TỪ DƯỚI ĐỈNH ĐỒI NHÌN LÊN CHÂN NÚI (1)
at 11/05/2011 12:39:00 PM
Thảo Trường
1
Mười
ba tuổi tôi bị văng ra khỏi gia đình, văng ra khỏi quê quán, tôi thất
kinh chạy tán loạn theo đoàn người tản cư ra khỏi cái thị trấn tan hoang
bình địa.
Ban
đêm quân trong rừng pháo kích như mưa rồi bộ đội nón cối xung phong ùa
vào như đàn ong vỡ tổ tràn ngập thị trấn. Họ bắc loa phóng thanh tuyên
truyền và lùng sục bắt những người lính quốc gia bắn chết tại chỗ hoặc
trói dặt khuỷu tay dắt vào rừng. Ban ngày, gần trưa, đến lượt máy bay
quốc gia oanh tạc rồi pháo binh bắn phủ khắp thị trấn, xong trực thăng
chở quân lính đổ xuống, quân hai bên đối diện bắn nhau.
Người
dân trong thị trấn kéo nhau chạy ra phía quốc lộ, không dám ngoảnh nhìn
lại vùng khói lửa mịt mù phía sau. Tôi là con bé nương theo đoàn người
chạy giặc ấy. Sau này thì tôi được biết cả gia đình cha mẹ anh chị em
tôi đều đã bị chết tan xác trong ngôi nhà hoàn toàn sụp đổ. Tôi nghe
theo người ta đến ở trong một trại tạm cư để được cứu trợ, có chỗ ngủ
trong lều vải, có cơm ăn. Sống vật vờ trong trại cứu tế nạn nhân chiến
tranh một thời gian, tôi lại theo đoàn người đi về phía thành phố. Sau
nhiều ngày xin ăn và ngủ đêm ở vỉa hè, tôi được ông chủ vựa bia và nước
ngọt nhận làm cháu cho vào làm việc ăn ở trong kho chứa hàng.
Bà
vợ đã qua đời từ lâu, cụ Chánh chỉ có một người con trai nhưng anh ta
tính tình bất thường, hàng xóm vẫn coi là một kẻ dở hơi. Anh ta không
giúp gì được cho cụ Chánh trong công việc buôn bán làm ăn nhưng anh ta
hiền lành không phá phách nên cũng chưa bị coi là thằng điên. Từ ngày
tôi được cụ bảo bọc cho ăn ở trong nhà, tôi thấy mọi công việc kinh
doanh đều một mình cụ lo liệu hết. Cụ làm việc đầu tắt mặt tối, vất vả
sáng chiều, từ việc đặt hàng, nhận hàng của các hãng chở tới đến việc
phân phối cho các tiệm bán lẻ trong vùng, cụ làm sổ sách thu tiền trả
tiền mọi sự rất trơn tru. Cụ hoạt động tháo vát nhanh nhẹn mặc dù bà con
lối xóm gọi là cụ, có lẽ vì tôn kính chức tước của cụ hồi xưa. Tôi là
đứa cho cụ sai vặt và lo hầu hạ cơm nước cho anh con trai bệnh hoạn của
cụ.
Một
hôm, có một thanh niên xách cái túi hành lý đến nhà và được cụ cho ở
trọ học. Anh ta có lẽ là cháu thứ thiệt của cụ Chánh không phải thứ cháu
nhận như tôi. Trong cách xưng hô khi chuyện trò đối đáp đã có những
liên hệ tình cảm, hình như giữa cụ Chánh và thân phụ của anh có ân sâu
nghĩa nặng gì đó xưa kia, anh được cụ chứa chấp bảo bọc có phần giúp đỡ
cưu mang học hành tương lai. Anh được ở trên căn gác chung với anh con
trai của cụ. Với anh con trai thì cụ mặc tôi muốn xưng hô thế nào tùy ý,
gọi là... thằng cũng được, nhưng với chàng trai trẻ mới tới, cụ Chánh
bảo tôi phải gọi bằng cậu.
Ngoài
giờ đạp xe lên Sài Gòn học, về nhà cậu cũng phụ vào làm các công việc
trong cửa hàng cùng với tôi và cậu trở thành người thân cận gần gũi tôi
nhất. Cậu ôm quyển sách học trong gian nhà kho xếp đầy những két bia và
nước ngọt cao từng chồng từng chồng. Khi rảnh cậu học bài của cậu, khi
có việc cậu phụ làm với tôi. Nói là cậu phụ làm chứ có khi cậu là chính
mà tôi mới là kẻ làm phụ bởi lẽ cậu là con trai tôi là con gái. Như xếp
các két hàng thì cậu bê những két bia lớn La Rue nặng nề còn tôi bê
những két nước ngọt hay bia 33 nhỏ hơn, nhẹ hơn. Nếu phải trèo lên cao
thì cậu trên tôi đứng dưới. Khi giao hàng cho các tiệm giải khát bằng xe
3 bánh thì cậu đạp xe, cậu cho tôi ngồi nghễu nghện lên trên các thùng
két, cậu cháu nói chuyện huyên thuyên trong những giờ phút tự do thoáng
đãng.
Những
năm sau, tôi quen dần những công việc của dépot, tôi biết làm nhiều
việc của cụ Chánh. Có khi cụ còn giao cho tôi tính tiền, đi thu tiền và
cả việc đem tiền đi đóng cho nhà máy sản xuất bia. Cụ cũng sai tôi đi
dàn xếp những vụ rắc rối do anh con trai cụ gây ra với chòm xóm, hoặc
phải can thiệp khi anh ta bị bắt nạt. Thậm chí có khi cụ còn bảo tôi đi
cãi nhau với cái bà lắm điều ngoài đầu ngõ để cho mụ bớt gây chuyện. Cụ
cho tôi uống những chai bia chẳng may bị nứt vỏ kẻo phí của trời. Thế là
có dịp cho cậu cháu tôi say sưa đỏ mặt tía tai, cậu sinh viên chẳng
phải dân nhậu, hai người cưa nhau một chai La Rue là đã bí tỉ.
Tôi
có thể trả lời những câu hỏi của khách hàng, tôi theo dõi và nhớ biết
giá cả hàng hóa lên xuống, tôi còn có thể tính toán làm sao để chặt đá
cục bán cho có lời từ những cây đá chứa trong thùng trấu hoặc mạt cưa.
Cụ Chánh rất khen ngợi và tin giao cho tôi trông coi cửa hàng. Cụ có thể
đi vắng sau khi dặn dò công việc nhà cho tôi và dặn dò cậu sinh viên ở
nhà trông coi tôi và thằng dở hơi. Nhưng mỗi khi có tiệm nước đặt hàng,
cậu lại phải hỏi tôi, hoặc là hãng nước ngọt gọi hỏi cần bao nhiêu hàng
để chở tới cậu cũng lại phải đưa điện thoại cho tôi trả lời. Cụ Chánh đi
vắng giao cho cậu chỉ huy nhưng tôi là người làm việc. Cả cái việc cho
anh con trai ăn gì bữa trưa cũng là tôi sắp đặt.
Nhưng
có một việc hoàn toàn do cậu chủ động định đoạt tính toán là việc hai
người thương nhau trong góc nhà kho. Cậu kéo tay tôi vào dìu tôi nằm ngả
lưng trên những két bia, tôi hùa theo nhịp nhàng đúng ý cậu bởi vì
chính những thèm muốn đó cũng đúng ý tôi. Tôi sung sướng hứng lấy cậu
trên những két bia cọ kẹ ken két, chúng tôi đưa đẩy nhau lung lay trên
cái dàn thùng két trong bóng tối nhá nhem. Ngày nào cũng thế, ngày nào
tôi cũng được cậu ôm ấp vỗ về yêu thương, cậu còn khen ngực tôi đã nẩy
nở, đã là hai cái chũm cậu rất thích sờ nắn, cậu nói cậu thương tôi vô
vàn, cậu thích tôi vô vàn, cậu yêu tôi vô vàn.
Cậu
cho tôi biết là cậu học luật, cậu sẽ làm luật sư hoặc thầy giáo nếu
không phải đi Thủ Ðức và cậu sẽ lấy tôi làm vợ. Những khi ngồi trên xe
ba bánh của cậu đi giao hàng, cậu thường kể đủ thứ chuyện cho tôi nghe,
có khi cậu còn hát nho nhỏ cho một mình tôi nghe. Khi chiếc xe thả dốc
cậu để cho nó lao xuống vù vù, tôi ngồi trên mà tưởng như mình được bay
bổng, hết dốc xuống đến dốc lên, chúng tôi cùng nhảy xuống dùng hết sức
đẩy xe lên. Chúng tôi thở hổn hển nhìn nhau sung sướng. Mãi mãi về sau,
nhớ lại, bao giờ tôi cũng thấy rằng những giờ phút ấy là những giờ phút
hạnh phúc nhất đời tôi.
