Thứ Ba, 12 tháng 6, 2012

Ký ức chưa từng công bố của lính Mỹ về cuộc chiến ở Việt Nam (kỳ 1)

Cập nhật lúc :14:03, 12/06/2012
(ĐVO) Trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam, Steve Brown là một cựu sĩ quan thông tin liên lạc. Ông đã phục vụ tại các căn cứ của quân đội Mỹ tại Huế và Đà Nẵng trong các năm 1967-1968. Hiện Steve đã về hưu, sinh sống tại Ann Arbor, bang Michigan, Mỹ.


>> Phóng viên huyền thoại của cuộc chiến tranh VN qua đời
>> Tái hiện chiến tranh Việt Nam qua kho ảnh của PV Tây (kỳ 1)
>> Tái hiện chiến tranh Việt Nam qua kho ảnh của PV Tây (kỳ 2)
>> Tái hiện chiến tranh Việt Nam qua kho ảnh của PV Tây (kỳ cuối)

Trong khoảng thời gian ở Việt Nam, Steve đã chụp nhiều bức ảnh về các căn cứ quân sự, cũng như phong cảnh, kiến trúc và đời sống của người dân khu vực Huế và Đà Nẵng. Từ năm 2008, ông bắt đầu scan các bức ảnh và đăng tải trên trang Flickr cá nhân của mình. Mỗi bức ảnh được ông chú thích chi tiết về nội dung.

Khi xem lại những khung hình chân thực và đầy ắp thông tin của Steve Brown, hẳn nhiều người Việt Nam sẽ không khỏi ngỡ ngàng và nhớ về một giai đoạn lịch sử mới trôi qua của đất nước.

Dưới đây là những bức ảnh do Steve Brown thực hiện năm 1967.
Đây là tôi, một anh lính. Lúc này tôi đang phục vụ ở sân bay Phú Bài (Huế). Tôi đã ở đây khoảng nửa năm trong quãng thời gian thực hiện nhiệm vụ ở Việt Nam. Đố bạn biết ai đã chụp bức ảnh này? Hãy xem bức ảnh tiếp theo, và bạn sẽ rõ.
 
Đây chính là anh chàng nhiếp ảnh gia của tôi, một cậu bé thú vị. Cậu bé đã chụp tôi, và sau đó thì tôi chụp lại cậu ta. Lúc này chúng tôi đang ở một phòng khám y tế của Thủy Quân Lục Chiến ở nhà của trưởng thôn Thuỷ Phú, cách thành phố Huế khoảng 12 dặm về phía Nam.
Đây là đại bản doanh của Tiểu đoàn Truyền tin số 37 tại Đà Nẵng, nơi làm việc đầu tiên của tôi trong quân đội Mỹ tại Việt Nam vào năm 1967. Tiều đoàn này đóng quân gấn căn cứ không quân Đà Nẵng. Phía bên trái bức ảnh, bạn có thể thấy 2 trong số các ăng-ten thu phát sóng lớn của chúng tôi. Toà nhà ở giữa là công trình đầu tiên mà mọi người nhìn thấy khi đến doanh trại của chúng tôi.
Đây là trạm thu phát tín hiệu trong căn cứ của tôi. Tại đây, chúng tôi tiến hành những công việc rất phức tạp liên quan đến thông tin liên lạc đường dài, kết nối các căn cứ khác nhau ở miền Nam Việt Nam. Hệ thống này được thiết kế bởi các kỹ sư thông tin đến từ Alexandria, Virginia.

Bên cạnh tòa nhà chứa các trang thiết bị quan trọng, được gọi là nhà EE này, còn có cả một kho nhiên liệu và một máy phát điện rất lớn để duy trì hoạt động tiêu tốn rất nhiều năng lượng của nó. Chúng tôi đã thua trong cuộc chiến không phải vì công nghệ kém.
Trong nửa đầu năm 1967, tôi đã đóng quân tại căn cứ chính của Mỹ tại Đà Nẵng. Vào đêm 27/2, quân giải phóng đã lần đầu tiên sử dụng tên lửa để tấn công vào căn cứ không quân tại đây. Không mất nhiều thời gian để nhảy ra khỏi giường khi qua tên lửa đầu tiên rơi xuống. Một quả tên lửa đã phá hủy doanh trại trong bức ảnh. Những binh sĩ trong đã thoát nạn nhờ trú ẩn kịp thời.

