KS Doãn Mạnh Dũng
Ngành Hàng hải là ngành đặc thù. Nghề nghiệp buộc con người phải sống có tổ chức và kỹ luật để đủ sức chống chọi với sự khắc nghiệt của thiên nhiên. Nguời thuyền trưởng phải là biểu tượng của trí tuệ và sức mạnh của cả thủy thủ đoàn. Khi con tàu gặp nạn, người thuyền trưởng phải là người rời tàu cuối cùng và hơn nữa phải chấp nhận hy sinh cho đồng nghiệp sống sót.
Chiều ngày 26/5/2012, Thuyền trưởng Nguyễn Công Hệ và tôi đến thăm ông Ngô Tuyết. Chúng tôi quý ông không chỉ về nhân cách mà cả sự cống hiến dày đặc của cả cuộc đời cho ngành Hàng hải Việt Nam.
Năm 1955, ông là người cuối cùng rời Quy Nhơn lên tàu Ba Lan tập kết ra Bắc. Trong chiến tranh, ông lăn lộn ở tuyến lửa Khu IV điều hành các tàu tự lực và giải phóng. Cả đời ông sống trong sự thanh cao và nghĩa khí. Cán bộ trong ngành khi gặp khó khăn thường đến xin ý kiến ông.
Ông nói:
“Việc Dương Chí Dũng bỏ trốn đã làm sỉ nhục cả ngành Hàng hải Việt Nam”.
Ông nhắc lại:
“Việc bổ nhiệm cán bộ cao cấp trong ngành Hàng hải phải chọn từ các bộ phận chính của ngành. Tin bổ nhiệm Dương Chí Dũng về làm Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đã làm bất ngờ các vị lão thành của ngành vì anh ta không trưởng thành trong ngành Hàng hải. Rồi sau đó việc bổ nhiệm Mai Văn Phúc từ một cán bộ đại lý tàu biển Quảng Ninh về làm Tổng giám đốc Vinalines cũng làm cả ngành ngạc nhiên vì năng lực cán bộ đại lý tàu biển không thể phù hợp với vị trí Tổng Giám đốc Vinalines”.
Có thể nói từ khi Cục Đường biển tách ra thành hai hệ: Quản lý Nhà nước (Vinamarine) và Doanh nghiệp kinh doanh (Vinalines) thì ông Dương Chí Dũng là người duy nhất giữ vị trí cao nhất của ngành Hàng hải Việt Nam: Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinalines, Chủ tịch Cục Hàng hải Việt Nam. Cả hai đơn vị trên, ông Dương Chí Dũng đều giữ vai trò Bí thư Đảng ủy.
Khi bị công an cáo buộc gây tổn thất tài chính trong khi thi hành nhiệm vụ, ông Dương Chí Dũng – người đại diện cho tất cả người đi biển Việt Nam – đã bỏ trốn để lại cho cả ngành sự sững sờ và bất ngờ về nhân cách!
Là người không ai làm như thế!
Tôi nhớ bà Tống Mỹ Linh từng viết: “Phàm làm bất cứ việc gì, thành công hay thất bại đều là việc bình thường. Nhưng không được để mất nhân cách và ý chí! Đã mất nhân cách thì không còn gì có thể cứu vãn”!
Hơn nữa, với người đi biển sự sống và cái chết cũng như gánh nặng gia đình thường được coi nhẹ hơn những ngành nghề khác. Nên người Hải Phòng hay hát: Nếu anh chưa từng đi biển thì chưa thể xứng với tình em…
Vì vậy hành động bỏ trốn của Dương Chí Dũng đã tự nhân lên cấp số nhân về sự tổn thất tinh thần và văn hóa đặc thù của ngành Hàng hải Việt Nam.
Hôm nay, ai đó lên tivi hùng hồn giảng đạo đức… nhưng hiện tượng Dương Chí Dũng buộc người xem và nghe tự hỏi rằng:
- Ngày mai khi nào mi sẽ chạy trốn ra nước ngoài?
Đây có lẽ là sự đổ bể thảm hại nhất về văn hóa ứng xử của các quan chức đầy quyền lực. Sự đổ bể về văn hóa luôn luôn đau đớn hơn ngàn lần so với sự mất mát về vật chất và rất cần nhiều thời gian để vượt qua!
Vậy khi bước vào lãnh đạo ngành Hàng hải Việt Nam, ông Dương Chí Dũng đại diện cho ai?
Chắc chắn ông không đại diện cho chúng tôi – những người đã dành cả cuộc đời cần mẫn làm việc từ những năm khói lửa của bom đạn đến hôm nay phải cạnh tranh khắc nghiệt để có thể tồn tại. Chúng tôi phải tính toán tiết kiệm từng giờ tàu, từng can dầu, từng lít sơn… Chúng tôi thao thức theo dõi con tàu chao đảo giữa đợt gió mùa, lo lắng từ sự thay đổi số vòng quay của chân vịt, cân nhắc nơi mua dầu, mua nước ngọt để tiết kiệm từng đồng ngoại tệ…
Chúng tôi quá hiểu vỏ tàu Nhật rất dễ mục nát khi ở tuổi 20. Còn các ông Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc lại mơ màng đi tìm mua Ụ đà nổi của Nhật đã ở tuổi trên 40.
Rõ ràng ông Dương Chí Dũng đã không đại diện cho trí tuệ và lương tâm của ngành Hàng hải mà chỉ đại diện cho những người đã bổ nhiệm ông – vì họ yêu quý “nhân cách và tài năng” của ông.
