Trần Giao Thủy
Đây là bài viết sau khi đọc qua hai luận văn nghiên cứu điền dã về khu kinh tế mại dâm tại Thành phố Hồ Chí Minh (Tp HCM) của tiến sĩ Kimberly Kay Hoang, người vừa được Hội Xã hội học Hoa Kỳ (The American Sociological Association, ASA) chấm giải “Luận án hay nhất” năm 2012.
Người viết đã đọc để biết và viết để hiểu thêm cùng giới thiệu lại những kết quả và nhận định của tác giả một công trình nghiên cứu rất đáng chú ý về một góc nhỏ của người phụ nữ trong xã hội Việt Nam hiện đại.
Hai báo cáo, “Economies of Emotion, Familiarity, Fantasy, and Desire: Emotional Labor in Ho Chi Minh City’s Sex Industry”(1) và “She's Not a Dirty Low Class Girl: Sex Work in Ho Chi Minh City,” (2) là những công trình đã đoạt giải luận văn sinh viên cao học tại các đại học Cornell (2008), UC Berkeley (2010) và những giải thưởng khác cuả ASA và giải Cheryl Allyn Miller, Những nhà Xã hội học cho Phụ nữ trong Xã hội (2011). Tác giả Kimberly Hoàng tốt nghiệp cử nhân về Communication & Asian American Studies tại đại học UC Santa Barbara và theo học Xã hội học tại đại học Stanford trước khi hoàn tất học trình tiến sĩ Xã hội học (chú trọng về phụ nữ, giới tính và tình dục) tại đại học UC Berkeley.
Tác giả Kimberly Kay Hoang, Ph.D.
Nguồn ảnh: sociology.rice.edu
Sau cuộc nghiên cứu điền dã kéo dài bảy tháng trong khoảng 2006 đến 2007 ở ba khu mại dâm phân tầng rõ rệt tại Tp HCM, tác giả đã đi đến những nhận định:
Tại địa bàn nghiên cứu, tác giả đã quan sát, thu gặt dữ liệu như người trong cuộc (participant observation) bằng các cuộc phỏng vấn, sinh hoạt với phụ nữ hành nghề và khách mua dâm ở quán bar, cà phê, nhà riêng, tiệm ăn, trung tâm mua sắm và trên đường phố trong ba khu mại dâm phân tầng rõ rệt - hạ, trung và cao cấp.
Tất cả phụ nữ hành nghề, tham gia vào cuộc nghiên cứu này đều trên 18 tuổi, tự ý chọn làm việc độc lập trong khu vực mại dâm; họ không phải là những phụ nữ hay trẻ vị thành niên bị mua bán hay ép buộc buôn bán tình dục.
Một điểm đặc biệt, dù trá hình cơ sở hoạt động là những tiệm hớt tóc, hay quán bar, hoặc đóng vai nhân tình với khách hàng tất cả những phụ nữ hành nghề mại dâm đều gọi họ là “gái đi khách” thay vì là gái điếm hay gái mại dâm vì nghề mại dâm không được phép hoạt động tại Việt Nam.
Ba khu vực được tác giả chú trọng đến là khu mại dâm dành cho đàn ông Việt Nam ít tiền, khu mại dâm dành cho khách người da trắng nước ngoài, và khu vực mại dâm dàng riêng cho đàn ông Việt Kiều. Lý do những vùng mại dâm này được chọn làm địa bàn nghiên cứu vì quan hệ khách-gái đi khách ở những khu vực đó đều xảy ra ở nơi công cộng, dễ quan sát, và hoạt động ở đó cũng là phần lớn của kỹ nghệ mại dâm tại Tp HCM.
Tác giả cũng đã trở lại Tp HCM 15 tháng trong khoảng 2009-2010 để nghiên cứu về quan hệ khách-gái đi khách trong các không gian riêng tư và kín đáo hơn như tại các quán karaoke dành cho đại gia Việt Nam và các doanh nhân châu Á.
Trong đợt nghiên cứu đầu, tác giả đã thực hiện 13 cuộc phỏng vấn chính thức với 7 khách mua dâm cùng 6 gái đi khách và đã gặp một số khó khăn khi dùng phương pháp phỏng vấn chính thức; dễ hiểu vì phụ nữ mại dâm thường không chịu trả lời phỏng vấn; tuy nhiên họ đã đồng ý để tác giả đi theo, quan sát sinh hoạt thường ngày của họ. Hơn nữa, tác giả cho biết, cả khách và gái đi khách không phải lúc nào cũng thành thật nói tại sao họ lại chọn hành nghề mại dâm hay quan hệ thực sự giữa gái đi khách và khách mua dâm.
Thí dụ, gái đi khách cao cấp thường nói họ vào nghề vì nghèo túng nhưng sự thật, khi tác giả theo đến tận nhà, thì biết họ thuộc những gia đình khá giả ở địa phương và ngay cả khi so sánh với tiêu chuẩn thế giới.
Đối với tác giả, phương pháp “quan sát như người trong cuộc” (participant observation) là yếu tố quan trọng nhất đã giúp tác giả ghi nhận kỹ càng để nghiên cứu về quan hệ phức tạp giữa những người mua và kẻ bán dâm.
Tác giả bắt đầu bằng cách bỏ thời gian lai vãng các quán bar và hè phố địa phương để làm quen với phụ nữ hành nghề, khách mua dâm cũng như các chủ quán. Giai đoạn hai là lúc phương pháp “quan sát như người trong cuộc” được áp dụng triệt để song song với những cuộc phỏng vấn không chính thức với những phụ nữ hành nghề mại dâm đã đồng ý tham gia vào cuộc nghiên cứu.
Là phụ nữ gốc Việt sống ở nước ngoài đã giúp tác giả dễ dàng hơn để làm quen, hỏi chuyện các phụ nữ hành nghề mại dâm. Họ thường tránh đàn ông với những câu hỏi tìm tòi vì cho đó là công an chìm đang làm việc. Dù biết tác giả là người nghiên cứu sống ở nước ngoài và sẽ viết lại về mình nhưng tất cả các phụ nữ mại dâm đêu không quan tâm; ngược lại họ để ý và muốn biết về tác giả và đời sống của tác giả ở Mỹ ra sao.
Về phía khách mua dâm, dù tất cả đều biết tác giả là người làm nghiên cứu ở Hoa Kỳ nhưng ngoại kiều da trắng và Việt kiều tỏ ra cởi mở hơn đàn ông Việt Nam trong nước khi giao tiếp với tác giả.
Trong thời gian nghiên cứu điền dã tác giả đã làm bạn với hai người lái xe ôm Việt Nam là Cường và Lộc - hai người đã hướng dẫn tác giả đi vào khu mại dâm cấp thấp nhất và làm thế nào để ứng xử thích hợp với khách mua dâm và phụ nữ hành nghề trong khu vực đó.
Trong bảy tháng nghiên cứu, mỗi tuần tác giả làm việc, quan sát tại hiện trường ba ngày, và để ba ngày ghi chép lại dữ liệu và nhận định. Sinh hoạt của tác giả thường bắt đầu bằng những buổi sáng ở những tiệm hớt tóc cũng là nhà chứa cho phụ nữ mại dâm cấp thấp hành nghề; và những buổi ăn trưa hay đi mua sắm với khách mua dâm và phụ nữ mại dâm ở bậc trung và cấp cao. Tác giả trao đổi bằng tiếng Việt với khách mua dâm và phụ nữ hành nghề mại dâm cấp thấp. Trong khu vực mại dâm bậc trung và cao cấp tác giả sử dụng cả tiếng Anh và tiếng Việt với khách và gái đi khách.
Tất cả ghi chép của tác giả đều bằng Anh ngữ và không dùng tên thật để phòng khi giới chức trách địa phương muốn kiểm tra máy tính.
