Mạnh Quân
LTS: Trong số các comment của bạn đọc gởi đến Báo Người Lao Động hôm nay có một comment rất đặc biệt. Đặc biệt vì nó dài đến hơn 2.500 từ, được viết lên bằng tất cả tâm huyết của tác giả. Chúng tôi xin trân trọng giới thiệu ý kiến ấy đến bạn đọc.
Đã gần 9 tháng kể từ khi ông Đinh La Thăng được Quốc hội phê chuẩn là Bộ trưởng GTVT. Sau những tuyên bố mạnh mẽ đầu tiên của ông tại Quốc hội và một loạt tuyên ngôn và các hoạt động điều hành của ông trên cương vị người đứng đầu ngành giao thông, cũng đã đủ thời gian để dư luận có những đánh giá đầy đủ hơn về trình độ, năng lực và cả phẩm chất của vị bộ trưởng này.
Ai cũng hiểu, hệ thống giao thông, vận tải có ý nghĩa quan trọng đặc biệt đến thế nào trong việc phát triển kinh tế, đến đời sống dân sinh. Trong nhiều năm qua, sự yếu kém, lạc hậu của hệ thống đó, tình trạng quá tải, tắc nghẽn giao thông thường xuyên ở cả đường bộ, đường sắt… đã gây cản trở biết bao nhiêu cho sự phát triển của nền kinh tế, gây khó khăn biết bao nhiêu cho việc đi lại của người dân.
Chính vì thế, ngành giao thông hơn lúc nào hết, cần một người lãnh đạo có tầm nhìn, hiểu biết, có tài năng và tâm huyết để chỉ đạo, điều hành, tổ chức lại hệ thống yếu kém đó, một cách toàn diện. Đáp lại sự kỳ vọng đó của đa số dân chúng, của cộng đồng doanh nghiệp, trong thời gian đầu, sự xuất hiện của ông Đinh La Thăng – nguyên là chủ tịch hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (PVN), với những tuyên bố, hành động ban đầu khá mạnh mẽ và rõ ràng, dư luận đã tưởng rằng, đây chính là một người lãnh đạo cần phải có trên chiếc ghế bộ trưởng GTVT.
Ngay trong ngày được Quốc hội phê chuẩn làm Bộ trưởng GTVT, ông Thăng tuyên bố: “Bộ trưởng là tư lệnh lĩnh vực ngành, phải cho tôi toàn quyền. Tư lệnh ra chiến trường phải được toàn quyền quyết định chiến đấu, tiến hay lùi, nếu chờ xin phép thủ trưởng ở nhà thì sẽ lỡ cơ hội”. Ông cũng nói rõ, phương hướng, kế hoạch hành động của mình với báo giới: “Bộ Giao thông sẽ tập trung giải quyết 3 khâu đột phá chiến lược. Thứ nhất là đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, thứ hai là tình trạng tai nạn giao thông, thứ ba là ùn tắc giao thông. Tôi sẽ thực hiện quyết liệt 3 vấn đề trên”.
Một hành động khác đáng chú ý của Bộ trưởng Đinh La Thăng sau 2 tháng nhậm chức là khi đi kiểm tra công trình nhà ga sân bay quốc tế Đà Nẵng, ông đã chỉ đạo thay chức vụ Trưởng ban quản lý dự án dự án xây dựng nhà ga này. Tiến độ công việc tại dự án này sau đó tiến triển rõ rệt. Với những sự khởi đầu như vậy, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã nhận được những đánh giá tích cực từ dư luận, báo chí.
Người ta đã tưởng rằng, đây chính là vị bộ trưởng mà ngành giao thông cần có trong thời điểm hiện nay. Trong thời điểm ấy, chỉ có một điểm khá lợn cợn khi người ta đánh giá về Bộ trưởng Thăng là tại kỳ họp Quốc hội, ông có đề nghị Quốc hội dành 40.000 tỷ đồng tổng thu vượt dự toán từ nguồn dầu thô quốc gia để dành hết cho Bộ GTVT sử dụng. Đây là một đề nghị bất ngờ do tính phi lý, cục bộ của người đề xuất.
