Nam Nguyên, Phóng viên RFA
Vụ sụp đổ Vinashin rồi bê bối thua lỗ ở Vinalines cùng nhiều tập đoàn tổng công ty nhà nước đã phơi bầy sự hư hỏng lớn, kèm theo mối quan ngại sâu xa cho khu vực xương sống nền kinh tế.
Vòng luẩn quẩn
Giám đốc quốc gia Ngân hàng thế giới tại Việt Nam bà Victoria Kwakwa tuyên bố hôm 23/5 tại Hà Nội: “Càng ngày càng có thêm bằng chứng cho thấy, sẽ vẫn còn những vụ Vinashin khác và cần có những phương thức đáng tin cậy để xem xét các vấn đề của doanh nghiệp Nhà nước”.
Đảng Cộng sản Việt Nam hồi trung tuần tháng 5 tái khẳng định chế độ tập quyền xã hội chủ nghĩa và do Đảng lãnh đạo. Về chế độ kinh tế, Việt Nam tiếp tục phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
GS TS Nguyễn Thế Hùng hiện sống và làm việc ở Đà Nẵng sử dụng ngôn từ kỹ thuật để ví von tính bất cập của thể chế ở Việt Nam:
“Bây giờ bệnh mà không chữa tận gốc thì chết. Cũng giống như một cái máy bị lỗi hệ thống thì phải chữa từ cái lỗi gốc của nó… Một cái hệ thống mà quyền hành tập trung, anh vừa đá bóng vừa thổi còi thì làm sao có một trận đá bóng gọi là công bằng được… Montesquieu ngày xưa đã nói có quyền sẽ sinh ra lạm quyền… quyền hành và tham nhũng nó quấn quýt với nhau như bóng với hình cho nên chuyện này chúng ta cứ mãi luẩn quẩn như thế”.
Vụ Vinashin – Tập đoàn công nghiệp tàu thủy sụp đổ xảy ra năm 2010 với số tiền thất thoát khổng lồ 84.000 tỷ đồng tương đương 4,2 tỷ USD, Chủ tịch Hội đồng quản trị Phạm Thanh Bình và một số người khác lãnh án tù. Hai năm sau, 2012 lại vỡ lở vụ Vinalines, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam bị thua lỗ ba năm liên tiếp hàng ngàn tỷ đồng kèm nhiều sai phạm nghiêm trọng. Trong vụ này một số người đã bị bắt, riêng người chịu trách nhiệm chính là ông Dương Chí Dũng nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines thì đã bỏ trốn và đang bị truy nã.
Một cái hệ thống mà quyền hành tập trung, anh vừa đá bóng vừa thổi còi thì làm sao có một trận đá bóng gọi là công bằng được…
GS TS Nguyễn Thế Hùng
Có lẽ ông Nguyễn Văn An, cựu lãnh đạo cao cấp là một trong những người can đảm nhìn nhận chế độ Việt Nam bị “lỗi hệ thống” và để sửa lỗi hệ thống thì phải đổi mới tư duy toàn diện và triệt để, cả kinh tế và chính trị. Ông Nguyễn Văn An là một nhân vật từng đảm nhiệm những vị trí quan trọng như, Ủy viên Bộ chính trị, Trưởng ban tổ chức Trung ương, Chủ tịch Quốc hội khóa XI. Những phát biểu của ông An vào cuối năm 2010 nhằm góp ý với Đại hội Đảng XI đã tràn ngập trên các trang mạng cả chính thống lẫn mạng xã hội.
Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế nguyên thành viên ban tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ từ Hà Nội nhận định:
“Phải thay đổi tư duy về phát triển kinh tế, đặc biệt là vai trò giữa nhà nước và thị trường theo hướng làm sao giảm bớt sự tham gia của nhà nước nhất là trong các khu vực kinh doanh, giảm sự can thiệp của nhà nước vào các doanh nghiệp. Nhà nước tập trung vào công việc của nhà nước thôi, ngoài ra để thị trường làm. Có như vậy mới bớt được đầu tư công mới bớt được doanh nghiệp nhà nước mới bớt được họat động của các ngân hàng mà chủ yếu lại phục vụ đầu tư công cho doanh nghiệp nhà nước”.
Những việc phải làm
Trong dịp công bố báo cáo cập nhật kinh tế Đông Á – Thái Bình Dương hôm 23/5 ở Hà Nội, bà Victoria Kwa Kwa – Giám đốc quốc gia Ngân hàng thế giới tại Việt Nam kêu gọi có thêm hành động tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước để giải quyết các rủi ro đối với khu vực tài chính và toàn bộ nền kinh tế. Ông Bùi Kiến Thành, chuyên gia kinh tế cao cấp ở Hà Nội nhận định:
“Bao nhiêu năm nay rồi nói là phải cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Phải tập trung làm những công việc mà nhà nước cần làm chứ không phải nhà nước đi làm kinh tế để tạo lợi nhuận. Như vậy nhà nước chỉ làm những gì mà tư nhân không làm được vì lý do này lý do khác. Còn những việc mà tư nhân làm được thì nhà nước không nên nhúng tay vào để mà cạnh tranh với lại tư nhân. Đấy là những việc khẩn trương cần phải làm.