Trước hiện tượng Dương Chí Dũng, những cán bộ trong ngành Hàng hải mong uớc được quyền tự chọn thuyền trưởng cho con tàu Hàng hải Việt Nam.
D.M.D.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
(nguồn boxitvn)
Chiều ngày 26/5/2012, Thuyền trưởng Nguyễn Công Hệ và tôi đến thăm ông Ngô Tuyết. Chúng tôi quý ông không chỉ về nhân cách mà cả sự cống hiến dày đặc của cả cuộc đời cho ngành Hàng hải Việt Nam.
Năm 1955, ông là người cuối cùng rời Quy Nhơn lên tàu Ba Lan tập kết ra Bắc. Trong chiến tranh, ông lăn lộn ở tuyến lửa Khu IV điều hành các tàu tự lực và giải phóng. Cả đời ông sống trong sự thanh cao và nghĩa khí. Cán bộ trong ngành khi gặp khó khăn thường đến xin ý kiến ông.
Ông nói:
“Việc Dương Chí Dũng bỏ trốn đã làm sỉ nhục cả ngành Hàng hải Việt Nam”.
Ông nhắc lại:
“Việc bổ nhiệm cán bộ cao cấp trong ngành Hàng hải phải chọn từ các bộ phận chính của ngành. Tin bổ nhiệm Dương Chí Dũng về làm Tổng giám đốc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) đã làm bất ngờ các vị lão thành của ngành vì anh ta không trưởng thành trong ngành Hàng hải. Rồi sau đó việc bổ nhiệm Mai Văn Phúc từ một cán bộ đại lý tàu biển Quảng Ninh về làm Tổng giám đốc Vinalines cũng làm cả ngành ngạc nhiên vì năng lực cán bộ đại lý tàu biển không thể phù hợp với vị trí Tổng Giám đốc Vinalines”.
Có thể nói từ khi Cục Đường biển tách ra thành hai hệ: Quản lý Nhà nước (Vinamarine) và Doanh nghiệp kinh doanh (Vinalines) thì ông Dương Chí Dũng là người duy nhất giữ vị trí cao nhất của ngành Hàng hải Việt Nam: Chủ tịch Hội đồng thành viên Vinalines, Chủ tịch Cục Hàng hải Việt Nam. Cả hai đơn vị trên, ông Dương Chí Dũng đều giữ vai trò Bí thư Đảng ủy.
Khi bị công an cáo buộc gây tổn thất tài chính trong khi thi hành nhiệm vụ, ông Dương Chí Dũng – người đại diện cho tất cả người đi biển Việt Nam – đã bỏ trốn để lại cho cả ngành sự sững sờ và bất ngờ về nhân cách!
Là người không ai làm như thế!
Tôi nhớ bà Tống Mỹ Linh từng viết: “Phàm làm bất cứ việc gì, thành công hay thất bại đều là việc bình thường. Nhưng không được để mất nhân cách và ý chí! Đã mất nhân cách thì không còn gì có thể cứu vãn”!
Hơn nữa, với người đi biển sự sống và cái chết cũng như gánh nặng gia đình thường được coi nhẹ hơn những ngành nghề khác. Nên người Hải Phòng hay hát: Nếu anh chưa từng đi biển thì chưa thể xứng với tình em…
Vì vậy hành động bỏ trốn của Dương Chí Dũng đã tự nhân lên cấp số nhân về sự tổn thất tinh thần và văn hóa đặc thù của ngành Hàng hải Việt Nam.
Hôm nay, ai đó lên tivi hùng hồn giảng đạo đức… nhưng hiện tượng Dương Chí Dũng buộc người xem và nghe tự hỏi rằng:
- Ngày mai khi nào mi sẽ chạy trốn ra nước ngoài?
Đây có lẽ là sự đổ bể thảm hại nhất về văn hóa ứng xử của các quan chức đầy quyền lực. Sự đổ bể về văn hóa luôn luôn đau đớn hơn ngàn lần so với sự mất mát về vật chất và rất cần nhiều thời gian để vượt qua!
Vậy khi bước vào lãnh đạo ngành Hàng hải Việt Nam, ông Dương Chí Dũng đại diện cho ai?
Chắc chắn ông không đại diện cho chúng tôi – những người đã dành cả cuộc đời cần mẫn làm việc từ những năm khói lửa của bom đạn đến hôm nay phải cạnh tranh khắc nghiệt để có thể tồn tại. Chúng tôi phải tính toán tiết kiệm từng giờ tàu, từng can dầu, từng lít sơn… Chúng tôi thao thức theo dõi con tàu chao đảo giữa đợt gió mùa, lo lắng từ sự thay đổi số vòng quay của chân vịt, cân nhắc nơi mua dầu, mua nước ngọt để tiết kiệm từng đồng ngoại tệ…
Chúng tôi quá hiểu vỏ tàu Nhật rất dễ mục nát khi ở tuổi 20. Còn các ông Dương Chí Dũng, Mai Văn Phúc lại mơ màng đi tìm mua Ụ đà nổi của Nhật đã ở tuổi trên 40.
Rõ ràng ông Dương Chí Dũng đã không đại diện cho trí tuệ và lương tâm của ngành Hàng hải mà chỉ đại diện cho những người đã bổ nhiệm ông – vì họ yêu quý “nhân cách và tài năng” của ông.
Trước hiện tượng Dương Chí Dũng, những cán bộ trong ngành Hàng hải mong uớc được quyền tự chọn thuyền trưởng cho con tàu Hàng hải Việt Nam.
D.M.D.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN
(nguồn boxitvn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001