Nhưng với một loạt hoạt động chỉ đạo, điều hành trực tiếp của ông Đinh La Thăng trong những tháng gần đây đang khiến cho dư luận từ ủng hộ chuyển sang nghi ngờ về năng lực, tầm hiểu biết, phẩm chất thực sự của người đứng đầu ngành giao thông. Một trong những điểm người ta dễ đặt câu hỏi nhất là trình độ hiểu biết pháp luật của Bộ trưởng Đinh La Thăng.
Một thành viên Chính phủ, đứng đầu một lĩnh vực quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn đến quốc kế, dân sinh không thể không hiểu rõ hệ thống, quy định chính sách, pháp luật. Nhưng với nhiều quyết định, chủ trương của ông Đinh La Thăng, người ta không thể không nghi ngờ về sự hiểu biết của ông trong vấn đề này. Ngay từ khi Công văn số 6630/BGTVT-TCCB do ông ký ngày 17-10-2011. Trong đó quy định: “Các đồng chí lãnh đạo thuộc diện bộ quản lý từ cấp vụ và tương đương trở lên không chơi gôn, không tổ chức hoặc tham gia các giải gôn”. Theo ông Lê Hồng Sơn, cục trưởng cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp, đây là văn bản có nội dung “sai thẩm quyền, vi phạm quyền cán bộ công chức”.
Một ví dụ khác rõ hơn, ngày 16-3-2012, Bộ trưởng Đinh La Thăng ký ban hành ban hành công văn số 1782 yêu cầu dừng ngay việc nghiệm thu, cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật đối với xe cơ giới cải tạo. Công văn có hiệu lực ngay ngày ký. Theo nhiều chuyên gia pháp luật, công văn trên có nhiều điểm sai như: không phải là văn bản quy phạm pháp luật (vì không phải thông tư hoặc thông tư liên tịch hay chỉ thị, quyết định) nhưng yêu cầu dừng thực hiện một văn bản có tính quy phạm pháp luật (Quyết định số 15/2005/QĐ-BGTVT năm 2005 của bộ trưởng GTVT). Hơn nữa, lại yêu cầu các đơn vị trực thuộc ngành thực hiện ngược lại nội dung trên, thực hiện ngay rồi mới soạn thảo quyết định thay thế quyết định cũ.
Điều này cho thấy, ông Đinh La Thăng thiếu sự hiểu biết về pháp luật mặc dù đây là một kiến thức rất đơn giản mà một cán bộ nhà nước cần phải nắm bắt. Để thực hiện kế hoạch hành động mang tính “đột phá” cho ngành GTVT-giảm ùn tắc giao thông, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã có những chủ trương và có nhiều chỉ đạo trực tiếp nhưng cho đến nay, những hoạt động này cũng khiến không ít người dân, tổ chức nghi ngờ, mất lòng tin vào các hành động đó.
Cụ thể như việc đổi giờ học, giờ làm ở thành phố Hà Nội, chỉ trong một thời gian ngắn đã chứng minh không đem lại hiệu quả. Hay mới đây, việc đề xuất thu thuế hạn chế phương tiện giao thông cũng gây bức xúc lớn không chỉ trong dư luận mà cả các chuyên gia, cán bộ có uy tín của ngành giao thông. Nhiều người đánh giá đây là chủ trương bất hợp lý, không khoa học, làm tăng thêm chi phí vận tải, giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp vận tải Việt Nam.
Chính vì điều này, mới đây, Chính phủ đã yêu cầu Bộ GTVT và Bộ Tài chính nghiên cứu, xem xét lại chủ trương này để trình vào một thời điểm khác. Nhưng hết chủ trương trên thì Bộ trưởng Giao thông lại đề ra sáng kiến thu tiền của dân qua “Quỹ tham gia giao thông” – một dạng quỹ có thể coi như quỹ chat – đóng hụi, để dễ thu tiền của người tham gia giao thông khi có vi phạm.