Cậu
cho tôi rất nhiều sách cũ của cậu và bảo: “Ðọc đi, lúc nào rảnh thì
đọc.” Ðó là những quyển sách cậu đã đọc và cậu thích, tôi bị thất học
nên cậu muốn truyền cho tôi chút ít nào đó những gì mà cậu cho là hay.
Tôi làm theo lời dạy. Rồi tôi hỏi. Rồi cậu giải thích. Tôi hiểu. Tôi
không hiểu. Tôi hiểu theo nghĩa khác. Ngay trên xe ba bánh. Ngay trong
kho bia. Ngay trong nhà tắm.
Tôi
rất thích tờ tạp chí tiếng Anh, trong đó có một bài viết về một hoạ sĩ,
in kèm là những tấm hình chụp các bức họa đàn bà khỏa thân. Tôi đâu
biết tiếng Anh vì tôi mới chỉ theo tới lớp 8 đã phải bỏ học chạy loạn,
đọc không hiểu, nhìn những tấm hình các bức họa khoả thân tôi cũng không
thấy ở đó có gì làm tôi phải chú ý, thậm chí tôi còn coi đó là những
cái gì kỳ cục dị hợm, chỉ liếc sơ rồi đỏ mặt lật qua trang khác, nhưng
cậu nói miết, cậu bảo cứ nhìn kỹ sẽ thấy vẻ đẹp của những bức danh họa,
cậu cũng bảo tôi cứ đọc bài tiếng Anh rồi sẽ có lúc hiểu ra. Cậu dịch
cho tôi biết sơ về cuộc đời và những tác phẩm hội họa của hoạ sĩ. Mà quả
thật xem hình chụp những bức họa khỏa thân nhiều lần, dần dần, tôi thấy
ra là đẹp, rất đẹp, đó không chỉ là những tấm hình đàn bà cởi truồng.
Có lúc tôi thấy người trong tranh như sống động, mỉm cười với tôi. Ở một
bức khác tôi nhìn ra vẻ u uất nơi khuôn mặt của người đàn bà trong
tranh. Tôi biết cậu rất mê những bức tranh, cậu nói chỉ được xem hình
chụp in lại trên báo mà đã thích rồi, nếu được tận mắt xem những bức
tranh thật này còn sướng biết bao. Nhưng cậu nói sẽ chẳng bao giờ cậu
được thấy chúng vì chúng ở những nơi thật xa và thật sang trọng. Tôi rồi
cũng giống cậu, lây cái tật thích tranh khỏa thân, tôi nhìn miết những
tấm hình, nhìn hồi lâu những đường nét ở ngực, đùi... của người trong
tranh. Tôi cắt bài báo và những tấm hình kẹp trong một quyển tập cất giữ
cẩn thận.
Trong
số các sách báo cậu cho tôi còn có những tập thơ, những bộ tiểu thuyết
võ hiệp... Tôi đọc không kịp vì công việc của con ở lu bu tối ngày, cho
nên tôi thường đọc theo những gợi ý của cậu. Nói cho đúng tôi là một kẻ a
dua của cậu, cậu vui đâu tôi âu đấy. Khi cậu nói về nhân vật Lệnh Hồ
Sung yêu ai nhất trong ba người yêu Doanh Doanh, Nghi Lâm và Nhạc Linh
San, là lập tức sau đó tôi tìm dịp lật qua những trang Tiếu Ngạo Giang
Hồ, tôi phải thuộc tên những nhân vật trong câu chuyện của cậu để khi
nghe cậu nói tôi có thể nương theo cậu mà sống. Khi cậu bình câu thơ
“Chiết kích trầm sa thiết vị tiêu...” là tối đó tôi phải lục lọi bài thơ
trong tập Ðường thi có dịch âm dịch nghĩa mà cậu đã cho tôi, để tìm
hiểu “nhị kiều” là ai mà lại ngự trong lòng cậu. Tất cả những kiến thức
đó cậu đã quen thuộc vì cậu đã học qua nhưng với tôi thì hoàn toàn mới
lạ, tôi chạy theo cậu muốn hụt hơi như là khi chạy đuổi theo chiếc xe ba
bánh cậu phóng đi đùa giỡn bỏ tôi lại sau.
Ở
góc sân sau có nhà tắm quây bằng mấy tấm tôn, cửa che vải bạt nhà binh,
nước đựng trong thùng gánh nước xách vào, chiều nào tôi cũng phải xách
nước tắm vào đó cho cụ Chánh, cho anh con trai và cho cậu, dĩ nhiên là
tôi phải xách nước tắm cho tôi. Ðặc biệt cho cậu bao giờ tôi cũng xách
cho hai thùng để cậu xối nước thoải mái hơn. Có khi đang tắm cậu gọi tôi
vào gội đầu cho cậu. Tôi không dám tự ý vào phòng tắm với cậu nhưng
nghe cậu gọi là tôi vào ngay. Trước khi cậu tắm tôi đã sắp sẵn đủ cả:
nước, gầu múc, xà phòng, khăn tắm... đâu có thiếu thứ gì, cho nên cậu
chỉ có thể kiếm cớ gội đầu, kỳ lưng, để gọi tôi. Có lần cụ Chánh gọi tôi
ở ngoài sân, tôi vội chạy ra hai tay đầy bọt xà phòng, cậu cũng mặc vội
cái quần đùi rồi chạy ra đầu tóc mặt mũi cũng đầy xà phòng, cụ Chánh
mắng:
- Chúng mày mần giặc gì ở trong đó?
Tôi thưa:
- Cậu bảo con giúp cậu gội đầu xà phòng.
-
Kể xác nó, lớn tướng rồi không gội đầu được hay sao mà phải sai mày.
Ði, mày lấy xe đạp đi kêu thêm năm cây nước đá nữa bán từ giờ đến đêm,
hôm nay trời nóng bức người ta mua đá cục nhiều lắm đó.
Tôi vâng dạ, lấy xe đạp nhưng còn nói vọng vào phòng tắm:
- Cậu chịu khó gội một mình à nhe.
■
Năm
học thứ 3 thì cậu vắng nhà nhiều hơn, cậu có kể cho tôi biết cậu tham
dự vào ban đại diện sinh viên, cậu cũng kể về những vụ hội thảo, xuống
đường, biểu tình chống quân phiệt, chống độc tài, chống chiến tranh...
Cậu còn nói thêm... “vui lắm, giá mà em được đi học thì cậu cũng kéo em
theo”. Có hôm cậu về khuya, tôi định xách “cặp lồng” đi mua phở cho cậu
ăn nhưng cậu giữ lại, kéo tôi vào kho bia, chiếc “cặp lồng” rơi loảng
xoảng xuống nền nhà, rồi những két bia kèn kẹt dưới lưng tôi, tôi đong
đưa trên dãy thùng két đó. Khi cậu thở hắt buông tôi ra, tôi lặng lẽ cúi
xuống nền nhà sờ soạng tìm những ngăn cặp lồng, tìm cả cái nắp, lắp
vào, rảo bước sang phía hàng phở đêm gần đó. Tôi sung sướng đem phở về
xúc cho cậu ăn, cậu vẫn còn nằm ngả ngiêng trên những két bia, trong ánh
đèn đường rọi vào qua cửa kho, cậu há miệng đón những thìa phở tôi đút
vào. Nuốt xong tô phở cậu tỉnh ra, ôm nựng hai cái chũm của tôi và của
cậu. Trước khi đi lên gác ngủ cậu nói: “Lần nào cậu cũng là kẻ gục ngã
trước... quân thù sung sức!”. Sau đó “quân thù” cũng lăn quay ra ngủ say
như chết.
Nhưng
những ngày sau, và cả nhiều ngày sau nữa, cậu không về nhà. Ban ngày
cậu không về, tối đến đóng cửa vựa, tôi đi ra đi vào nóng lòng chờ mong
cũng không thấy cậu về. Chiếc “cặp lồng” đã sẵn đấy vẫn còn để không qua
những ngày sau. Tôi nhớ cậu điên cuồng. Ban đêm nằm ngủ trong kho, tôi
nghe những két bia kẽo kẹt rạo rực như những cây tre trong bụi tre kẽo
kẹt khi gặp cơn gió lớn.
Một
tuần sau cụ Chánh nói cho biết cậu bị bắt đưa đi trại nhập ngũ, cụ còn
nói vì tội biểu tình gây rối, nặng thì lao công đào binh, nhẹ làm lính
trơn, chứ không được học trường sĩ quan như những người có bằng cấp
khác. Thôi thế là sẽ chẳng có dịp cho cậu lấy tôi làm vợ, cậu ngưng
ngang học hành làm luật sư, làm thầy giáo, cậu cũng không được làm sĩ
quan, cậu sẽ làm lính trơn cầm súng trường đi đánh nhau ngay tuyến đầu
và sẽ trúng đạn chết như những anh lính đã bị trúng đạn chết trong thị
trấn quê tôi ngày ấy! Tôi buồn quá thể. Tôi nhớ cậu quá thể. Nhưng tôi
chỉ khóc được trong bóng đêm. Ban ngày tôi vẫn làm ra vẻ bình thường.
