Thứ Bảy, 2 tháng 6, 2012

Tham nhũng và thiếu định hướng, Việt Nam bị áp lực phải thay đổi
Anh Lê Trần | GlobalPost.com | 28 tháng năm 2012


Kể từ khi có chính sách đổi mới mới từ năm 1986, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã đưa hàng triệu người ra khỏi cảnh nghèo đói. Càng ngày, tuy nhiên, độ tăng trưởng và quỹ đạo phát triển có dấu hiệu kiệt sức. Bất ổn định ở khu kinh tế vĩ mô, sự bất bình đẳng ngày càng tăng, các vấn nạn môi trường sau lưng và những bất mãn sắp sôi trước mắt đang đặt Hà Nội dưới sức ép phải thay đổi.


Đổi mới
Nguồn ảnh: mashable.com

Năm ngoái, với một tỷ lệ lạm phát 18%, con số các cuộc đình công đã tăng vọt tại Việt Nam. Mặc dù GDP tăng 5,9%, đời sống của người nghèo trở nên tồi tệ hơn vì mức thu nhập ít ỏi của họ không thể theo kịp với giá lương thực tăng cao. Để giảm bớt sự lo lắng của công chúng, chính phủ đã hứa hẹn có biện phápmạnh về tài chính và tiền tệ để chống lạm phát.

Tuy nhiên, những thay đổi chính sách tài chính đã không có hiệu quả vì cắt giảm chi tiêu của chính phủ gặp khó khăn khi phải đối đầu với quyền lợi cố hữu. Và biện pháp tiền tệ gắt gao đã đưa hàng chục ngàn các công ty vừa và nhỏ trong số các doanh nghiệp vào tình trạng kiệt quệ hoạc phá sản vì không muộn đượ nợ và trong lúc lãi suất cao và sự ưu đãi dành cho các doanh nghiệp nhà nước. Tình hình này đang là một mối đe dọa đáng kể cho sự phát triển của khu vực kinh tế tư nhân của Việt Nam.

Ai trong giới chính sách cũng biết, mô hình phát triển của Việt Nam dựa vào lao động rẻ, khai thác tài nguyên thiên nhiên và tăng trưởng vốn đã mất sức hấp dẫn. Việt Nam được xem là nền kinh tế thu nhập trung bình trong năm 2010, nhưng tại đây 20% có thu nhập cao nhất đã có thu nhập trung bình tăng lên 9,2 lần so với 20% số người có thu nhập thấp nhất trong cùng năm.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Tấn Dũng đã kêu gọi thay đổi cơ cấu và mô hình tăng trưởng kinh tế tại đây. Để chuyển hướng tới mục tiêu này, ông nhấn mạnh sự cần thiết phải cải thiện những thể chế thị trường, một khát vọng nói dễ hơn làm. Vì một điểm, khu vực kinh tế quốc doanh giữ vai trò hàng đầu trong “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” của Việt Nam. Trong khi đang phấn đấu để trở thành một nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020, Việt Nam sẽ tiếp tục đổ tài nguyên vào các doanh nghiệp nhà nước. Điều này có nghĩa là chọn khu vực thành công và Hà Nội đã thất bại ở đây; ví dụ điển hình là các thất bại lớn trong kỹ nghệ đóng tàu [Vinashin] và khu công nghệ thép.

Một vấn đề khác là nạn tham nhũng. Mặc dù giới lãnh đạo đã thề nguyền chống lại vấn nạn đã bắt rễ sâu xa này, kết quả thu được không đáng khích lệ là bao. Theo Chỉ số Nhận thức Nham nhũng của tổ chức Minh bạch Quốc tế, Việt Nam xếp hạng 112 trong số 183 quốc gia và được khảo sát trong năm 2011, sắp hạng tồi tệ hơn nhiều của các nước bạn ở Đông Nam Á.

Tham nhũng đã không chỉ làm suy yếu những nỗ lực để cải thiện thể chế thị trường và hệ thống pháp lý, nhưng mà còn làm xói mòn lòng tin của công chúng.

Tại một hội nghị Đảng Cộng sản gần đây, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh sự cần thiết cho các thành viên của đảng tham gia vào các cuộc “phê bình và tự phê bình” nghiêm túc để giúp giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, không ai tin sẽ có những cải cách táo bạo và nhanh chóng trong tương lai gần. Tăng trưởng bền vững và toàn diện là một thách thức đòi hỏi chính phủ phải có trách nhiệm lớn hơn và sự tham gia của công chúng nhiều hơn.

Ít nhạy cảm về chính trị là công việc nâng cao mức tăng trưởng sản xuất của Việt Nam. Một báo cáo gần đây của Viện Toàn cầu McKinsey ước tính rằng Việt Nam cần nâng cao mức sản xuất lao động hàng năm từ ​​4,1% lên 6,4% để đạt được tốc độ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm 7%.

Tăng trưởng sản xuất bền vững cần nhiều đầu tư vào vốn con người qua xếp đặt lại ưu tiên phân bổ tài nguyên quốc gia bằng cách giảm đầu tư nhà nước, cho các ngành công nghiệp không hiệu quả, hướng tới việc đào tạo tay nghề, các ngành y tế, và giáo dục.

Cải thiện quyền sở hữu đất đai là một cơ hội khác. Luật lệ về đất đai hiện nay của Việt Nam quy định “đất đai thuộc về toàn dân với sở hữu đại diện là Nhà nước,” có nhiều sơ hở và do đó tạo ra tham nhũng. Thay đổi luật pháp rõ ràng để bảo vệ quyền sở hữu sẽ giúp giảm bớt nạn tham nhũng và sự tranh chấp đất đai, cùng lúc thúc đẩy đuộc khu nông nghiệp thương mại.


Đổi mới từ trên xuống đã gặp phải khó khăn khi đối đầu với các quyền lợi cố hữu, do đó thay đổi từ dưới lên có thể tạo được trớn. Những người hoạch định chính sách và các cố vấn ủng hộ đỏi mới, cũng như các tổ chức phát triển quốc tế, nên vận động cho việc thi hành chính trị quần chúng. Điều này được chứng minh đã thúc đẩy được phát triển kinh tế thị trường đặt trên sự tham gia của quần chúng trong vấn đề quản trị. Kế hoạch là nhằm đưa giới lãnh đạo chính trị đến đồng thuận bằng việc đưa ra những bằng chứng về những gì có thể thành công nhưng không đe dọa [quyền lực của] chính quyền trung ương.

Giảm bớt sự kiểm soát các phương tiện truyền thông là điểm quan trọng trong quá trình đổi mới. Kinh nghiệm gần đây cho thấy rằng giới truyền thông đóng một vai trò quan trọng trong việc vạch trần tham nhũng và các trường hợp lạm dụng quyền lực. Giới truyền thông độc lập hơn có lợi ở cả hai mặt: vừa giúp chính quyền trung ương giám sát các hoạt động của chính quyền cấp tỉnh và địa phương, đồng thời cũng có chuyển đạt quan tâm và mong muốn của nhân dân trực tiếp đến giới lãnh đạo hàng đầu, buộc họ phải hành động.

Mặc dù ý chí chính trị của giới lãnh đạo ở Hà Nội sẽ là nhân tố chính định hướng và tốc độ thay đổi, Việt Nam vẫn có thể được giới cầm quyền định hình qua những vận động tích cực có chủ đích và đã được suy nghĩ rốt ráo.

© DCVOnline
(nguồn DCV onltne)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001