Đức Tâm
«Với tư cách là Thủ tướng, tôi sẽ chịu trách nhiệm đưa ra quyết định cuối cùng». Thủ tướng Nhật Bản Yoshihiko Noda đã tuyên bố như trên trong bối cảnh ông có thể cho phép tái khởi động hai tổ điện hạt nhân và công luận xứ hoa anh đào vẫn chia rẽ về hồ sơ này.
Các tổ lò số 3 và 4 của nhà máy điện hạt nhân Ohi, phía tây Nhật Bản, đã liên tiếp phải ngừng hoạt động từ tháng Ba và tháng Bảy năm ngoái, nay đang là tâm điểm cuộc thảo luận có nên khởi động trở lại các lò hạt nhân này hay không. Trong số hơn 50 lò ngừng hoạt động do động đất hoặc bảo trì định kỳ, thì hai tổ lò nói trên có thể sẽ được khởi động trước tiên.
AFP cho biết, hồi tháng Tám năm ngoái, tổ lò số 3 của nhà máy điện hạt nhân Tomari (phía bắc Nhật Bản) đã được phép hoạt động trở lại. Thế nhưng, đây chỉ là giai đoạn chạy thử và bị kéo dài thêm nhiều tháng, sau trận động đất ở cấp 9 trên bậc thang Richter, gây ra trận sóng thần, ngày 11/03/23011. Ngày 05/05/2012, tổ lò này lại ngừng hoạt động theo lịch bảo trì định kỳ.
Tất cả các nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản nằm dọc theo bờ biển. Thảm họa Fukushima làm lộ rõ những nguy cơ đối với các cơ sở nguyên tử này và buộc chính quyền Tokyo phải tăng cường mức độ an toàn.
Cho đến nay, hơn 20 lò hạt nhân đã trải qua các đợt kiểm tra mới bắt buộc về mức độ an toàn. Sau đợt kiểm tra tại nhà máy điện Ohi hiện do công ty Kansai Electric Power, ở phía tây, khai thác, chỉ có hai tổ lò số 3 và số 4 nhận được giấy phép cho hoạt động từ phía Cơ quan An toàn Hạt nhân Nhật Bản và Ủy ban ad-hoc của chính phủ [ủy ban đặc biệt, được lập ra để phục vụ cho mục đích đặc biệt nào đó], theo đó, hai tổ lò này không có những nguy hiểm đặc biệt nào.
Như vậy, từ nay, để cho hai tổ lò có thể khởi động lại, cần phải có được sự đồng ý của chính quyền địa phương và cuối cùng, là quyết định của Thủ tướng. Cách nay không lâu, Thủ tướng Yoshihiko Noda cho biết việc khởi động lò hạt nhân sẽ được tiến hành nếu có sự chấp thuận của người dân trong khu vực cận kề nhà máy điện nguyên tử.
Hôm qua, sau nhiều cuộc trao đổi với các dân biểu cấp vùng và cuộc họp kín với thư ký chính phủ, với các Bộ trưởng Môi trường và Công nghiệp, Thủ tướng Noda nhận định là «trong một chừng mực nhất định, đã có được sự cảm thông của các chính quyền địa phương thuộc vùng Kansai –phía tây».
Thực ra, Liên đoàn các dân biểu của các tỉnh có liên quan, đã tìm cách đẩy trách nhiệm về phía chính phủ khi tuyên bố rằng họ có xu hướng chấp nhận quyết định của Thủ tướng.
Thành phố Ohi ủng hộ tái khởi động vì lo ngại là việc kéo dài thời gian ngừng hoạt động của các lò sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực đối với kinh tế và việc làm tại đây. Người vốn có lập trường cứng rắn là Thị trưởng Osaka, thì giờ đây cũng có phần dịu giọng, nói là ông sẽ không chống lại việc cho các tổ lò số 3 và 4 tạm thời hoạt động trở lại để bảo đảm nguồn cung ứng điện trong dịp hè.
