Posted by basamnews on 24/11/2012
Một người « cực đoan » phục thiện xin đặt một số câu
hỏi
Tác giả: André Menras Hồ Cương QuyếtNgười dịch: Nguyễn Ngọc Giao
Đọc một vài bài báo mới đây về quan hệ với Trung Quốc, người trung thực với chính mình tất nhiên phải xem lại quan điểm của mình và tự hỏi : tại sao những người có đầy đủ thông tin, trong đó có những người trung thực, có đầu óc khoa học, lại có thể nghĩ chúng ta « cực đoan » trong vấn đề Trung Quốc ? *
Phải chăng chúng ta chủ quan ? quá khích ? quốc gia cực đoan ? hiếu chiến ? bài Hoa vì nguyên tắc ? Chúng ta có chọn lựa xứng đáng, công dân và yêu nước, nào khác không hay chỉ có một chọn lựa, là kháng cự ? Phải chăng là « cực đoan » khi chúng ta nghĩ và nói rằng đừng trông chờ một điều tốt đẹp gì ở nhà cầm quyền Trung Quốc ; rằng mối tình hữu nghị mà họ phô trương chỉ là một trò đạo đức giả luôn luôn bị thực tế vạch trần ; rằng bản chất bành trướng của họ được nuôi dưỡng bằng bạo lực, bất chấp pháp luật, bằng uy hiếp vũ trang, bằng bắt chẹt về kinh tế ; rằng kháng cự lại áp lực ghê gớm của họ là yêu nước, lòng yêu nước lành mạnh, chính đáng, không thể nào khác ; rằng những ai đàn áp thanh niên, sinh viên, nghệ sĩ, trí thức, nông dân đang kháng cự, những người đó cố ý hay vô tình đã phục vụ cho chính sách của Bắc Kinh và mở đường cho một cuộc xâm lược nghiêm trọng hơn ?
Khẳng định như vầy là « cực đoan » sao ? Xin hãy vui lòng xem xét những câu hỏi dưới đây, vui lòng trả lời chuỗi câu hỏi ấy với lương trị của mình. Đó là những câu hỏi mà tôi đặt ra cho mình để tự vấn niềm tin. Dưới đây chỉ là một danh sách không đầy đủ. Chúng ta còn phải đặt thêm nhiều câu hỏi về những loại hình xâm lược khác, tinh vi hơn, thâm sâu hơn, liên quan tới xã hội, văn hóa, chính trị, áp lực kinh tế, mua chuộc chính trị … Danh sách như vậy sẽ quá dài…
* Có hay
không, việc quân đội Trung Quốc đã chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa năm
1974, cướp đi 54 mạng sống của quân nhân Việt Nam chiến đấu để bảo vệ
không gian đảo này ?
* Cuộc xâm lược ấy có vi phạm pháp luật quốc tế thừa nhận chủ quyền của Việt Nam cộng hòa trên quần đảo này ?
* Cuộc xâm
lược ấy được tiến hành dưới danh nghĩa gì ? Nhân danh nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa hay Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt
Nam ? Nói cách khác, phải chăng đó là hành động nằm trong cuộc chiến
tranh giải phóng miền Nam Việt Nam, hay là một hành động xâm lược của
Trung Quốc, phục vụ đơn thuần cho Trung Quốc ?
* Suốt gần bốn chục năm qua, ngư dân Việt Nam có bị cấm đoán đánh cá tại không gian biển đảo ở Hoàng Sa hay không ?
Những ngư dân bán mảng tới đó có bị tông
tàu, đánh đắm tàu trong đêm tối, bắt bớ, hành hạ, giam cầm một cách vô
nhân đạo, tống tiền, cướp đoạt công cụ đánh bắt và/hay tàu thuyền, dùng
bạo lực bắt phải ký vào những tài liệu mà họ không hiểu nghĩa, trong đó
viết là họ thừa nhận đã vi phạm không gian chủ quyền của Trung Quốc ?
* Có hay không những chứng nhân, những chứng từ viết về những sự việc hai năm rõ mười này ?