Dữ kiện tác giả trình bày trong luận căn dựa trên những quan sát và các phỏng vấn chính thức với 54 phụ nữ mại dâm và 26 khách hàng. Trong đó là 12 phụ nữ mại dâm và bốn khách hàng trong khu vực thấp, 31 gái đi khách và 15 khách mua dâm trong khu vực hạng trung, và 11 phụ nữ mại dâm và 7 khách hàng trong khu mại dâm cao cấp.
Sau cùng, tác giả trình bày và phân tích ba trường hợp điển hình về mối quan hệ tình dục, liên đới, và riêng tư giữa khách hàng và phụ nữ mại dâm trong ba khu vực phân tầng trong kỹ nghệ tình dục tại Tp HCM.
Ngoan ngoãn và đẹp kỳ lạ - Việt Nam thời Pháp thuộc
Nguồn ảnh: OntheNet
Nghề mại dâm tại Việt Nam phát triển theo sự thuộc địa hóa mãnh liệt của Pháp tạo ra một khu vực mới để phục vụ đàn ông thực dân. Trước thời là thuộc địa của Pháp, Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp; sự phát triển các trung tâm đô thị lớn hội tụ các cơ quan hành chính, thương mại, và tài chánh của chính phủ thực dân đã làm đảo lộn cấu trúc kinh tế, thuận lợi cho nghề mại dâm phát triển. Bị ảnh hưởng nhiều nhất trong thời thuộc địa là khu vực Sài Gòn-Chợ Lớn - nơi từng được gọi là “Hòn ngọc Viễn Đông”. Dân số tại đây vụt tăng từ 13.000 người năm 1883 lên đến 250.000 người năm 1932. Tại những thành phố giống như Saigon, chính phủ thực dân cố gắng đưa ra những đạo luật nhằm kiểm soát nghề mại dâm bằng cách buộc phụ nữ hành nghề mại dâm phải ghi danh với chính phủ quận lỵ. Lý do cơ bản để chính quyền Pháp ban hành luật gắt gao để bảo vệ đàn ông thực dân không bị vướng vào các bệnh hoa liễu. Tuy nhiên, những luật lệ đó đã hoàn toàn thất bại vì những chủ nhà thổ thường là các tổ chức bí mật. Những ổ điếm thường được trá hình là những quán cà phê, nhà hút thuốc phiện, hay quán nhậu khiến việc kiểm soát nghề mại dâm trở nên rất khó khăn.
Bar - Saigon, Việt Nam trước 1975
Nguồn ảnh: OntheNet
Trong chiến tranh Việt Nam, chính sách của Bộ Quốc Phòng Mỹ lúc bấy giờ là ngăn chận mại dâm bất cứ khi nào có thể làm được. Tuy nhiên, tập tục xã hội Mỹ trong những năm 1960 đã trở nên bớt căng về vấn đề sinh dục. Đến năm 1966, tại Saigon có hơn 1000 quán bar, hơn 100 hộp đêm và có ít nhất 30 vũ trường. Khi số binh sĩ Mỹ tham chiến tại Việt Nam tăng thì nhu cầu mại dâm cũng tăng theo. Có khoảng 1/2 triệu lính Mỹ và binh sĩ Việt Nam trong năm 1967, cùng lúc có độ vài trăm ngàn phụ nữ làm việc trong kỹ nghệ mại dâm. Đường phố Saigon, cạnh các căn cứ và cư xá quân sự, dày đặc những quán bar để phục vụ khách hàng gần như toàn là đàn ông Mỹ.
Sài Gòn sụp đổ vào 30 tháng Tư 1975 và sau đó đổi tên là Tp HCM. Dưới chế độ Xã hội Chủ nghĩa, chính quyền cộng sản đề ra những chương trình “phục hồi nhân phẩm” nhằm loại trừ nghề mại dâm. Sau hơn 10 năm suy sụp về mặt sản xuất, lạm phát gia tăng, nhà nước CHXHCN Việt Nam đã đề ra một chính sách cải cách gọi là Đổi Mới - chuyển đổi Việt Nam XHCN thành một quốc gia theo nền kinh tế thị trường (định hướng xã hội chủ nghĩa); có nghĩa là Việt Nam vẫn giữ lại chế độ chính trị một đảng cầm quyền. Từ đó, Tp HCM trở thành một địa điểm có lưu lượng cao về tư bản và người nước ngoài. Nổi tiếng là “Vùng kinh tế Miền Nam”, kinh tế Tp HCM chiếm 35% tổng sản lượng quốc gia. Năm 2006, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Tác giả Kimberly Hoàng xếp Tp HCM vào hạng một thành phố quốc tế đang lên thay vì là một thành phố toàn cầu vì vẫn chưa có một hệ thống giao thông cao cấp, một sàn giao dịch chứng khoán tầm cỡ quốc tế, và có ảnh hưởng trên thế giới.
Đây chính là luận điểm của tác giả cho rằng Tp HCM là thành phần ven biên của thị trường tư bản toàn cầu; ở đó cấu trúc xã hội và kinh tế ngày càng bị ảnh hưởng do sự toàn cầu hóa từ ngọn - do lưu lượng người và vốn nước ngoài vào Việt Nam - và sự áp dụng chủ nghĩa vượt phạm vi quốc gia từ gốc. Người Việt Nam trong nước nắm bắt những quan hệ, mốc nối từ ngoài để sinh tồn hoặc nâng cao mực sống là những người đang áp dụng chủ nghĩa vượt phạm vi quốc gia từ gốc.
Suốt 20 năm qua ít ai để ý đến độ phát triển của nghề mại dâm tại Việt Nam. Trên thực tế, nghề mại dâm đã lập tức tăng cao ngay sau khi chính sách Đổi Mới đước áp dụng. Hiện nay có khoảng 200.000 phụ nữ Việt Nam đang hành nghề trong kỹ nghệ mại dâm.
Còn tiếp
© DCVOnline
______________________
(1) Kimberly Kay, Hoang, Economies of Emotion, Familiarity, Fantasy, and Desire: Emotional Labor in Ho Chi Minh City’s Sex Industry, Sexualities 13(2): 255-272. 2010.
(2) Kimberly Kay, Hoang, She's Not a Dirty Low Class Girl: Sex Work in Ho Chi Minh City, Journal of Contemporary Ethnography 40(4): 367-396. 2011.
DCVOnline minh họa.
Người viết đã đọc để biết và viết để hiểu thêm cùng giới thiệu lại những kết quả và nhận định của tác giả một công trình nghiên cứu rất đáng chú ý về một góc nhỏ của người phụ nữ trong xã hội Việt Nam hiện đại.
Hai báo cáo, “Economies of Emotion, Familiarity, Fantasy, and Desire: Emotional Labor in Ho Chi Minh City’s Sex Industry”(1) và “She's Not a Dirty Low Class Girl: Sex Work in Ho Chi Minh City,” (2) là những công trình đã đoạt giải luận văn sinh viên cao học tại các đại học Cornell (2008), UC Berkeley (2010) và những giải thưởng khác cuả ASA và giải Cheryl Allyn Miller, Những nhà Xã hội học cho Phụ nữ trong Xã hội (2011). Tác giả Kimberly Hoàng tốt nghiệp cử nhân về Communication & Asian American Studies tại đại học UC Santa Barbara và theo học Xã hội học tại đại học Stanford trước khi hoàn tất học trình tiến sĩ Xã hội học (chú trọng về phụ nữ, giới tính và tình dục) tại đại học UC Berkeley.
