(Nhân đọc hai tập thơi được giải thưởng hội nhà văn Việt Nam năm 2010 – 2011)
Năm 2012, Hội nhà văn Việt Nam đã trao hai giải thưởng thơ cho hai tập thơ: “Bầu trời không mái che” của nhà thơ Mai Văn Phấn và “Hoan ca” của tác giả trẻ Đỗ Doãn Phương, gây nhiều phản ứng trên văn đàn, khen thì ít mà chê thì nhiều. Nhân đọc kỹ hai tập thơ này, chúng tôi (TMH) mạn phép bàn thêm về tiêu chí chọn giải thưởng của hội nhà văn Việt Nam: lấy cách tân thơ làm mục đích hay lấy chất lượng thơ (thơ hay) làm mục đích?
Đọc qua hàng chục bài khen, hàng chục lời khen hai tác giả trên và hai tập thơ được giải trên, thấy những lời khen rất mù mờ, tối nghĩa, lập lờ, thậm chí đao to búa lớn, tùy tiện, trích toàn những câu rất tầm thường, thậm chí rất dở ra khen hay, khiến những người đọc trẻ chưa đủ bản lĩnh trong thẩm mỹ thi ca dễ bị choáng váng, dễ bị định hướng sai lạc về thơ, rồi thi nhau viết những câu văn xuôi ngờ nghệch, ngớ ngẩn, xuống dòng liên tù tì và thi nhau nhận những giải thưởng phi…thơ.
Chúng tôi sẽ không bàn đến hai tác giả trên và hai tập thơ trên, nếu nó không nhận được sự tôn vinh của Hội nhà văn Việt Nam cho hai tập thơ được cho là hay nhất năm 2010 – 2011.
Chúng tôi cũng xin nói qua về vụ cách tân thơ. Thơ là nghệ thuật của mọi người. Họ chơi thơ để tỏ bày tâm sự, để giải thoát tinh thần, bất kể hay dở. Trong đỉnh cao của nghề nghiệp, thơ nói cho cùng là nghệ thuật của những người có tài; kẻ bất tài dù cách tân mấy cũng không thể có thơ hay. Trong cuộc chơi thơ của muôn người, bất tài không phải là cái tội. Tội lớn nhất là đánh tráo sự bất tài thành thiên tài trong các bài phê bình kiểu “lợi ích nhóm” để lừa lớp trẻ.
Thơ là nghệ thuật của cái đẹp. Thơ sinh ra không phải để dễ hiểu
hay khó hiểu mà để truyền cảm, làm xúc động lòng người. Có nhiều người đang được dư luận (dỏm) tôn vinh là lá cờ đầu lá cờ cuối cách tân thơ đưa ra tiêu chí: dùng cái hiểu thưởng thức thơ là giết thơ. Họ phán: trường phái cách tân thơ hiện đại của chúng tôi dùng vô thức để làm thơ, thì người thưởng ngoạn hay nhà phê bình cũng cần dùng vô thức để tiếp nhận thơ.
Theo “Đại từ điển Tiếng Việt” ( NXB Văn hóa Thông tin 1999 trang 1827) định nghĩa: “vô thức: ngoài ý thức của con người, trạng thái vô thức, hành động vô thức”. Nếu không có sự hiểu, hiểu biết, nhận biết, tức ý thức thì không còn là con người nữa, vì con người là con vật tự ý thức. Họ phán, chúng tôi làm thơ bằng vô thức, các ông lại lấy ý thức ra để phê bình thơ chúng tôi theo kiểu ông nói gà bà nói thóc lép là đánh tráo khái niệm?!
Thưa các quý ngài CÁCH TÂN THƠ đang làm kinh hãi thi đàn, hóa ra quý vị làm thơ trong giấc ngủ ư? Nhưng sau khi quý vị thức dậy, không phải vô thức mà chính ý thức mách bảo với quý vị nhớ lại bài thơ quý vị viết trong giấc ngủ. Nhớ lại bài thơ viết trong lúc ngủ chính là một hành vi ý thức đấy. Rồi quý vị cầm lấy bút, viết lên giấy cái bài thơ được sinh ra bằng giấc mơ (khiếp thật) thì quả là các vị đã nằm trong vòm sinh quyển của ý thức mất rồi. Nói tôi làm thơ bằng vô thức chung quy là một cách nói bịp bợm.