* Những hành
động có phối hợp như thế, nhằm vĩnh viễn xua đuổi ngư dân Việt Nam ra
khỏi vùng biển từ thời cha ông, nhằm chiếm đoạt toàn bộ vùng biển này,
có phải là hành động có tính chất khủng bố Nhà nước hay không ?
Xét về mặt lịch sử, pháp luật quốc tế về
quyền biển, các quyền con người và quyền của các dân tộc, chúng ta có
thể khẳng định hay không rằng, với chính sách ấy, nhà cầm quyền Trung
Quốc thực tế là những kẻ sống ngoài vòng pháp luật của cộng đồng quốc
tế ?
* Trên thế
giới này, ngoài nước Trung Hoa của Bắc Kinh, có nước nào nhân danh tình
hữu nghị, hòa bình và pháp luật, mà tiến hành những hành động bạo lực vũ
trang chống lại một nước láng giềng và thường dân lao động của nước đó
một cách trực tiếp, giữa ban ngày ban mặt, và có hệ thống như vậy
không ?
* Trên thế
giới này, có một nước độc lập nào có thể dung thứ cho một nước khác gây
ra những tội ác như vật đối với hàng nghìn công dân lao động trên biển
trong vùng biển mà nước ấy tuyên bố thuộc chủ quyền của mình ?
* Có đúng là
năm 2002, tại Phnom Penh, Bắc Kinh đã ký Tuyên bố về nguyên tắc ứng xử
trên biển Đông Nam Á với 8 nước ASEAN duyên hải ?
* Trong bản
Tuyên bố ấy, Bắc Kinh có cam kết hành động theo đúng Hiến chương Liên
Hợp Quốc, theo đúng luật về quyền biển, theo đúng pháp luật quốc tế về
quan hệ giữa các nước, theo đúng nguyên tắc cùng chung sống hòa bình ?
* Họ có tôn trọng sự cam kết đó không ?
* Trong bản
Tuyên bố ấy, các nhà lãnh đạo Trung Quốc có cam kết tôn trọng quyền tự
do giao thông trên vùng biển và vùng trời của biển Đông Nam Á không ?
* Họ có tôn trọng lời cam kết đó không ?
* Sự cố đe
dọa đối với các con tàu của Hoa Kì USNS Impeccable, tàu Airabat của Ấn
độ vân vân có phải là điển hình của sự tôn trọng ấy không ?
* Trong bản
Tuyên bố ấy, các nhà lãnh đạo Trung Quốc có cam kết giải quyết các bất
đồng về chủ quyền trên không gian biển đảo bằng phương pháp hòa bình,
không sử dụng lực lượng vũ trang không ?
* Họ có tôn trọng lời cam kết đó không ?
* Cuộc tấn
công vào các tàu Bình Minh 2 và Viking 2 tại vùng kinh tế đặc quyền của
Việt Nam phải chăng là điển hình của sự tôn trọng ?
* Trong bản
Tuyên bố ấy, các nhà lãnh đạo Trung Quốc có cam kết không làm cho tình
hình thêm phức tạp bằng những công trình xây dựng mới, những cuộc định
cư dân vào những vùng tranh chấp hay không ?
* Họ có tôn trọng lời cam kết đó không ?
* Việc củng
cố vật chất và hành chính những căn cứ Trung Quốc ở Hoàng Sa, việc xây
dựng những vị trí mới ở Trường Sa, việc mời các công ti nước ngoài đấu
thầu những lô thăm dò dầu khí trong Vùng kinh tế đặc quyền của Việt Nam,
việc triển khai vật chất và kĩ thuật một mạng lưới viễn thống và kiểm
sát điện tử không gian biển đảo mà Trung Quốc chiếm đóng và gọi tên là
« Tam Sa » phải chăng là những điển hình của sự tôn trọng ?
* Trái ngược
với hành động nói trên, Bắc Kinh có nhiều lần khẳng định ý muốn đàm phán
với ASEAN về một bộ Luật ứng xử (COC) có giá trị pháp lí đối với quan
hệ và hành động của các quốc gia hữu quan trong khu vực không ?