Nguồn ảnh: sociology.rice.edu
Sau cuộc nghiên cứu điền dã kéo dài bảy tháng trong khoảng 2006 đến 2007 ở ba khu mại dâm phân tầng rõ rệt tại Tp HCM, tác giả đã đi đến những nhận định:
- Người nước ngoài da trắng không phải là khách trả tiền nhiều nhất;
- Không phải phụ nữ bán dâm nào cũng là người trong giới nghèo hèn;
- Phụ nữ bán dâm, tùy hoàn cảnh, đã biết khai thác tối đa tất cả tiềm năng có sẵn, từ trình độ văn hóa, tiền bạc, đến thể xác, để hành nghề;
- Quan hệ giữa kẻ bán-người mua (dâm) là một sự trộn lộn chuyện mây mưa với tiền và cả “tình”. Nghĩa là ngoài phần lao động thể xác (đổi sex lấy tiền) phụ nữ bán dâm ở Tp HCM còn có phần lao động tình cảm (theo thuyết của Arlie Hochschild).
- Không phải phụ nữ bán dâm nào cũng là người trong giới nghèo hèn;
- Phụ nữ bán dâm, tùy hoàn cảnh, đã biết khai thác tối đa tất cả tiềm năng có sẵn, từ trình độ văn hóa, tiền bạc, đến thể xác, để hành nghề;
- Quan hệ giữa kẻ bán-người mua (dâm) là một sự trộn lộn chuyện mây mưa với tiền và cả “tình”. Nghĩa là ngoài phần lao động thể xác (đổi sex lấy tiền) phụ nữ bán dâm ở Tp HCM còn có phần lao động tình cảm (theo thuyết của Arlie Hochschild).
Phương pháp nghiên cứu
Với sự chấp thuận của Đại học Stanford năm 2006 và UC Berkeley năm 2007, tác giả đã thực hiện bảy tháng nghiên cứu điền dã trong lĩnh vực dân tộc học - chia làm ba lần - từ giữa tháng 6 năm 2006 đến tháng 8 năm 2007 tại thành phố Hồ Chí Minh. Để bảo vệ người hành nghề và khách mại dâm, đại học Stanford và UC Berkeley yêu cầu tác giả phải có lời đồng ý của những người nhận tham gia vào cuộc nghiên cứu.Tại địa bàn nghiên cứu, tác giả đã quan sát, thu gặt dữ liệu như người trong cuộc (participant observation) bằng các cuộc phỏng vấn, sinh hoạt với phụ nữ hành nghề và khách mua dâm ở quán bar, cà phê, nhà riêng, tiệm ăn, trung tâm mua sắm và trên đường phố trong ba khu mại dâm phân tầng rõ rệt - hạ, trung và cao cấp.
Tất cả phụ nữ hành nghề, tham gia vào cuộc nghiên cứu này đều trên 18 tuổi, tự ý chọn làm việc độc lập trong khu vực mại dâm; họ không phải là những phụ nữ hay trẻ vị thành niên bị mua bán hay ép buộc buôn bán tình dục.
Một điểm đặc biệt, dù trá hình cơ sở hoạt động là những tiệm hớt tóc, hay quán bar, hoặc đóng vai nhân tình với khách hàng tất cả những phụ nữ hành nghề mại dâm đều gọi họ là “gái đi khách” thay vì là gái điếm hay gái mại dâm vì nghề mại dâm không được phép hoạt động tại Việt Nam.
Ba khu vực được tác giả chú trọng đến là khu mại dâm dành cho đàn ông Việt Nam ít tiền, khu mại dâm dành cho khách người da trắng nước ngoài, và khu vực mại dâm dàng riêng cho đàn ông Việt Kiều. Lý do những vùng mại dâm này được chọn làm địa bàn nghiên cứu vì quan hệ khách-gái đi khách ở những khu vực đó đều xảy ra ở nơi công cộng, dễ quan sát, và hoạt động ở đó cũng là phần lớn của kỹ nghệ mại dâm tại Tp HCM.
Tác giả cũng đã trở lại Tp HCM 15 tháng trong khoảng 2009-2010 để nghiên cứu về quan hệ khách-gái đi khách trong các không gian riêng tư và kín đáo hơn như tại các quán karaoke dành cho đại gia Việt Nam và các doanh nhân châu Á.
Trong đợt nghiên cứu đầu, tác giả đã thực hiện 13 cuộc phỏng vấn chính thức với 7 khách mua dâm cùng 6 gái đi khách và đã gặp một số khó khăn khi dùng phương pháp phỏng vấn chính thức; dễ hiểu vì phụ nữ mại dâm thường không chịu trả lời phỏng vấn; tuy nhiên họ đã đồng ý để tác giả đi theo, quan sát sinh hoạt thường ngày của họ. Hơn nữa, tác giả cho biết, cả khách và gái đi khách không phải lúc nào cũng thành thật nói tại sao họ lại chọn hành nghề mại dâm hay quan hệ thực sự giữa gái đi khách và khách mua dâm.
Thí dụ, gái đi khách cao cấp thường nói họ vào nghề vì nghèo túng nhưng sự thật, khi tác giả theo đến tận nhà, thì biết họ thuộc những gia đình khá giả ở địa phương và ngay cả khi so sánh với tiêu chuẩn thế giới.
Đối với tác giả, phương pháp “quan sát như người trong cuộc” (participant observation) là yếu tố quan trọng nhất đã giúp tác giả ghi nhận kỹ càng để nghiên cứu về quan hệ phức tạp giữa những người mua và kẻ bán dâm.
Tác giả bắt đầu bằng cách bỏ thời gian lai vãng các quán bar và hè phố địa phương để làm quen với phụ nữ hành nghề, khách mua dâm cũng như các chủ quán. Giai đoạn hai là lúc phương pháp “quan sát như người trong cuộc” được áp dụng triệt để song song với những cuộc phỏng vấn không chính thức với những phụ nữ hành nghề mại dâm đã đồng ý tham gia vào cuộc nghiên cứu.
Là phụ nữ gốc Việt sống ở nước ngoài đã giúp tác giả dễ dàng hơn để làm quen, hỏi chuyện các phụ nữ hành nghề mại dâm. Họ thường tránh đàn ông với những câu hỏi tìm tòi vì cho đó là công an chìm đang làm việc. Dù biết tác giả là người nghiên cứu sống ở nước ngoài và sẽ viết lại về mình nhưng tất cả các phụ nữ mại dâm đêu không quan tâm; ngược lại họ để ý và muốn biết về tác giả và đời sống của tác giả ở Mỹ ra sao.
Về phía khách mua dâm, dù tất cả đều biết tác giả là người làm nghiên cứu ở Hoa Kỳ nhưng ngoại kiều da trắng và Việt kiều tỏ ra cởi mở hơn đàn ông Việt Nam trong nước khi giao tiếp với tác giả.
Trong thời gian nghiên cứu điền dã tác giả đã làm bạn với hai người lái xe ôm Việt Nam là Cường và Lộc - hai người đã hướng dẫn tác giả đi vào khu mại dâm cấp thấp nhất và làm thế nào để ứng xử thích hợp với khách mua dâm và phụ nữ hành nghề trong khu vực đó.
Trong bảy tháng nghiên cứu, mỗi tuần tác giả làm việc, quan sát tại hiện trường ba ngày, và để ba ngày ghi chép lại dữ liệu và nhận định. Sinh hoạt của tác giả thường bắt đầu bằng những buổi sáng ở những tiệm hớt tóc cũng là nhà chứa cho phụ nữ mại dâm cấp thấp hành nghề; và những buổi ăn trưa hay đi mua sắm với khách mua dâm và phụ nữ mại dâm ở bậc trung và cấp cao. Tác giả trao đổi bằng tiếng Việt với khách mua dâm và phụ nữ hành nghề mại dâm cấp thấp. Trong khu vực mại dâm bậc trung và cao cấp tác giả sử dụng cả tiếng Anh và tiếng Việt với khách và gái đi khách.
Tất cả ghi chép của tác giả đều bằng Anh ngữ và không dùng tên thật để phòng khi giới chức trách địa phương muốn kiểm tra máy tính.