Đến đây thầy trò trường phái cách tân thơ vô thức kia bèn phán : chúng tôi mầm thơ bằng cái vô thức của bác sĩ phân tâm học người Áo S.Freud cơ, không phải món vô thức theo định nghĩa thông thường của từ điển (!) Đến đây thì rắc rối to rồi. Hãy nghe qua định nghĩa phân tâm học theo từ điển: “Bách khoa toàn thư mở Wikipedia”: “Phân tâm học (viết tắt của Phân tích tâm lý học, tiếng Anh: Psychoanalysis) là tập hợp những lý thuyết và phương pháp tâm lý học có mục đích tìm hiểu những mối quan hệ vô thức của con người qua tiến trình liên tưởng. Nó được khởi thảo bởi Sigmund Freud, một bác sĩ người Áo. Phân tâm học chuyên sâu nghiên cứu về con người. Phân tâm học chia bản năng con người ra làm ba phần: cái ấy (E: id; F: Le Ca; G: das Es), cái tôi (E: Ego;F: Le Moi; G: das Ich) và cái siêu tôi (E: Super ego; F: Le Surmoi; G: das Über-Ich). Trong đó nói rõ con nguời luôn bị chi phối bởi bản năng tính dục và mọi hoạt động của con người đều nhằm thỏa mãn hoặc ức chế nhu cầu đó”
Vậy, khi làm thơ, qúy vị cách tân thơ cực đoan kia dùng món CÁI ẤY (id) hay CÁI TÔI (Ego) hay CÁI SIÊU TÔI (Super ego) để sáng tác thơ đây? Vướng vào thiên la địa võng này của S.Freud, qúy vị sẽ phải trút hết linh hồn vào khoa học phân tích tâm lý con người, còn hồn vía đâu cho thi ca cất cánh? Mà ngay như S. Freud cũng phải dùng khoa học phân tích tâm lý, tức là dùng ý thức để phát hiện ra khái niệm vô thức này. Đằng nào thì qúy vị cũng không thoát khỏi được vòng kim cô ý thức trong sáng tạo thi ca, nên đừng đưa vô thức với vô chiêu, vô lối, vô ngôn, vô nghĩa ra để dọa người yếu bóng vía khi đọc thơ các vị.
Nói tóm lại, cách tân thơ là một việc làm chân chính, cần có, vốn có. Nhưng cách tân sao thì cách, xin đừng cách …cái mạng thi ca. Nghĩa là, cách tân thơ không phải mục đích cuối cùng của thơ. Mục đích của thi ca là truyền cảm, làm rung động lòng người. Muốn vậy thì thơ trước hết và sau cùng phải hay!
Bạn ơi, bạn cứ làm cho thơ hay, chính là bạn đã cách tân thơ thành công rồi đó. Còn bạn cách tân thơ theo kiểu ú ớ, ngô nghê, phi…ngữ nghĩa, phi…xúc cảm, phi…lý tính thì xin lỗi bạn chỉ sản xuất ra một trời thơ dở. Mà thơ đã dở thì có đeo một trăm cái mặt nạ cách tân cũng không cứu nổi thơ ca.
Hãy thử lấy Thơ Mới 1930-1945 xét xem những nhà thơ hàng đầu thưở ấy lấy cách tân làm mục đích hay lấy thơ hay làm mục đích?
Một nhà thơ được cho là Tây nhất thời đó là Xuân Diệu, tức cách tân hàng đầu, thì bài thơ hay nhất của ông là bài “Nguyệt cầm” lại viết theo thể thơ bảy chữ đã cũ.
Hàn Mạc Tử, nhà cách tân thơ hàng đầu cũng trưng ra bài thơ hay nhất là bài “Đây thôn Vĩ Dạ” cũng là bài thơ làm theo hơi thơ thất ngôn mà các tiển bối từng làm.
Thâm Tâm viết được bài “Tống biệt hành” được cho là hay nhất thơ tiền chiến lại cũng dùng hình thức rất cũ của thể hành xưa.
Huy Cận, Nguyễn Bính…hai nhà thơ hàng đầu của Thơ Mới lại đóng góp bằng hàng chục bài thơ hay hàng kiệt tác chỉ bằng thể thơ thất ngôn cũ và lục bát rất cũ.