* Đồng thời,
có phải Bắc Kinh đã gây sức ép mạnh mẽ, bằng đô la, bằng cung cấp vũ
khí, xây dựng miễn phí những cơ sở hạ tầng… với Cam Bốt để ngăn chận
việc đưa vấn đề này vào chương trình nghị sự của hội nghị ASEAN tại
Phnom Penh, và để áp đặt việc từ chối đàm phán công khai và đa phương ?
* Ai là nước
duy nhất có lợi trong việc không « quốc tế hóa » tình hình Biển Đông Nam
Á, và từ nhiều năm nay, đã ra sức thực hiện mục tiêu đó ?
* Các nhà
lãnh đạo Trung Quốc có dùng sức mạnh kinh tế của mình như một vũ khí
săng-ta nhằm hỗ trợ cho chính sách xâm lược của họ hay không ? Nếu vậy,
họ có tôn trọng những lời cam kết thương mại mà họ đã ký hay không ? Họ
là những đối tác đáng tin cậy hay là mối họa tiềm ẩn ?
Thái độ của Trung Quốc có bao giờ thay đổi không ?
Có bao giờ,
dù chỉ một lần, các nhà lãnh đạo Trung Quốc ngỏ ý tiếc về cái chết của
54 quân nhân bị giết ở Hoàng Sa năm 1974, của 64 bộ đội bị giết ở Gạc Ma
năm 1988, của hàng chục nghìn bộ đội Việt Nam đã hi sinh ở Campuchia để
ngăn chận bàn tay tội ác của bọn tay sai Bắc Kinh, của hàng nghìn
thường dân Việt Nam bị giết trong cuộc xâm lăng 1979, của hành chục ngư
dân bị bắn chết hay mất tích ở khu vực Hoàng Sa vào những ngày trời yên
biển lặng ?
Có bao giờ, dù chỉ một lần, họ đề nghị bồi thường về những tội ác ấy không ?
Hay là, ngược
lại, họ vừa xâm lược vừa có những hành động khiêu khích, phỉ báng đối
với các nạn nhân, đối với nhân dân Việt Nam ?
Mọi người đều
biết cộng đồng người Hoa không làm gì mà không có đèn xanh của Bắc
Kinh. Vậy thì, có đúng là ngày 19 tháng 1 năm 2004, tức là ngày kỉ niệm
30 năm ngày Trung Quốc xâm chiếm Hoàng Sa, người Hoa ở Đà Nẵng đã khai
trương lễ hội hoa đăng với 30 bó hoa sáng đèn ?
Có đúng là
năm 2008, đông đảo người Hoa từ Chợ Lớn đã tụ tập chào đón ngọn đuốc Thế
Vận Hội (sẽ tổ chức ở Bắc Kinh) trong khi công an cảnh sát cấm người
Việt tụ tập ở lề đường ?
Ngày 17 tháng
2 năm 2009, tức là ngày kỉ niệm 30 năm cuộc xâm lược Việt Nam của Trung
Quốc, không phải cộng đồng người Hoa ở Hà Nội đã tổ chức lễ hội hoa
đăng đó sao ?
Không phải
viên cựu đại sứ của Bắc Kinh ở Hà Nội, năm 2010, đã phát biểu hăm dọa
trên đài VTV1, đài truyền hình quốc gia của Việt Nam, rằng « hợp tác
(với Trung Quốc) thì thành công, chống lại thì thất bại » đó sao ?
Có báo đài nào ở Việt Nam đe dọa, phỉ báng nhân dân Trung Quốc và các nhà lãnh đạo Trung Quốc hay không ?
Và ngược lại, báo đài Trung Quốc thì sao ?
Nhưng chắc
bạn sẽ nói, đó là chuyện đã qua. Vậy chúng ta hay khoan dung và cởi mở,
chúng ta hãy nhìn vào hiện tại, hãy « cấp tín dụng » cho tương lai, và
chúng ta hãy tự hỏi :
Ngày nay,
trong thái độ của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, có sự việc cụ thể nào, sự
việc trên thực địa nào cho phép ta nghĩ rằng họ đã từ bỏ giấc mơ thiên
triều về cái lưỡi bò chiếm hữu 80% diện tích Biển Đông Nam Á ?
