số thực phẩm nhất định, với liều lượng nhất định trong công nghiệp chế biến chứ không dùng trong thức ăn thông thường. Vì nếu ăn nhiều, chất nitrit sẽ khiến người dùng bị bệnh ung thư.
Cầm hộp “bột nhừ” có nhãn hiệu là Kings, GS Thịnh giải thích thêm: “Sodium Bicarbonate (còn có tên gọi khác là baking Soda; Sodium hydrogen carbonate; sodium acid carbonate; bicarbonate of soda, công thức hóa học: NaHCO3) là hóa chất thông dụng trong công nghiệp và dùng trong lĩnh vực y tế, thực phẩm. Nhưng dùng trong thực phẩm và y tế đòi hỏi chất này tinh khiết. Cụ thể, bicarbonate of soda trong công nghiệp là chất tẩy rửa, làm mềm nước nhiễm axít… Trong y học là thuốc làm trung hòa axít ở người mắc bệnh đau dạ dày. Trong thực phẩm dùng để làm mềm thịt, làm bánh…”. GS Thịnh cho rằng, nếu NaHCO3 không tinh khiết sẽ lẫn tạp chất kim loại nặng như chì, asen, thủy ngân. Khi đó, người ăn vào sẽ có nguy cơ tích tụ trong cơ thể và gây bệnh ung thư.
Loại đường Cyclamate đã bị cấm sử dụng nhưng vẫn dễ dàng mua được, thậm chí mua còn không cần để ý đến nhãn mác. Điều này khiến nhiều người tiêu dùng lo ngại. Theo ông Thịnh, hiện trên thị trường có rất nhiều loại đường hóa học và loại đường nào cũng có thể gây nguy hại đến sức khỏe của con người nếu không biết cách sử dụng và liều dùng cho phép. Nếu dùng đúng thì các hóa chất đó sẽ được cơ thể đào thải ra ngoài. Còn nếu không, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
“Mọi hóa chất đều có nguy cơ gây ảnh hưởng cho sức khỏe con người, nếu quá giới hạn cho phép sẽ gây nên hiện tượng ngộ độc trường diễn. Sau khi ăn, uống… các chất này sẽ tích tụ trong cơ thể, thậm chí “ăn” vào não gây bệnh ung thư. Chính vì vậy chúng ta nên chăm chút cho những bữa ăn gia đình hơn là ra các quán hàng và khi sử dụng các chất phụ gia nên mua đúng chỗ, đúng sản phẩm được đảm bảo về nhãn mác và niêm phong”, GS Thịnh khuyến cáo.
Còn với hiện tượng cho bột chống thiu, muối diêm vào thực phẩm để chống thiu thối, GS Thịnh cho biết thêm: Thông thường, các loại thực phẩm như ngô, khoai và một số loại thức ăn khác vào mùa nóng chỉ để từ sáng đến chiều là thiu. Đó là lý do vì sao người ta cho muối diêm vào thức ăn để nếu ế hàng thì hôm sau vẫn có thể bán tiếp. Muối diêm có chứa nitrit và nitrat, chỉ được sử dụng trong một số thực phẩm nhất định, với liều lượng nhất định trong công nghiệp chế biến chứ không dùng trong thức ăn thông thường. Vì nếu ăn nhiều, chất nitrit sẽ khiến người dùng bị bệnh ung thư.
Cầm hộp “bột nhừ” có nhãn hiệu là Kings, GS Thịnh giải thích thêm: “Sodium Bicarbonate (còn có tên gọi khác là baking Soda; Sodium hydrogen carbonate; sodium acid carbonate; bicarbonate of soda, công thức hóa học: NaHCO3) là hóa chất thông dụng trong công nghiệp và dùng trong lĩnh vực y tế, thực phẩm. Nhưng dùng trong thực phẩm và y tế đòi hỏi chất này tinh khiết. Cụ thể, bicarbonate of soda trong công nghiệp là chất tẩy rửa, làm mềm nước nhiễm axít… Trong y học là thuốc làm trung hòa axít ở người mắc bệnh đau dạ dày. Trong thực phẩm dùng để làm mềm thịt, làm bánh…”. GS Thịnh cho rằng, nếu NaHCO3 không tinh khiết sẽ lẫn tạp chất kim loại nặng như chì, asen, thủy ngân. Khi đó, người ăn vào sẽ có nguy cơ tích tụ trong cơ thể và gây bệnh ung thư.
Loại đường Cyclamate đã bị cấm sử dụng nhưng vẫn dễ dàng mua được, thậm chí mua còn không cần để ý đến nhãn mác. Điều này khiến nhiều người tiêu dùng lo ngại. Theo ông Thịnh, hiện trên thị trường có rất nhiều loại đường hóa học và loại đường nào cũng có thể gây nguy hại đến sức khỏe của con người nếu không biết cách sử dụng và liều dùng cho phép. Nếu dùng đúng thì các hóa chất đó sẽ được cơ thể đào thải ra ngoài. Còn nếu không, sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
“Mọi hóa chất đều có nguy cơ gây ảnh hưởng cho sức khỏe con người, nếu quá giới hạn cho phép sẽ gây nên hiện tượng ngộ độc trường diễn. Sau khi ăn, uống… các chất này sẽ tích tụ trong cơ thể, thậm chí “ăn” vào não gây bệnh ung thư. Chính vì vậy chúng ta nên chăm chút cho những bữa ăn gia đình hơn là ra các quán hàng và khi sử dụng các chất phụ gia nên mua đúng chỗ, đúng sản phẩm được đảm bảo về nhãn mác và niêm phong”, GS Thịnh khuyến cáo.
(Theo pretrotimes)
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001