Posted by basamnews on 20/06/2012
Wall Street Journal
Người dịch: Dương Lệ Chi
18-06-2012
Bắc Kinh không thể trì hoãn thêm nữa trong việc đối phó với một loạt các vấn đề trong và ngoài nước.
Hai mươi năm trước, Đặng Tiểu Bình thực hiện “chuyến đi nổi tiếng về phương Nam”. Cuộc hành trình này đã diễn ra chỉ một vài năm sau vụ thảm sát Thiên An Môn, lúc đó Trung Quốc còn bị quốc tế cô lập và trong thời kỳ chương trình cải cách của Đặng Tiểu Bình đang gia tăng mối nghi ngờ. Nhờ chuyến đi của Đặng Tiểu Bình, cải cách kinh tế đã được đưa trở lại vào nghị trình, và đó là khi nền kinh tế nước này cất cánh. Trong hai thập kỷ qua, tăng trưởng ở Trung Quốc trung bình là 10,4%.
Trong một thời gian dài, dường như Trung Quốc không bao giờ nhìn lại. Nhưng rõ ràng là thời kỳ dễ dàng hiện đã trôi qua và 20 năm tới sẽ khó khăn hơn để Đảng Cộng sản điều hành [đất nước]. Trong hai thập kỷ qua, các vấn đề khó khăn của đất nước chưa bao giờ hiện rõ như bây giờ, điều này báo hiệu không chỉ tình hình kinh tế tồi tệ, mà còn có khả năng Đảng sẽ sụp đổ.
Vấn đề bắt đầu hồi cuối thập niên trước, khi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào dự định thay đổi chiến thuật, dành đặc quyền cho dân chúng phần khu vực tư nhân. Các doanh nghiệp nhà nước đã có ưu thế hơn trước đây, trong khi chính quyền địa phương trở nên mạnh hơn, đặc biệt sau khi bù khú với các khoản tiền được vay do hậu khủng hoảng, các cơ quan này cùng nhau nuốt các khoản vay tín dụng nhiều nhất. Các cỗ máy thúc đẩy tăng trưởng việc làm là những công ty vừa và nhỏ, đã bị đình trệ. Đây là một phần lý do tăng trưởng hiện đang chậm lại, gần đây chính phủ đã thay đổi dự đoán tăng trưởng trong năm nay, giảm còn 7,5%.
Quản lý kinh tế yếu kém hiện nay là vấn đề hàng đầu trong số các vấn đề dài hạn mà Đảng đã bỏ qua. Không chỉ có tiền lương được tăng lên đủ để bắt đầu ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các công ty Trung Quốc, mà còn do sự thiếu hụt lao động ở vành đai ven biển, trung tâm tăng trưởng kinh tế. Sự thiếu hụt này một phần là do có nhiều cơ hội hơn trong đất liền, nhưng vấn đề lớn nhất là dân số trong độ tuổi lao động sẽ không gia tăng.
Có thể đổ lỗi cho chính sách một con của chính phủ. Đây là vấn đề mà rất nhiều người ghê tởm ở mức độ cá nhân, và trong tháng này, câu chuyện về một người phụ nữ bị buộc phải hủy bỏ đứa con gái mình, đã được giới trẻ Trung Quốc phẫn nộ qua các lời bình luận trên mạng. Trên mặt trận kinh tế, chính sách này có thể đã đẩy mạnh thu nhập của mỗi cá nhân vào năm 1979, nhưng hiện nay nó làm cho xã hội Trung Quốc lão hóa nhanh, điều đó sẽ làm giảm năng suất.
Kế đến là vấn đề tự do hóa thị trường tài chính của Trung Quốc. Trong vài năm qua, đã nhiều lần Bắc Kinh đưa ra gợi ý là họ sẽ quốc tế hóa đồng nhân dân tệ, nhưng điều đó dường như là một lời hứa rỗng tuếch nếu họ không thể mở cửa thị trường vốn. Cho đến khi họ làm được điều này, đến lúc đặt câu hỏi cho Trung Quốc, liệu các khoản tiết kiệm của họ có thể được phân bổ tốt hơn hay không. Số lượng tài nguyên khổng lồ của Trung Quốc đã bị khu vực công sử dụng không hiệu quả. Hay là họ sẽ sử dụng khối tài sản [công] trị giá 1,5 ngàn tỷ đô la và bong bóng nợ của chính quyền địa phương mà nhiều nhà quan sát nghĩ rằng sắp bùng nổ. Trong khi đó, các công ty khởi sự nghiêm túc, giống như các nhà sản xuất nhỏ ở Ôn Châu, có nguy cơ bị bóp nghẹt.