Trong thời 1930-945, nhóm Xuân Thu nhã tập, nhóm Dạ Đài tuy có những đóng góp cho thơ không thể phủ nhận, nhưng thể thơ không vần của họ mới chỉ là thí nghiệm chưa thành công vì nó chưa hay. Trong thời kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Đình Thi mê cuồng thí nghiệm thơ không vần xuýt bị đi tù. Ông bị các nhà thơ đỏ tươi như Tố Hữu, hay vừa được đỏ hóa như Lưu Trọng Lư dùng lời của Platon xưa để toan đuổi Nguyễn Đình Thi ra khỏi nền thơ kháng chiến vì dám cả gan làm một thứ thơ rất phản động là thơ không vần. Tuy nhiên những bài thơ không vần của Nguyễn Đình Thi chỉ mới ở dạng cách tân, dạng thể nghiệp vì nó chưa hay. Mà chưa thành công thì chưa cắm được ngọn cờ đổi mới thơ.
Người cắm được ngọn cờ cách tân thơ sau sự cách tân của Thơ Mới là nhà thơ Văn Cao (nhạc sĩ), với hai bài thơ kiệt xuất: Ngoại ô mùa đông 1946 và trường ca Những người trên cửa biển viết vào mùa xuân 1956.
Cùng thời với Văn Cao, Trần Mai Ninh với hai bài thơ khá hay là bài “Tình sông núi” và bài “Nhớ máu” đã cùng Văn Cao xác lập cuộc cách tân thơ ngoạn mục.
Quả thực, làm thơ tự do không vần rất khó hay. Tuy nhiên có nhiều nhà thơ sau Văn Cao, Trần Mai Ninh đã có những bài thơ không vần rất hay như “Tiếng chuông Thiên Mụ” của Nhã Ca, “Bài thơ của một người yêu nườc mình” của Trần Vàng Sao, một số đoạn thơ khá hay rải rác trong thơ Thanh Tâm Tuyền, “Đêm trên Cát” của Thanh Thảo. Xin quý vị đọc bài thơ tự do không vần rất hay của Lò Ngân Sủn:
Chạm vào lại thấy nóng
Người đẹp trông như lửa
Sờ vào lại thấy mát
Người không khát
Nhìn thấy người đẹp cũng khát
Người không đói
Nhìn thấy người đẹp cũng đói
Người muốn chết
Gặp người đẹp
lại không muốn chết nữa
Ơ!
Người đẹp là ước mơ
Treo trước mắt mọi người.
L N S
(Trích tạp chí Văn hoá các DT TSVN số 11/2011)
Bài thơ “Người đẹp” của Lò Ngân Sủn đã in trên báo từ gần ba mươi năm . Đây là một bài thơ cách tân hơn mọi cách tân; đây là một bài thơ tình, theo chúng tôi là hay vào hàng bậc nhất của thơ tình trong và ngoài nước. Nhà thơ đã viết bài thơ không vần này bằng tài năng đích thực của mình. Bài thơ hiện đại, cực hay vì nó có tứ lớn, giản dị, câu hay, rất mới lạ. Cách đây gần ba mươi năm, sau khi chúng tôi (TMH) phát hiện ra bài thơ này tham gia cuộc thi thơ của báo “Văn nghệ TP.HCM” nhưng không được giải, bèn viết bài bình thơ, ca ngợi bài thơ hay như một kiệt tác. Theo anh Lò Ngân Sủn cho biết, bài thơ đã in trên mấy tờ báo ở Hà Nội nhưng không ai để ý; chỉ khi xuất hiện bài bình bài thơ này, thì “Người đẹp” của Lò Ngân Sủng mới được mọi người ca ngợi.