Mặc dù đa số người dân Nhật Bản có xu hướng cho rằng hiện nay chưa hội đủ các điều kiện an toàn để tái khởi động các lò phản ứng hạt nhân, Thủ tướng Yoshihiko Noda phải là người đưa ra quyết định cuối cùng theo lương tâm và trách nhiệm của mình. Ông đang chịu áp lực rất lớn của giới doanh nhân, đặc biệt là liên đoàn giới chủ Keidanren và của lãnh đạo các tập đoàn khai thác điện hạt nhân.
Còn bên kia, phe chống điện hạt nhân cũng chỉ trích gay gắt. Ông Tsunari Iida, Giám đốc Viện Chính sách năng lượng tái tạo – Isep, đã lên tiếng cảnh báo Thủ tướng Nhật Bản: «Sự thông cảm của những người liên quan? Không, ông không có được đâu. An toàn? Không, không có gì chứng minh là sẽ có an toàn. Kinh tế đang cần điện? Không, chúng ta có thể đủ điện nhờ vào việc giảm bớt tiêu thụ và tình liên đới giữa các vùng. Thưa Thủ tướng, trong chủ đề này, ông không có một chút hiểu biết nào cả».
Nhiều nhân vật nổi tiếng tại Nhật Bản, như giải Nobel Văn học Kenzaburo Oe, nhà báo chuyên điều tra các vụ bê bối Satoshi Kamata, hay nhà văn có danh tiếng Haruki Murakami, đã lấy làm tiếc là Nhật Bản không nắm lấy cơ hội để sửa chữa một sai lầm nghiêm trọng trong quá khứ : Đó là xây dựng các nhà máy điện hạt nhân ở một nước nằm trong vùng thường xuyên có động đất và hơn nữa, chính Nhật Bản đã từng là nạn nhân của bom nguyên tử.
Đ.T.
Nguồn: http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120531-khoi-dong-lo-hat-nhan-hay-khong-thu-tuong-nhat-bi-don-vao-chan-tuong
(nguồn boxitvn)
Các tổ lò số 3 và 4 của nhà máy điện hạt nhân Ohi, phía tây Nhật Bản, đã liên tiếp phải ngừng hoạt động từ tháng Ba và tháng Bảy năm ngoái, nay đang là tâm điểm cuộc thảo luận có nên khởi động trở lại các lò hạt nhân này hay không. Trong số hơn 50 lò ngừng hoạt động do động đất hoặc bảo trì định kỳ, thì hai tổ lò nói trên có thể sẽ được khởi động trước tiên.
AFP cho biết, hồi tháng Tám năm ngoái, tổ lò số 3 của nhà máy điện hạt nhân Tomari (phía bắc Nhật Bản) đã được phép hoạt động trở lại. Thế nhưng, đây chỉ là giai đoạn chạy thử và bị kéo dài thêm nhiều tháng, sau trận động đất ở cấp 9 trên bậc thang Richter, gây ra trận sóng thần, ngày 11/03/23011. Ngày 05/05/2012, tổ lò này lại ngừng hoạt động theo lịch bảo trì định kỳ.
Tất cả các nhà máy điện hạt nhân của Nhật Bản nằm dọc theo bờ biển. Thảm họa Fukushima làm lộ rõ những nguy cơ đối với các cơ sở nguyên tử này và buộc chính quyền Tokyo phải tăng cường mức độ an toàn.
Cho đến nay, hơn 20 lò hạt nhân đã trải qua các đợt kiểm tra mới bắt buộc về mức độ an toàn. Sau đợt kiểm tra tại nhà máy điện Ohi hiện do công ty Kansai Electric Power, ở phía tây, khai thác, chỉ có hai tổ lò số 3 và số 4 nhận được giấy phép cho hoạt động từ phía Cơ quan An toàn Hạt nhân Nhật Bản và Ủy ban ad-hoc của chính phủ [ủy ban đặc biệt, được lập ra để phục vụ cho mục đích đặc biệt nào đó], theo đó, hai tổ lò này không có những nguy hiểm đặc biệt nào.
