Thứ Năm, 21 tháng 6, 2012

Bộ trưởng và Báo chí II

15:57 20 thg 6 2012
Sau bài viết "Bộ trưởng và báo chí" của Nghệ Nhân (bút danh một đồng đội của tôi bên Vneconomy) về vụ lỡ lời của Bt Vương Đình Huệ nói "Báo Tiếp thị (thiếu chữ SG phía trước) sao lại đi nói chuyện chính trị ?", mình đã có ý viết một bài đánh giá chung về cách tiếp cận báo chí của các bộ trưởng trong nhiệm kỳtiếp theo. Khó lấy title nào gọn hơn và đủ diễn đạt câu chuyện nên mượn lại cái tít cũ của đồng đội và ghi thành "BT và báo chí II" để phân biệt. Xinđừng cho là "hàng nhái" vì nd nó hoàn toàn khác- hi hi>.
Với những thay đổi lớn trong xu hướng tiếp nhận thông tin của triệu triệu người dân, trong những cách thể hiện mới của báo chí, có lẽ, thời kỳ chỉ có báo chí, nhà báo tìm cách làm thân với các bộ trưởng đã và đang dần dần trôi qua. Mối quan hệ Bộ trưởng-Báo chí đang trở thành một quan hệ có tính 2 chiều và cái đích hướng tới cho cả hai quan hệ đó là công chúng và sự đánh giá của công chúng là thước đo để đánh giá hiệu quảcông việc của cả ông BT và sự khách quan, chuẩn mực ở công việc của báo giới.
Đầu nhiệm kỳ của Chính phủ khóa này, người ta bắt đầu thấy, sự chủ động cả một số Bộ trưởng trong quan hệ với báo chí nhằm đưa ra những thông điệp, nâng cao hình ảnh của mình trong mắt người dân. Người ta đã thấy, Bộ trưởng Đinh La Thăng sớm xuất hiện, dầy đặc, có chủ ý và gây lên sự kiện truyền thông như ngay buổi đầu tiên được Quốc hội phê chuẩn làm BT Giao thông vận tải, ông đã có những phát ngôn gây sốc: "Tôi là tư lệnh, phải cho tôi toàn quyền"...Và ngay sau đó, khi đi thị sát một số công trình giao thông, ông Đinh La Thăng đã thay chức một số giám đốc ban quản lý dự án hoặc thay nhà thầu...Còn trong công việc hàng ngày sau đó, ông Thăng cũng đã rất có ý thức vềcông tác truyền thông khi nhiều hội nghị, hội thảo trong ngành vốn trước đó thường hạn chế báo chí tham dự thì sau vài tháng ông về ngồi ghế Bt giao thông,đã được mở rộng cho báo chí có mặt.
Còn trong ngành tài chính, bộ trưởng Vương Đình Huệ cũng đã sớm chú ý cho dư luận như tại cuộc hội thảo về cơ chế điều hành giá xăng dầu, ông tuyên bố sẽ vì lợi ích của đa số dân chúng mà làm cho ra nhẽ những chuyện lời, lỗ của các Dn đầu mối kinh doanh xăng dầu...Khiến trên nhiều diễn đàn, người ta đã gọi ông là “BT vì dân”, “quan thơm VĐH”…Cả hai ông bộ trưởng có một số cách làm khá giống nhau là cũng lựa chọn một số đầu báo, một số phóng viên thân thiết, có thể có sức ảnh hưởng để truyền đi các thông điệp của mình.
