Các giới chức Hoa Kỳ mới đây lại một lần nữa chỉ trích Việt Nam chà đạp nhân quyền và công khai bày tỏ quyết định nối kết việc cải thiện quyền con người với việc tăng cường quan hệ quân sự với Hà Nội. Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Michael Posner nói rằng quan hệ chiến lược Việt-Mỹ đã bị phương hại vì những hành vi vi phạm nhân quyền ở Việt Nam. Một nhà lập pháp có nhiều ảnh hưởng, Thượng nghị sĩ John McCain, cũng cho rằng Hoa Kỳ sẽ không bán cho Việt Nam các loại vũ khí tấn công nếu Hà Nội không chứng tỏ sự chín chắn trong lãnh vực nhân quyền. Mời quí thính giả nghe Duy Ái trình bày thêm chi tiết trong tiết mục Nhìn Về Á Châu.
Một nhà ngoại giao cao cấp của Hoa Kỳ mới đây cho biết tình trạng nhân quyền ngày càng tồi tệ hơn ở Việt Nam đã gây phương hại cho những nỗ lực nhằm tăng cường các mối quan hệ chiến lược giữa Hoa Kỳ với Hà Nội, trong lúc tình hình Biển Đông tiếp tục căng thẳng với vụ đối đầu kéo dài hơn một tháng nay giữa các tàu vũ trang của Trung Quốc và Philippines gần bãi cạn Scarborough.
Ông Michael Posner, Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, nói rằng cả Washington lẫn Hà Nội đều mong muốn có được một mối quan hệ chiến lược vững mạnh hơn, nhưng thách thức và trở ngại lớn nhất cho một mối quan hệ như vậy là vấn đề nhân quyền.
Ông Posner nói thêm như sau trong cuộc phỏng vấn dành cho Ban Việt Ngữ đài VOA khi ra điều trần tại Hạ viện hôm thứ ba (15-05-2012) vừa qua.
"Chúng tôi đã nói rõ với chính phủ Việt Nam là quan hệ chiến lược Việt-Mỹ đã bị tổn hại bởi những hành vi vi phạm nhân quyền của họ. Đó là một thông điệp đã được gởi đi một cách mạnh mẽ và rõ ràng trong tất cả mọi cuộc đối thoại mà chúng tôi thực hiện với phía Việt Nam."
Tại cuộc điều trần hôm thứ ba về tình hình nhân quyền Việt Nam, ông Posner đã cùng với đại diện của các tổ chức tranh đấu nhân quyền nói với các nhà lập pháp Mỹ rằng nhà cầm quyền Hà Nội đang giam cầm hơn 100 tù nhân lương tâm và bức tranh nhân quyền Việt Nam đã trở nên u ám hơn trong những năm gần đây.
Cuộc điều trần này diễn ra một ngày sau khi một nhà lập pháp Mỹ có nhiều ảnh hưởng, Thượng nghị sĩ John McCain, lập lại chủ trương là Hoa Kỳ sẽ tiếp tục không bán vũ khí cho Việt Nam cho tới khi nào chính phủ ở Hà Nội đạt được tiến bộ trong việc bảo vệ quyền con người.
Tại một cuộc hội thảo hôm thứ hai (14-05-2012) ở Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Washington, chính khách từng là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa đã phát biểu như sau:
"Trong những năm gần đây tôi mỗi ngày một dựa nhiều hơn vào các tổ chức nhân quyền. Họ có vai trò quan trọng trong những sự suy tính của chúng tôi. Và tôi đã nhận thấy trong những năm qua là họ đã nhận định đúng trong rất nhiều trường hợp. Và các tổ chức nhân quyền nói với tôi rằng sự bách hại các tín đồ Phật giáo, Cơ đốc giáo và những người thiểu số và những người khác vẫn tiếp tục. Việc bách hại này thật là vô lý. Tôi đi thăm Việt Nam khá thường xuyên và tôi nói với các nhà lãnh đạo của nước này “làm vậy để làm gì, với mục đích gì?” Tôi không rõ phải chăng đây là thói quen cũ hay là vì có sự sợ hãi nào đó về khả năng xảy ra một cuộc nổi dậy, nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta có thể nêu ra, và dĩ nhiên là với sự cộng tác chặt chẽ của Bộ Ngoại giao, những tiêu chuẩn nhất định để đòi được thỏa mãn. Nếu họ thỏa mãn thì chúng ta có thể có những mối quan hệ mật thiết hơn nhiều với họ."