Cuốn hộ chiếu
mới của Trung Quốc với hình vẽ cương vực Trung Quốc bao gồm cả lưỡi bò,
không tương đương với một lời khai chiến khiêu khích đối với chủ quyền
của các nước ven biển, đối với quyền tự do giao thông quốc tế đó sao ?
Khẩu hiệu của
Bắc Kinh « nước giàu, quân mạnh » phải chăng là để làm cho các nước
láng giềng, và cả thế giới, an tâm về hòa bình và an ninh trong những
năm tới đây ?
Các cuộc xung
đột với Philippines và Hoa Kì ở bãi Scarborough, với Nhật Bản và Hoa Kì
ở Quần đảo Senkaku dường như đã làm tạm ngưng các cuộc gây hấn đối với
ngư dân Việt Nam ở vùng biển Hoàng Sa, dường như Bắc Kinh phải trang
điểm cho hình ảnh Trung Quốc đối với dư luận quốc tế. Bạn có nghĩ rằng
tình hình đó sẽ kéo dài không ? Sẽ không xảy ra cảnh tàu thuyền bỗng
dưng đắm chìm đáy biển, ngư dân trời yên biển lặng mà bỗng mất tích ?
Rằng những vụ bắt bớ, đánh đập tra hỏi, giam cầm, ăn cướp hay phá hỏng
thiết bị, tàu thuyền sẽ chấm dứt ? Rằng lệnh cấm đánh cá của Trung Quốc
hằng năm từ ngày 15.5 đến ngày 1.8 sang năm 2013 sẽ được bãi bỏ ?
Nếu tất cả những điều ấy xảy ra, thì tôi
xin thú thật và xin lỗi : tôi quả là đã « cực đoan ». Mong sao sẽ được
cung cấp những sự việc cụ thể để tôi hoài nghi những xác tín của mình,
để tôi hoan nghênh những biểu hiện tốt đẹp đối với nhân dân Việt Nam của
sự hợp tác Việt – Trung ! Còn nếu ngược lại, thì tôi xin kiên trì và tự
hào với danh hiệu « cực đoan ». Không một chút ác cảm nào với nhân dân Trung Quốc, nhưng với tất cả mối tình đoàn kết với nhân dân Việt Nam, tôi vẫn sẽ gọi con mèo là con mèo, tôi sẽ tiếp tục dẫn chứng một cách vững chãi rằng chính sách của lãnh đạo Bắc Kinh chưa hề thay đổi, rằng đó là mối hiểm họa cho nhân dân toàn khu vực, kể cả nhân dân Trung Quốc, và nhất là đối với nhân dân Việt Nam, phải giáp mặt với tham vọng của họ.
Tôi sẽ tiếp tục nói rằng Đảng cộng sản Việt Nam, một mình quyết định sinh mệnh của đất nước, không thể cứ ngăn cấm nhân dân mình biểu thị ý chí kháng cự lại những cuộc gây hấn của Bắc Kinh, cứ tiếp tục mối quan hệ gọi là hữu nghị, mà căn cứ vào bảng kê khai trên đây, phải gọi là lệ thuộc, với một đảng cộng sản Trung Quốc hoàn toàn không còn dính dáng gì với lí tưởng cộng sản, bởi vì nó hung bạo, thối nát, lừa lọc và nguy hại cho hòa bình khu vực, cho hòa bình thế giới.
–
* Mời đọc: - 1347. TS Lê Vĩnh Trương: Không nên cực đoan đối với Trung Quốc; - 1373. Về bài phỏng vấn ông Lê Vĩnh Trương trên báo Pháp luật TPHCM 4/11/2012; - Ðó mới là “tiếng lòng yêu nước” (ND).
nguồn:http://anhbasam.wordpress.com/2012/11/24/1412-mot-nguoi-cuc-doan-phuc-thien-xin-dat-mot-so-cau-hoi/#more-82853
======================================================================
Nói lại cho rõ với những người bạn
André Menras, Hồ Cương Quyết
Nguyễn Ngọc Giao dịch
Sau khi bài “Một người «cực đoan» phục thiện xin đặt một số câu hỏi” của tôi được công bố trên Boxitvn và nhiều mạng khác, tôi được biết rằng một số độc giả coi đó là gián tiếp trả lời bài phỏng vấn ông Lê Vĩnh Trương trên báo Pháp Luật TPHCM (http://phapluattp.vn/20121104120053488p0c1013/khong-nen-cuc-doan-doi-voi-trung-quoc.htm).