Dữ kiện tác giả trình bày trong luận căn dựa trên những quan sát và các phỏng vấn chính thức với 54 phụ nữ mại dâm và 26 khách hàng. Trong đó là 12 phụ nữ mại dâm và bốn khách hàng trong khu vực thấp, 31 gái đi khách và 15 khách mua dâm trong khu vực hạng trung, và 11 phụ nữ mại dâm và 7 khách hàng trong khu mại dâm cao cấp.
Sau cùng, tác giả trình bày và phân tích ba trường hợp điển hình về mối quan hệ tình dục, liên đới, và riêng tư giữa khách hàng và phụ nữ mại dâm trong ba khu vực phân tầng trong kỹ nghệ tình dục tại Tp HCM.
Mại dâm tại Việt Nam - Bối cảnh lịch sử
Theo tác giả Kimberly Hoàng, kỹ nghệ mại dâm hiện đại tại Đông Nam châu Á đã phát triển nhanh từ thời thuộc địa Pháp và trong giai đoạn chiến tranh Việt Nam với sự thiết lập các căn cứ quân sự tại nhiều nơi khác nhau trong vùng. Tình trạng này ban đầu đã giúp tạo nên hình ảnh, ở phương Tây, phụ nữ Á châu là những người đàn bà ngoan ngoãn và đẹp kỳ lạ.Nguồn ảnh: OntheNet
Nghề mại dâm tại Việt Nam phát triển theo sự thuộc địa hóa mãnh liệt của Pháp tạo ra một khu vực mới để phục vụ đàn ông thực dân. Trước thời là thuộc địa của Pháp, Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp; sự phát triển các trung tâm đô thị lớn hội tụ các cơ quan hành chính, thương mại, và tài chánh của chính phủ thực dân đã làm đảo lộn cấu trúc kinh tế, thuận lợi cho nghề mại dâm phát triển. Bị ảnh hưởng nhiều nhất trong thời thuộc địa là khu vực Sài Gòn-Chợ Lớn - nơi từng được gọi là “Hòn ngọc Viễn Đông”. Dân số tại đây vụt tăng từ 13.000 người năm 1883 lên đến 250.000 người năm 1932. Tại những thành phố giống như Saigon, chính phủ thực dân cố gắng đưa ra những đạo luật nhằm kiểm soát nghề mại dâm bằng cách buộc phụ nữ hành nghề mại dâm phải ghi danh với chính phủ quận lỵ. Lý do cơ bản để chính quyền Pháp ban hành luật gắt gao để bảo vệ đàn ông thực dân không bị vướng vào các bệnh hoa liễu. Tuy nhiên, những luật lệ đó đã hoàn toàn thất bại vì những chủ nhà thổ thường là các tổ chức bí mật. Những ổ điếm thường được trá hình là những quán cà phê, nhà hút thuốc phiện, hay quán nhậu khiến việc kiểm soát nghề mại dâm trở nên rất khó khăn.
Nguồn ảnh: OntheNet
Trong chiến tranh Việt Nam, chính sách của Bộ Quốc Phòng Mỹ lúc bấy giờ là ngăn chận mại dâm bất cứ khi nào có thể làm được. Tuy nhiên, tập tục xã hội Mỹ trong những năm 1960 đã trở nên bớt căng về vấn đề sinh dục. Đến năm 1966, tại Saigon có hơn 1000 quán bar, hơn 100 hộp đêm và có ít nhất 30 vũ trường. Khi số binh sĩ Mỹ tham chiến tại Việt Nam tăng thì nhu cầu mại dâm cũng tăng theo. Có khoảng 1/2 triệu lính Mỹ và binh sĩ Việt Nam trong năm 1967, cùng lúc có độ vài trăm ngàn phụ nữ làm việc trong kỹ nghệ mại dâm. Đường phố Saigon, cạnh các căn cứ và cư xá quân sự, dày đặc những quán bar để phục vụ khách hàng gần như toàn là đàn ông Mỹ.
Sài Gòn sụp đổ vào 30 tháng Tư 1975 và sau đó đổi tên là Tp HCM. Dưới chế độ Xã hội Chủ nghĩa, chính quyền cộng sản đề ra những chương trình “phục hồi nhân phẩm” nhằm loại trừ nghề mại dâm. Sau hơn 10 năm suy sụp về mặt sản xuất, lạm phát gia tăng, nhà nước CHXHCN Việt Nam đã đề ra một chính sách cải cách gọi là Đổi Mới - chuyển đổi Việt Nam XHCN thành một quốc gia theo nền kinh tế thị trường (định hướng xã hội chủ nghĩa); có nghĩa là Việt Nam vẫn giữ lại chế độ chính trị một đảng cầm quyền. Từ đó, Tp HCM trở thành một địa điểm có lưu lượng cao về tư bản và người nước ngoài. Nổi tiếng là “Vùng kinh tế Miền Nam”, kinh tế Tp HCM chiếm 35% tổng sản lượng quốc gia. Năm 2006, Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới, hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Tác giả Kimberly Hoàng xếp Tp HCM vào hạng một thành phố quốc tế đang lên thay vì là một thành phố toàn cầu vì vẫn chưa có một hệ thống giao thông cao cấp, một sàn giao dịch chứng khoán tầm cỡ quốc tế, và có ảnh hưởng trên thế giới.
Đây chính là luận điểm của tác giả cho rằng Tp HCM là thành phần ven biên của thị trường tư bản toàn cầu; ở đó cấu trúc xã hội và kinh tế ngày càng bị ảnh hưởng do sự toàn cầu hóa từ ngọn - do lưu lượng người và vốn nước ngoài vào Việt Nam - và sự áp dụng chủ nghĩa vượt phạm vi quốc gia từ gốc. Người Việt Nam trong nước nắm bắt những quan hệ, mốc nối từ ngoài để sinh tồn hoặc nâng cao mực sống là những người đang áp dụng chủ nghĩa vượt phạm vi quốc gia từ gốc.
Suốt 20 năm qua ít ai để ý đến độ phát triển của nghề mại dâm tại Việt Nam. Trên thực tế, nghề mại dâm đã lập tức tăng cao ngay sau khi chính sách Đổi Mới đước áp dụng. Hiện nay có khoảng 200.000 phụ nữ Việt Nam đang hành nghề trong kỹ nghệ mại dâm.
Còn tiếp
© DCVOnline
______________________
(1) Kimberly Kay, Hoang, Economies of Emotion, Familiarity, Fantasy, and Desire: Emotional Labor in Ho Chi Minh City’s Sex Industry, Sexualities 13(2): 255-272. 2010.
(2) Kimberly Kay, Hoang, She's Not a Dirty Low Class Girl: Sex Work in Ho Chi Minh City, Journal of Contemporary Ethnography 40(4): 367-396. 2011.
DCVOnline minh họa.