Việc tập trung các giải pháp để giảm tai nạn, ùn tắc giao thông là đúng đắn nhưng nó cần phải bằng các giải pháp thực sự khoa học, có nghiên cứu, tính toán đầy đủ và có tính giải trình cao. Nhưng với tất cả những giải pháp do Bộ GTVT đề xuất như vừa rồi trong đó có những biện pháp, giải pháp có dấu ấn cá nhân của Bộ trưởng Đinh La Thăng nó cho thấy chưa đem lại hiệu quả, chưa tạo được sự ủng hộ từ dư luận, từ nhiều cơ quan, các chuyên gia trong lĩnh vực này. Thậm chí, trong nhiều thời điểm, các giải pháp đó bị đánh giá tiêu cực, khó có thể triển khai do những sự bất hợp lý, thiếu những cơ sở khoa học, thực tế về giao thông đường bộ và không được lòng dân.
Người ta đang lo ngại, với những chính sách mới của ngành GTVT, ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô Việt Nam mới bắt đầu hình thành một chút, ngành vận tải… đang đi vào ngõ cụt. Các hoạt động sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô như đang dần đông cứng lại. Theo số liệu của bộ Tài chính thì chỉ trong quý I/ 2012, số thu thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc giảm trên 4000 tỷ đồng – một số tiền đủ xây dựng gần 20 cái cầu vượt lắp ghép dạng nhẹ đang phát huy hiệu quả chống ùn tắc tại Hà Nội-và nên nhớ-mới chỉ trong 1 quý.
Những bức ảnh mới đây đăng trên các báo về minh họa cho tình trạng ùn tắc giao thông cho thấy, có nhiều con đường lớn ở một số thành phố, phần đường dành cho ô tô vắng hoe trong khi phần đường dành cho xe máy chật cứng như nêm, kéo dài hàng cây số. Phải chăng, nó đang phản ánh cho sự lệch lạc của chính sách?
Trong bối cảnh dư luận thất vọng với những đề xuất, giải pháp mới về chống ùn tắc giao thông thì việc mới đây, Bộ trưởng Đinh La Thăng lại có đề xuất dành hơn 10.000 tỷ đồng để đầu tư cho hệ thống văn phòng, trụ sở làm việc của Bộ GTVT càng khiến hình ảnh tốt đẹp mà vị Bộ trưởng này gây dựng được trong mấy ngày đầu biến mất trong cách nhìn của những người ủng hộ, có lẽ còn rất ít ỏi của ông.
Trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn, chính Bộ trưởng GTVT còn phải nghĩ nhiều cách để thu thật nhiều tiền của dân qua việc đề xuất thu nhiều loại phí giao thông đường bộ như phí hạn chế phương tiện rồi “quỹ tham gia giao thông”… để có tiền đầu tư, thì việc đề xuất dành hơn 10.000 tỷ đồng trên để xây dựng trụ sở làm việc cho thấy cách xử lý, tầm nhìn của một vị bộ trưởng như vậy là rất có vấn đề.
Hơn nữa, trong khi các bộ khác: Kế hoạch, Tài chính… bắt đầu thực hiện chủ trương cắt giảm đầu tư công mà Chính phủ yêu cầu thì việc lãnh đạo Bộ GTVT lại đề xuất đầu tư cả chục ngàn tỷ đồng cho trụ sở như vậy, thật là điều bất bình thường.
Đáng nói hơn nữa, là Bộ trưởng GTVT còn đề xuất vay vốn ODA để xây trụ sở lại càng phản cảm vì vốn ODA là vốn vay, cuối cùng cũng phải trả bằng những đồng tiền thuế do dân, doanh nghiệp đóng góp vào ngân sách và nó chỉ nên sử dụng, đầu tư cho những công trình, dự án cấp bách cho phát triển kinh tế – xã hội chứ không phải để làm nhà làm việc cho ngành giao thông.