Hoàn toàn không phải như vậy. Tất nhiên tôi bị sốc khi hai chữ «cực đoan» trong đầu đề bài báo được dùng để nói tới những công dân Việt Nam hiền lành chỉ muốn cưỡng lại tính chất cực đoan ngày càng mạnh bạo trong sự gây hấn của Trung Quốc. Nhưng tôi muốn, nhân dịp này, nói rõ là tôi rất coi trọng công việc mà ông Lê Vĩnh Trương và các bạn của ông đã và đang tiếp tục làm trong Quỹ Nghiên cứu Biển Đông. Đó là một công việc khó khăn và đáng quý. Tôi không hề có ý tranh luận với họ về những khác biệt trong cách đánh giá một thực tại phức tạp vì tôi biết rằng, với cung cách và phương tiện của mình, họ phục vụ cho chính nghĩa Việt Nam.
Việc Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông đã tặng giải cho hai bài viết của tôi – toàn bộ số tiền thưởng đã được dùng để giúp đỡ gia đình những ngư dân bị hải thuyền Trung Quốc tấn công – cho thấy rõ chúng tôi – các bạn QNCBD và tôi – đều cùng chia sẻ những giá trị chính yếu.
Một trong những giá trị đó là dân chủ, theo tôi đó là động lực của cuộc đấu tranh vì tiến bộ. Dân chủ trong lời nói, và nhất là trong hành động. Giữa chúng ta với nhau có khác biệt về đánh giá, về mẫn cảm, thử hỏi có gì bình thường hơn? Điều không bình thường là không nói ra, hay bóp nghẹn nó trong một sự im lặng thiếu lành mạnh. Làm như vậy, hóa ra chúng ta hành xử như những kẻ đang tấn công chúng ta và chúng ta đang chống lại. Tôi tin tưởng sâu sắc rằng trong sự đoàn kết đấu tranh, chúng ta học dân chủ bằng cách tôn trọng sự khác biệt, và chính sự khác biệt này làm tăng sức mạnh cho chúng ta, làm chúng ta «giàu» hơn.
Nhân đây, tôi cũng xin đặt một câu hỏi: hiện nay ở Việt Nam, báo chí bị kiểm soát triệt để, ban biên tập các báo đài chính thức chịu sức ép nặng nề, thử hỏi một người thực sự yêu nước hay/và một nhà khoa học chân chính, có thể nào phát biểu đầy đủ suy nghĩ của mình về Trung Quốc hay về bất cứ vấn đề nào mà chính quyền cho là «nhạy cảm» hay không ? Một tờ báo chính thức có thể đăng một bài như vậy mà không nhận được, trong vòng một giờ đồng hồ, một cú điện thoại soi mói hay một cuộc thăm viếng của những «người gác cổng tư tưởng»?
Nếu được như thế thì báo chí sẽ bán chạy hơn nhiều, và mạng lưới internet sẽ ít hẳn người truy cập. Đằng này, nếu ý kiến không đúng lập trường của Đảng mà chọn báo chí chính thức để phát biểu thẳng thắn về một đề tài «nhạy cảm», thì lập tức bị kiểm duyệt, «biên tập», bóp méo. Đường lối kiểu Trung Quốc mà Đảng đã chọn như vậy tất nhiên đi ngược lại với lối suy nghĩ và hành động «cực đoan» của chúng tôi: nó cấm đoán mọi sự phản biện của công dân. Đó là một đường lối khô cứng và tuyệt sản.
