Phương Bích - Vụ
bắt giữ Kha và Uyên, giống như nhiều người, tôi cũng không tin bất cứ
thông tin gì ngoại trừ do chính miệng các sinh viên này nói. Tôi cũng
chắc rằng có rất nhiều người không hề tin các chứng cớ do cơ quan điều
tra đưa ra. Nếu như theo đúng khẩu hiệu “Vì danh dự dân tộc, chống giặc Tầu. Vì tương lai đất nước, chống tham nhũng”
mà hai sinh viên này đưa ra dù dưới hình thức nào là có tội, thì tôi
cho rằng dẫu có bị tù tội, họ cũng không bao giờ phải hổ thẹn, nói cách
khác là họ hoàn toàn có thể tự hào về mình... Tôi có cảm tưởng với những
con người đã dám nói, dám làm không phải vì những mưu lợi cá nhân, thì
nhà tù chỉ làm họ tăng thêm nghị lực sắt đá hơn thôi. Đọc những dòng tâm
sự của anh trai Đinh Nguyên Kha, biết thông tin về người mẹ của Nguyễn
Phương Uyên, tôi thấy hai em thật hạnh phúc khi có người thân luôn bên
cạnh. Hạnh phúc giản dị này, tiếc thay không phải ai cũng có được.
*
“Hôm nay ngày 15-11-2012. Trại giam 159
Long An cho phép người thân vào thăm nuôi các bị can đang tạm giam tại
trại. Tôi đi gửi thêm tiền và đồ ăn cho thằng em Đinh Nguyên Kha. Vô
tình gặp được chị Nguyễn Thị Nhung ( mẹ của Nguyễn Phương Uyên) cũng vào
thăm con. Gọi là "thăm" cho có tình cảm chứ thực sự thì chỉ cho phép
đăng ký gửi đồ vào thôi chứ không cho gặp mặt. Kha và Uyên được cho là
"biệt giam" để điều tra nên không cho tùy" tiện gặp" người thân. Tôi mời
chị Nhung về nhà và cùng trao đổi về cuộc sống của hai gia đình cùng
chung cảnh ngộ. Nhìn mẹ tôi gầy gò xanh xao vì thương nhớ con bao nhiêu
thì chị Nhung cũng y như vậy.Tôi thấu hiểu được nỗi xót xa của hai người
mẹ thấy con trong chốn lao tù. Thương mẹ, thương chị, thương các em
thật nhiều” - Đinh Nhật Uy.
Đinh Nhật Uy và chị Nguyễn Thị Nhung
Đọc những dòng tâm sự này trên facebook, tôi bỗng thấy trong lòng bâng
khuâng, mi mắt lại nong nóng. Đông sang rồi đấy! Vậy mà thời tiết sao
vẫn thấy oi ả. Bóng tối sập xuống nhanh quá, mới hơn 5 giờ đã phải bật
đèn. Cuộc sống đời thường nhìn ngoài nhìn thì có vẻ bình yên, dẫu khoảng
không vẫn đầy chặt tiếng ồn ào ngược xuôi dưới kia vọng lên. “Trong ấy”
giờ này chắc đã yên lặng lắm. Đời tù tạm giam hay tạm giữ chỉ là ngồi
đếm thời gian và nghĩ... Nghĩ mãi cũng chỉ đến thế. Sự thật thì chỉ có
một, nhưng suy diễn thì có muôn vàn cách, phụ thuộc vào cái tâm của
người nghe. Bảo có tội hay không có tội giờ nó dễ như trò đùa. Thậm chí
nói không thích cái gì đó có khi cũng trở thành tù tội được.
Suốt từ bữa thông tin hai sinh viên Uyên và Kha bị bắt tràn ngập trên
mạng, không phải tôi không quan tâm, mà chỉ cần đọc các bài viết của các
blogger khác cũng đã quá đầy đủ rồi. Nếu có bảo nói gì, tôi chỉ nói
được 2 điều: Một là phản đối cách bắt người tùy tiện (lúc nào họ chả nói
leo lẻo là theo đúng trình tự pháp luật). Hai là không được phép hỏi
cung khi chưa có luật sư.
Xin tham khảo bài "Quyền im lặng" của nhà văn Thùy Linh
Tôi nhận thấy một điều rất đáng buồn, là hiểu theo cách thông thường
nhất thì luật pháp được đặt ra là để ngăn chặn những hành vi phạm pháp
của con người. Nó không chỉ có tác dụng ngăn chặn mà còn mang tính răn
đe những kẻ manh nha có ý định phạm pháp.
Thế nhưng trong thực tế, người ta nói nhiều đến chuyên mớm cung, ép
cung, thậm chí còn lừa người bị bắt bằng cách dụ dỗ họ ký nhận tội để
được giảm nhẹ, và không ít người đã mắc bẫy. Như vậy là không có tội
cũng phải cố lừa cho người ta trở thành tội phạm.
Có lần tôi thắc mắc, họ làm thế để được gì? Và liệu lương tâm của họ có bị cắn rứt khi làm điều thất đức ấy không?
Câu trả lời là tôi ngây thơ lắm. Trong đời vẫn có những kẻ chuyên kiếm
tiền trên nỗi đau khổ của người khác. Trong chiến tranh thế giới thứ
nhất, một vị đô đốc hải quân Anh đã bị giết chỉ vì ông muốn ngăn chặn
chiến tranh. Giới con buôn vũ khí và những thứ để nuôi sống chiến tranh
sẽ không kiếm chác được gì, nếu như chiến tranh kết thúc. Và có vẻ như
nghịch lý là nếu không có kẻ phạm tội thì ai đó chẳng có cớ để kiếm
tiền?
Vụ bắt giữ Kha và Uyên, giống như nhiều người, tôi cũng không tin bất cứ
thông tin gì ngoại trừ do chính miệng các sinh viên này nói. Tôi cũng
chắc rằng có rất nhiều người không hề tin các chứng cớ do cơ quan điều
tra đưa ra. Nếu như theo đúng khẩu hiệu “Vì danh dự dân tộc, chống giặc Tầu. Vì tương lai đất nước, chống tham nhũng”
mà hai sinh viên này đưa ra dù dưới hình thức nào là có tội, thì tôi
cho rằng dẫu có bị tù tội, họ cũng không bao giờ phải hổ thẹn, nói cách
khác là họ hoàn toàn có thể tự hào về mình.
Đến những người dân đi đòi quyền lợi bị cướp đoạt của mình họ còn tống
vào tù được, thì chắc rằng họ chẳng dễ dàng gì thả các em ra mà không có
một cái án nào đó. Tôi có cảm tưởng với những con người đã dám nói, dám
làm không phải vì những mưu lợi cá nhân, thì nhà tù chỉ làm họ tăng
thêm nghị lực sắt đá hơn thôi. Đọc những dòng tâm sự của anh trai Đinh
Nguyên Kha, biết thông tin về người mẹ của Nguyễn Phương Uyên, tôi thấy
hai em thật hạnh phúc khi có người thân luôn bên cạnh. Hạnh phúc giản dị
này, tiếc thay không phải ai cũng có được.
Hết mưa trời lại sáng. Hãy chờ đón ngày họ trở về.
nguồn:http://danlambaovn.blogspot.com/2012/11/vi-danh-du-dan-toc-chong-giac-tau-vi.html#more
======================================================================
Chú ý: Nhấn
vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001