Cậu vẫn bặt tin, chưa được về thăm nhà. Cũng không có tin báo tử.
Mãi
một năm sau, cậu bất chợt về thăm cụ Chánh trong bộ quân phục sinh viên
sĩ quan trừ bị Thủ Ðức. Cậu cho biết là cậu được tha án phạt nhưng phải
tiếp tục quân ngũ, chuyển sang học ở trường huấn luyện sĩ quan. Cậu ở
nhà ăn một bữa cơm trưa rồi sau đó lại ra đi, tôi không có dịp gặp riêng
cậu trong kho bia. Và những tuần lễ sau đó, những tháng sau đó, cả năm
sau đó cũng không thấy cậu về.
Rồi
một hôm cậu lại về, lần này cậu mặc quân phục rằn ri đeo lon chuẩn uý
trên cổ áo. Cậu đi đứng ngang tàng, cậu nói năng ngổ ngáo. Cụ Chánh đi
vắng, cậu kéo tôi lên gác vào phòng, cậu vung tay lột quần áo tôi ra và
yêu tôi cuồng bạo, cậu thưởng thức tôi kiểu khác xưa, có lẽ là kiểu độc
tài quân phiệt như cậu nói, rồi cậu cũng đòi tôi phải làm theo cách của
cậu chỉ bảo, tôi líu ríu vâng lời. Cửa phòng vẫn mở, anh con trai cụ
Chánh đứng hát nghêu ngao bên ngoài. Cậu chửi thề: “đ. m. thằng điên”.
Khi xong cậu không cho tôi mặc quần áo ngay, cậu bắt tôi để nguyên thân
thể trống trải nằm ngửa, nằm sấp, lăn bên này, lăn bên kia, co chân duỗi
cẳng, đứng lên ngồi xuống, đi tới đi lui... cho cậu xem. Rồi cậu nhào
tới hôn hít trên toàn thân tôi. Rồi tôi thấy cậu khóc hu hu. Rồi tôi
nghe cậu nói thì thầm trên ngực tôi giữa hai cái chũm của cậu:
- Em thế này làm sao tôi chết đi được. Chết thì vô lý quá. Chết đi thì làm sao còn cắn được hai cái chũm em.
Tôi nói:
-
Cậu nay đã là sĩ quan, đâu phải là lính dễ chết. Ðược nghỉ ngày nào cậu
về đây với em, em nhớ cậu, em thích cậu, em sẽ chiều chuộng cậu tất cả,
em mồ côi, tứ cố vô thân, chẳng còn ai ngoài cậu trên cõi đời này, tối
qua coi TV thấy cô Thanh Nga hát “chỉ còn anh thôi... chỉ cần anh
thôi...”
Cậu nói:
-
Làm trưởng toán coi mười hai lính, lội ruộng, băng rừng thì cũng giống
nhau cả, hòn tên mũi đạn nó đâu phân biệt ai với ai. Ðánh “bụp” một cái
vào mặt thằng nào là thằng ấy lãnh. Với lại cậu làm chỉ huy thì cậu phải
đứng thẳng, đi trước, cho nó muốn “bụp” thì cứ “bụp”. Lỡ mà nó đánh
“bụp” vào mặt cậu một cái là rồi đời.
Tôi ghì chặt cái con người oai hùng của tôi vào ngực mình, ôi chao, sao mà tôi mê say cậu của tôi đến thế này.
Có tiếng anh con trai cụ Chánh réo gọi tên tôi, tôi mặc vội áo quần chạy ra, anh ta đứng ngay cửa, sai:
- Mày đi mua cái gì cho tao ăn chiều, đói quá!
Tôi
đành phải bỏ cậu trong phòng, tôi còn nhớ lúc ấy cậu vẫn ở truồng, trên
người cậu chỉ có cái áo rằn ri cài lon chuẩn úy. Tôi chạy sang quán mua
thức ăn cho con cụ chủ. Khi đem thức ăn về cho anh ta thì cậu đã bỏ
đi.
Ðó là lần cuối cùng tôi được gặp cậu!
(Còn tiếp)
nguồn:http://www.diendantheky.net/2011/11/tu-duoi-inh-oinhin-len-chan-nui.html
======================================================================
TỪ DƯỚI ĐỈNH ĐỒI NHÌN LÊN CHÂN NÚI (2)
at 11/06/2011 12:19:00 PM
Nói đến đó cụ nín bặt, hai mắt cụ rưng rưng, tôi quì xuống bên ghế nhìn cụ cũng không biết nói gì, mắt tôi cũng rưng rưng. Lát sau cụ nói:
Thảo Trường
(Tiếp theo)
2
Cụ Chánh bắt đầu đau yếu, một hôm cụ gọi tôi vào bảo:
-
Tao sức khoẻ suy giảm, chẳng biết còn sống bao lâu nữa, nhưng tao lo
cho cái thằng khờ nhà tao quá, tao chết không nhắm mắt được...
Nói đến đó cụ nín bặt, hai mắt cụ rưng rưng, tôi quì xuống bên ghế nhìn cụ cũng không biết nói gì, mắt tôi cũng rưng rưng. Lát sau cụ nói:
-
Tao muốn trao cả cái tài sản này và cả cái thằng khờ cho con, mày có
chịu giúp ông không, nếu mày chịu tao sẽ làm đám cưới cho hai đứa chúng
mày, con sẽ quán xuyến cơ ngơi gia tài này, con sẽ quản lý luôn cái
thằng chồng mày, ông nghĩ chỉ có con giúp cho ông được việc này mà thôi.
Khi ông chết, mày lo cho nó được bao nhiêu là ông mừng bấy nhiêu, con
ạ.
Tôi
lặng thinh nghĩ tới cậu, giờ này cậu ở đâu? “Bến Hải hay Cà Mau? Trong
Nam hay ngoài Bắc?” Ðằng đẵng hai năm cậu không về với em, cũng không
một tin tức gì từ nơi chiến địa. Cậu có còn nhớ tới em? Cậu có còn nhớ
tới cái kho bia ngày cũ, cậu có còn thích những cái chũm trên ngực em
dành riêng cho cậu? Cậu mà về đây thì em sẽ chiều cậu tất thẩy mọi thứ,
cậu muốn em đi đứng nằm ngồi cách nào em cũng chiều được hết. Hay là...
Trời ơi, hay là đã có một cái “bụp” nào xảy ra rồi?
Chợt cụ Chánh hỏi dồn:
- Con nghĩ sao? Trả lời cho ông đi. Con bằng lòng thì gật đầu để ông lo mọi sự!
Tôi hốt hoảng mếu máo gật đầu. Cụ Chánh ôm chầm lấy tôi:
-
Cám ơn con. Từ nay con là con ta. Con không còn là cháu hờ hay là đứa ở
nữa. Con là con ta, tất cả nhà cửa này là của con, con toàn quyền điều
khiển, định đoạt.
Những
ngày sau cụ Chánh tổ chức đám cưới cho con trai. Hàng xóm nói tôi trúng
số, khi không được nguyên cả một gia tài lớn. Căn gác được sửa chữa
thành phòng riêng cho vợ chồng mới. Tôi sẽ ở trên gác chứ không còn phải
chui rúc trong nhà kho nữa. Không rõ nằm trên những két bia và nằm trên
giường đệm nó sẽ khác nhau thế nào?
Ðám
cưới diễn ra êm xuôi, thằng chú rể ngoan ngoãn làm theo những gì người
lớn chỉ dẫn. Tiệc tùng xong khách khứa ra về, cụ Chánh kêu tôi bảo “Bắt
nó đi ngủ, từ nay con phải cho nó vào khuôn vào phép, ăn uống, ngủ nghê,
tắm rửa... phải có giờ giấc, cấm nó không được lang thang ngoài đường
ngoài quán...”. Tôi dắt tay chồng tôi lên phòng, nó ngoan ngoãn làm
theo, tôi nói thay quần áo tắm rửa lên giường ngủ, nó không nghe, có lẽ
suốt ngày lễ lạy anh ta mệt quá cứ để nguyên thế lăn ra ngủ, anh ta
chẳng ngó ngàng săn sóc cô dâu gì cả. Tôi cũng thây kệ, rồi từ từ anh ta
sẽ biết phận mình, sẽ biết phải làm gì cho vợ. Cụ Chánh giao nhà cửa
công việc cho tôi thì tôi sẽ lo chu đáo, còn việc vợ chồng là của vợ
chồng tự nhiên rồi sẽ đâu vào đấy. Chỉ tội một điều là chồng tôi chưa hề
biết việc đực cái, chưa, chưa bao giờ, nói ngay ra là anh ta vẫn trai
tân, tôi biết chắc chắn điều đó, anh vẫn chỉ là kẻ ngơ ngơ ngác ngác;
còn tôi thì tôi đã được cậu dạy cho đủ điều, biết trao và biết hưởng,
biết từ cổ điển biết đến tân thời. Tôi đã biết thương biết xót, biết
tình biết nghĩa, biết dịu dàng êm ái và biết oai hùng dũng cảm, tôi đã
biết trước biết sau, biết khởi đầu cũng như kết thúc. Tôi đã được cậu
tôi lột xác, nhưng tôi cũng đã mất trắng sạch banh, mất người làm cho
tôi được sung sướng, mất hút vào trong cõi vô cùng, “bụp! bụp! bụp!”.