Nhưng giao thông cũng không chỉ có chuyện ùn tắc, tai nạn. Người ta cũng chưa thấy vai trò của Bộ trưởng Đinh La Thăng trong việc xử lý nhiều vấn đề quan trọng khác của ngành này. Như tình trạng làm ăn thua lỗ, bết bát của nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành giao thông: tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines)…
Trong khi Vinalines đang làm ăn thua lỗ hàng ngàn tỷ, hàng chục tàu cũ lạc hậu… thì việc quy hoạch, tiếp tục dành cả 100.000 tỷ đồng đầu tư cho doanh nghiệp này liệu có phải là giải pháp đúng đắn? Hay trong lĩnh vực hàng không, trong khi cần phải xây dựng một môi trường cạnh tranh thì việc cho phép Vietnam Airlines thâu tóm, chiếm cổ phần chi phối trong hãng hàng không Jestar Paciffic để độc quyền khoảng 90% thị trường hàng không trong nước có đúng đắn?
Sự yếu kém, lạc hậu của hệ thống giao thông đường sắt, chưa thấy có những đổi mới đáng kể nào từ khi Bộ trưởng Đinh La Thăng lên nắm quyền. Một câu chuyện liên quan đến tính trung thực của Bộ trưởng. Trong khi Chánh văn phòng Bộ GTVT khẳng định xe Land Cruiser chở Bộ trưởng Đinh La Thăng đã bị một ôtô khác đâm trong chuyến công tác tại Ninh Bình, thì ông Thăng phủ nhận sự việc đó: “Không có chuyện ai bị tai nạn nào hết. Tôi khẳng định là không có chuyện đó”. Người ta tất nhiên có quyền đặt câu hỏi nghi vấn về lời thanh minh của Bộ trưởng bởi ba nhẽ: báo chí trưng ra hình ảnh ô tô của ông bị đâm; chánh văn phòng là người phát ngôn của bộ nên lời của ông mang tính chính thức của tổ chức; không một báo nào đăng tin bộ trưởng đâm đã phải cải chính, nếu họ đưa tin không đúng.
Cơ sở hạ tầng đang là 1 trong 3 nút thắt để Việt Nam phát triển. Giải quyết nó không phải là những tuyên bố ngẫu hứng, những văn bản tùy tiện. Hơn lúc nào hết, ngành giao thông cần một bộ trưởng có phẩm chất của một nhà chính trị và nhà kỹ trị, có cái nhìn dài hạn, bao quát và ý thức được những tuyên bố và chính sách của mình đối với sự phát triển của đất nước. Nhìn toàn diện tất cả các vấn đề như vậy để thấy, mặc dù ngành GTVT đang rất cần phải có một Bộ trưởng giỏi giang, quyết đoán, có tâm, có tầm nhưng cho đến giờ này, với lựa chọn là Bộ trưởng Đinh La Thăng, có thể cần phải xem lại. Cũng có thể nói, BT Đinh La Thăng có một số phẩm chất tốt: quyết đoán, nhanh nhẹn, dám làm… nhưng ở cương vị một chính khách, một bộ trưởng có lẽ phải cần nhiều hơn thế: tầm hiểu biết, cách làm bài bản, khoa học – những điều người ta chưa thấy có ở ông mà người ta chỉ thấy rõ hơn đó là sự nóng vội và nông nổi.
Thường vụ Quốc hội mới rồi họp cũng đã có bàn đến việc bỏ phiếu tín nhiệm với cấp bộ trưởng trở lên. Việc này nếu làm được, sẽ giúp Quốc hội đánh giá, nhìn nhận lại những chức danh đã phê chuẩn-để có những vị trí nào chưa phù hợp, có thể điều chỉnh lại, có thể, bước đầu là rất nên với vị trí Bộ trưởng Bộ GTVT?
M. Q.
Nguồn: http://www.nld.com.vn/2012051204235950p0c1002/moi-het-tim-gan-de-noi-voi-dinh-bo-truong-mot-lan.htm
Chú thích của BVN: Bài đã bị báo Người Lao động rút xuống nhưng vẫn có thể đọc ở đây.