May mắn là tổng đài điện thoại quan trọng ở liền kề đã không hứng chiu bất kỳ thiệt hại. Theo các báo cáo chính thức, ít nhất 10 binh sĩ thuộc các đơn vị khác nhau đã thiệt mạng trong vụ tấn công. Trong số đó có một lính thủy quân lục chiến mà tôi quen, anh A. J. Turner, người từng thực hiện nhiệm vụ liên lạc hàng hải trong đơn vị của tôi.
Sau vụ tấn công này, Đà Nẵng hứng chịu thêm hai vụ tương tự trong năm 1967. Tôi là nhân chứng của cả 3 vụ tấn công, mặc dù trong vụ xảy ra ngày 15/7 là từ một địa điểm an toàn trên sườn núi. Trong hai vụ kia, tôi đã đối mặt với những tiếng nổ rất lớn, kéo dài khoảng 20 phút. Trong bóng đêm, có thể nhìn thấy làn sóng lửa lan tỏa như hòn đá ném lên mặt nước. Đó là cảnh tượng không giống với bất kỳ điều gì khác tôi từng chứng kiến trong đời.
Một cánh cổng mang phong cách kiến trúc Á Đông ở Đà Nẵng. Cảnh cổng đáng yêu này nằm trên bán đảo giữa sông Hàn và biển Đông (Sơn Trà). Có rất nhiều cơ sở quân sự trên bán đảo. Bức ảnh này được tôi chụp trên đường về căn cứ trên núi Khỉ, nơi tôi đóng quân trong 6 tuần.
Bãi biển Đà Nẵng, lúc đó rất nổi tiếng với cái tên “China Beach”. Những bãi cát ở đây trắng mịn như đường kính. Núi Khỉ ở phía xa.
Tôi chụp bức ảnh này trên sông Đà Nẵng từ một tàu đổ bộ của Hải quân Mỹ, khi chúng tôi di chuyển từ Đà Nẵng đến Phú Bài, gần Huế. Núi Khỉ nằm bên bờ sông, nếu nhìn kỹ bạn có thể thấy hai chảo ăng-ten lớn của căn cứ thông tin liên lạc trên núi. Đó chính là nơi tôi đóng quân trong 6 tuần.
Đây là đại bản doanh của Sữ đoàn Thủy quân lục chiến số 3 tại căn cứ lớn ở Phú Bài, cách thành phố Huế khoảng 9 dặm về phía Nam. Trong nửa sau của năm 1967, tôi phục vụ trong căn cứ thông tin liên lạc nằm liền kề với sư đoàn này.
Con “ong biển” ngộ nghĩnh này là vật trang trí trên tòa nhà trụ sở chính của lực lượng Seabeas (Công binh hải quân Mỹ) , trực thuộc Sư đoàn Thủy quân lục chiến số 3.
Nhà ga của sân bay Phú Bài (Huế), nằm trên đường tới đơn vị của tôi. Sân bay này ngày nay đã trở thành một sân bay quốc tế hiện đại của miền Trung Việt Nam.
Tôi chụp bức ảnh này trên một chuyến bay vận chuyển hàng hóa của Không quân Mỹ từ Phú Bài đến Đà Nẵng. Tôi ngồi ở hàng ghế cuối cùng (ở hầm hàng). Khi cánh cửa đuôi máy bay mở ra trong một thời gian ngắn, tôi không bỏ lỡ cơ hội để chụp một bức ảnh từ trên cao. Tôi cảm thấy thật may mắn, vì chỉ 30 giây sau cảnh cửa đã đóng lại.
Ngôi chùa Phật giáo được trang trí công phu này nằm trên Quốc lộ 1, cách căn cứ của chúng tôi 3 dặm về phía Nam. Tôi chụp bức ảnh khi đang ngồi trên một chiếc xe jeep.
Đây là một nhà thờ nhỏ ở vùng nông thôn, cách căn cứ quân sự Phú Bài vài dặm về phía Nam. Tôi phục vụ tại Phú Bài trong khoảng 6 tháng.
Những người phụ nữ Việt Nam đang giặt đồ bên một bến sông ở Thủy Phú, một ngôi làng nhỏ nằm dọc theo đường Quốc lộ 1, cách thành phố Huế khoảng 12 dặm về phía Nam. Ảnh chụp cuối năm 1967.
Những người phụ nữ Việt Nam đang trở về nhà từ khu chợ trong làng Thủy Phú.
Còn nữa...
Đang đọc nhiều:>> Hài cốt tràn khỏi Gò Đống Đa 20m ra sông cổ
>> Cuộc diệt sói đẫm máu trong đại ngàn Sơn La
>> Chuyện rùng rợn trên cánh đồng 'ma ám' Nậm Tộc (kỳ 1)
>> Vừa khiếp vía, vừa… nhỏ rãi với đặc sản ‘quỷ dữ’ Hạ Long
>> Ma quỷ hiện hồn quấy phá ở chung cư triệu đô giữa Sài Gòn?
>> Lên phố xem trai Tây 'gạ tình' gái Việt
>> 'Soi' nụ hôn nóng bỏng của chân dài Việt với người tình
>> Kỳ bí tộc người vô danh, kiêu hãnh giữa đại ngàn Tây Bắc (kỳ 2)
>> Voi Thủ Lệ lưng gù, một ngà đã chết
>> Bi kịch 'tình tay ba' của người Việt ở Tây


Vân Anh (theo Steve Brown Flickr)

(nguồn_datviet) http://baodatviet.vn/Home/congdongviet/Ky-uc-chua-tung-cong-bo-cua-linh-My-ve-cuoc-chien-o-Viet-Nam-ky-1/20126/216457.datviet
---------------------------------------------------------------------------------
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
           Sẽ xóa những comment nói tục
           Thinhoi001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001