Tôi
đi tắm, nước mát làm tôi dễ chịu, tôi gột rửa son phấn đầu đời cụ Chánh
thuê người đến trang điểm trên mặt cho tôi hồi sáng sớm hôm nay. Tôi
tắm xà phòng thơm, tôi kỳ cọ kỹ càng toàn thân, khắp chân tơ kẽ tóc phải
thật sạch sẽ, thật thơm tho và tôi sẽ lựa chiều lèo lái chỉ dẫn cho anh
ta biết cách lần mò qua các ngõ ngách mà thụ hưởng trọn vẹn người vợ
tình cờ của anh, nhưng tôi thì tôi sẽ tưởng tượng cậu đang là anh ta
trong bóng tối. Những gì cậu đã làm cho tôi, tôi sẽ đưa đẩy sao cho anh
ta biết làm như thế. Dạy một người chưa biết gì có lẽ khó nhưng có lẽ
cũng dễ, cách hay nhất là làm trước để học viên bắt chước làm theo. Tôi
thay bộ đồ ngủ đẹp mới mua, nhìn mình trong gương tôi thấy tôi đã khác
lạ. Tôi vén màn chui vào giường đệm mới với chồng tôi.
Cậu
ơi, em đang đi vào một vùng chiến địa khủng khiếp như quê em, ở đó may
ra em gặp được cậu với mười hai chiến binh dũng cảm và oai hùng, tất cả,
không chỉ mình cấp chỉ huy, em nhìn thấy tất cả mười ba đều đứng thẳng
và tiến tới...
■
Nửa
đêm yên ắng, mọi người đang ngủ say thì chợt có tiếng kêu la cầu cứu.
Trong nhà thức dậy, hàng xóm thức dậy, thằng chú rể ở truồng tay ôm quần
đứng ngoài đường ngay trước cửa dépot bia nói oang oang: “Nó cởi quần
tôi, nó cởi quần tôi ra rồi thò tay vào bóp bóp con cu tôi, ối giời ơi,
cứu tôi với, cứu tôi với!”
Mọi
người hiểu chuyện, phì cười trở vào nhà đi ngủ lại. Cụ Chánh bạt tai
thằng con trai rồi lôi nó vào nhà, miệng chửi: “Thằng ngu!”
■
Tôi
quơ vội vài bộ quần áo và mấy thứ cần thiết vào trong cái xách tay, lẻn
ra khỏi nhà, đi một đoạn gặp xe lam vẫy ngừng trèo lên. Ðến bến sang xe
đi tiếp. Rồi sang xe khác đi nữa. Sáng ra tôi thấy mình ở một khu đông
người như họp chợ, đâu đây như ven xa lộ Biên Hoà. Tôi ôm túi đồ lang
thang nghe ngóng những người trong từng đám đông nói chuyện với nhau,
thì ra nơi đây đang là cái chợ tuyển người làm sở Mỹ. Trên bước đường
cùng, tôi thấy đây là cơ hội, tôi mon men nghe ngóng rồi quyết định sẽ
gia nhập vào đám người kiếm sống này. Ðến trưa thì có một đại diện hãng
thầu nhận đơn của tôi, họ sẽ làm hồ sơ, sẽ chỉ dẫn cách thức, sẽ đưa đi
làm điều chuẩn an ninh, sẽ giới thiệu với phòng tuyển mộ của căn cứ Long
Bình, tôi sẽ được vào làm bồi bàn trong nhà ăn của lính Mỹ. Tôi sẽ phải
trả cho “hãng thầu người” này hai mươi lăm phần trăm tiền lương hàng
tháng. Tôi mừng quá nhận lời ngay, làm được bốn đồng, đóng sở hụi một
đồng đâu có sao, tôi nghĩ nếu họ đòi hai đồng tôi cũng chịu, còn hơn là
chưa biết ngày mai lấy gì mà ăn.
Tôi
kiếm nhà trọ ở xóm chợ đó. Một tuần sau tôi được gọi đi học làm bồi,
học hai ngày thì nhận việc. Làm bồi bàn sở Mỹ mặc đồng phục váy trắng và
phải trang điểm, đây là lần thứ hai trong đời tôi phải trét phấn và là
lần đầu trong đời tôi mặc váy ngắn hở đùi. Tôi thấy như lúc nào cũng có
người đang nhìn vào đùi mình, nó cứ hớ hênh thế nào ấy. Chỉ có cậu và
chỉ với cậu thôi tôi có thể làm gì cũng được, làm gì cho cậu cũng là
đương nhiên đúng.
Ở
nơi đây, từ nơi đây, từ cái nơi tôi bắt đầu đánh phấn tô son mỗi ngày, ở
cái nơi mỗi ngày tôi phải mặc váy ngắn hở đùi, đời tôi gặp một lối rẽ,
một bước ngoặt gắt gao.
■
Ông
cao lớn, tôi kiễng chân cũng chỉ đứng ngang tầm nách ông. Ông đi đứng
khoan thai, nói năng nhỏ nhẹ, chậm rãi, ôn tồn. Ông có đôi mắt xanh lộ
ra vẻ bao dung nhân ái. Ngày nào ông cũng dùng bữa ở phòng ăn này. Chỉ
qua vài bữa đầu tôi đã thuộc lòng ý thích của ông. Ông luôn chọn chỗ
ngồi ở cái bàn nhỏ nơi phía góc phòng từ đó ông có thể nhìn ra vườn cỏ
xanh mướt bên ngoài cửa kính và ngọn núi Châu Thới mờ mờ xa xa. Ông cầm
cái khay từ quầy thức ăn đi vào thì tôi đã đứng chờ ông ở cái bàn đó.
Không biết có phải tôi... cố tình giữ cái bàn nhỏ đó cho ông không nhưng
tôi luôn luôn e ngại có người khác chiếm chỗ đó của ông. Từ khi mở cửa
phòng ăn, nếu có khách bước vào là tôi tìm cách lái họ mời đến những chỗ
khác. Cho đến khi ông tới và ngồi yên vị ở cái chỗ quen thuộc mà ông
thích đó tôi mới thở phào yên tâm nhẹ nhõm. Tôi đem trà đến cho ông,
tách nước sôi, tôi bóc gói trà thả vào nước sôi, sợi dây buộc giấy nhãn
vắt ra ngoài tách, một miếng chanh ngon lành không có lõi để trên đĩa.
Tôi nói “please” ông nhìn tôi trìu mến “thank”. Về sau thói quen đã làu,
ông muốn tôi nói tiếng Việt “xin mời” và ông nói “cám ơn cô”.
Hai
tháng sau, một hôm ông nói tôi cuối giờ làm, ông sẽ đưa tôi về. Ðúng
như thế, ông lái xe jeep đón tôi ngay cửa BOQ, tôi rụt rè không dám lên
xe, ông xuống xe đi vòng sang ẵm tôi đặt ngồi trên ghế, tôi bàng hoàng
cả người. Khi xe ra tới cổng căn cứ, ông ngừng lại cho tôi xuống đi bộ
chui qua cửa an ninh bấm thẻ đúng thủ tục. Một nhân viên kiểm soát nháy
mắt nói với anh đồng sự: “Mới hai tháng đã bắt được con cá mập, trung tá
Mỹ chứ bộ.” Tôi trở lại xe, lần này tôi mạnh dạn trèo lên. Ông lái xe
đưa tôi về chỗ trọ, mấy người hàng xóm ra nhìn, có người nói: “Cũng lại
lấy Mỹ rồi.”
Những
ngày sau đó ông đều lái xe đưa tôi về và rồi ông hỏi cưới tôi làm vợ
đem về Mỹ. Bằng thứ tiếng Anh hầu bàn, tôi bập bẹ nói và loáng thoáng
hiểu sự việc làm đảo lộn đời tôi. Vợ ông đã đòi ly dị với ông ngay từ
ngày ông tình nguyện sang chiến trường Việt Nam, bà ấy không chấp nhận
việc ông xa nhà, mọi sự đã giải quyết xong, ông chưa có con cái, ông sẽ
giã từ đời quân ngũ, ông sẽ thôi chức vụ trung tá không quân để đem tôi
về sống cuộc đời dân sự bình an ở bên Mỹ. Ông xin tôi nhận lời cầu hôn
của ông vì ông thích tôi qua những bữa ăn tối ở câu lạc bộ sĩ quan. Tôi
hoang mang không biết xử trí ra sao. Chưa gì đã nghe những lời đàm tiếu
“me Mỹ”, nhưng quả tình tôi rất kính trọng ông, tôi rất tin tưởng nơi
ông, con người như ông tôi nghĩ không thể xấu xa được. Và tôi rất muốn
đi khỏi nơi này, tôi rất muốn đi xa, thật xa, tôi muốn chạy trốn để dứt
khoát với dĩ vãng, dứt khoát với cái nơi không còn chút liên hệ nào.