Hồi hạ tuần tháng giêng năm nay, vị thượng nghị sĩ từng bị giam nhiều năm ở nhà tù Hỏa Lò trong thời chiến tranh Việt Nam cũng đã tuyên bố tại một cuộc họp báo ở Bangkok sau chuyến đi thăm Hà Nội rằng Washington sẽ không bán vũ khí cho Việt Nam cho tới khi nào chính phủ ở Hà Nội đảo ngược sự tụt hậu về nhân quyền.
Những phát biểu mới nhất của các giới chức Hoa Kỳ nối kết vấn đề nhân quyền với sự tăng cường mối quan hệ chiến lược Việt-Mỹ đã được đưa ra trong lúc tình hình tiếp tục căng thẳng ở Biển Đông, nơi Việt Nam đang có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brunei.
Vụ đối đầu kéo dài từ hơn một tháng nay giữa Bắc Kinh và Manila ở bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham và Philippines gọi là Panatag) cũng đang làm cho nhiều người lo ngại là Hoa Kỳ sẽ bị lôi kéo vào một cuộc xung đột quân sự có thể xảy ra giữa Trung Quốc với Philippines, một đồng minh có ký kết hiệp ước của Mỹ.
Về việc này, thượng nghị sĩ McCain cho biết tuy Hoa Kỳ không nghiêng về bên nào trong vụ tranh chấp nhưng Washington không thể để cho Trung Quốc “muốn làm gì thì làm”.
Ông tuyên bố như sau trong bài diễn thuyết hôm thứ hai tại Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế:
"Hoa Kỳ không hề có chủ trương chủ quyền trong vụ tranh chấp này. Tuy vậy, vụ tranh chấp này đụng chạm tới tâm điểm của những quyền lợi của nước Mỹ – không phải chỉ vì khối lượng thương mại 1.200 tỉ đô la đi qua Biển Đông mỗi năm, và cũng không phải chỉ vì Philippines, một nước đòi chủ quyền ở Biển Đông, là một đồng minh của Mỹ, nhưng bởi vì có một điều vô cùng thiết yếu đối với một Á châu đang trỗi dậy là tránh né mặt tối của chính trị cường quyền, là nền chính trị mà những nước mạnh muốn làm gì thì làm trong khi các nước nhỏ hơn phải chịu tổn hại.
Nhà lập pháp là thành viên cao cấp của Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ cũng hô hào cho việc hậu thuẫn các nước ASEAN.
Thượng nghị sĩ McCain nói: "Nói một cách rốt ráo thì vụ tranh chấp này không phải là một vấn đề giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Đây là vấn đề về những mối quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng của họ. Tuy nhiên, chúng ta phải hậu thuẫn cho các nước đối tác của chúng ta trong khối ASEAN, như họ yêu cầu, ngõ hầu họ có thể đạt được mục tiêu là hình thành một mặt trận thống nhất và thông qua đường lối đa phương để giải quyết những vụ tranh chấp một cách hòa bình.
Một ngày trước ngày ông McCain đọc bài diễn thuyết về đề tài “Xác định quyền lợi của Hoa Kỳ ở Á châu”, một chiếc tàu ngầm nguyên tử thuộc loại tối tân nhất của Mỹ đã cập cảng Subic ở Philippines.
Tin tức báo chí cho hay tàu USS North Carolina, thuộc lớp tàu ngầm mới nhất và là tàu đầu tiên được thiết kế sau chiến tranh lạnh, đã cập vào nơi từng là căn cứ hải quân Mỹ để nhận thêm tiếp liệu và tiến hành công tác bảo trì từ ngày 13 đến ngày 19 tháng 5.