Trong ba chục năm viết phê bình văn học, chúng tôi luôn luôn ủng hộ nhiệt thành những thành tựu cách tân thơ của lớp trẻ; ví như hiện tượng cách tân thơ rất thành công của thi sĩ trẻ bạc mệnh Lãng Thanh. Năm ngoái 2011, nhân ngày giỗ lần thứ chín của Lãng Thanh, một người bạn của anh trong nhóm “Chí Tâm” đã tung lên mạng bài viết của chúng tôi: “Lãng Thanh: gương mặt em phi như điên cuồng” từ năm 2003 ca ngợi một thi tài đổi mới thi ca rất thành công:
“Sau khi thi sỹ Lãng Thanh bất ngờ bị một tên nghiện vào nhà đâm chết, tập thơ “HOA” anh đã được nhóm bạn Chí Tâm cho xuất bản, nhiều nhà thơ và phê bình đã viết bài bình luận. Lãng Thanh trở thành một hiện tượng văn học 2003, được hàng chục tờ báo và tạp chí giới thiệu. Nhân dịp 9 năm ngày anh ra đi, nhóm bạn Chí Tâm và Ngôi nhà nghệ thuật tổ chức chương trình thơ và tưởng niệm về anh, xin trân trọng gửi đến bạn đọc một bài viết đầy sức vang động lúc đó của nhà thơ Trần Mạnh Hảo đăng trên báo tiền phong chủ nhật số 20-7-2003.”
Cát Du và Nguyễn Thị Ánh Huỳnh, hai người đàn bà Nam Kỳ bằng hai tập thơ “Nàng” của Cát Du và “Đừng múc cạn nỗi buồn” của Nguyễn Thị Ánh Huỳnh đã có thành tựu đổi mới thi ca phải nói là khá lớn. Tiếp tục truyền thống thơ tự do không vần của Văn Cao, Trần Mai Ninh, hai nữ thi sĩ người Nam Kỳ này đã mang đến cho thơ tự do không vần Việt Nam nỗi xúc động mới, sự giản dị mới, thi pháp mới, phong cách mới, khiến thơ không vần là thứ thơ rất khó hay trở thành thơ hay. Rất tiếc, Hội nhà văn Việt Nam và giải thưởng của Hội lại lờ đi hai hiện tượng thơ đầu thế kỷ này. Chúng tôi xin qúy vị đọc hai bài thơ ngắn của Cát Du và ba bài thơ của Nguyễn Thị Ánh Huỳnh (trích trong số mấy chục bài thơ rất hay trong tập thơ “Đừng múc cạn nỗi buồn”- NXB Hội Nhà Văn 2008” của chị), để chúng ta so với những thứ thơ được Hội nhà văn Việt Nam tôn vinh khác xa nhau như bóng tối và ánh sáng ra sao:
Năm 2012, Hội nhà văn Việt Nam đã trao hai giải thưởng thơ cho hai tập thơ: “Bầu trời không mái che” của nhà thơ Mai Văn Phấn và “Hoan ca” của tác giả trẻ Đỗ Doãn Phương, gây nhiều phản ứng trên văn đàn, khen thì ít mà chê thì nhiều. Nhân đọc kỹ hai tập thơ này, chúng tôi (TMH) mạn phép bàn thêm về tiêu chí chọn giải thưởng của hội nhà văn Việt Nam: lấy cách tân thơ làm mục đích hay lấy chất lượng thơ (thơ hay) làm mục đích?
Đọc qua hàng chục bài khen, hàng chục lời khen hai tác giả trên và hai tập thơ được giải trên, thấy những lời khen rất mù mờ, tối nghĩa, lập lờ, thậm chí đao to búa lớn, tùy tiện, trích toàn những câu rất tầm thường, thậm chí rất dở ra khen hay, khiến những người đọc trẻ chưa đủ bản lĩnh trong thẩm mỹ thi ca dễ bị choáng váng, dễ bị định hướng sai lạc về thơ, rồi thi nhau viết những câu văn xuôi ngờ nghệch, ngớ ngẩn, xuống dòng liên tù tì và thi nhau nhận những giải thưởng phi…thơ.
Chúng tôi sẽ không bàn đến hai tác giả trên và hai tập thơ trên, nếu nó không nhận được sự tôn vinh của Hội nhà văn Việt Nam cho hai tập thơ được cho là hay nhất năm 2010 – 2011.
Chúng tôi cũng xin nói qua về vụ cách tân thơ. Thơ là nghệ thuật của mọi người. Họ chơi thơ để tỏ bày tâm sự, để giải thoát tinh thần, bất kể hay dở. Trong đỉnh cao của nghề nghiệp, thơ nói cho cùng là nghệ thuật của những người có tài; kẻ bất tài dù cách tân mấy cũng không thể có thơ hay. Trong cuộc chơi thơ của muôn người, bất tài không phải là cái tội. Tội lớn nhất là đánh tráo sự bất tài thành thiên tài trong các bài phê bình kiểu “lợi ích nhóm” để lừa lớp trẻ.