Đương nhiên là người dân Trung Quốc lo ngại hệ thống này gian lận để làm lợi cho một ít nhóm người, và không có gì làm ví dụ cho sự tỉnh ngộ này tốt hơn là những câu chuyện gần đây về tham nhũng. Trường hợp Bạc Hy Lai trong năm nay có lẽ là sự kiện tồi tệ nhất, khi người đứng đầu Trùng Khánh bị hạ bệ và vợ ông ta bị cáo buộc tội giết một doanh nhân người Anh. Sự kiện này nói lên điều mà mọi người hoàn toàn biết: phần lớn hệ thống này được che đậy cho các quan chức kiểm soát theo kiểu xã hội đen. Đảng đang sắp xếp để chuyển giao quyền lực cho một thế hệ mới vào cuối năm nay, và đấu đá giữa các phe phái trong nội bộ ở hàng chóp bu có thể làm cho những miếng bánh tăng lớn hơn trong chiếc bánh kinh tế nhỏ hơn. Người dân Trung Quốc sẽ bị bỏ mặc để tự chống chọi nếu cuộc chiến giữa các băng nhóm gia tăng, bởi họ không có quyền sở hữu, hoặc không có một hệ thống pháp lý độc lập.
Chẳng có gì ngạc nhiên khi tầng lớp trung lưu hiện nay bi quan hơn về tương lai, hoài nghi về chính phủ nhiều hơn và ngày càng tập trung vào việc bảo vệ vị thế của họ. Những người Trung Quốc mà tôi có dịp nói chuyện với họ hồi tuần trước, nói rằng, có cảm giác người dân buông xuôi nhiều hơn là bất mãn đối với Đảng. Nếu sự mất lòng tin gia tăng, thì một phản ứng chính trị như Thiên An Môn không thể bị loại trừ. Tầng lớp trung lưu cực đoan ở thành thị có thể gia nhập vào lực lượng dân chúng ở vùng nông thôn, những người đã thực hiện hầu hết các cuộc biểu tình đông đảo, khoảng 180.000 người, xảy ra hàng năm.
Có thể Đảng sẽ đối phó với vấn đề này bằng cách đẩy mạnh trấn áp quần chúng, nhưng điều đó sẽ dẫn đến bất ổn trong nước nhiều hơn. Cùng lúc, một nước Trung Quốc suy yếu có thể sử dụng quân đội được hiện đại hóa của họ để tấn công ra nước ngoài, kích động chủ nghĩa dân tộc để hướng sự tức giận ở trong nước [ra nước ngoài]. Điều đó chỉ làm cho Trung Quốc bị cô lập trên toàn cầu. Dù mọi chuyện có diễn ra như thế nào đi nữa, có thể là sự tàn sát ở trong nước hay ở nước ngoài, cũng đều đặt ra mối đe dọa sống còn đối với Đảng.
Trong chuyến đi về phương Nam, ông Đặng Tiểu Bình đã đưa ra cụm từ bất tử: “làm giàu là vinh quang“. Lãnh đạo kế tiếp của Trung Quốc, ông Tập Cận Bình và những người kế nhiệm ông có thể nói lại rằng, vẫn còn kiểm soát [quyền hành] là tuyệt vời.
Tác giả: ông Auslin là một học giả tại Viện Doanh nghiệp Mỹ ở Washington và là người phụ trách mục bình luận cho trang wsj.com. Liên lạc với ông ở Twitter @ michaelauslin
Nguồn: Wall Street Journal
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012
nguồn_basamnew:http://anhbasam.wordpress.com/2012/06/20/dang-cong-san-trung-quoc-sap-den-hoi-ket-thuc/#more-65430
---------------------------------------------------------------------------------
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Đảng Cộng sản Trung Quốc sắp đến hồi kết thúc
Tác giả: Michael AuslinNgười dịch: Dương Lệ Chi
18-06-2012
Bắc Kinh không thể trì hoãn thêm nữa trong việc đối phó với một loạt các vấn đề trong và ngoài nước.