Hôm thứ Năm vừa qua, phát ngôn viên Tổng thống Philippines cho biết sự hiện diện của chiếc tàu ngầm Mỹ này không phải là một sự bày tỏ hậu thuẫn của Hoa Kỳ dành cho Philippines.
Ông Edwin Lacierda nói rằng chính phủ Mỹ đưa ra yêu cầu cập cảng vào ngày 3 tháng tư, một tuần trước khi bùng ra vụ đối đầu ở Scarbourough, và Manila đã chấp thuận yêu cầu này vào ngày 24 tháng 4.
Ông Michael Posner, Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Dân chủ, Nhân quyền và Lao động, nói rằng cả Washington lẫn Hà Nội đều mong muốn có được một mối quan hệ chiến lược vững mạnh hơn, nhưng thách thức và trở ngại lớn nhất cho một mối quan hệ như vậy là vấn đề nhân quyền.
Ông Posner nói thêm như sau trong cuộc phỏng vấn dành cho Ban Việt Ngữ đài VOA khi ra điều trần tại Hạ viện hôm thứ ba (15-05-2012) vừa qua.
"Chúng tôi đã nói rõ với chính phủ Việt Nam là quan hệ chiến lược Việt-Mỹ đã bị tổn hại bởi những hành vi vi phạm nhân quyền của họ. Đó là một thông điệp đã được gởi đi một cách mạnh mẽ và rõ ràng trong tất cả mọi cuộc đối thoại mà chúng tôi thực hiện với phía Việt Nam."
Tại cuộc điều trần hôm thứ ba về tình hình nhân quyền Việt Nam, ông Posner đã cùng với đại diện của các tổ chức tranh đấu nhân quyền nói với các nhà lập pháp Mỹ rằng nhà cầm quyền Hà Nội đang giam cầm hơn 100 tù nhân lương tâm và bức tranh nhân quyền Việt Nam đã trở nên u ám hơn trong những năm gần đây.
Cuộc điều trần này diễn ra một ngày sau khi một nhà lập pháp Mỹ có nhiều ảnh hưởng, Thượng nghị sĩ John McCain, lập lại chủ trương là Hoa Kỳ sẽ tiếp tục không bán vũ khí cho Việt Nam cho tới khi nào chính phủ ở Hà Nội đạt được tiến bộ trong việc bảo vệ quyền con người.
Tại một cuộc hội thảo hôm thứ hai (14-05-2012) ở Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế (CSIS) ở Washington, chính khách từng là ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa đã phát biểu như sau:
"Trong những năm gần đây tôi mỗi ngày một dựa nhiều hơn vào các tổ chức nhân quyền. Họ có vai trò quan trọng trong những sự suy tính của chúng tôi. Và tôi đã nhận thấy trong những năm qua là họ đã nhận định đúng trong rất nhiều trường hợp. Và các tổ chức nhân quyền nói với tôi rằng sự bách hại các tín đồ Phật giáo, Cơ đốc giáo và những người thiểu số và những người khác vẫn tiếp tục. Việc bách hại này thật là vô lý. Tôi đi thăm Việt Nam khá thường xuyên và tôi nói với các nhà lãnh đạo của nước này “làm vậy để làm gì, với mục đích gì?” Tôi không rõ phải chăng đây là thói quen cũ hay là vì có sự sợ hãi nào đó về khả năng xảy ra một cuộc nổi dậy, nhưng tôi nghĩ rằng chúng ta có thể nêu ra, và dĩ nhiên là với sự cộng tác chặt chẽ của Bộ Ngoại giao, những tiêu chuẩn nhất định để đòi được thỏa mãn. Nếu họ thỏa mãn thì chúng ta có thể có những mối quan hệ mật thiết hơn nhiều với họ."
Hồi hạ tuần tháng giêng năm nay, vị thượng nghị sĩ từng bị giam nhiều năm ở nhà tù Hỏa Lò trong thời chiến tranh Việt Nam cũng đã tuyên bố tại một cuộc họp báo ở Bangkok sau chuyến đi thăm Hà Nội rằng Washington sẽ không bán vũ khí cho Việt Nam cho tới khi nào chính phủ ở Hà Nội đảo ngược sự tụt hậu về nhân quyền.