Còn đối với doanh nghiệp nhà nước cần phải gọn nhẹ lại tập trung vào những họat động trọng điểm của mình thôi, không dàn trải qua những vấn đề khác. Những việc này đã nói từ lâu rồi nhưng vẫn chưa làm được thì năm nay nên khẩn trương mà làm, hiện bây giờ chưa có một tín hiệu nào là năm nay sẽ làm mạnh hơn những năm trước. Vấn đề này là việc mà lãnh đạo Đảng và Nhà nước phải lo…”.
Bao nhiêu năm nay rồi nói là phải cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Phải tập trung làm những công việc mà nhà nước cần làm chứ không phải nhà nước đi làm kinh tế để tạo lợi nhuận.
Ông Bùi Kiến Thành
Theo các chuyên gia khuynh hướng đổi mới và sửa lỗi hệ thống đang nổi lên ở Việt Nam, nhưng nó lại chỉ được thể hiện ở những thành phần không có vai trò quyết định chính sách. Tuy nhiên một báo cáo của Ủy ban Kinh tế Quốc hội gởi tới toàn thể đại biểu hôm 24/5 đã gây sự chú ý lớn.
Trong báo cáo, tuy không đề cập tới vai trò chủ đạo nền kinh tế của doanh nghiệp nhà nước, nhưng Ủy ban Kinh tế Quốc hội nhận định: “Việc sử dụng doanh nghiệp nhà nước làm công cụ điều tiết và ổn định kinh tế vĩ mô là không có cơ sở”. Ủy ban còn cho rằng, doanh nghiệp nhà nước chiếm vị trí độc quyền hoặc gần như độc quyền ở nhiều lĩnh vực, không chịu áp lực cạnh tranh dẫn tới kém hiệu quả, thay vì điều tiết bình ổn kinh tế vĩ mô, đây lại là một trong những nguyên nhân dẫn tới kinh tế vĩ mô bất ổn.
N.N.
Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/system-error-nn-05302012173314.html
(nguồn boxitvn)
Vòng luẩn quẩn
Giám đốc quốc gia Ngân hàng thế giới tại Việt Nam bà Victoria Kwakwa tuyên bố hôm 23/5 tại Hà Nội: “Càng ngày càng có thêm bằng chứng cho thấy, sẽ vẫn còn những vụ Vinashin khác và cần có những phương thức đáng tin cậy để xem xét các vấn đề của doanh nghiệp Nhà nước”.
Đảng Cộng sản Việt Nam hồi trung tuần tháng 5 tái khẳng định chế độ tập quyền xã hội chủ nghĩa và do Đảng lãnh đạo. Về chế độ kinh tế, Việt Nam tiếp tục phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.
GS TS Nguyễn Thế Hùng hiện sống và làm việc ở Đà Nẵng sử dụng ngôn từ kỹ thuật để ví von tính bất cập của thể chế ở Việt Nam:
“Bây giờ bệnh mà không chữa tận gốc thì chết. Cũng giống như một cái máy bị lỗi hệ thống thì phải chữa từ cái lỗi gốc của nó… Một cái hệ thống mà quyền hành tập trung, anh vừa đá bóng vừa thổi còi thì làm sao có một trận đá bóng gọi là công bằng được… Montesquieu ngày xưa đã nói có quyền sẽ sinh ra lạm quyền… quyền hành và tham nhũng nó quấn quýt với nhau như bóng với hình cho nên chuyện này chúng ta cứ mãi luẩn quẩn như thế”.
Vụ Vinashin – Tập đoàn công nghiệp tàu thủy sụp đổ xảy ra năm 2010 với số tiền thất thoát khổng lồ 84.000 tỷ đồng tương đương 4,2 tỷ USD, Chủ tịch Hội đồng quản trị Phạm Thanh Bình và một số người khác lãnh án tù. Hai năm sau, 2012 lại vỡ lở vụ Vinalines, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam bị thua lỗ ba năm liên tiếp hàng ngàn tỷ đồng kèm nhiều sai phạm nghiêm trọng. Trong vụ này một số người đã bị bắt, riêng người chịu trách nhiệm chính là ông Dương Chí Dũng nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinalines thì đã bỏ trốn và đang bị truy nã.