Hai mươi năm trước, Đặng Tiểu Bình thực hiện “chuyến đi nổi tiếng về phương Nam”. Cuộc hành trình này đã diễn ra chỉ một vài năm sau vụ thảm sát Thiên An Môn, lúc đó Trung Quốc còn bị quốc tế cô lập và trong thời kỳ chương trình cải cách của Đặng Tiểu Bình đang gia tăng mối nghi ngờ. Nhờ chuyến đi của Đặng Tiểu Bình, cải cách kinh tế đã được đưa trở lại vào nghị trình, và đó là khi nền kinh tế nước này cất cánh. Trong hai thập kỷ qua, tăng trưởng ở Trung Quốc trung bình là 10,4%.
Trong một thời gian dài, dường như Trung Quốc không bao giờ nhìn lại. Nhưng rõ ràng là thời kỳ dễ dàng hiện đã trôi qua và 20 năm tới sẽ khó khăn hơn để Đảng Cộng sản điều hành [đất nước]. Trong hai thập kỷ qua, các vấn đề khó khăn của đất nước chưa bao giờ hiện rõ như bây giờ, điều này báo hiệu không chỉ tình hình kinh tế tồi tệ, mà còn có khả năng Đảng sẽ sụp đổ.
Vấn đề bắt đầu hồi cuối thập niên trước, khi Chủ tịch Hồ Cẩm Đào dự định thay đổi chiến thuật, dành đặc quyền cho dân chúng phần khu vực tư nhân. Các doanh nghiệp nhà nước đã có ưu thế hơn trước đây, trong khi chính quyền địa phương trở nên mạnh hơn, đặc biệt sau khi bù khú với các khoản tiền được vay do hậu khủng hoảng, các cơ quan này cùng nhau nuốt các khoản vay tín dụng nhiều nhất. Các cỗ máy thúc đẩy tăng trưởng việc làm là những công ty vừa và nhỏ, đã bị đình trệ. Đây là một phần lý do tăng trưởng hiện đang chậm lại, gần đây chính phủ đã thay đổi dự đoán tăng trưởng trong năm nay, giảm còn 7,5%.
Quản lý kinh tế yếu kém hiện nay là vấn đề hàng đầu trong số các vấn đề dài hạn mà Đảng đã bỏ qua. Không chỉ có tiền lương được tăng lên đủ để bắt đầu ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của các công ty Trung Quốc, mà còn do sự thiếu hụt lao động ở vành đai ven biển, trung tâm tăng trưởng kinh tế. Sự thiếu hụt này một phần là do có nhiều cơ hội hơn trong đất liền, nhưng vấn đề lớn nhất là dân số trong độ tuổi lao động sẽ không gia tăng.
Có thể đổ lỗi cho chính sách một con của chính phủ. Đây là vấn đề mà rất nhiều người ghê tởm ở mức độ cá nhân, và trong tháng này, câu chuyện về một người phụ nữ bị buộc phải hủy bỏ đứa con gái mình, đã được giới trẻ Trung Quốc phẫn nộ qua các lời bình luận trên mạng. Trên mặt trận kinh tế, chính sách này có thể đã đẩy mạnh thu nhập của mỗi cá nhân vào năm 1979, nhưng hiện nay nó làm cho xã hội Trung Quốc lão hóa nhanh, điều đó sẽ làm giảm năng suất.
Kế đến là vấn đề tự do hóa thị trường tài chính của Trung Quốc. Trong vài năm qua, đã nhiều lần Bắc Kinh đưa ra gợi ý là họ sẽ quốc tế hóa đồng nhân dân tệ, nhưng điều đó dường như là một lời hứa rỗng tuếch nếu họ không thể mở cửa thị trường vốn. Cho đến khi họ làm được điều này, đến lúc đặt câu hỏi cho Trung Quốc, liệu các khoản tiết kiệm của họ có thể được phân bổ tốt hơn hay không. Số lượng tài nguyên khổng lồ của Trung Quốc đã bị khu vực công sử dụng không hiệu quả. Hay là họ sẽ sử dụng khối tài sản [công] trị giá 1,5 ngàn tỷ đô la và bong bóng nợ của chính quyền địa phương mà nhiều nhà quan sát nghĩ rằng sắp bùng nổ. Trong khi đó, các công ty khởi sự nghiêm túc, giống như các nhà sản xuất nhỏ ở Ôn Châu, có nguy cơ bị bóp nghẹt.