Những phát biểu mới nhất của các giới chức Hoa Kỳ nối kết vấn đề nhân quyền với sự tăng cường mối quan hệ chiến lược Việt-Mỹ đã được đưa ra trong lúc tình hình tiếp tục căng thẳng ở Biển Đông, nơi Việt Nam đang có tranh chấp chủ quyền biển đảo với Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia và Brunei.
Vụ đối đầu kéo dài từ hơn một tháng nay giữa Bắc Kinh và Manila ở bãi cạn Scarborough (Trung Quốc gọi là đảo Hoàng Nham và Philippines gọi là Panatag) cũng đang làm cho nhiều người lo ngại là Hoa Kỳ sẽ bị lôi kéo vào một cuộc xung đột quân sự có thể xảy ra giữa Trung Quốc với Philippines, một đồng minh có ký kết hiệp ước của Mỹ.
Về việc này, thượng nghị sĩ McCain cho biết tuy Hoa Kỳ không nghiêng về bên nào trong vụ tranh chấp nhưng Washington không thể để cho Trung Quốc “muốn làm gì thì làm”.
Ông tuyên bố như sau trong bài diễn thuyết hôm thứ hai tại Trung tâm Nghiên cứu các vấn đề chiến lược và quốc tế:
"Hoa Kỳ không hề có chủ trương chủ quyền trong vụ tranh chấp này. Tuy vậy, vụ tranh chấp này đụng chạm tới tâm điểm của những quyền lợi của nước Mỹ – không phải chỉ vì khối lượng thương mại 1.200 tỉ đô la đi qua Biển Đông mỗi năm, và cũng không phải chỉ vì Philippines, một nước đòi chủ quyền ở Biển Đông, là một đồng minh của Mỹ, nhưng bởi vì có một điều vô cùng thiết yếu đối với một Á châu đang trỗi dậy là tránh né mặt tối của chính trị cường quyền, là nền chính trị mà những nước mạnh muốn làm gì thì làm trong khi các nước nhỏ hơn phải chịu tổn hại.
Nhà lập pháp là thành viên cao cấp của Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ cũng hô hào cho việc hậu thuẫn các nước ASEAN.
Thượng nghị sĩ McCain nói: "Nói một cách rốt ráo thì vụ tranh chấp này không phải là một vấn đề giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ. Đây là vấn đề về những mối quan hệ của Trung Quốc với các nước láng giềng của họ. Tuy nhiên, chúng ta phải hậu thuẫn cho các nước đối tác của chúng ta trong khối ASEAN, như họ yêu cầu, ngõ hầu họ có thể đạt được mục tiêu là hình thành một mặt trận thống nhất và thông qua đường lối đa phương để giải quyết những vụ tranh chấp một cách hòa bình.
Một ngày trước ngày ông McCain đọc bài diễn thuyết về đề tài “Xác định quyền lợi của Hoa Kỳ ở Á châu”, một chiếc tàu ngầm nguyên tử thuộc loại tối tân nhất của Mỹ đã cập cảng Subic ở Philippines.
Tin tức báo chí cho hay tàu USS North Carolina, thuộc lớp tàu ngầm mới nhất và là tàu đầu tiên được thiết kế sau chiến tranh lạnh, đã cập vào nơi từng là căn cứ hải quân Mỹ để nhận thêm tiếp liệu và tiến hành công tác bảo trì từ ngày 13 đến ngày 19 tháng 5.
Hôm thứ Năm vừa qua, phát ngôn viên Tổng thống Philippines cho biết sự hiện diện của chiếc tàu ngầm Mỹ này không phải là một sự bày tỏ hậu thuẫn của Hoa Kỳ dành cho Philippines.
Ông Edwin Lacierda nói rằng chính phủ Mỹ đưa ra yêu cầu cập cảng vào ngày 3 tháng tư, một tuần trước khi bùng ra vụ đối đầu ở Scarbourough, và Manila đã chấp thuận yêu cầu này vào ngày 24 tháng 4.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001