Những phóng viên theo dõi ngành tài chính trong thời gianđầu tỏ ý rất mừng rỡ khi BT Huệ có những chỉ đạo tổ chức lại cách thông tin cho báo chí của ngành: rất nhiều cuộc hội nghị, hội thảo của ngành tài chính: thuế,hải quan, kho bạc...được rộng cửa cho báo chí tham dự; các văn bản, chính sách mới nhanh chóng được gửi mail, soạn lại thành các thông cáo báo chí dễ hiểu, chi tiết hơn cho các phóng viên, các quyết định mới nhất của bộ trưởng nhưthưởng nóng các đội Hải quan có thành tích chống buôn lậu, thậm chí ngay cảviệc Bt đi công tác nước ngoài, có ghé qua thăm đội tuyển bóng đá quốc gia nhânđó, BT tặng đội tuyển toàn bộ số tiền công tác phí của mình...cũng được thông tin trên báo chí nhanh chóng.
Tất nhiên, đây là những điều mà cánh phóng viên, nhà báo rất mong đợi và dư luận cũng ủng hộ vì lâu nay, 2 bộ GTVT và Tài chính cũng nổi tiếng là khó khăn cho báo chí, ngặt nghèo về thông tin ra bên ngoài. Ở bộ Tài chính, đám phóng viên theo dõi ngành hầu hết còn biết rằng, để mua văn bản dạng văn bản quy phạm pháp luật là phải mua ở đâu, qua ai...Thì nay, với chủ trương mới, nhiều phóng viên đã không còn phải bỏ tiền túi ra để làm công việc đưa tin, tuyên truyền cho nhiều chính sách của bộ này nữa. Thì đó, lẽ ra là nhữngđiều đáng làm và phải làm từ lâu rồi.
Thế nhưng, đáng tiếc xu hướng tích cực này lại chỉ diễn ra trong thời gian rất ngắn. Sau những sai lầm cả về chủ trương, chính sách, cả vềmột số sự cố có tính "cá nhân" của cả 2 vị bộ trưởng này thì những cốgắng để tìm cách cởi mở hơn với giới báo chí, truyền thông đang bị hạn chế lại. Cánh phóng viên theo dõi giao thông thì than: bây giờ, họp báo lẽ thường 1 tháng/lần đã thành 1 quý/lần, tiền phong bì cũng giảm…Còn đám pv theo dõi tài chính cũng kêu ca: bây giờ, mọi thứ đang dần về…như cũ rồi anh ạ !. Có thể nói vậy cũng là hơi quá, theo cách các pv hay nói vì dù sao, có những cách làm tốt thực tế vẫn được duy trì. Như ở Bộ Tài chính, các phóng viên trong tuần vẫn nhận được các thông cáo báo chí, các văn bản, chính sách khá cập nhật…thay vì phải mua –để tuyên truyền cho bộ-như trướcđây.
Với BT Đinh La Thăng, vấn đề lớn nhất của ông chính là không kịp chuyển biến cách nghĩ, cách điều hành từ một doanh nghiệp sang một lĩnh vực rộng hơn, đòi hỏi tầm tư duy có tính bao quát, chiến lược của một chính khách, cần có sự cân nhắc, thấu đáo về nhiều mặt, đánh giá những tác động kỹ càng hơnđến các nhóm đối tượng trong xã hội: khối doanh nghiệp, khu vực dân cư…Thay vàođó, là các chính sách có phần nóng vội, không có tầm nhìn như đề xuất thu phí hạn chế phương tiện, thu quỹ tham gia giao thông hay việc đề xuất đầu tư hàng chục ngàn tỷ đồng xây dựng trụ sở, văn phòng bộ, các cơ quan trực thuộc bộ GTVT (trong đó đề nghị cả việc sử dụng vốn ODA) trong khi Chính phủ có chủ trương hạn chế đầu tư công…đã khiến ông “mất điểm” nghiêm trọng. Thậm chí, có nơi còn chỗ dùng từ ngữ khá nặng nề để ám chỉ ông. Có lẽ vì thế, có dẫn đến việc ông hạn chế việc tiếp xúc, tuyên ngôn với báo chí hơn (cả kỳ họp QH thứ 3 khóa XIII, ông # không trả lời bất cứ báo nào), trong đó có cả việc hạn chế họp báo. Có nhận xét cho rằng, Bt Đinh La # bị “khớp” khi chuyển từ vị trí lãnh đạo một tập đoàn sang công việc quản lý một bộ. Ở tập đoàn PVN-một tập đoàn sẵn tiền, nhiều của, dễ cho…ông chủ yếu mới tiếp xúc một số người làm báo quen tung hô, xin quảng cáo, tài trợ…Nhưng ở vị trí của một Bộ trưởng, ông mới sớm đối mặt với một giới báo chí “chính quy” hơn, không chỉ là các Pv theo dõi giao thông mà cả ở nghị trường QH-Những người dễ dàng nhận ra những điểm yếu chết người trong việc điều hành của một tân bộ trưởng.