Một cái hệ thống mà quyền hành tập trung, anh vừa đá bóng vừa thổi còi thì làm sao có một trận đá bóng gọi là công bằng được…
GS TS Nguyễn Thế Hùng
Có lẽ ông Nguyễn Văn An, cựu lãnh đạo cao cấp là một trong những người can đảm nhìn nhận chế độ Việt Nam bị “lỗi hệ thống” và để sửa lỗi hệ thống thì phải đổi mới tư duy toàn diện và triệt để, cả kinh tế và chính trị. Ông Nguyễn Văn An là một nhân vật từng đảm nhiệm những vị trí quan trọng như, Ủy viên Bộ chính trị, Trưởng ban tổ chức Trung ương, Chủ tịch Quốc hội khóa XI. Những phát biểu của ông An vào cuối năm 2010 nhằm góp ý với Đại hội Đảng XI đã tràn ngập trên các trang mạng cả chính thống lẫn mạng xã hội.
Bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế nguyên thành viên ban tư vấn cho Thủ tướng Chính phủ từ Hà Nội nhận định:
“Phải thay đổi tư duy về phát triển kinh tế, đặc biệt là vai trò giữa nhà nước và thị trường theo hướng làm sao giảm bớt sự tham gia của nhà nước nhất là trong các khu vực kinh doanh, giảm sự can thiệp của nhà nước vào các doanh nghiệp. Nhà nước tập trung vào công việc của nhà nước thôi, ngoài ra để thị trường làm. Có như vậy mới bớt được đầu tư công mới bớt được doanh nghiệp nhà nước mới bớt được họat động của các ngân hàng mà chủ yếu lại phục vụ đầu tư công cho doanh nghiệp nhà nước”.
Những việc phải làm
Trong dịp công bố báo cáo cập nhật kinh tế Đông Á – Thái Bình Dương hôm 23/5 ở Hà Nội, bà Victoria Kwa Kwa – Giám đốc quốc gia Ngân hàng thế giới tại Việt Nam kêu gọi có thêm hành động tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước để giải quyết các rủi ro đối với khu vực tài chính và toàn bộ nền kinh tế. Ông Bùi Kiến Thành, chuyên gia kinh tế cao cấp ở Hà Nội nhận định:
“Bao nhiêu năm nay rồi nói là phải cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Phải tập trung làm những công việc mà nhà nước cần làm chứ không phải nhà nước đi làm kinh tế để tạo lợi nhuận. Như vậy nhà nước chỉ làm những gì mà tư nhân không làm được vì lý do này lý do khác. Còn những việc mà tư nhân làm được thì nhà nước không nên nhúng tay vào để mà cạnh tranh với lại tư nhân. Đấy là những việc khẩn trương cần phải làm.
Còn đối với doanh nghiệp nhà nước cần phải gọn nhẹ lại tập trung vào những họat động trọng điểm của mình thôi, không dàn trải qua những vấn đề khác. Những việc này đã nói từ lâu rồi nhưng vẫn chưa làm được thì năm nay nên khẩn trương mà làm, hiện bây giờ chưa có một tín hiệu nào là năm nay sẽ làm mạnh hơn những năm trước. Vấn đề này là việc mà lãnh đạo Đảng và Nhà nước phải lo…”.
Bao nhiêu năm nay rồi nói là phải cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Phải tập trung làm những công việc mà nhà nước cần làm chứ không phải nhà nước đi làm kinh tế để tạo lợi nhuận.
Ông Bùi Kiến Thành
Theo các chuyên gia khuynh hướng đổi mới và sửa lỗi hệ thống đang nổi lên ở Việt Nam, nhưng nó lại chỉ được thể hiện ở những thành phần không có vai trò quyết định chính sách. Tuy nhiên một báo cáo của Ủy ban Kinh tế Quốc hội gởi tới toàn thể đại biểu hôm 24/5 đã gây sự chú ý lớn.
Trong báo cáo, tuy không đề cập tới vai trò chủ đạo nền kinh tế của doanh nghiệp nhà nước, nhưng Ủy ban Kinh tế Quốc hội nhận định: “Việc sử dụng doanh nghiệp nhà nước làm công cụ điều tiết và ổn định kinh tế vĩ mô là không có cơ sở”. Ủy ban còn cho rằng, doanh nghiệp nhà nước chiếm vị trí độc quyền hoặc gần như độc quyền ở nhiều lĩnh vực, không chịu áp lực cạnh tranh dẫn tới kém hiệu quả, thay vì điều tiết bình ổn kinh tế vĩ mô, đây lại là một trong những nguyên nhân dẫn tới kinh tế vĩ mô bất ổn.
N.N.
Nguồn: http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/system-error-nn-05302012173314.html
(nguồn boxitvn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001