Không còn quê quán, không còn cha mẹ anh chị em, không còn cậu. Cậu tôi
đã bị “bụp”! Tôi cũng đã bị “bụp”. Chúng tôi đều đã vỡ mặt, cậu cháu tôi
đều đã rồi đời.
Hôm
sau tôi trả lời ông là tôi bằng lòng theo ông suốt cuộc đời. Tôi cũng
xin ông đừng bỏ tôi bơ vơ ở nước Mỹ, tôi đã bơ vơ ở Việt Nam, xin đừng
bỏ tôi bơ vơ trên chốn dương gian này. Ông ôm tôi vào lòng ngay tại
phòng ăn câu lạc bộ trước mắt bao người. Ông gọi quản lý xin cho tôi
nghỉ việc ngay hôm đó. Ông đưa tôi về ngôi nhà ở Làng Ðại Học Thủ Ðức.
Tôi được biết ngôi nhà này do một kỹ sư hãng thầu xây dựng RMK thuê để ở
với một cô vợ Việt Nam, nay ông kỹ sư về Mỹ sang lại nhà và cô vợ cho
ông trung tá không quân, nhưng ông trung tá chỉ nhận sang nhà, ông mang
tới một cô vợ Việt Nam khác.
Làng
Ðại Học Thủ Ðức gồm toàn những ngôi biệt thự lớn được xây dựng dành
riêng cho các giáo sư đại học, ông cố vấn chính trị chế độ công-hoà-cũ
đã gọi khu cư xá cao cấp này là một ấp chiến lược kiểu mẫu, sang chế độ
cộng-hoà-mới gặp lúc kinh tế khó khăn, chiến tranh bế tắc, vị giáo sư
đại học phải thu xếp cho gia đình xuống ở căn nhà ngang vốn là nơi dành
cho người ở đợ, ngôi nhà trên cho Mỹ mướn lấy tiền nuôi vợ con. Ấp chiến
lược là quốc sách chống lại xâm lăng cộng sản, trong đó các đơn vị gia
đình hợp lại với nhau thành cộng đồng đồng tiến, quí phu nhân thì liên
đới với nhau thành phong trào, ngăn chặn không cho cộng sản len lỏi vào.
Làng Ðại Học Thủ Ðức đã thành công trong việc vận dụng “lý thuyết tam
túc tam giác”, không thấy cộng sản trong đó. Cộng sản không vào được thì
người Mỹ vào. Vào bằng xe jeep US Army hay xe hãng thầu RMK, thuê gần
hết cả trăm căn biệt thự nguy nga lộng lẫy xây dựng bằng tiền viện trợ
Mỹ. Trẻ con trong ấp thường hát nhái rằng:
“Cái nhà là nhà của ta,
USAID, USOM làm ra...”
Ông
đem tôi đến ở ngôi nhà đó, ông thuê người nấu ăn và bồi phòng để hầu hạ
tôi. Ông dẫn tôi lên toà đại sứ Mỹ ở Sài Gòn làm giấy giá thú, để sẽ
biến tôi thành một công dân Mỹ. Ông cho tôi đi học tiếng Anh, chính ông
tập ăn tập nói cho tôi và hướng dẫn tôi hội nhập vào với dòng chính của
nước Mỹ.
Sáng
sáng ông lái xe đi làm trong căn cứ, tôi ở nhà ngủ nướng, thức dậy ăn,
ngâm mình trong hồ bơi, nằm phơi xác dưới cây dù màu, có hai người hầu
hạ ăn uống ngủ nghỉ... rồi chờ ông về. Chiều ông lái xe về mang theo bao
nhiêu là thứ hàng mua trong PX hay Commissary, dư xài tôi đem cho gia
đình vị giáo sư đại học, mọi người đều gọi tôi là cô, ở đây tôi chưa
nghe ai nhắc đến tiếng “me Mỹ”.
(Còn tiếp)
nguồn:http://www.diendantheky.net/2011/11/tu-duoi-inh-oi-nhin-len-chan-nui.html
======================================================================
TỪ DƯỚI ĐỈNH ĐỒI NHÌN LÊN CHÂN NÚI (3)
at 11/11/2011 10:45:00 AM
Ngay những ngày đầu tiên từ Việt Nam về Mỹ, chồng tôi đã đưa tôi đến ở ngôi nhà trên đồi. Rồi sau đó thỉnh thoảng ông mới lần lượt đưa tôi đi đến các ngôi nhà khác, có khi là mùa hè ông dẫn tôi ra miền biển nghỉ mát, tập cho tôi chơi surfing, cũng có khi là mùa đông ông dẫn tôi lên ngôi nhà trên núi cao dạy cho tôi trượt tuyết, hoặc là có khi ông cho tôi về ở trong những căn phòng trên building giữa thành phố, để thỉnh thoảng ông dắt tay tôi đi lang thang trên các vỉa hè khu thương mại, ông đưa tôi vào các quán ăn mà tôi nghĩ rằng rất quen thuộc với ông vì những chủ quán hay cả những người bồi bàn, quản lý... đều tiếp đón ông kính trọng và thân tình. Họ nói với nhau những chuyện thời quá khứ, những câu chuyện từ hồi ông còn trẻ, từ hồi ông chưa sang tham chiến ở Việt Nam. Có khi họ hỏi ông những chuyện Việt Nam và cũng có khi ông hỏi họ về những chuyện của thành phố thời gian ông vắng mặt. Ông kể chuyện chiến tranh Việt Nam cho họ nghe, ông đã chỉ tôi và giới thiệu “Việt Nam đó”.
Một buổi chiều ông đưa tôi đi uống bia ly, một quán bia rất nhỏ, với những hàng quán của nước Mỹ thì quán bia này chỉ như một thứ “quán cóc”, giông giống một “quán cóc” bên đường nơi quê cũ. Quán bia ở ngay đầu một ngõ hẻm, mấy bộ bàn ghế bên trong bằng gỗ mộc và một chiếc quầy dài có hàng ghế cao cẳng cũng bằng gỗ mộc. Ðộc nhất quán chỉ bán một thứ bia, chính là thứ bia của hãng sản xuất thuộc gia đình ông ngay bên cạnh đó. Bia bán từng ly vại do người quản lý hứng từ cái vòi chui ra ở vách tường. Một vài món nhậu lai rai như hạt điều, fromage... chiều theo một vài vị khách nào đó, nhưng phần đông khách đến đây chỉ để uống một vài vại bia còn âm ấm chảy thẳng từ trong lò nấu bên kia hãng sản xuất chảy sang. Chồng tôi cũng chỉ uống bia không như thế và ông cũng gọi cho tôi một ly để nhâm nhi với ông. Nhìn thứ nước vàng vàng sủi bọt trong ly thủy tinh tôi liên tưởng tới những chai bia bị lay động cũng bị sủi bọt dưới lưng tôi trong nhà kho của cụ Chánh. Uống những hớp bia tôi lại nhớ những ngụm bia đã bí tỉ chung với cậu. Ông cho tôi biết hãng sản xuất bia có từ hồi ông chưa sinh ra đời do ông nội ông lập nên, nhưng quán bán bia lẻ uống nếm thử này thì có từ hồi ông còn nhỏ do bố ông sáng kiến mở ra. Uống xong mấy ly bia, ông trả tiền rồi dắt tay tôi ra khỏi quán để đi ăn tối ở một tiệm ăn khác. Ði bên cạnh chồng trên hè phố dưới ánh đèn đường tôi nhớ tới Sài Gòn. Chợt chồng tôi nói:
- Hãng làm bia là của em, cái tiệm bán bia lẻ nhỏ bé đó cũng là của em, nhưng nếu sau này có lúc nào đó em đi ngang tạt vào uống một ly bia thì nhớ là em cũng sẽ trả tiền ly bia đó như những khách hàng khác nhé.
Tôi yes nhỏ trong miệng, đầu vẫn còn lảng vảng ý nghĩ về chốn cũ nơi quê nhà.