Với BT Vương Đình Huệ thì cũng có khác, ông có sự chín chắn và bài bản hơn rất nhiều so với người học trò của mình trong quan hệ với báo chí. Chỉ ở cuộc hội thảo “cơ chế điều hành giá xăng dầu”, sau cuộc hội thảo ầmĩ đó, người ta đã trông đợi rất nhiều về những việc ông sẽ làm để thực hiệnđiều ông nói: làm cho rõ chuyện lời lỗ của doanh nghiệp xăng dầu đầu mối, có sai phạm xử lý nghiêm…nhưng kết quả không được như kỳ vọng. Hay việc lỡ lời trước báo chí chuyện “tôn chỉ, mục đích” khiến không ít người tỏ ra nghi ngờ vềông. Còn về nhiều việc khác, những người biết ông có thể thấy ông đã có những bước đi, cách làm bài bản và đang tạo ra những thay đổi nhất định trong ngành tài chính. Tuy nhiên, việc này cũng còn cần nhiều thời gian để kiểm chứng. Nhưng chỉ vì một vài sự cố đó mà sự tương tác với báo chí thật là điều đáng tiếc.
Trong mối quan hệ với báo chí của 2 vị bộ trưởng này, có thểthấy rằng, với một chính khách tầm cỡ bộ trưởng, nhất là ở những bộ buộc phải có những quan hệ thường xuyên với báo chí thì với một Bộ trưởng tài năng, có tâm, có tầm thì càng có quan hệ rộng mở, thường xuyên với báo chí thì việc đó càng hỗ trợ thêm cho công việc của người BT đó, thậm chí còn có thể giúp BT đó vững hơn trên vị trí hiện tại và tiến xa hơn trong sự nghiệp chính trị . (Tất nhiên, sẽ không tránh khỏi có lúc này, lúc khác có những việc không như ý-nên cần có trợ lý tốt về công tác báo chí để hỗ trợ ). Nhưng trái lại nếu vị BT có quan hệ rộng với báo chí nhưng lại mắc quá nhiều lỗi thì thật là…thảm họa. Dù có xây dựng được một đội ngũ, một nhóm Pv thân tín “nâng bi” đi chăng nữa cũng không thể nào cứu vãn được hình ảnh…một khi những chính sách của ông ban hành ra lại sai trái, trái luật pháp và trái nhân tình.
Giới báo chí mới bắt đầu thấy những tín hiệu tích cực từ bộtrưởng Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam. Những cuộc họp báo của VP Chính phủ đã có nhiều thông tin hay ho hơn, dễ đưa hơn. Hôm nay (20.6), VP Chính phủ lần đầu tiên tổ chức họp mặt phóng viên để chúc mừng ngày 21.6 và nghe các ý kiến đóng góp của anh em phóng viên cho công tác báo chí của Văn phòng Chính phủ. Ý kiến thì nhiều nhưng mình nghe cũng chẳng thấy đâu vào đâu, trọng bụng nghĩ: mịa, chỉ cần mấy việc nhỏ thế này thôi: lắp ngay cho cái đầu phát Wifi ở phòng họp báo thường xuyên cho anh em gửi tin, bài về ts cho nhanh; các văn bản, chính sách, quyết định thì gửi mail cho các báo để làm tin cho nhanh, khỏi việc cứ phải truy cập cái website Chính phủ tậm tạch; có hội nghị, hội thảo gì lớn cho anh em vào dự được thì cho dự…chứ có gì đâu mà góp ý đến hàng tiếng đồng hồ ?. Chẳng biết có làm được thế không. Tuy nhiên, với động thái đầu tiên như vậy, với việc tổ chức giao lưu trực tuyến của các BT với người dân, có thể đánh giá Bt Vũ Đức Đam cũng là người cấp tiến, có thể sẽ đem lại những thay đổi tích cực trong quan hệ thông tin báo chí-Chính phủ.