(nguồn boxitvn)
Đã gần 9 tháng kể từ khi ông Đinh La Thăng được Quốc hội phê chuẩn là Bộ trưởng GTVT. Sau những tuyên bố mạnh mẽ đầu tiên của ông tại Quốc hội và một loạt tuyên ngôn và các hoạt động điều hành của ông trên cương vị người đứng đầu ngành giao thông, cũng đã đủ thời gian để dư luận có những đánh giá đầy đủ hơn về trình độ, năng lực và cả phẩm chất của vị bộ trưởng này.
Ai cũng hiểu, hệ thống giao thông, vận tải có ý nghĩa quan trọng đặc biệt đến thế nào trong việc phát triển kinh tế, đến đời sống dân sinh. Trong nhiều năm qua, sự yếu kém, lạc hậu của hệ thống đó, tình trạng quá tải, tắc nghẽn giao thông thường xuyên ở cả đường bộ, đường sắt… đã gây cản trở biết bao nhiêu cho sự phát triển của nền kinh tế, gây khó khăn biết bao nhiêu cho việc đi lại của người dân.
Chính vì thế, ngành giao thông hơn lúc nào hết, cần một người lãnh đạo có tầm nhìn, hiểu biết, có tài năng và tâm huyết để chỉ đạo, điều hành, tổ chức lại hệ thống yếu kém đó, một cách toàn diện. Đáp lại sự kỳ vọng đó của đa số dân chúng, của cộng đồng doanh nghiệp, trong thời gian đầu, sự xuất hiện của ông Đinh La Thăng – nguyên là chủ tịch hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Quốc gia (PVN), với những tuyên bố, hành động ban đầu khá mạnh mẽ và rõ ràng, dư luận đã tưởng rằng, đây chính là một người lãnh đạo cần phải có trên chiếc ghế bộ trưởng GTVT.
Ngay trong ngày được Quốc hội phê chuẩn làm Bộ trưởng GTVT, ông Thăng tuyên bố: “Bộ trưởng là tư lệnh lĩnh vực ngành, phải cho tôi toàn quyền. Tư lệnh ra chiến trường phải được toàn quyền quyết định chiến đấu, tiến hay lùi, nếu chờ xin phép thủ trưởng ở nhà thì sẽ lỡ cơ hội”. Ông cũng nói rõ, phương hướng, kế hoạch hành động của mình với báo giới: “Bộ Giao thông sẽ tập trung giải quyết 3 khâu đột phá chiến lược. Thứ nhất là đầu tư xây dựng hạ tầng giao thông, thứ hai là tình trạng tai nạn giao thông, thứ ba là ùn tắc giao thông. Tôi sẽ thực hiện quyết liệt 3 vấn đề trên”.
Một hành động khác đáng chú ý của Bộ trưởng Đinh La Thăng sau 2 tháng nhậm chức là khi đi kiểm tra công trình nhà ga sân bay quốc tế Đà Nẵng, ông đã chỉ đạo thay chức vụ Trưởng ban quản lý dự án dự án xây dựng nhà ga này. Tiến độ công việc tại dự án này sau đó tiến triển rõ rệt. Với những sự khởi đầu như vậy, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã nhận được những đánh giá tích cực từ dư luận, báo chí.
Người ta đã tưởng rằng, đây chính là vị bộ trưởng mà ngành giao thông cần có trong thời điểm hiện nay. Trong thời điểm ấy, chỉ có một điểm khá lợn cợn khi người ta đánh giá về Bộ trưởng Thăng là tại kỳ họp Quốc hội, ông có đề nghị Quốc hội dành 40.000 tỷ đồng tổng thu vượt dự toán từ nguồn dầu thô quốc gia để dành hết cho Bộ GTVT sử dụng. Đây là một đề nghị bất ngờ do tính phi lý, cục bộ của người đề xuất.
