Thứ Hai, 11 tháng 6, 2012

Năng lực lắng nghe



NĂNG LỰC LẮNG NGHE
Phát biểu tại kỳ họp thứ 3, QH khóa XIII, đại biểu Dương Trung Quốc nêu rõ: “Nhìn lại một chặng đường dài, thời gian dài hơn mỗi kỳ họp, chúng ta sẽ thấy có rất nhiều vấn đề đã được cảnh báo đến từ phát biểu của các nhà khoa học hay hoạt động xã hội trong đó có những đại biểu Quốc hội từ rất nhiều cuộc hội thảo về đề tài nghiên cứu v.v… mà Chính phủ chậm tiếp thu để rồi thực tiễn chứng minh những lời cảnh báo đó đã trở thành hiện thực. Năng lực lắng nghe bị hạn chế, phải chăng do Chính phủ chưa tin vào dân, vào những người không nằm trong bộ máy tư vấn gần gũi của Chính phủ liệu có phải là lợi ích nhóm hay không?”.
“Năng lực lắng nghe” mà ông Dương Trung Quốc nêu ra là điểm yếu chí tử của đội ngũ cán bộ lãnh đạo các cấp ở nước ta hiện nay. Ở cương vị lãnh đạo nhưng không làm gì cả, hoặc nếu có làm thì chỉ làm theo ý mình, chủ đích, chủ kiến của mình, không cần nghe ai. Như vậy đã là kìm hãm sự phát triển. Nghe mà không làm càng nguy hơn. Đó là biểu hiện của óc bảo thủ, sự trì trệ, sống theo kiểu an phận thủ thường. Chủ nghĩa cá nhân nằm ở ngay lối sống, tác phong ấy.
Trong xu thế cạnh tranh toàn cầu ngày càng gay gắt, quyết liệt của nền kinh tế thị trường, người lãnh đạo thiếu năng lực lắng nghe, kém năng lực hành động là tai ương và hậu họa cho nền kinh tế-xã hội.
Nghe, nhưng không làm. Hoặc cứ làm theo ý chủ quan, không cần nghe ai được biểu hiện từ những động cơ và nguyên nhân sau:
<!--[if !supportLists]-->- <!--[endif]-->Đầu óc cố hữu, bảo thủ, trì trệ, không chịu đổi mới.
<!--[if !supportLists]-->- <!--[endif]-->Chủ quan, tự mãn, tự cho mình là nhất không ai bằng, ta nhiều tiền, chức vụ cao, không cần nghe ai, mọi người đều “dưới tầm”.
<!--[if !supportLists]-->- <!--[endif]-->Trình độ năng lực kém, nghe đấy, biết đấy, nhưng không làm.
<!--[if !supportLists]-->- <!--[endif]-->Nghe và cũng nghĩ cách làm, nhưng do năng lực lãnh đạo, điều hành, quản lý kém, sinh ra làm trật, làm sai, không hiệu quả hoặc chỉ gặt được những kết quả ngược lại của ý muốn.
<!--[if !supportLists]-->- <!--[endif]-->Không nghe, không làm theo lời khuyên can, bỏ qua lời góp ý vì những lời góp ý đó ngược lại với chủ đích lợi ích cá nhân và nhóm lợi ích. Loại cán bộ này không cần biết tốt để noi theo, không cần biết xấu để tránh, chỉ biết có tiền, mà cũng không phân biệt thế nào là đồng tiền lương thiện, đồng tiền do chính mình tạo ra hay đồng tiền lừa đảo, chụp giật, bất chính.
<!--[if !supportLists]-->- <!--[endif]-->Nghe, nhưng đã không làm lại còn cho đó là sơ hở, dễ lộ, tìm mọi cách đối phó, thậm chí phản ứng ngầm, trả thù.
<!--[if !supportLists]-->- <!--[endif]-->Biết rồi, nhưng do lối sống, tác phong quan liêu, trì trệ, thiếu năng động, biến nghiên cứu thành “ngâm cứu”, rồi cuối cùng phải bỏ qua, mất thời cơ và hết điều kiện thực hiện.
Riêng trong năng lực lắng nghe đã thể hiện cả tư duy và hành động. Tư duy thường đi kèm động cơ. Hành động biểu hiện rõ ý đồ, mục đích. Nếu hành động vì dân, vì nước, vì sự phát triển chung thì hành động cũng vì sự nghiệp chung. Còn nếu như động cơ chỉ chạy theo lợi nhuận, tirnf, vàng, của cải cho cá nhân, ga đình, hùn hạp cho nhóm lợi ích, thì hành động theo chiều hướng tìm mọi thủ đoạn gian dối, báo cáo láo, giấu tiền giấu tài sản để dễ dàng đạt mục đích vụ lợi.
Ý kiến cử tri, những bài, báo cáo, thư riêng góp ý, những đề xuất cách làm, tham mưu biện pháp của các nhà khoa học, các cơ quan tham mưu giúp việc, sự tác động của dự luận và báo chí – tất cả những điều kiện đó đều bị tước bỏ, trôi tuột, do người lãnh đạo không cần đến, hoặc thiếu hẳn năng lực lắng nghe. Dị ứng trước những ý kiến phản biện có cơ sở thực tế và khoa học, những ý kiến đúng có lý có tình chính là “tự lạc hậu hóa”, tự kìm chân, tự đánh mất uy tín chính mình. Nhiều hiện tượng đã báo trước về tham nhũng, về sự quản lý tài nguyên, tài chính, tài sản nhà nước không chặt chẽ, tiềm tàng nhiều nguy cơ mất an toàn. Thế nhưng, những tín hiệu rung chuông cảnh báo đều không bằng tiếng dế kêu. Nhiều quy hoạch, dự án, công trình đều có biết bao ý kiến toàn Đảng, toàn dân đóng góp, với ý thức xây dựng vì lợi ích chung, vì sự bền vững lâu dài cho đất nước, nhưng đều bị gạt đi. Vấn đề chủ quyền biển-đảo, vấn đề cho người nước ngoài vào thuê biển, thuê đất rừng làm ăn, khai thác tài nguyên, vấn đề quản lý tài chính-tiền tệ, vấn nạn lạm phát và an sinh xã hội cũng đang đặt hiện trạng đất nước trong khốn khó và nhiều nguy cơ bất ổn. Rồi những cảnh báo về hậu họa của những biện pháp mất cảnh giác với  kẻ thù mà đi “chuyên chính” với nhân dân, những “biện pháp cứng” trấn áp dân chủ…Ngay như trước mắt còn đặt ra dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, nhiều báo cáo, lời góp ý, chứng minh, phân tích đủ cả, nhưng ai nghe? Và nghe rồi có nghiên cứu, chịu sửa hay không? Đó cũng là “năng lực lắng nghe”. Cán bộ lãnh đạo biết tôn trọng ý kiến dân chủ, có năng lực lắng nghe, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, hết lòng tận tụy trước nhiệm vụ vì “quốc kế dân sinh”, vì dân chủ, công bằng, văn minh là niềm mong đợi và tin cậy của nhân dân.
Bùi Văn Bồng

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001