Thơ là nghệ thuật của cái đẹp. Thơ sinh ra không phải để dễ hiểu
hay khó hiểu mà để truyền cảm, làm xúc động lòng người. Có nhiều người đang được dư luận (dỏm) tôn vinh là lá cờ đầu lá cờ cuối cách tân thơ đưa ra tiêu chí: dùng cái hiểu thưởng thức thơ là giết thơ. Họ phán: trường phái cách tân thơ hiện đại của chúng tôi dùng vô thức để làm thơ, thì người thưởng ngoạn hay nhà phê bình cũng cần dùng vô thức để tiếp nhận thơ.
Theo “Đại từ điển Tiếng Việt” ( NXB Văn hóa Thông tin 1999 trang 1827) định nghĩa: “vô thức: ngoài ý thức của con người, trạng thái vô thức, hành động vô thức”. Nếu không có sự hiểu, hiểu biết, nhận biết, tức ý thức thì không còn là con người nữa, vì con người là con vật tự ý thức. Họ phán, chúng tôi làm thơ bằng vô thức, các ông lại lấy ý thức ra để phê bình thơ chúng tôi theo kiểu ông nói gà bà nói thóc lép là đánh tráo khái niệm?!
Thưa các quý ngài CÁCH TÂN THƠ đang làm kinh hãi thi đàn, hóa ra quý vị làm thơ trong giấc ngủ ư? Nhưng sau khi quý vị thức dậy, không phải vô thức mà chính ý thức mách bảo với quý vị nhớ lại bài thơ quý vị viết trong giấc ngủ. Nhớ lại bài thơ viết trong lúc ngủ chính là một hành vi ý thức đấy. Rồi quý vị cầm lấy bút, viết lên giấy cái bài thơ được sinh ra bằng giấc mơ (khiếp thật) thì quả là các vị đã nằm trong vòm sinh quyển của ý thức mất rồi. Nói tôi làm thơ bằng vô thức chung quy là một cách nói bịp bợm.
Đến đây thầy trò trường phái cách tân thơ vô thức kia bèn phán : chúng tôi mầm thơ bằng cái vô thức của bác sĩ phân tâm học người Áo S.Freud cơ, không phải món vô thức theo định nghĩa thông thường của từ điển (!) Đến đây thì rắc rối to rồi. Hãy nghe qua định nghĩa phân tâm học theo từ điển: “Bách khoa toàn thư mở Wikipedia”: “Phân tâm học (viết tắt của Phân tích tâm lý học, tiếng Anh: Psychoanalysis) là tập hợp những lý thuyết và phương pháp tâm lý học có mục đích tìm hiểu những mối quan hệ vô thức của con người qua tiến trình liên tưởng. Nó được khởi thảo bởi Sigmund Freud, một bác sĩ người Áo. Phân tâm học chuyên sâu nghiên cứu về con người. Phân tâm học chia bản năng con người ra làm ba phần: cái ấy (E: id; F: Le Ca; G: das Es), cái tôi (E: Ego;F: Le Moi; G: das Ich) và cái siêu tôi (E: Super ego; F: Le Surmoi; G: das Über-Ich). Trong đó nói rõ con nguời luôn bị chi phối bởi bản năng tính dục và mọi hoạt động của con người đều nhằm thỏa mãn hoặc ức chế nhu cầu đó”
Vậy, khi làm thơ, qúy vị cách tân thơ cực đoan kia dùng món CÁI ẤY (id) hay CÁI TÔI (Ego) hay CÁI SIÊU TÔI (Super ego) để sáng tác thơ đây? Vướng vào thiên la địa võng này của S.Freud, qúy vị sẽ phải trút hết linh hồn vào khoa học phân tích tâm lý con người, còn hồn vía đâu cho thi ca cất cánh? Mà ngay như S. Freud cũng phải dùng khoa học phân tích tâm lý, tức là dùng ý thức để phát hiện ra khái niệm vô thức này. Đằng nào thì qúy vị cũng không thoát khỏi được vòng kim cô ý thức trong sáng tạo thi ca, nên đừng đưa vô thức với vô chiêu, vô lối, vô ngôn, vô nghĩa ra để dọa người yếu bóng vía khi đọc thơ các vị.