■
Ngôi nhà lớn nhiều phòng đẹp đẽ sang trọng nằm trên một quả đồi nhỏ trong một vùng thung lũng mênh mông, có thảm cỏ, có vườn cây, có chuồng ngựa và những con đường đất ngoằn ngoèo. Từ ngôi nhà đó tôi có thể nhìn ra xa không bị một che chắn nào. Cũng từ ngôi nhà đó tôi có thể phóng tầm mắt nhìn tuốt lên dãy núi xanh cao mà ở trên đó cũng có một ngôi nhà của ông. Có lần tôi nói ngôi nhà trên đỉnh đồi thì chồng tôi ôn tồn sửa lại là ngôi nhà dưới đỉnh đồi. Ông nói từ ngôi nhà dưới đỉnh đồi này hôm nào trời quang em có thể nhìn thấy mờ mờ ngôi nhà trên chân núi kia, ngôi nhà ấy đúng ra mới chỉ ở chân núi vì em thấy đó nó chỉ là một chấm nhỏ dưới cùng của dãy núi xanh cao vút chín tầng mây. Rồi chồng tôi tập cho tôi nói câu “Từ dưới đỉnh đồi nhìn lên chân núi”. Tôi tập nói, lập đi lập lại nhiều lần câu nói đó và nhớ đến hồi tôi mới được ông lấy làm vợ, ông cũng dạy tôi nói tiếng Anh bắt lập đi lập lại như thế. Ông dạy tôi từng chữ từng câu, tập đọc tập viết cho tôi, sửa chữa từng câu từng chữ, cho đến khi nào tôi nói được viết được nhuần nhuyễn ông mới hài lòng.
Ông hướng dẫn cho tôi hội nhập vào nước Mỹ bằng cách cho tôi đi làm các công việc ở các hãng xưởng sản suất, mỗi nơi một thời gian, ông nói để tôi quen với những tiếp xúc kiểu Mỹ, quen với lối sống Mỹ, quen với giọng nói Mỹ và nhất là hiểu được trị giá của đồng dollar Mỹ. Tôi công nhận là ông thực dụng.
Tôi cũng được tập cưỡi ngựa, tập lái xe, tập leo núi, tập trượt tuyết, tập chơi golf, tập khiêu vũ, tập chơi đàn piano... Ông mướn thầy dạy tôi những thứ đó. Ông mở trương mục ngân hàng cho tôi, dạy tôi cách xử dụng thẻ tín dụng, ký ngân phiếu, mặc dù tôi chẳng bao giờ phải xài đến nó bởi vì mọi công việc đã có nguyên một phòng hành chánh tài chánh lo liệu, tôi cần gì tôi muốn gì ông quản lý biết ý hết và giải quyết cho tôi ngay. Thậm chí tôi còn không cần phải có tiền trong người, tôi có phải móc ví ra chi trả đâu. Tôi có bao giờ phải xách cặp lồng cầm tiền lẻ đi mua đồ ăn sáng ăn tối cho ai đâu. Chồng tôi muốn nâng tôi lên cao, muốn biến tôi thành người của giới thượng lưu như ông để cùng sống chung với ông. Tôi hiểu điều đó, tôi cố gắng học, tôi cố gắng hội nhập, tôi cố gắng làm cho ông hài lòng. Nhưng tận trong thâm tâm, có lúc tôi vẫn sống lại với quá khứ, có những lúc tôi thấy mình là đứa con gái học trò ở một quận lỵ miền quê, có lúc tôi chợt thấy mình là con lọ lem ngủ đường ngủ chợ, khi thì nhớ ra rằng mình là con ở tay cầm tiền lẻ tay cầm cặp lồng. Tận trong tim tôi vẫn ấp ủ hình bóng cậu, tình yêu của cậu, cái xe ba bánh, kho chứa bia, nhà tắm nơi góc sân, tôi không thể quên được những hình ảnh ấy.
■
Tháng tư năm 1975 tình hình chiến sự ở Việt Nam sôi động, tôi ngồi trước máy truyền hình theo dõi suốt ngày đêm, cộng sản Miền Bắc vi phạm hiệp định ngưng bắn xua quân tiến chiếm Miền Nam, hình ảnh những người lính cộng hòa lui quân tan rã súng ống vứt bừa bãi khắp nơi, lang thang trên các nẻo đường chiến địa, đã thu hút sự chú ý của tôi. Tôi cố tìm cậu của tôi trong đám quân bại trận đó. Tôi vẫn cố hy vọng thấy được cậu còn sống sót trong cuộc đổ vỡ này. Ông chồng tôi thấy tôi ủ rũ lại nghĩ là tôi thương nước thương nòi, ông an ủi tôi:
- Thôi em đừng nghĩ ngợi gì về cuộc chiến đó nữa. Chúng ta đã thua ngay từ lâu lắm rồi, từ cái ngày nước Mỹ bỏ ngỏ Ðông Âu cho cộng sản Liên Sô xâm chiếm.
Tôi không hiểu được những điều ông nói, tôi chỉ biết ngồi yên với nỗi buồn của riêng mình, chồng tôi nói tiếp, có lẽ là muốn giảng giải cho tôi về những quan niệm của ông:
- Khi Hoa Kỳ từ bên nước Anh đổ bộ lên nước Pháp đánh phát xít Ðức giải phóng châu Âu, đáng lẽ ra phải tiến quân đi tới, nhưng Roosevelt lại nghe lời bàn lui của Churchill, nhường cho Liên Sô chiếm trọn Ðông Âu. Ðông Âu thoát khỏi phát xít lại sa vào vòng kiềm tỏa của cộng sản. Stalin chôn sống mấy chục ngàn sĩ quan ưu tú của Ba Lan, thâu tóm nhuộm đỏ được gần một nửa thế giới. Nước Mỹ đã để cho cộng sản tràn lan, thế giới vỡ bờ, chỉ vì giao tiếp với những tay hoạt đầu chính trị như, một De Gaulle cơ hội, một Churchill láu cá, một Stalin hung bạo... Nước Mỹ đã nhiều lần trợ giúp những tổ chức nổi dậy để rồi sau đó chúng đánh lại Mỹ. Mỹ viện trợ giúp đỡ khắp thế giới nhưng khắp thế giới đâu đâu cũng chống Mỹ. Ở Việt Nam cũng thế, Mỹ đã từng cho biệt kích nhảy dù xuống Việt Bắc giúp đỡ họ Hồ. Sau này họ “chống Mỹ cứu nước” mới vỡ lẽ ra thì đã muộn. Tôi tình nguyện sang Việt Nam chiến đấu những mong làm được một cái gì đó để cứu vãn phần nào, nhưng một thời gian tôi thấy ra rằng chỉ là vô vọng. Chẳng thể cứu nổi Việt Nam cho nên tôi bỏ cuộc, tôi cưới em đem về Mỹ là để cứu em ra khỏi vùng chiến địa đó. Không cứu được cả một xứ sở thì tôi cứu lấy một người. Khi em bằng lòng theo tôi về Mỹ là em đã giúp tôi làm được việc đó. Ðây là lần thứ nhì trong đời tôi đã tự giải thoát được chính mình.
Tôi định hỏi ông cái lần thứ nhất ông giải thoát mình nhưng thấy ông nghiêm nghị trầm ngâm quá nên không dám. Mãi sau này tôi mới tình cờ biết được sự đó.
Chồng tôi cũng không là kẻ hẹp hòi, khi không còn chiến tranh, nhiều Việt kiều về thăm quê hương, ông chồng tôi cũng gợi ý cho tôi về thăm Việt Nam một lần, ông nói:
- Em còn có một nơi gọi là quê hương để mà nhớ thì em nên về thăm. Chứ như tôi đây, trải qua mấy đời rồi tôi chỉ còn biết mang máng là giòng giống mình ở tận bên Scotland, chỉ có thế, tôi không biết một tên người nào, tôi không biết một địa chỉ nào để mà lần mò tìm ra cội nguồn mình. Tôi đã mất gốc. Một người Mỹ thuộc dòng chính là một người Mỹ đã hoàn toàn mất gốc. Phải nhiều đời nữa hắn mới nẩy mầm ra và bám rễ thành một cái gốc khác, nhưng em biết đó, tôi không có con cái, đến đời tôi là dừng lại. Em mới bắt đầu vào cuộc thì em còn chút dây mơ rễ má để mà tìm về. Nếu em muốn thì em cứ đi. Tiền bạc đó em muốn tiêu xài việc gì cho quê hương em thì em cứ sử dụng. Em muốn làm gì để có một cái phao bám víu thì em cứ làm. Tôi chỉ mong em happy. Thấy em happy là tôi hạnh phúc. Tôi mang ơn em đã mang lại hạnh phúc cho tôi.
