Viết gì cho ngày 5 tháng Sáu? | for everyone |
Rất nhiều bạn bè tôi, đặc biệt là những đứa em thân quen ở Sài Gòn, có nhiều kỷ niệm đẹp trong ngày 5 tháng Sáu năm 2011 – ngày cả nước xuống đường biểu tình phản đối sự xâm lược của Trung Quốc trên biển Đông nhân sự kiện tàu hải giám nước này đ cắt cáp thăm dò dầu khí của tàu Bình Minh (Việt Nam) vào ngày 2/05/2011.
Tôi không có may mắn đó, bởi từ trưa ngày 4, tôi đã bị tạm giữ tại đồn Công an phường Tân Thới Nhất, quận 12, với lý do: “bị tình nghi vì đi xe gian”.
Không được tham gia biểu tình cùng mọi người nên suy nghĩ và cảm xúc của tôi về ngày này năm ngoái có lẽ cũng khác hẳn.
Sau một năm, chúng ta được gì, mất gì?
Từ những cuộc biểu tình tự phát ban đầu sau lời kêu gọi của Nhật Ký Yêu Nước, thì ở đầu Sài Gòn, các bạn thanh niên gan dạ bị đàn áp thẳng tay, đỉnh điểm của sự trấn áp thô bạo ấy là cuộc bắt giữ người vào ngày 17/07/2011 tại khu vực chợ Bến Thành.
Ở Hà Nội, từ cuộc biểu tình ban đầu không có người lãnh đạo, đến những lần sau đó bị co cụm rồi những người yêu nước bị đẩy dần ra khỏi khu vực lãnh sự quán Trung Quốc. Và kết thúc bằng cuộc đàn áp những người ủng hộ chủ trương ra luật biểu tình thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng.
Sau một năm, Trung Quốc vẫn tiếp tục bắn giết ngư dân Việt Nam trên biển Đông, và ngang nhiên tiến hành các hoạt động dân sự, quân sự tại khu vực quần đảo Hoàng Sa.
Chúng ta được gì và mất gì?
Nhận thức có thể tăng lên, nhưng tinh thần đối kháng trực diện bị giảm sút.
Nhận thức có thể tăng lên, nhưng tinh thần đối kháng trực diện bị giảm sút.
Sau một năm, điều tôi nhận ra là quyền được biểu tình của con người do Hiến pháp quy định dần dần bị quên lãng.
Chúng ta biểu tình hôm nay không phải chỉ để chứng minh thái độ kiên quyết rõ ràng của dân tộc Việt Nam với bọn bành trướng xâm lược Trung Quốc, mà còn là sự thể hiện ý chí của công dân, thể hiện quyền được nói, được bày tỏ, quyền cơ bản của con người.
Tại sao chúng ta không được nói, không được thể hiện quyền của mình, và có bao nhiêu người bên cạnh chúng ta nhận thức được rõ hơn chuyện gì đã xảy ra?
Đó là câu hỏi còn bị bỏ ngỏ trong suốt một năm qua.
Sau một năm, tôi có cơ hội đi xa, đứng giữa những người bạn Philippines biểu tình chống Trung Quốc xâm lược ở bãi cạn Scarborough mà nghĩ về tinh thần dân tộc và ý thức dân chủ của dân tộc mình.
Tại sao chúng ta không được nói, không được thể hiện quyền của mình, và có bao nhiêu người bên cạnh chúng ta nhận thức được rõ hơn chuyện gì đã xảy ra?
Đó là câu hỏi còn bị bỏ ngỏ trong suốt một năm qua.
Sau một năm, tôi có cơ hội đi xa, đứng giữa những người bạn Philippines biểu tình chống Trung Quốc xâm lược ở bãi cạn Scarborough mà nghĩ về tinh thần dân tộc và ý thức dân chủ của dân tộc mình.
Và sau một năm, bài học về những cuộc biểu tình không người lãnh đạo trở nên rõ ràng và sắc nét hơn bao giờ hết trong lòng tôi.
Một năm đã đi qua, dư âm của cảm giác khi xuống đường hẳn vẫn còn hằn sâu trong lòng nhiều người Việt Nam yêu nước, và chắc hẳn đâu đó sẽ có người đang tự hỏi giống tôi rằng “Chúng ta được gì và mất gì, sau một năm nhìn lại?”
Một năm đã đi qua, dư âm của cảm giác khi xuống đường hẳn vẫn còn hằn sâu trong lòng nhiều người Việt Nam yêu nước, và chắc hẳn đâu đó sẽ có người đang tự hỏi giống tôi rằng “Chúng ta được gì và mất gì, sau một năm nhìn lại?”
(nguồn menam's blog)
---------------------------------------------------------------------------------
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
---------------------------------------------------------------------------------
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001