Đương nhiên là người dân Trung Quốc lo ngại hệ thống này gian lận để làm lợi cho một ít nhóm người, và không có gì làm ví dụ cho sự tỉnh ngộ này tốt hơn là những câu chuyện gần đây về tham nhũng. Trường hợp Bạc Hy Lai trong năm nay có lẽ là sự kiện tồi tệ nhất, khi người đứng đầu Trùng Khánh bị hạ bệ và vợ ông ta bị cáo buộc tội giết một doanh nhân người Anh. Sự kiện này nói lên điều mà mọi người hoàn toàn biết: phần lớn hệ thống này được che đậy cho các quan chức kiểm soát theo kiểu xã hội đen. Đảng đang sắp xếp để chuyển giao quyền lực cho một thế hệ mới vào cuối năm nay, và đấu đá giữa các phe phái trong nội bộ ở hàng chóp bu có thể làm cho những miếng bánh tăng lớn hơn trong chiếc bánh kinh tế nhỏ hơn. Người dân Trung Quốc sẽ bị bỏ mặc để tự chống chọi nếu cuộc chiến giữa các băng nhóm gia tăng, bởi họ không có quyền sở hữu, hoặc không có một hệ thống pháp lý độc lập.
Chẳng có gì ngạc nhiên khi tầng lớp trung lưu hiện nay bi quan hơn về tương lai, hoài nghi về chính phủ nhiều hơn và ngày càng tập trung vào việc bảo vệ vị thế của họ. Những người Trung Quốc mà tôi có dịp nói chuyện với họ hồi tuần trước, nói rằng, có cảm giác người dân buông xuôi nhiều hơn là bất mãn đối với Đảng. Nếu sự mất lòng tin gia tăng, thì một phản ứng chính trị như Thiên An Môn không thể bị loại trừ. Tầng lớp trung lưu cực đoan ở thành thị có thể gia nhập vào lực lượng dân chúng ở vùng nông thôn, những người đã thực hiện hầu hết các cuộc biểu tình đông đảo, khoảng 180.000 người, xảy ra hàng năm.
Có thể Đảng sẽ đối phó với vấn đề này bằng cách đẩy mạnh trấn áp quần chúng, nhưng điều đó sẽ dẫn đến bất ổn trong nước nhiều hơn. Cùng lúc, một nước Trung Quốc suy yếu có thể sử dụng quân đội được hiện đại hóa của họ để tấn công ra nước ngoài, kích động chủ nghĩa dân tộc để hướng sự tức giận ở trong nước [ra nước ngoài]. Điều đó chỉ làm cho Trung Quốc bị cô lập trên toàn cầu. Dù mọi chuyện có diễn ra như thế nào đi nữa, có thể là sự tàn sát ở trong nước hay ở nước ngoài, cũng đều đặt ra mối đe dọa sống còn đối với Đảng.
Trong chuyến đi về phương Nam, ông Đặng Tiểu Bình đã đưa ra cụm từ bất tử: “làm giàu là vinh quang“. Lãnh đạo kế tiếp của Trung Quốc, ông Tập Cận Bình và những người kế nhiệm ông có thể nói lại rằng, vẫn còn kiểm soát [quyền hành] là tuyệt vời.
Tác giả: ông Auslin là một học giả tại Viện Doanh nghiệp Mỹ ở Washington và là người phụ trách mục bình luận cho trang wsj.com. Liên lạc với ông ở Twitter @ michaelauslin
Nguồn: Wall Street Journal
Bản tiếng Việt © Ba Sàm 2012
nguồn_basamnew:http://anhbasam.wordpress.com/2012/06/20/dang-cong-san-trung-quoc-sap-den-hoi-ket-thuc/#more-65430
---------------------------------------------------------------------------------
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001