A.M.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/43113
======================================================================
Chú ý: Nhấn
vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stressSau khi bài “Một người «cực đoan» phục thiện xin đặt một số câu hỏi” của tôi được công bố trên Boxitvn và nhiều mạng khác, tôi được biết rằng một số độc giả coi đó là gián tiếp trả lời bài phỏng vấn ông Lê Vĩnh Trương trên báo Pháp Luật TPHCM (http://phapluattp.vn/20121104120053488p0c1013/khong-nen-cuc-doan-doi-voi-trung-quoc.htm).
Hoàn toàn không phải như vậy. Tất nhiên tôi bị sốc khi hai chữ «cực đoan» trong đầu đề bài báo được dùng để nói tới những công dân Việt Nam hiền lành chỉ muốn cưỡng lại tính chất cực đoan ngày càng mạnh bạo trong sự gây hấn của Trung Quốc. Nhưng tôi muốn, nhân dịp này, nói rõ là tôi rất coi trọng công việc mà ông Lê Vĩnh Trương và các bạn của ông đã và đang tiếp tục làm trong Quỹ Nghiên cứu Biển Đông. Đó là một công việc khó khăn và đáng quý. Tôi không hề có ý tranh luận với họ về những khác biệt trong cách đánh giá một thực tại phức tạp vì tôi biết rằng, với cung cách và phương tiện của mình, họ phục vụ cho chính nghĩa Việt Nam.
Việc Quỹ Nghiên Cứu Biển Đông đã tặng giải cho hai bài viết của tôi – toàn bộ số tiền thưởng đã được dùng để giúp đỡ gia đình những ngư dân bị hải thuyền Trung Quốc tấn công – cho thấy rõ chúng tôi – các bạn QNCBD và tôi – đều cùng chia sẻ những giá trị chính yếu.
Một trong những giá trị đó là dân chủ, theo tôi đó là động lực của cuộc đấu tranh vì tiến bộ. Dân chủ trong lời nói, và nhất là trong hành động. Giữa chúng ta với nhau có khác biệt về đánh giá, về mẫn cảm, thử hỏi có gì bình thường hơn? Điều không bình thường là không nói ra, hay bóp nghẹn nó trong một sự im lặng thiếu lành mạnh. Làm như vậy, hóa ra chúng ta hành xử như những kẻ đang tấn công chúng ta và chúng ta đang chống lại. Tôi tin tưởng sâu sắc rằng trong sự đoàn kết đấu tranh, chúng ta học dân chủ bằng cách tôn trọng sự khác biệt, và chính sự khác biệt này làm tăng sức mạnh cho chúng ta, làm chúng ta «giàu» hơn.
Nhân đây, tôi cũng xin đặt một câu hỏi: hiện nay ở Việt Nam, báo chí bị kiểm soát triệt để, ban biên tập các báo đài chính thức chịu sức ép nặng nề, thử hỏi một người thực sự yêu nước hay/và một nhà khoa học chân chính, có thể nào phát biểu đầy đủ suy nghĩ của mình về Trung Quốc hay về bất cứ vấn đề nào mà chính quyền cho là «nhạy cảm» hay không ? Một tờ báo chính thức có thể đăng một bài như vậy mà không nhận được, trong vòng một giờ đồng hồ, một cú điện thoại soi mói hay một cuộc thăm viếng của những «người gác cổng tư tưởng»?
Nếu được như thế thì báo chí sẽ bán chạy hơn nhiều, và mạng lưới internet sẽ ít hẳn người truy cập. Đằng này, nếu ý kiến không đúng lập trường của Đảng mà chọn báo chí chính thức để phát biểu thẳng thắn về một đề tài «nhạy cảm», thì lập tức bị kiểm duyệt, «biên tập», bóp méo. Đường lối kiểu Trung Quốc mà Đảng đã chọn như vậy tất nhiên đi ngược lại với lối suy nghĩ và hành động «cực đoan» của chúng tôi: nó cấm đoán mọi sự phản biện của công dân. Đó là một đường lối khô cứng và tuyệt sản.
A.M.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
nguồn:http://www.boxitvn.net/bai/43113
======================================================================
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001