Như vậy, từ nay, để cho hai tổ lò có thể khởi động lại, cần phải có được sự đồng ý của chính quyền địa phương và cuối cùng, là quyết định của Thủ tướng. Cách nay không lâu, Thủ tướng Yoshihiko Noda cho biết việc khởi động lò hạt nhân sẽ được tiến hành nếu có sự chấp thuận của người dân trong khu vực cận kề nhà máy điện nguyên tử.
Hôm qua, sau nhiều cuộc trao đổi với các dân biểu cấp vùng và cuộc họp kín với thư ký chính phủ, với các Bộ trưởng Môi trường và Công nghiệp, Thủ tướng Noda nhận định là «trong một chừng mực nhất định, đã có được sự cảm thông của các chính quyền địa phương thuộc vùng Kansai –phía tây».
Thực ra, Liên đoàn các dân biểu của các tỉnh có liên quan, đã tìm cách đẩy trách nhiệm về phía chính phủ khi tuyên bố rằng họ có xu hướng chấp nhận quyết định của Thủ tướng.
Thành phố Ohi ủng hộ tái khởi động vì lo ngại là việc kéo dài thời gian ngừng hoạt động của các lò sẽ gây ra những hậu quả tiêu cực đối với kinh tế và việc làm tại đây. Người vốn có lập trường cứng rắn là Thị trưởng Osaka, thì giờ đây cũng có phần dịu giọng, nói là ông sẽ không chống lại việc cho các tổ lò số 3 và 4 tạm thời hoạt động trở lại để bảo đảm nguồn cung ứng điện trong dịp hè.
Mặc dù đa số người dân Nhật Bản có xu hướng cho rằng hiện nay chưa hội đủ các điều kiện an toàn để tái khởi động các lò phản ứng hạt nhân, Thủ tướng Yoshihiko Noda phải là người đưa ra quyết định cuối cùng theo lương tâm và trách nhiệm của mình. Ông đang chịu áp lực rất lớn của giới doanh nhân, đặc biệt là liên đoàn giới chủ Keidanren và của lãnh đạo các tập đoàn khai thác điện hạt nhân.
Còn bên kia, phe chống điện hạt nhân cũng chỉ trích gay gắt. Ông Tsunari Iida, Giám đốc Viện Chính sách năng lượng tái tạo – Isep, đã lên tiếng cảnh báo Thủ tướng Nhật Bản: «Sự thông cảm của những người liên quan? Không, ông không có được đâu. An toàn? Không, không có gì chứng minh là sẽ có an toàn. Kinh tế đang cần điện? Không, chúng ta có thể đủ điện nhờ vào việc giảm bớt tiêu thụ và tình liên đới giữa các vùng. Thưa Thủ tướng, trong chủ đề này, ông không có một chút hiểu biết nào cả».
Nhiều nhân vật nổi tiếng tại Nhật Bản, như giải Nobel Văn học Kenzaburo Oe, nhà báo chuyên điều tra các vụ bê bối Satoshi Kamata, hay nhà văn có danh tiếng Haruki Murakami, đã lấy làm tiếc là Nhật Bản không nắm lấy cơ hội để sửa chữa một sai lầm nghiêm trọng trong quá khứ : Đó là xây dựng các nhà máy điện hạt nhân ở một nước nằm trong vùng thường xuyên có động đất và hơn nữa, chính Nhật Bản đã từng là nạn nhân của bom nguyên tử.
Đ.T.
Nguồn: http://www.viet.rfi.fr/chau-a/20120531-khoi-dong-lo-hat-nhan-hay-khong-thu-tuong-nhat-bi-don-vao-chan-tuong
(nguồn boxitvn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001