Hồ Gươm gửi hôm Chủ Nhật, 20/05/2012
Trần Giao Thủy - Em không phải là hạng gái nhơ nhớp thấp hèn (II) Trần Giao ThủyTheo DCVOnlineKhu mại dâm bậc thấp: “Đụng chạm họ làm chị muốn ói!”Phụ nữ mại dâm phục vụ khách hàng đàn ông Việt Nam trong nước thường hành nghề đúng công thức “bán dâm lấy tiền”. Những phụ nữ này hoạt động tại những nhà chứa trá hình là những tiệm hớt tóc tại Tp HCM ở Quận Tư, Quận Mười, Quận Bình Thạnh và khu vực quanh phi trường Tân Sơn Nhứt. Những quận hạt này cách Quận Nhất - trung tâm thương mại và là nơi có nhiều du khách - khoảng 45 phút.Để tránh bị công an dòm ngó, và cũng để dễ ăn nói với bà con chòm xóm và bè bạn, những phụ nữ mại dâm này thường hoạt động vào ban ngày từ 10 giờ sáng đến 6 giờ chiều. Mười hai phụ nữ mà tác giả đã tiếp xúc đều là những người mẹ độc thân, tuổi từ 29 đến 60 và cũng đều chưa học xong tiểu học. Họ là những phụ nữ nghèo ở đô thị hay là người chạy từ quê lên tỉnh và đều đã làm việc trong khu công nghệ sản xuất trước khi bước vào nghề mại dâm. Những gái đi khách trong khu vực cấp thấp này cung cấp một số dich vụ tiêu biểu; thí dụ như đưa khách mua dâm lên đỉnh khoái lạc nhanh gọn trong vòng 20 phút mây mưa. Khách thường mua dâm bằng 3 đô-la và kẻ mua người bán cũng ít khi phải thương lượng giá cả. Trung bình những phụ nữ này kiếm được khoảng trăm đô-la mỗi tháng, như vậy thu nhập khoảng 40-50 đô-la nhiều hơn nếu đi làm tại quán ăn, tiệm hớt tóc thực sự hay làm ô-sin. Những phụ nữ mại dâm đứng tuổi, 45 đến 60, cho biết họ phải đi làm gái vì chủ cũ chuộng nhân viên trẻ hơn. Bà Phượng, 60 tuổi, từng làm việc trong kỹ nghệ nuôi tôm với lương tháng khỏang 50 đô-la, đã vào nghề mại dâm sau khi bị đuổi việc vì quá già. Những phụ nữ mại dâm này lây lất bên lề của trung tâm Tp HCM và không có đủ khả năng kinh tế để đi vào khu có giá cao hơn. Họ không có tiền mua sắm quần áo đẹp, son phấn, hay đi sửa sắc đẹp là những phần vốn phải có để kinh doanh trong khu mại dâm bậc trung như một chiêu đãi viên, và họ cũng không đủ tiền mua nước uống tại các quán bar mà gái đi khách bậc trung thường lai vãng. Để tìm hiểu, tác giả đã hỏi Dung, 34 tuổi, độc thân có hai con, tại sao lại chọn hành nghề trong khu mại dâm cấp thấp và tại sao không qua Quận Nhất, ở đó Dung có nhiều cơ hội gặp khách mua dâm bằng đô-la nước ngoài. Dung trả lời toạc móng heo, bằng tiếng Việt:
“Chị già rồi. Chị đã có con. Chị cũng không đẹp. Chị không biết nói tiếng Mỹ và ngay cả không biết làm sao tới những chỗ đó [nơi có khách mua dâm người nước ngoài]. Chị không có tiền để diện áo quần hay vô ngồi ở những quán bar loại đó nên chị không bao giờ làm việc được ở những chỗ đó. Chị không ganh đua được với những cô đó đâu. Lấy tiền của người nước ngoài khó lắm.”
Ngoài việc thiếu tiền để vào ra những nơi “xa lạ”, những người phụ nữ này cũng không có đủ vốn văn hóa hay khả năng ngôn ngữ để giao tiếp với đàn ông nước ngoài, như Dung đã nói, vì không thể tiếp chuyện với người nước ngoài nên không thể đi khách ở khu mại dâm cao giá. Hơn nữa, dù Quận Nhất chỉ cách khu xóm họ đang làm việc cỡ 30-40 phút xe ôm nhưng nhiều phụ nữ mại dâm bậc thấp này chưa hề đặt chân đến đó. Họ không biết đường vào Quận Nhất và cũng không chịu nổi cuốc xe ôm 2 đô-la vào trung tâm Tp HCM. Ngay cả nếu có thể bỏ một ngày ở giữa thành phố họ cũng không biết sẽ đi đâu và sẽ làm gì ở đó.Khi mới bắt đầu cuộc nghiên cứu tác giả đã vô tình mời vài phụ nữ mại dâm bậc thấp đi ăn trưa hay dùng cơn chiều ở Quận Nhất khiến họ rất khó chịu, nếu không nói là lạc lõng trong những không gian đó. Một thí dụ, Trúc đã nói:
“Chị không bao giờ đến những tiệm ăn như vậy và vì quá sợ chị cũng không dám ngồi xuống, nhìn giá cả trên tấm thực đơn rồi hoảng hốt vì chị không đủ sức trả cho món rẻ nhất trong đó nữa. Nếu chị quay lưng bỏ đi thì người ta sẽ cười vô mặt chị.”
Tóm lại, thiếu kém của những phụ nữ mại dâm về tiềm năng văn hóa và kinh tế đã đẩy họ vào hành nghề mại dâm, lệ thuộc vào những người đàn ông nghèo, người bản xứ.Ngoài sự thiếu thốn về mặt kinh tế và vốn văn hóa, những phụ nữ mại dâm trong khu vực bậc thấp còn thiếu cả vốn liếng thể xác (sắc đẹp) để cạnh tranh trong thị trường mại dâm bậc trung hay bậc cao. Mai, một phụ nữ từ vùng đồng bằng sông Cửu Long, đang hành nghề tại một trong những tiệm hớt tóc, nói: “Chị đã ở giữa tuổi ba mươi. Chị đã có một con. Chị không đẹp... Vì vậy chị đâu còn lựa chọn nào khác hơn là đi khách ở đây.” Nguồn ảnh: darrenmelrose.com Trong khi những gái đi khách ở bậc trung thường dùng một phần lớn của thu nhập đầu tư vào để sửa sắc đẹp, mua quần áo, đồ trang sức, và son phấn thì phụ nữ mại dâm ở bậc thấp phải lấy thu nhập trả tiền nhà, tiền chợ, tiền học cho con cái. Vì vậy áo quần mặc trong nhà hay ở nơi làm việc của những phụ nữ mại dâm bậc thấp không khác gì nhau. Họ không trưng diện khi hành nghề và cũng chằng có áo quần sexy, gợi tình; trên thực tế, nhìn những phụ nữ này không khác gì những bà nội trợ, những bà chị hay những bà mẹ nghèo nàn. Họ là những người nghèo cùng giai cấp với những người khách bản xứ nghèo khó. Dù không bị ép buộc mại dâm, nhiều phụ nữ đã tiếp tục hành nghề để thoát cảnh đói nghèo. Những phụ nữ trong khu mại dâm bậc thấp nằm trong số những người bị tổn thương và bị bóc lột nhiều nhất. Họ không có lựa chọn nhiều lắm về mặt khách hàng. Nhiều khi khách nào họ cũng đi, vì họ cần tiền. Mai nói:
“Những điều tụi chị làm rất nhơ nhớp. Những ông già dơ dáy tới đây và mấy ổng rất thô lỗ trên thân thể của chị. Họ đâu cần biết gì tới chị vì với họ chị chỉ là một gái đi khách. Khi mới vô nghề, sau mỗi lần đi khách là chị ói, nhưng bây giờ quen rồi.”