Tôi ôm ông khóc ròng. Tôi có còn ai đâu. Gia đình bố mẹ anh chị em tôi đã bị xoá sạch cùng với nhà cửa và thị trấn, xóa sạch không còn dấu vết gì bởi bom đạn cào qua cào lại của cả hai bên. Người tình thì mất hút. Tôi còn biết về đâu bây giờ? Về với ai bây giờ? Tiền bạc để cho ai bây giờ? Thấy tôi khóc, ông ẵm tôi trên tay đi tới đi lui trong phòng như người ta ẵm một đứa trẻ. Tôi muốn đẻ cho ông một đứa con nối dõi nhưng suốt mấy năm qua ăn ở với ông tôi vẫn không làm sao có bầu được. Tôi hứng tất cả những gì của ông cũng như trước đây tôi đã hứng tất cả những gì của cậu trút sang nhưng chưa một lần nào tôi tạo thành ra cái gì cả. Tôi là một giống cái không biết tạo ra sự sống, không biết truyền sinh, tôi đúng là thứ đồ bỏ, tôi hoàn toàn là một kẻ bất nhân. Có lẽ rồi ông mất gốc, tôi mất gốc, hai kẻ mất gốc sẽ ôm nhau mà chết rục trong quạnh hiu và vô vọng thôi.
Nhưng tôi không có dịp ôm nhau chết rục trong quạnh hiu cùng với ông. Chồng tôi qua đời vì một tại nạn trượt tuyết. Mùa đông chúng tôi lên nghỉ ở căn nhà trên chân núi Blue Mountain, dãy núi xanh lơ cao chín tầng mây nay đã trắng xóa, ông cho tôi ngồi vào trong một “cái thúng” rồi ông cho “cái thúng” trượt tự do từ hiên nhà xuống phía thung lũng, còn ông sẽ trượt bằng nạng dọc theo mé đông căn nhà rồi vòng lại và sẽ gặp tôi ở dưới thung lũng, xuống dưới tôi ra khỏi cái thúng đứng chờ... Chờ hồi lâu không thấy ông tới, tôi gọi phone tay cho quản gia, ông ta đi tìm vòng vòng ở một khúc quẹo nơi có hàng rào gỗ thì thấy có dấu vết gẫy đổ, nhìn xuống khe núi thấy có người mặc đồ trượt tuyết nằm dưới đó thì biết ngay là ông chủ đã gặp nạn. Toán cấp cứu tới đưa nhà tôi vào bệnh viện, chấn thương nặng nơi đầu, ông mở mắt nhìn tôi, hàng nước mắt trào ra. Nước mắt tôi cũng trào ra. Tôi ôm hôn bàn tay ông, bàn tay đã ôm ẵm tôi từ Việt Nam, đã dắt tôi về Mỹ, đã bao bọc che chở tôi. Ðêm đó chồng tôi tắt thở. Tôi đã xin ông đừng bỏ tôi bơ vơ nếu ông đem tôi về Mỹ, nay ông ra đi, tôi sẽ lại bơ vơ như khi còn ở nơi quê nhà.
Tôi chẳng biết phải làm gì, nhưng mọi sự đều đã có người lo liệu hết. Từ việc tang lễ cho đến những công việc quản lý tài sản của ông đều đã có người thi hành theo di chúc của ông để lại. Người luật sư và ông quản lý công ty phụ trách công việc xong trình cho tôi biết mọi sự. Mộ của ông được đặt ở sườn đồi nơi có một cây bạch dương rất lớn mà từ phòng ngủ của chúng tôi có thể nhìn thấy. Ông quản lý cũng cho tôi biết ở nơi đó dành cho tôi một chỗ bên cạnh chồng và dưới chân vợ chồng tôi sẽ là nơi an nghỉ của con chó Patrick. Hôm lễ chôn cất, họ chuẩn bị cho tôi bộ đồ đen, chiếc nón cũng màu đen, đôi găng tay trắng, người ta đặt một chiếc ghế cho tôi ngồi, Patrick nằm phủ phục bên cạnh ghế, Patrick và tôi cùng nhìn chiếc quan tài của ông và cả hai đều im lặng. Khi có người đưa cho tôi một bông hoa để tôi đặt lên trên quan tài ông, Patrick cũng đứng dậy đi theo bên cạnh tôi, làm xong nghi lễ đặt hoa tôi trở về ghế ngồi thì Patrick cũng lặng lẽ về nằm phủ phục ở chỗ cũ bên cạnh ghế. Tôi không rõ Patrick có được diễn tập trước các động tác này không. Bạn bè khách khứa đứng bao quanh, mọi sự diễn ra theo đúng lớp lang. Không có ai khóc.
Hôm sau luật sư và ông quản lý trình cho tôi bản di chúc và các hồ sơ tài sản chồng tôi để lại cho tôi, đó là một gia tài rất lớn. Tôi trở thành chủ ngân hàng, những công ty thương mại, những nhà máy sản xuất, và những cổ phần vô số kể trong các đại xí nghiệp. Ông còn để lại cho tôi rất nhiều ngôi nhà, ở trong thành phố, trên núi cao, hoặc ở bãi biển miền tây. Tôi làm góa phụ, với một tài sản mà chính tôi cũng không biết rõ là bao nhiêu, luật sư và ông quản lý nói cho tôi biết là nếu tôi không muốn thay đổi gì thì mọi việc sẽ vẫn như khi chồng tôi còn sống, nghĩa là ban quản trị tiếp tục công việc điều hành, hằng tháng họ sẽ trình lên tôi bản kết toán. Họ còn nói với tôi rằng tôi không phải lo lắng gì cả, với một tổ chức quản lý do chồng tôi sắp đặt thì không lo gì bị thất thoát. Nghe họ nói tôi chỉ lặng thinh. Tôi có gì để lo lắng đâu. Mọi sự đều từ trên trời rơi xuống. Kể cả ông, người chồng đáng kính của tôi cũng là do từ đâu đâu đến với tôi và nay ông cũng đã đi tận đâu đâu tôi chẳng biết. Ông đến rồi nay ông đi, ông yêu thương và bảo bọc tôi lúc sống, ông cũng vẫn yêu thương và bảo bọc cho tôi khi ông đã qua đời, ông lo liệu hết, ông sắp xếp định đoạt hết mọi thứ cho tôi thì tôi còn gì nữa để mà lo. Mãi lúc sau tôi mới nói lời cám ơn ông quản lý và ông luật sư, tôi nhờ họ tiếp tục làm việc như khi chồng tôi còn sống, tôi hoàn toàn tin tưởng ở họ.
Nhân dịp này ông luật sư và ông quản lý còn nói cho tôi biết thêm về ông chồng tôi. Tài sản của gia đình chồng tôi lên tới bạc tỉ, cụ thân sinh ra chồng tôi đã là một tỉ phú Mỹ. Nhưng khi bà vợ của chồng tôi đòi ly dị thì ông đã dễ dàng chia đôi cho bà ấy một nửa, ông nói với các người giúp việc trong ban quản trị rằng: “Như thế là thoát, xuống làm triệu phú, khỏi phải mang danh là tỉ phú”. Bà ấy sau lấy một người chồng khác, bà đem của cải chiếm được nuôi ông “chồng hai” làm chính tri, những mong sẽ trở thành đệ nhất hay đệ nhị phu nhân gì đó của nước Mỹ. TV đã chiếu hình bà níu đầu người đàn ông nổi tiếng xuống mà hôn môi cho cả bàn dân thiên hạ cùng xem.
Tôi đã hiểu ra cái lần thứ nhất chồng tôi tự giải thoát cho chính ông. Ông đã cưa một nửa tài sản của gia đình để lại cho người đàn bà lấy ông vì tiền và bà ta đã “chặt đẹp” để ông tụt xuống khỏi cái nấc thang tỉ phú, đồng thời giúp ông đi ra khỏi một cái vỏ bọc. Vì chiến tranh Việt Nam ông mất một bà vợ, mất một nửa tài sản. Cũng vì chiến tranh Việt Nam ông được một cô vợ khác và mất luôn cái phần tài sản còn lại.
Ra khỏi cái hệ lụy tỉ phú Mỹ rồi ra khỏi cái hệ lụy chiến tranh Việt Nam, hai lần tự giải thoát mình thì cả hai lần ông chịu làm kẻ thua cuộc.
Nhiều lần chồng tôi đã tỏ vẻ hài lòng vì có được tôi, ông đã thoát ra khỏi trận đánh nhưng đem theo được một chiến lợi phẩm, vậy tôi, một con lọ lem moi ra từ cuộc chiến tàn khốc, một con “vợ hai” của ông, tôi tự hỏi lòng mình, có đúng là cái thứ đáng cho ông “được” không?