Còn các BT còn lại thì sao ? Nói chung tùy từng lĩnh vực, vài trò, quan hệ của BT ngành đó với nhà báo cũng có những đặc thù. Ví dụ nhưBộ trưởng Quốc phòng Phùng Quang Thanh, ông ít khi trả lời nhưng khi nào trảlời thì nói rất tốt, có nhiều thông tin hay và quan điểm rõ ràng. Mỗi khi ông trả lời ở hành lang Quốc hội là biết ngay hôm đó, các báo sẽ có bài nổi bật. Nhưng lĩnh vực Quốc phòng có nhiều vấn đề nhạy cảm, không phải chuyện gì cũng có thể đem ra nói được…cho nên đành để báo Quân đội nhân dân…độc quyền. Nhưng ởnhiều bộ khác, hầu như không có sự thay đổi. BT Công thương Vũ Huy Hoàng luôn trả lời một cách khó có thể nhạt nhẽo hơn cho mọi vấn đề, mọi câu hỏi. BT CaoĐức Phát luôn xua tay, lắc đầu với mọi nhà báo trong hành lang Quốc hội. BT Phạm Vũ Luận sau một lần nói hớ “tôi thấy chuyện hàng ngàn điểm không môn sử làđiều …bình thường” cũng gần như không xuất hiện trước báo chí nữa. BT Khoa học Công nghệ Nguyễn Quân thì có lẽ dù ông có chịu trả lời, các báo cũng không muốn hỏi. BT bộ 4T Nguyễn Bắc Son-có lẽ chính là vì ông là người đứng đầu cơ quan quản lý báo chí nên anh em nhiều người “sợ” không dám hỏi. BT bộ Bt LĐTBXH Phạm Thị Hải Chuyền thì hình như không ai tin là sẽ hỏi được chuyện gì nên cũng …thôi.
Duy có thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình, có thểnói là một bộ trưởng…”lão luyện” trong việc trả lời báo chí: ông luôn luôn chỉxuất hiện vào đúng lúc cần nói, với những báo cần nói và những việc cần tuyên truyền. Có lẽ, quan hệ báo chí của thống đốc Nguyễn Văn Bình chính là cách thức mà sau này, nhiều BT khác sẽ học tập.
Ôi, các thành viên của Chính phủ. Quan hệ với báo chí kiểu gì đây cho phù hợp, thực sự là vấn đề vô cùng đau thủ. Chẳng có giáo trình, lý thuyết nào đúng cho quan hệ này cả: thân với báo chí cũng không được mà xa lánh, cạch mặt báo chí lại càng tệ. Có làm được như các bộ trưởng ở …nước ngoài không ? Càng khó lắm lắm. Chính trị của người ta cũng không giống như chính trịcủa mình; báo chí của người ta cũng không giống báo chí của mình, Hi hi.
Vừa đi nhậu về, uống cũng chưa nhiều lắm nhưng có chút hơi men nên viết dài quá tay. Hi hi, anh em thông cảm, có gì lộ cộ, đừng ném đá …
nguồn_blog_MQ:http://blog.yahoo.com/_JZXZAHPXGRMY4VFUTPJHDX24S4/articles/252917
---------------------------------------------------------------------------------
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
           Sẽ xóa những comment nói tục
           Thinhoi001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001