Nhưng với một loạt hoạt động chỉ đạo, điều hành trực tiếp của ông Đinh La Thăng trong những tháng gần đây đang khiến cho dư luận từ ủng hộ chuyển sang nghi ngờ về năng lực, tầm hiểu biết, phẩm chất thực sự của người đứng đầu ngành giao thông. Một trong những điểm người ta dễ đặt câu hỏi nhất là trình độ hiểu biết pháp luật của Bộ trưởng Đinh La Thăng.
Một thành viên Chính phủ, đứng đầu một lĩnh vực quan trọng, có tầm ảnh hưởng lớn đến quốc kế, dân sinh không thể không hiểu rõ hệ thống, quy định chính sách, pháp luật. Nhưng với nhiều quyết định, chủ trương của ông Đinh La Thăng, người ta không thể không nghi ngờ về sự hiểu biết của ông trong vấn đề này. Ngay từ khi Công văn số 6630/BGTVT-TCCB do ông ký ngày 17-10-2011. Trong đó quy định: “Các đồng chí lãnh đạo thuộc diện bộ quản lý từ cấp vụ và tương đương trở lên không chơi gôn, không tổ chức hoặc tham gia các giải gôn”. Theo ông Lê Hồng Sơn, cục trưởng cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, Bộ Tư pháp, đây là văn bản có nội dung “sai thẩm quyền, vi phạm quyền cán bộ công chức”.
Một ví dụ khác rõ hơn, ngày 16-3-2012, Bộ trưởng Đinh La Thăng ký ban hành ban hành công văn số 1782 yêu cầu dừng ngay việc nghiệm thu, cấp giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật đối với xe cơ giới cải tạo. Công văn có hiệu lực ngay ngày ký. Theo nhiều chuyên gia pháp luật, công văn trên có nhiều điểm sai như: không phải là văn bản quy phạm pháp luật (vì không phải thông tư hoặc thông tư liên tịch hay chỉ thị, quyết định) nhưng yêu cầu dừng thực hiện một văn bản có tính quy phạm pháp luật (Quyết định số 15/2005/QĐ-BGTVT năm 2005 của bộ trưởng GTVT). Hơn nữa, lại yêu cầu các đơn vị trực thuộc ngành thực hiện ngược lại nội dung trên, thực hiện ngay rồi mới soạn thảo quyết định thay thế quyết định cũ.
Điều này cho thấy, ông Đinh La Thăng thiếu sự hiểu biết về pháp luật mặc dù đây là một kiến thức rất đơn giản mà một cán bộ nhà nước cần phải nắm bắt. Để thực hiện kế hoạch hành động mang tính “đột phá” cho ngành GTVT-giảm ùn tắc giao thông, Bộ trưởng Đinh La Thăng đã có những chủ trương và có nhiều chỉ đạo trực tiếp nhưng cho đến nay, những hoạt động này cũng khiến không ít người dân, tổ chức nghi ngờ, mất lòng tin vào các hành động đó.
Cụ thể như việc đổi giờ học, giờ làm ở thành phố Hà Nội, chỉ trong một thời gian ngắn đã chứng minh không đem lại hiệu quả. Hay mới đây, việc đề xuất thu thuế hạn chế phương tiện giao thông cũng gây bức xúc lớn không chỉ trong dư luận mà cả các chuyên gia, cán bộ có uy tín của ngành giao thông. Nhiều người đánh giá đây là chủ trương bất hợp lý, không khoa học, làm tăng thêm chi phí vận tải, giảm sức cạnh tranh của các doanh nghiệp vận tải Việt Nam.
Chính vì điều này, mới đây, Chính phủ đã yêu cầu Bộ GTVT và Bộ Tài chính nghiên cứu, xem xét lại chủ trương này để trình vào một thời điểm khác. Nhưng hết chủ trương trên thì Bộ trưởng Giao thông lại đề ra sáng kiến thu tiền của dân qua “Quỹ tham gia giao thông” – một dạng quỹ có thể coi như quỹ chat – đóng hụi, để dễ thu tiền của người tham gia giao thông khi có vi phạm.