Nói tóm lại, cách tân thơ là một việc làm chân chính, cần có, vốn có. Nhưng cách tân sao thì cách, xin đừng cách …cái mạng thi ca. Nghĩa là, cách tân thơ không phải mục đích cuối cùng của thơ. Mục đích của thi ca là truyền cảm, làm rung động lòng người. Muốn vậy thì thơ trước hết và sau cùng phải hay!
Bạn ơi, bạn cứ làm cho thơ hay, chính là bạn đã cách tân thơ thành công rồi đó. Còn bạn cách tân thơ theo kiểu ú ớ, ngô nghê, phi…ngữ nghĩa, phi…xúc cảm, phi…lý tính thì xin lỗi bạn chỉ sản xuất ra một trời thơ dở. Mà thơ đã dở thì có đeo một trăm cái mặt nạ cách tân cũng không cứu nổi thơ ca.
Hãy thử lấy Thơ Mới 1930-1945 xét xem những nhà thơ hàng đầu thưở ấy lấy cách tân làm mục đích hay lấy thơ hay làm mục đích?
Một nhà thơ được cho là Tây nhất thời đó là Xuân Diệu, tức cách tân hàng đầu, thì bài thơ hay nhất của ông là bài “Nguyệt cầm” lại viết theo thể thơ bảy chữ đã cũ.
Hàn Mạc Tử, nhà cách tân thơ hàng đầu cũng trưng ra bài thơ hay nhất là bài “Đây thôn Vĩ Dạ” cũng là bài thơ làm theo hơi thơ thất ngôn mà các tiển bối từng làm.
Thâm Tâm viết được bài “Tống biệt hành” được cho là hay nhất thơ tiền chiến lại cũng dùng hình thức rất cũ của thể hành xưa.
Huy Cận, Nguyễn Bính…hai nhà thơ hàng đầu của Thơ Mới lại đóng góp bằng hàng chục bài thơ hay hàng kiệt tác chỉ bằng thể thơ thất ngôn cũ và lục bát rất cũ.
Trong thời 1930-945, nhóm Xuân Thu nhã tập, nhóm Dạ Đài tuy có những đóng góp cho thơ không thể phủ nhận, nhưng thể thơ không vần của họ mới chỉ là thí nghiệm chưa thành công vì nó chưa hay. Trong thời kháng chiến chống Pháp, Nguyễn Đình Thi mê cuồng thí nghiệm thơ không vần xuýt bị đi tù. Ông bị các nhà thơ đỏ tươi như Tố Hữu, hay vừa được đỏ hóa như Lưu Trọng Lư dùng lời của Platon xưa để toan đuổi Nguyễn Đình Thi ra khỏi nền thơ kháng chiến vì dám cả gan làm một thứ thơ rất phản động là thơ không vần. Tuy nhiên những bài thơ không vần của Nguyễn Đình Thi chỉ mới ở dạng cách tân, dạng thể nghiệp vì nó chưa hay. Mà chưa thành công thì chưa cắm được ngọn cờ đổi mới thơ.
Người cắm được ngọn cờ cách tân thơ sau sự cách tân của Thơ Mới là nhà thơ Văn Cao (nhạc sĩ), với hai bài thơ kiệt xuất: Ngoại ô mùa đông 1946 và trường ca Những người trên cửa biển viết vào mùa xuân 1956.
Cùng thời với Văn Cao, Trần Mai Ninh với hai bài thơ khá hay là bài “Tình sông núi” và bài “Nhớ máu” đã cùng Văn Cao xác lập cuộc cách tân thơ ngoạn mục.
Quả thực, làm thơ tự do không vần rất khó hay. Tuy nhiên có nhiều nhà thơ sau Văn Cao, Trần Mai Ninh đã có những bài thơ không vần rất hay như “Tiếng chuông Thiên Mụ” của Nhã Ca, “Bài thơ của một người yêu nườc mình” của Trần Vàng Sao, một số đoạn thơ khá hay rải rác trong thơ Thanh Tâm Tuyền, “Đêm trên Cát” của Thanh Thảo. Xin quý vị đọc bài thơ tự do không vần rất hay của Lò Ngân Sủn:
NGƯỜI ĐẸP
Người đẹp trông như tuyếtChạm vào lại thấy nóng
Người đẹp trông như lửa
Sờ vào lại thấy mát
Người không khát
Nhìn thấy người đẹp cũng khát
Người không đói
Nhìn thấy người đẹp cũng đói
Người muốn chết
Gặp người đẹp
lại không muốn chết nữa
Ơ!
