Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2012

Hình ảnh Saigon Xưa 1950

 




Mía Sài gòn
Thương xá Tax và phố Bonnard của Paris phương Đông
Tòa Thị Sảnh Sài gòn đời Nam Kỳ tự trị
Ai cũng biết chỗ này !
Cây đa bến cũ của Hòn Ngọc Viễn Đông
Phố Catinat và Khách sạn Đại Lục
Nhà Thờ chính tòa
Các Ông Tây bà Đầm cứ yêu thích Paris phương Đông
Bùng binh Sài gòn và đường Phan Chu Trinh
"On parle Francais" ! cả phu xích lô đạp cũng biết nói tiếng Tây lưu loát
Dạo 1950, Nam Kỳ đã tự trị... các người Pháp cũng đang sửa soạn chương trình dần dần rút khỏi Đông Dương...., nhưng họ quyến luyến Sài gòn quá, vì đã tạo dựng được Paris phương Đông, quê hương thứ hai của họ, xinh xắn và đẹp đẽ như thế này...
Một con phố nhỏ... đủ thứ cờ
Lá Thư Úc Châu 
Nước Mắt Cho Sài GònNhạc: Nguyễn Đình ToànGiọng hát: Khánh Ly
Trong hơn 36 năm qua ở hải ngoại đã có rất nhiều bài hát của các nhạc sĩ người Việt lưu vong viết về “Thành phố mất tên” của chúng ta, nhưng chỉ có khoảng vài bài được cho là xuất sắc nhất. Đó là “Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên” của Nguyễn Đình Toàn, “Đêm Nhớ Về Sài Gòn” của Trầm Tử Thiêng, “Sài Gòn Ơi! Vĩnh Biệt” của Nam Lộc, “Mời Em Về” của Việt Dzũng và “Một Lần Đi”, “Mưa Sài Gòn Còn Buồn Không Em” của Nguyệt Ánh...

Nhớ lại vào đầu thập niên 1980, bỗng dưng có một bài hát xuất hiện một cách rất lạ lùng, bí ẩn… không ai biết tác giả là ai và (nghe nói là được chép tay) rồi bí mật chuyển ra ngoài từ một trại tù trong nước. Bài hát đó đã theo chân những người vượt biển qua tới Pháp và được ca sĩ Jeanni Mai trình diễn lần đầu tiên nơi hải ngoại. Sau này người ta mới biết đó là “Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên” của nhà văn/thi sĩ/nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn. Lời của bài hát này đã bị “tam sao thất bổn” vì được chuyền qua tay nhiều người. Sau này, nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn đã ghi lại nguyên văn bài hát ấy với tựa đề là “Nước Mắt Sài Gòn” theo đúng ý của ông:

"Sài Gòn ơi! Ta mất người như người đã mất tên
như dòng sông nước cuộn quanh buồn
như người đi cách mặt xa lòng
ta nhủ thầm “em có nhớ không ?”

Sài Gòn ơi! Đâu những ngày khi thành phố xôn xao
trong niềm vui tiếng hỏi câu chào
sáng đời tươi thắm vạn sắc màu…
nay… còn... gì… đâu...".

Có những bài hát tưởng chừng như chỉ dành riêng cho người Việt tha hương bày tỏ tâm sự của mình khi lưu lạc ở xứ người, nhưng không ngờ khi được phát thanh trở về quê nhà đã khiến cho người trong nước lại chảy nước mắt xúc động và thương cảm cho kẻ ra đi và "Nước Mắt Sài Gòn" là một trong những số đó. Thêm vào, nhớ lại những ngày vượt biển, vượt biên rời xa quê hương tưởng chừng như không bao giờ còn đặt chân trở lại Sài Gòn, như trong “Một Lần Đi” của Nguyệt Ánh:

"Sài Gòn ơi, ta có ngờ đâu rằng,
-Một lần đi là một lần vĩnh biệt,
-Một lần đi là mất lối quay về,
-Một lần đi là vĩnh viễn chia xa…"

Hay là “Sài Gòn Kỷ Niệm”, một sáng tác mới của nhạc sĩ Anh Bằng....

Nhắc về Sài Gòn thì không thể thiếu những “con đường tình ta đi” của một thời mới lớn hay vừa bước vào khung trời Đại Học. Đó là những Duy Tân, Tú Xương, Trần Quý Cáp, Tự Do, Công Lý... Trong cảm nhận của nhiều người thì “Sài Gòn vẫn rất dễ thương, cái tên dù lạ, con đường vẫn quen” (thơ Lý Thụy Ý). Sài Gòn với những cơn mưa rào bất chợt ban ngày và âm thanh thân thương của tiếng mưa trên mái tôn về đêm thật khó tìm lại ở nơi nào đó trên bước đường tha hương.

Vì bận bịu với công việc nghiên cứu Khoa học (vốn) nhọc nhằn và buồn tẻ, hôm nay cuối Tuần NNS mới có ít thời giờ, xin chia sẻ cùng Thân hữu Lá Thư Úc Châu (vội vã) về "hình ảnh và bài hát Nước Mắt Sài Gòn" của một Sài Gòn (năm xưa)... một thời sao vẫn còn thương còn nhớ.
Kính.
(Trileo mail)

2 nhận xét:

  1. Sài gòn "Hòn ngọc Viễn đông", đầy ắp những kỷ niệm thới thanh xuân, tuổi trẻ...
    Thấm thoắt thế mà đã 37 năm
    Già hết cả rồi !!!
    Hy vọng đặt vào những đàn em đang lớn...

    Trả lờiXóa
  2. Khen người Pháp đã mở ra việc quy hoạch Saigon cho đến nay vẫn còn nguyên dấu ấn đó !

    Trả lờiXóa

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001