Việc tập trung các giải pháp để giảm tai nạn, ùn tắc giao thông là đúng đắn nhưng nó cần phải bằng các giải pháp thực sự khoa học, có nghiên cứu, tính toán đầy đủ và có tính giải trình cao. Nhưng với tất cả những giải pháp do Bộ GTVT đề xuất như vừa rồi trong đó có những biện pháp, giải pháp có dấu ấn cá nhân của Bộ trưởng Đinh La Thăng nó cho thấy chưa đem lại hiệu quả, chưa tạo được sự ủng hộ từ dư luận, từ nhiều cơ quan, các chuyên gia trong lĩnh vực này. Thậm chí, trong nhiều thời điểm, các giải pháp đó bị đánh giá tiêu cực, khó có thể triển khai do những sự bất hợp lý, thiếu những cơ sở khoa học, thực tế về giao thông đường bộ và không được lòng dân.
Người ta đang lo ngại, với những chính sách mới của ngành GTVT, ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô Việt Nam mới bắt đầu hình thành một chút, ngành vận tải… đang đi vào ngõ cụt. Các hoạt động sản xuất, lắp ráp, nhập khẩu ô tô như đang dần đông cứng lại. Theo số liệu của bộ Tài chính thì chỉ trong quý I/ 2012, số thu thuế nhập khẩu ô tô nguyên chiếc giảm trên 4000 tỷ đồng – một số tiền đủ xây dựng gần 20 cái cầu vượt lắp ghép dạng nhẹ đang phát huy hiệu quả chống ùn tắc tại Hà Nội-và nên nhớ-mới chỉ trong 1 quý.
Những bức ảnh mới đây đăng trên các báo về minh họa cho tình trạng ùn tắc giao thông cho thấy, có nhiều con đường lớn ở một số thành phố, phần đường dành cho ô tô vắng hoe trong khi phần đường dành cho xe máy chật cứng như nêm, kéo dài hàng cây số. Phải chăng, nó đang phản ánh cho sự lệch lạc của chính sách?
Trong bối cảnh dư luận thất vọng với những đề xuất, giải pháp mới về chống ùn tắc giao thông thì việc mới đây, Bộ trưởng Đinh La Thăng lại có đề xuất dành hơn 10.000 tỷ đồng để đầu tư cho hệ thống văn phòng, trụ sở làm việc của Bộ GTVT càng khiến hình ảnh tốt đẹp mà vị Bộ trưởng này gây dựng được trong mấy ngày đầu biến mất trong cách nhìn của những người ủng hộ, có lẽ còn rất ít ỏi của ông.
Trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn, chính Bộ trưởng GTVT còn phải nghĩ nhiều cách để thu thật nhiều tiền của dân qua việc đề xuất thu nhiều loại phí giao thông đường bộ như phí hạn chế phương tiện rồi “quỹ tham gia giao thông”… để có tiền đầu tư, thì việc đề xuất dành hơn 10.000 tỷ đồng trên để xây dựng trụ sở làm việc cho thấy cách xử lý, tầm nhìn của một vị bộ trưởng như vậy là rất có vấn đề.
Hơn nữa, trong khi các bộ khác: Kế hoạch, Tài chính… bắt đầu thực hiện chủ trương cắt giảm đầu tư công mà Chính phủ yêu cầu thì việc lãnh đạo Bộ GTVT lại đề xuất đầu tư cả chục ngàn tỷ đồng cho trụ sở như vậy, thật là điều bất bình thường.
Đáng nói hơn nữa, là Bộ trưởng GTVT còn đề xuất vay vốn ODA để xây trụ sở lại càng phản cảm vì vốn ODA là vốn vay, cuối cùng cũng phải trả bằng những đồng tiền thuế do dân, doanh nghiệp đóng góp vào ngân sách và nó chỉ nên sử dụng, đầu tư cho những công trình, dự án cấp bách cho phát triển kinh tế – xã hội chứ không phải để làm nhà làm việc cho ngành giao thông.