Người đẹp là ước mơ
Treo trước mắt mọi người.
L N S
(Trích tạp chí Văn hoá các DT TSVN số 11/2011)
Bài thơ “Người đẹp” của Lò Ngân Sủn đã in trên báo từ gần ba mươi năm . Đây là một bài thơ cách tân hơn mọi cách tân; đây là một bài thơ tình, theo chúng tôi là hay vào hàng bậc nhất của thơ tình trong và ngoài nước. Nhà thơ đã viết bài thơ không vần này bằng tài năng đích thực của mình. Bài thơ hiện đại, cực hay vì nó có tứ lớn, giản dị, câu hay, rất mới lạ. Cách đây gần ba mươi năm, sau khi chúng tôi (TMH) phát hiện ra bài thơ này tham gia cuộc thi thơ của báo “Văn nghệ TP.HCM” nhưng không được giải, bèn viết bài bình thơ, ca ngợi bài thơ hay như một kiệt tác. Theo anh Lò Ngân Sủn cho biết, bài thơ đã in trên mấy tờ báo ở Hà Nội nhưng không ai để ý; chỉ khi xuất hiện bài bình bài thơ này, thì “Người đẹp” của Lò Ngân Sủng mới được mọi người ca ngợi.
Trong ba chục năm viết phê bình văn học, chúng tôi luôn luôn ủng hộ nhiệt thành những thành tựu cách tân thơ của lớp trẻ; ví như hiện tượng cách tân thơ rất thành công của thi sĩ trẻ bạc mệnh Lãng Thanh. Năm ngoái 2011, nhân ngày giỗ lần thứ chín của Lãng Thanh, một người bạn của anh trong nhóm “Chí Tâm” đã tung lên mạng bài viết của chúng tôi: “Lãng Thanh: gương mặt em phi như điên cuồng” từ năm 2003 ca ngợi một thi tài đổi mới thi ca rất thành công:
“Sau khi thi sỹ Lãng Thanh bất ngờ bị một tên nghiện vào nhà đâm chết, tập thơ “HOA” anh đã được nhóm bạn Chí Tâm cho xuất bản, nhiều nhà thơ và phê bình đã viết bài bình luận. Lãng Thanh trở thành một hiện tượng văn học 2003, được hàng chục tờ báo và tạp chí giới thiệu. Nhân dịp 9 năm ngày anh ra đi, nhóm bạn Chí Tâm và Ngôi nhà nghệ thuật tổ chức chương trình thơ và tưởng niệm về anh, xin trân trọng gửi đến bạn đọc một bài viết đầy sức vang động lúc đó của nhà thơ Trần Mạnh Hảo đăng trên báo tiền phong chủ nhật số 20-7-2003.”
Cát Du và Nguyễn Thị Ánh Huỳnh, hai người đàn bà Nam Kỳ bằng hai tập thơ “Nàng” của Cát Du và “Đừng múc cạn nỗi buồn” của Nguyễn Thị Ánh Huỳnh đã có thành tựu đổi mới thi ca phải nói là khá lớn. Tiếp tục truyền thống thơ tự do không vần của Văn Cao, Trần Mai Ninh, hai nữ thi sĩ người Nam Kỳ này đã mang đến cho thơ tự do không vần Việt Nam nỗi xúc động mới, sự giản dị mới, thi pháp mới, phong cách mới, khiến thơ không vần là thứ thơ rất khó hay trở thành thơ hay. Rất tiếc, Hội nhà văn Việt Nam và giải thưởng của Hội lại lờ đi hai hiện tượng thơ đầu thế kỷ này. Chúng tôi xin qúy vị đọc hai bài thơ ngắn của Cát Du và ba bài thơ của Nguyễn Thị Ánh Huỳnh (trích trong số mấy chục bài thơ rất hay trong tập thơ “Đừng múc cạn nỗi buồn”- NXB Hội Nhà Văn 2008” của chị), để chúng ta so với những thứ thơ được Hội nhà văn Việt Nam tôn vinh khác xa nhau như bóng tối và ánh sáng ra sao:
Thơ Cát Du – THÍT CHẶT
(nguồn danluan)
---------------------------------------------------------------------------------
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để
xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001