Khách của số lớn trong nhóm phụ nữ này là những đàn ông Việt Nam nghèo với thể xác làm họ buồn nôn. Nếu thủ dâm và khẩu dâm không làm khách đạt thỏa mãn, thì giao cấu là biện pháp cuối cùng những người đàn bà này sẽ làm. Chín trong số mười hai phụ nữ mại dâm đã cho tác giả biết họ đều nôn mửa khi mới vào nghề sau khi cảm thấy tinh dịch của khách hàng trên tay hay trong miệng vì họ tởm lợm thể xác của những khách mua dâm. Trâm giải thích: “[Khi] mấy ổng già, mình phài làm cực hơn để mấy ổng ‘ra’ ... hay mấy ổng [những ông tài xe tải] lái xe lâu mà không tắm nên hôi rình à.”Nôn mửa, theo tác giả, là một phản ứng tự nhiên của cơ thể khi cảm thấy tởm lợm vì thể xác đàn ông nói chung, và đặc biệt với thân hình của những người đàn ông lớn tuổi không sạch sẽ. Tất cả những phụ này đều nói là họ đã từng ôm nhau khóc vì họ phải làm những việc, như Trâm nói, “mà chỉ có những người đàn bà ở dưới đáy của xã hội mới làm.” Mỗi bao cao su giá khoảng 40 xu, một giá quá đắt đối với những phụ nữ mại dâm bậc thấp. Vì thế, họ thường cố gắng làm cho khách xuất tinh bằng những cách khác hơn là giao cấu. Đôi khi khách mua dâm dùng bao cao su. Tuy nhiên, nếu không có bao cao su, những phụ nữ này vẫn giao cấu với khách không có phòng ngừa. Gái đi khách trong khu mại dâm thấp thường không mang theo bao cao su, tại sao? Nguyệt giải thích với tác giả:
“Chị không đem bao cao su theo vì nếu công an vô đây khám xét tiệm của chị và tìm thấy bao cao su thì họ có thể bắt chị về tội làm gái. Chị sẽ ráng làm khách hàng ‘ra’ bằng tay hay bằng miệng trước. Nếu không làm mấy ổng ‘ra’ nổi thì chị sẽ làm tình ... rồi ra tiệm thuốc tây mua viên thuốc uống liền để khỏi bị có bầu.”
Khi tác giả hỏi khách mua dâm về việc dùng bao cao su, một số cho biết họ luôn luôn cung cấp bao cao su vì sợ mang bệnh. Khách hàng trong khu mại dâm thấp là những người tác giả khó bắt chuyện nhất. Tác giả đã thường nhờ những tài xế xe ôm giúp, qua ly cà phê, điếu thuốc trong khi khách hàng đang ngồi chờ tới phiên được phục vụ. Câu chuyện với khách hàng và gái đi khách ở khu mại dâm bậc thấp thường xoay quanh lý do gì khiến họ đến những địa điểm đó để thỏa mãn xác thịt. Họa tiết sau đây mô tả rõ lô gíc “trách nhiệm” hướng dẫn ứng xử giữa khách và gái đi khách trong khu mại dâm bậc thấp. Vào một buổi chiều, ngồi trò chuyện với các cô gái đi khách tại một quán cà phê-nhà chứa ở Quận Bình Thạnh, tác giả gặp một khách hàng tên Khoa, tuổi độ giữa 40. Sau khoảng một giờ trao đổi, tác giả biết Khoa làm việc với một công ty xây cất trong vùng, lương chừng trăm đô-la một tháng. Khoa có vợ và con mới một tuổi; con Khoa ở với mẹ và bà con tại một làng quê ở Cà Mau. Trả lời câu hỏi cớ gì khiến Khoa đến những nhà chứa này, Khoa nói:
“Nè, chắc cô nghĩ tất cả đàn ông đều làm chuyện tồi bại cả, nhưng tự cô đến đây, vậy nếu cô muốn biết, tôi sẽ nói cho cô biết và nếu cô khó chịu thì đó là lỗi cô đã làm phí thì giờ của mình ở đây. Vợ tôi đang ở dưới quê với con nhỏ, và tôi đang ở thành phố một mình. Tôi phải giải quyết một số vấn đề, và tôi có thể bỏ vợ theo một người đàn bà khác hay tôi có thể tới đây [giải quyết một số vấn đề] đợi ngày vợ tôi trở lại.”
“Vợ anh có biết anh tới đây không?” Khoa trả lời, “Cô ấy ngây thơ lắm, không biết gì đến những nơi này.” Hai người ngồi trong yên lặng một lúc, tác giả quay qua hỏi Lộc, người lái xe ôm, những người đàn ông như Khoa có khi nào mua dâm với gái đi khách ở Quận Nhất hay không. Lộc nói, “Họ không mua nổi mấy cô đó.” Quay lại, Khoa nói, “Tôi không có nhiều tiền. Những cô đó không khi nào mất thời giờ với đàn ông như tôi. Tại sao phải mất thì giờ khi người ngoại quốc trả họ nhiều tiền hơn.”Gái đi khách nghèo phục vụ khách mua dâm nghèo. Những phụ nữ như Dung và Mai, và đàn ông như Khoa sống xa trung tâm thành phố đến nỗi họ không có đủ tiền đi xe vào Quận Nhất, đó là khu kinh tế mại dâm bậc trung và cao cấp. Hơn nữa, giữa người bản xứ, chuyện mua bán tình dục thường diễn tra trong phạm vi của những tiệm hớt tóc hay các quán cà phê. Rất hiếm khi khách và gái đi khách mua bán ở những nơi khác. Gái đi khách ở bậc thấp không đủ khả năng trả tiền xe hay tiền ăn uống tại các quán bar ở Quận Nhất. Đó là vùng hoạt động của gái mại dâm bậc trung và gái đi khách cao cấp. Chỉ có thể phục vụ và lệ thuộc vào khách hàng như Khoa, với phụ nữ mại dâm như Hà, là việc làm khiến họ phải nôn mửa. Những phụ nữ hành nghề ở khu mại dâm bậc thấp là những người có ít kiểm soát nhất về việc làm của họ. Vì không có nhiều khách mỗi ngày, phụ nữ mại dâm trong khu vực này hiếm khi từ chối đi khách. Thay vào đó họ dùng chiến thuật “làm sớm nghỉ sớm” và tránh được chuyện giao cấu càng nhiều càng tốt. Cũng vậy, khách mua dâm cũng tránh không có qua lại nhiều với gái mại dâm bậc thấp; họ đến, họ ‘ra’, rồi họ đi. Đôi khi cũng có khách ngồi lại uống ly cà phê, hút điếu thuốc nhưng rất hiếm khi chuyện vãn với phụ nữ mại dâm. Dù một một số phụ nữ mại dâm có những khách thường xuyên, nhưng những khách hàng đến những nơi này chi để mua một thứ - khoái lạc - không mua gì hơn. Khách và gái đi khách giao tiếp qua những trao đổi rạch ròi: bán khoái lạc lấy tiền. Quan hệ kinh tế và quan hệ riêng tư không tròng chéo trong khu vực mại dâm bậc thấp. (Còn tiếp) © DCVOnline DCVOnline minh họa.
Trần Giao Thủy - Em không phải là hạng gái nhơ nhớp thấp hèn (III)
Trần Giao Thủy
Khu mại dâm bậc trung: “Cô ấy là một phụ nữ duyên dáng bị kẹt trong một đất nước nghèo nàn”Khu “Tây ba lô” ở Tp HCM nổi tiếng trong giới du lịch tiết kiệm. Dọc đường phố trong khu này là các tiệm bán đồ kỷ niệm, khác sạn mini, văn phòng du lịch, nhà hàng, quán cà phê và bar dành cho người nước ngoài. Đa số các chủ tiệm ở khu này đều biết nói chút tiếng Anh.Tại đây tác giả đã quan sát, thu gặt dữ liệu như người trong cuộc tại bẩy trong số hai mươi lăm quán bar trong khu vực này. Khách mua dâm, mà tác giả đã gặp, tại đây tuổi từ hai mươi hai đến sáu mươi lăm, tất cả là người Mỹ da trắng, người châu Âu, hay người Úc. Những du khách da trắng trong khu mại dâm bậc trung coi họ là những người du lịch sành sõi biết tận dụng khu mại dâm ở các nước Thế giới Thứ ba. Họ có khuynh hướng ở trong các khách sạn nhỏ, nếm mùi Việt Nam “thực”. Adam, môt du khách Mỹ từ Houston, Texas - nói:
“Tôi muốn thấy một Việt Nam thực, không phải Việt Nam dành cho du khách. Tôi muốn thưởng thức thức ăn địa phương, nói chuyện với người Việt Nam, và nhìn xem người Việt Nam sống thực sự ra sao. Đa số những gia đình ở đây sống bằng một hay hai trăm đô-la mỗi tháng. Tôi không đến đây để lui tới các khách sạn chỉ dọn thức ăn phương Tây, và để nhìn người da trắng.”