Nhưng giao thông cũng không chỉ có chuyện ùn tắc, tai nạn. Người ta cũng chưa thấy vai trò của Bộ trưởng Đinh La Thăng trong việc xử lý nhiều vấn đề quan trọng khác của ngành này. Như tình trạng làm ăn thua lỗ, bết bát của nhiều doanh nghiệp lớn trong ngành giao thông: tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin), Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines)…
Trong khi Vinalines đang làm ăn thua lỗ hàng ngàn tỷ, hàng chục tàu cũ lạc hậu… thì việc quy hoạch, tiếp tục dành cả 100.000 tỷ đồng đầu tư cho doanh nghiệp này liệu có phải là giải pháp đúng đắn? Hay trong lĩnh vực hàng không, trong khi cần phải xây dựng một môi trường cạnh tranh thì việc cho phép Vietnam Airlines thâu tóm, chiếm cổ phần chi phối trong hãng hàng không Jestar Paciffic để độc quyền khoảng 90% thị trường hàng không trong nước có đúng đắn?
Sự yếu kém, lạc hậu của hệ thống giao thông đường sắt, chưa thấy có những đổi mới đáng kể nào từ khi Bộ trưởng Đinh La Thăng lên nắm quyền. Một câu chuyện liên quan đến tính trung thực của Bộ trưởng. Trong khi Chánh văn phòng Bộ GTVT khẳng định xe Land Cruiser chở Bộ trưởng Đinh La Thăng đã bị một ôtô khác đâm trong chuyến công tác tại Ninh Bình, thì ông Thăng phủ nhận sự việc đó: “Không có chuyện ai bị tai nạn nào hết. Tôi khẳng định là không có chuyện đó”. Người ta tất nhiên có quyền đặt câu hỏi nghi vấn về lời thanh minh của Bộ trưởng bởi ba nhẽ: báo chí trưng ra hình ảnh ô tô của ông bị đâm; chánh văn phòng là người phát ngôn của bộ nên lời của ông mang tính chính thức của tổ chức; không một báo nào đăng tin bộ trưởng đâm đã phải cải chính, nếu họ đưa tin không đúng.
Cơ sở hạ tầng đang là 1 trong 3 nút thắt để Việt Nam phát triển. Giải quyết nó không phải là những tuyên bố ngẫu hứng, những văn bản tùy tiện. Hơn lúc nào hết, ngành giao thông cần một bộ trưởng có phẩm chất của một nhà chính trị và nhà kỹ trị, có cái nhìn dài hạn, bao quát và ý thức được những tuyên bố và chính sách của mình đối với sự phát triển của đất nước. Nhìn toàn diện tất cả các vấn đề như vậy để thấy, mặc dù ngành GTVT đang rất cần phải có một Bộ trưởng giỏi giang, quyết đoán, có tâm, có tầm nhưng cho đến giờ này, với lựa chọn là Bộ trưởng Đinh La Thăng, có thể cần phải xem lại. Cũng có thể nói, BT Đinh La Thăng có một số phẩm chất tốt: quyết đoán, nhanh nhẹn, dám làm… nhưng ở cương vị một chính khách, một bộ trưởng có lẽ phải cần nhiều hơn thế: tầm hiểu biết, cách làm bài bản, khoa học – những điều người ta chưa thấy có ở ông mà người ta chỉ thấy rõ hơn đó là sự nóng vội và nông nổi.
Thường vụ Quốc hội mới rồi họp cũng đã có bàn đến việc bỏ phiếu tín nhiệm với cấp bộ trưởng trở lên. Việc này nếu làm được, sẽ giúp Quốc hội đánh giá, nhìn nhận lại những chức danh đã phê chuẩn-để có những vị trí nào chưa phù hợp, có thể điều chỉnh lại, có thể, bước đầu là rất nên với vị trí Bộ trưởng Bộ GTVT?
M. Q.
Nguồn: http://www.nld.com.vn/2012051204235950p0c1002/moi-het-tim-gan-de-noi-voi-dinh-bo-truong-mot-lan.htm
Chú thích của BVN: Bài đã bị báo Người Lao động rút xuống nhưng vẫn có thể đọc ở đây.
(nguồn boxitvn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001