Gái đi khách bậc trung phục vụ cho những đàn ông như Adam; họ cống hiến cho khách nhiều hơn là chỉ giao hoan. Họ là những người hướng dẫn du lịch, người môi giới văn hóa, hiến cho đàn ông những kinh nghiệm “thực” của các nước Thế giới Thứ ba.Tác giả cho rằng các phụ nữ mại dâm bậc trung khai thác thị trường tình dục bằng cách phát triển quan hệ với đàn ông hải ngoại và thực hành “chủ nghĩa vượt phạm vi quốc gia từ gốc” như Smith và Guarnizo đã đề cập đến. Dĩ nhiên những phụ nữ đi khách bậc trung này chắc chắn có đổi sex lấy tiền, nhưng họ còn biết dùng vốn văn hóa để vờ yêu nhằm cống hiến cho khách làng chơi một số những dịch vụ khác. Câu chuyện sau đây minh họa những cô gái mại dâm vượt phạm vi quốc gia sành sõi làm thế nào để thiết lập và giữ bền quan hệ tình dục bằng khả năng Anh ngữ cũng như thân hình của họ. Tác giả và Linh gặp và biết nhau từ tháng Sáu 2006 và giữ liên lạc đến tháng Tám 2007. Linh làm việc ở quán bar Pink Star, trong khu “Tây ba lô” ở Quận Nhất. Gần 1m68, Linh cao hơn đa số phụ nữ Việt Nam và còn có thân mình thon với đôi chân dài. Linh luôn mặc áo đầm bó sát màu hồng hay đen làm nổi bật đôi chân mình. Cũng như nhiều phụ nữ mại dâm trong khu vực bậc trung này, Linh đầu tư hơn ngàn đô-la để sửa đổi một số bộ phận trên cơ thể như nâng vú, xâm lông mày, bơm botox trên trán, hút mỡ bụng cho thêm eo. Nguồn ảnh: OntheNet Khi gần như tất cả phụ nữ mại dâm bậc thấp là dân quê lên tỉnh thì những gái đi khách như Linh thường là con nhà - nghèo theo tiêu chuẩn đô thị - ở thành phố nhưng vẫn khá giả hơn gia đình của những phụ nữ mại dâm bậc thấp. Họ, những gái đi khách bậc trung, biết những vùng phục vụ những người da trắng nước ngoài muốn tìm kinh nghiệm Việt Nam thực sự, và tất cả đều biết nói chút tiếng Anh. Tất cả những phụ nữ này làm việc tại những quán bar địa phương, trá hình là chiêu đãi viên. Tuy nhiên, họ không lãnh lương chiêu đãi viên, mà chỉ kiếm sống bằng tiền tip và qua những quan hệ tình dục với khách hàng. Những phụ nữ này học tiếng Anh bằng cách nói chuyện với đàn ông ngoại quốc trong quán bar; nhiều tham vọng hơn, một số khác còn ghi tên theo học các lớp Anh văn. Đầu tư vào việc chỉnh sửa thân hình và khả năng Anh ngữ đã giúp Linh mở đường và đặt quan hệ với người da trắng với tiềm năng kinh tế từ các nước tiên tiến. Vào một buổi chiều, một người khách từ New York, tên Jeff, trạc hơn năm mươi tuổi vào ngồi ở quán Pink Star. Jeff mặc quần kaki ngắn, áo sơ mi ngắn tay, chân mang dép. Jeff đang mướt mồ hôi. và Linh bước đến lấy khăn ướt lau mặt cho Jeff, một việc Linh thường làm để tỏ ra mình chăm sóc khách. Hai người ngồi nói chuyện vãn bất chấp tiếng Anh bập bẹ của Linh. Họ trao đổi những câu hỏi bình thường như “Anh từ đâu đến?” “Anh ở đây bao lâu?” “Anh làm nghề gì?” “Anh bao nhiêu tuổi?” “Gia đình anh ở đâu?” Sau năm chầu rượu, Linh xà vào, thúc vào người Jeff, và nói, “Anh đưa em về nhà với anh.” Jeff cười, nói, “Okay.” Sau đó Linh nói, “Anh trả em trăm đô-la chứ?” Jeff lại cười, “Nhiều thế... Anh trả em năm mươi thôi.” Họ mỉm cười với nhau trong im lặng; vài phút sau Linh nói “Được rồi, sáu mươi.” Họ đứng dậy bước đi khỏi quán Pink Star. Sáng hôm sau Linh gọi rủ tác giả cùng đi vườn chơi với Linh và con gái. Sau vài giờ tản bộ ở vườn chơi, họ ngồi xuống ăn trưa trong khi con gái Linh chợp mắt. Linh kể với tác giả rằng việc làm ở Pink Star chỉ là cơ hội để Linh gặp khách người nước ngoài. Khi biết khách sẽ ở lại Việt Nam một thời gian ngắn, Linh hỏi thẳng xem họ có muốn ngủ với Linh giá từ năm mươi đến bảy mươi đô-la một đêm không. Tuy nhiên, với những khách sẽ ở lại Việt Nam một thời gian lâu hơn Linh sẽ cố gắng phát triển quan hệ lâu dài đôi khi trở thành quan hệ bồ bịch phức tạp. Hầu hết phụ nữ mại đam bậc trung đề có nhiều “bồ” một lúc. Trả lời câu hỏi nếu đã yêu người khách nào chưa, Linh nói:
“Khi mới vào nghề, em còn trẻ và không khôn lắm. Em đã yêu rất dễ rồi thương đau khi việc không thành. Bây giờ, em không để cho mình yêu nữa. Em nghĩ rằng tình yêu của em sẽ có thể đến với người đàn ông chăm lo cho em tốt nhất tại Việt Nam hay ở xứ khác. Em muốn đổi đời trước và sau đó mới yêu.”
Trong cả hai loại, quan hệ ngắn hạn và quan hệ lâu dài, Linh đều cố gắng làm cho những người đàn ông đó gởi tiền về sau khi rời Việt Nam. Linh cũng có nhiều nhân tình một lúc, nếu người này không muốn đưa Linh đi [khỏi Việt Nam] thì đã có người khác có thể làm việc đó.Sau khi rời vườn chơi của trẻ, Linh đã nhờ tác giả giúp dịch điện thư đầu trong một loạt hàng trăm email giữa Linh và James, một thương gia người Úc, sáu mươi bảy tuổi đã là chủ công ty trước khi nghỉ hưu. Linh gặp James vào tháng Mười Hai, 2005 tại quán Pink Star khi James sang Việt Nam nghỉ hè. Hai người, ban đầu, liên lạc bằng text chat trên điện thoại di động; sau đó Linh đổi sang email vì text chat quá tốn kém. Trong những điện thư tác giả giúp dịch cho Linh, trong khoảng tháng Sáu 2006 đến tháng Ba 2007, Linh đã vẽ lên nhiều màn kịch khủng hoảng. Thí dụ, Linh kể chuyện cha sắp chết, món nợ phải trả cho mafia nếu còn muốn sống, chuyện có thể mất nhà, ước muốn mở quán cà phê, thêm vào đó là ba trăm đô-la mỗi tháng để đi học Anh văn và trường dạy thẩm mỹ. Qua những emai loại này, đến tháng Tám 2006, Linh đã nhận được khoảng bảy trăm đô-la từ ba “người tình” nước ngoài, hai ở Úc, và một từ Mỹ. Linh thuyết phục cả ba người đó họ đều là những người đàn ông duy nhất trong đời Linh. Linh thực sự đã đi học Anh văn và học phí của một khóa đó lại do ba người đàn ông gời về chi trả. Với ngoại tệ rủng rỉnh, Linh có tiền đi sửa sắc đẹp hay mua thêm quần áo đẹp hơn, sắm điện thoại di động hiện đại hơn. Đàn bà như Linh đã tư bản hóa mối liên lạc toàn cầu bằng cách đặt ra hàng loạt chuyện hư cấu về cuộc đời của họ tại Tp HCM. Hôm đó, tác giả đã gặp James trên Yahoo Mesenger. Linh giới thiệu với James tác giả là một người nghiên cứu về quan hệ vượt phạm vi quốc gia. Một điều ngạc nhiên là James lại tỏ ra quan tâm đến dự án nghiên cứu của tác giả. Cả hai đã giữ liên lạc qua emai, chat trên mạng, và thư qua bưu điện hơn sáu mươi lần trong khoảng tháng Bảy 2006 đến tháng Tám 2007. Vào tháng Tám 2007, tác giả đã gặp mặt James ở một quán cà phê tại Quận Nhất. Người đàn ông sau mươi bảy tuổi người Úc đã quyết định làm “Tây ba lô” suốt quãng đời còn lại. Trong những lần trò chuyện, James mô tả về Linh như sau.
“Cô ấy là một người lương thiện, cứng cỏi, chính trực. Cô biết không, Linh mới học tới lớp sáu, nhưng biết nói tiếng Anh khá thông thạo. Chúng tôi trao đổi với nhau về nhiều chuyện. Tôi yêu Linh nhiều lắm và tôi muốn sự tốt lành nhất cho Linh. Cô ấy là một phụ nữ tinh nhanh, thông minh sống ở một nước nghèo không có được nhiều cơ hội. Tôi muốn giúp Linh mở thương vụ riêng, tự lập, không phải đi làm ở quán bar nữa.”
Qua những điện thư trao đổi, James không hề nói tới chuyện lấy tiền mua khoái lạc mà coi quan hệ vói Linh là tình yêu thực sự. James khẳng định mình yêu Linh và tin rằng Linh yêu mình thực sự. James tin chắc rằng chính James sẽ là người “cứu” Linh ra khỏi cuộc đời cô gái bán bar. Tất cả những đức tính James gắn cho Linh như lương thiện, cần cù, liêm chính đã khuyến khích James gởi một số tiền lớn cho Linh mà không đặt câu hỏi về những câu chuyện cần tiền Linh đã kể. James thông cảm với Linh vì, như James nói, “là một đàn ông ở nước tiên tiến với quá nhiều đặc quyền, tôi cảm thấy giúp người là điều quan trọng.” Quan hệ khách-gái đi khách ở khu mại dâm bậc trung diễn ra ở nhiều nơi như tại quán bar, tiệm cà phê, nhà hàng, khách sạn, và trên mạng Internet. Những quan hệ loại này có thể ngắn hạn như chuyện bán sex lấy đô-la hay những quan hệ dài hạn. Tác giả gọi hoạt động mại dâm loại này là “làm việc quan hệ riêng tư” vì cả hai bên, khách và gái đi khách, đều chia sẻ với nhau những câu chuyện về cuộc đời riêng của họ (dù thực hay không thực). Trong đa số các cuộc gặp gỡ giữa khách và gái đi khách, ngay từ đầu, giá cả đã rõ ràng cho dịch vụ tình dục. Tuy nhiên, khi quan hệ đôi bên phát triển, sự quan tâm riêng tư và phục dịch tình dục trở nên tròng chéo một cách phức tạp với quan hệ kinh tế. Khi những quan hệ này chuyển từ khách-gái đi khách sang nhân tình-nhân tình, gái đi khách không tiếp tục dùng bao cao su là một hình thức bày tỏ sự chăm sóc người tình. Về mặt khách mua dâm, những dịch vụ nào đáng hậu đáp bằng tiền hay tặng vật là điểm không rõ ràng lắm. James thường mua quần áo, nữ trang cho Linh; tuy nhiên, một phần rất lớn những sự giúp đỡ vật chất cuả James cho Linh là gởi tiền như là để đưa Linh ra khỏi sự nghèo đói. Tác giả gặp lại Linh vào tháng Tám, 2009 tại Tp HCM để tìm hiểu xem đời Linh đã thay đổi thế nào. Linh và James lấy nhau vào năm 2007, Linh đã có chiếu khán xuất cảnh đi Úc sau một năm rưỡi chờ đợi. Trong bữa tiệc tiễn đưa, tác giả hỏi, “Chị có yêu James không?” Trả lời, bằng tiếng Việt trộn lẫn tiếng Anh như Linh thường thực tập để chuẩn bị xuất ngoại:
“Tụi em đã trải qua bao nhiêu là khó khăn và anh ấy làm hết sức để em có được visa. Dạ, bây giờ thì em yêu anh ấy. Trong đời này hên xui thôi, em cảm thấy rất may mắn.”
Trong dự án nghiên cứu của tác giả, đa số khách và gái đi khách ít nhất đều có cố gắng giữ mối quan hệ như tình nhân cách xa, nhưng chỉ có một số nhỏ có thể giữ được quan hệ vượt không gian, thời gian, và nhiều rào cản quốc gia - cấm đoán việc di cư. Tính đến tháng Sáu, 2009 chỉ có năm trên ba mươi mốt phụ nữ trong nghiên cứu của tác giả đã có giấy xuất cảnh đi lập gia đình. Mười sáu ngươi khác tiếp tục làm việc ở những quán bar hay về quê lấy chồng. Tác giả không liên lạc được với 10 người còn lại.Mối quan hệ của Linh và James cho thấy gái đi khách bậc trung, trong khi hành nghề, đã qua lại hai vùng kinh tế và tình cảm một cách có ý thức. Tác giả cho rằng chính sự không cân bằng kinh tế-xã hội - và cả những thảo luận đạo đức về vấn đề này - đã làm cho đường biên giới kinh tế-tình cảm có nhiều lỗ hổng. Linh và James ban đầu gặp nhau như gái đi khách-khách, Linh cùng lúc đã có nhiều nhân tình đến khi có giấy xuất cảnh, và cuối cùng Linh đã yêu James. Cái nhãn “nghèo” của nước Việt Nam cho phép Linh và những phụ nữ cùng cảnh ngộ, đóng vai nạn nhân của sự đói nghèo trên thế giới, gây được sự cảm thông, và nhận được tiền giúp đỡ đều đặn từ vài người đàn ông nước ngoài như James. Biết nói tiếng Anh, thông thạo đường đi trong không gian lạ, đóng được vai người hướng dẫn du lịch, và đưa cả tình yêu và sự cảm thông đến với khách là những nhân tố đã gầy dựng và giữ được mối quan hệ xuyên quốc gia loại này. Có nhiều tình nhân một lúc là điều kiện cho phép Linh chọn lựa người mình sẽ phục vụ và chọn lựa cả nước nào Linh muốn di cư đến sinh sống trong tương lai. Tương tự, James dựa vào những bất bình về sự không công bằng kinh tế-xã hội toàn cầu để giải thích cho việc Linh đi vào đường mại dâm. James và những người đàn ông như ông đã biết tận dụng những khả năng về quan hệ và tình dục tại một quốc gia đang phát triển như Việt Nam ở đó họ biết tiền có thể mua cả hai, nhiều tình dục hơn và giúp được những phụ nữ họ xét là đáng được giúp đỡ. Những câu chuyện giữa những người đàn ông và đàn bà như James và Linh đã chứng minh những phụ nữ tưởng như hoàn toàn bất lực có thể khai thác được những hệ thống áp bức trên toàn cầu và tại bản xứ bằng cách tư bản hóa được những liên hệ vượt phạm vi quốc gia và hoạt động tình dục có quan hệ với niềm hy vọng sẽ di cư sang sống ở một quốc gia khác có nhiều cơ hội hơn, và nếu “may mắn” họ còn có thể biết yêu. Còn tiếp Phần I; Phần II © DCVOnline DCVOnline minh họa.
|
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001