Tôi sống âm thầm trong ngôi nhà rộng “dưới đỉnh đồi”, từ phòng ngủ hằng ngày tôi hướng mắt nhìn “lên chân núi” nơi cái đốm trắng là ngôi nhà chồng tôi bị nạn qua đời, rồi tôi lê cái nhìn về cây bạch dương để thấy ngôi mộ của chồng tôi ở đó. Mỗi buổi sáng, tôi đi dạo quanh khu trại, tôi ghé thăm mộ chồng tôi, bao giờ tôi cũng thấy có hoa tươi do tiệm hoa ở Boulder đem đến theo lịch trình ban quản lý đặt mua. Có lần tôi ghé qua chuồng ngựa, người thanh niên da trắng trông coi ở đó đang tắm cho một con ngựa, anh ta dừng tay cúi chào tôi. Anh ta đẹp như một thiên thần. Da trắng, tóc nâu, mắt xanh, râu quai nón. Mắt anh ta nhìn tôi xẹt qua như ánh chớp, cái nhìn như cuốn hút tôi theo. Tôi hỏi chuyện anh ta vài điều, anh đang chải lông cho tuấn mã, con ngựa có vẻ thích thú, rụt cổ vẫy đuôi. Chợt người coi ngựa nói: “Khi nào bà cần tắm táp xin cứ gọi tôi lên nhà”. Tôi trố mắt nhìn anh ta và con ngựa, anh ta thì không còn nhìn tôi, tay vẫn làm việc. Và tôi không nói ra được một lời nào. Tôi bỏ đi như chạy trốn. Từ đó không bao giờ tôi dám xuống chuồng ngựa nữa.
Patrick cũng có người trông coi, nó được tắm táp hằng ngày, được ăn đồ ăn mua từ siêu thị, được đưa đến bác sĩ thú y xem xét sức khỏe hàng tháng, Patrick được ngủ trong phòng tôi, nhưng có khi nó không nằm trên giường của nó mà nhảy phóc lên nằm cùng giường với tôi, tôi cũng thây kệ cho nó ngủ nhờ vì hồi chồng tôi còn sống ông vẫn cho Patrick nằm chung. Tôi nghĩ chẳng lẽ bây giờ chủ của nó không còn nữa mà mình nỡ lòng xua đuổi, vả lại có lần Patrick thấy tôi khóc nó đã liếm những giọt nước mắt trên má tôi. Thôi thì, tôi ước mơ, ở một thế giới nào đó, tôi được nằm chung giường, ngủ chung giường với cả ba: cậu, chồng tôi và Patrick.
Patrick và tôi chỉ được ngủ chung giường với nhau hơn một năm thì Patrick ngã bệnh, tự nhiên nó không ăn uống, nằm liệt giường, người đàn bà săn sóc phải đưa Patrick đi bác sĩ thú y điều trị, nhưng một tuần sau thì Patrick chết. Bà ta khóc sướt mướt khi báo hung tín cho tôi và tôi cũng khóc sướt mướt theo bà ta. Hình như hôm chồng tôi chết tôi chỉ khóc thầm chứ không òa lên như với Patrick. Patrick được chôn cất ngay dưới chân ông, hóa ra Patrick được ra nằm cạnh ông trước cả tôi. Như thế ở gốc cây bạch dương nơi sườn đồi chỉ còn chờ có tôi nữa mà thôi. Tôi ước ao giá mà tìm được hài cốt của cậu đem về đấy. Ước ao xong tôi mới thấy là không thể được. Cơ quan MIA chỉ đi tìm những hài cốt của người Mỹ mất tích, cậu lại không phải là lính Mỹ, cậu là sĩ quan VNCH, cậu chỉ là đồng minh, không có cơ quan nào làm nhiệm vụ tìm kiếm hài cốt đồng minh dù là bị mất tích đang khi thi hành nhiệm vụ. Chế độ VNCH nay không còn nữa cho nên không có cơ quan nào lo những công việc ấy, hài cốt của cậu là hài cốt vô thừa nhận...
(Còn tiếp)
nguồn:http://www.diendantheky.net/2011/11/tu-duoi-inh-oi-nhin-len-chan-nui_11.html
Thảo Trường
(Xem tiếp từ DĐTK ngày Chủ Nhật 6 tháng 11, 2011)
3
Một buổi chiều ông đưa tôi đi uống bia ly, một quán bia rất nhỏ, với những hàng quán của nước Mỹ thì quán bia này chỉ như một thứ “quán cóc”, giông giống một “quán cóc” bên đường nơi quê cũ. Quán bia ở ngay đầu một ngõ hẻm, mấy bộ bàn ghế bên trong bằng gỗ mộc và một chiếc quầy dài có hàng ghế cao cẳng cũng bằng gỗ mộc. Ðộc nhất quán chỉ bán một thứ bia, chính là thứ bia của hãng sản xuất thuộc gia đình ông ngay bên cạnh đó. Bia bán từng ly vại do người quản lý hứng từ cái vòi chui ra ở vách tường. Một vài món nhậu lai rai như hạt điều, fromage... chiều theo một vài vị khách nào đó, nhưng phần đông khách đến đây chỉ để uống một vài vại bia còn âm ấm chảy thẳng từ trong lò nấu bên kia hãng sản xuất chảy sang. Chồng tôi cũng chỉ uống bia không như thế và ông cũng gọi cho tôi một ly để nhâm nhi với ông. Nhìn thứ nước vàng vàng sủi bọt trong ly thủy tinh tôi liên tưởng tới những chai bia bị lay động cũng bị sủi bọt dưới lưng tôi trong nhà kho của cụ Chánh. Uống những hớp bia tôi lại nhớ những ngụm bia đã bí tỉ chung với cậu. Ông cho tôi biết hãng sản xuất bia có từ hồi ông chưa sinh ra đời do ông nội ông lập nên, nhưng quán bán bia lẻ uống nếm thử này thì có từ hồi ông còn nhỏ do bố ông sáng kiến mở ra. Uống xong mấy ly bia, ông trả tiền rồi dắt tay tôi ra khỏi quán để đi ăn tối ở một tiệm ăn khác. Ði bên cạnh chồng trên hè phố dưới ánh đèn đường tôi nhớ tới Sài Gòn. Chợt chồng tôi nói:
- Hãng làm bia là của em, cái tiệm bán bia lẻ nhỏ bé đó cũng là của em, nhưng nếu sau này có lúc nào đó em đi ngang tạt vào uống một ly bia thì nhớ là em cũng sẽ trả tiền ly bia đó như những khách hàng khác nhé.
Tôi yes nhỏ trong miệng, đầu vẫn còn lảng vảng ý nghĩ về chốn cũ nơi quê nhà.
■
Ngôi nhà lớn nhiều phòng đẹp đẽ sang trọng nằm trên một quả đồi nhỏ trong một vùng thung lũng mênh mông, có thảm cỏ, có vườn cây, có chuồng ngựa và những con đường đất ngoằn ngoèo. Từ ngôi nhà đó tôi có thể nhìn ra xa không bị một che chắn nào. Cũng từ ngôi nhà đó tôi có thể phóng tầm mắt nhìn tuốt lên dãy núi xanh cao mà ở trên đó cũng có một ngôi nhà của ông. Có lần tôi nói ngôi nhà trên đỉnh đồi thì chồng tôi ôn tồn sửa lại là ngôi nhà dưới đỉnh đồi. Ông nói từ ngôi nhà dưới đỉnh đồi này hôm nào trời quang em có thể nhìn thấy mờ mờ ngôi nhà trên chân núi kia, ngôi nhà ấy đúng ra mới chỉ ở chân núi vì em thấy đó nó chỉ là một chấm nhỏ dưới cùng của dãy núi xanh cao vút chín tầng mây. Rồi chồng tôi tập cho tôi nói câu “Từ dưới đỉnh đồi nhìn lên chân núi”. Tôi tập nói, lập đi lập lại nhiều lần câu nói đó và nhớ đến hồi tôi mới được ông lấy làm vợ, ông cũng dạy tôi nói tiếng Anh bắt lập đi lập lại như thế. Ông dạy tôi từng chữ từng câu, tập đọc tập viết cho tôi, sửa chữa từng câu từng chữ, cho đến khi nào tôi nói được viết được nhuần nhuyễn ông mới hài lòng.
Ông hướng dẫn cho tôi hội nhập vào nước Mỹ bằng cách cho tôi đi làm các công việc ở các hãng xưởng sản suất, mỗi nơi một thời gian, ông nói để tôi quen với những tiếp xúc kiểu Mỹ, quen với lối sống Mỹ, quen với giọng nói Mỹ và nhất là hiểu được trị giá của đồng dollar Mỹ. Tôi công nhận là ông thực dụng.
Tôi cũng được tập cưỡi ngựa, tập lái xe, tập leo núi, tập trượt tuyết, tập chơi golf, tập khiêu vũ, tập chơi đàn piano... Ông mướn thầy dạy tôi những thứ đó. Ông mở trương mục ngân hàng cho tôi, dạy tôi cách xử dụng thẻ tín dụng, ký ngân phiếu, mặc dù tôi chẳng bao giờ phải xài đến nó bởi vì mọi công việc đã có nguyên một phòng hành chánh tài chánh lo liệu, tôi cần gì tôi muốn gì ông quản lý biết ý hết và giải quyết cho tôi ngay. Thậm chí tôi còn không cần phải có tiền trong người, tôi có phải móc ví ra chi trả đâu. Tôi có bao giờ phải xách cặp lồng cầm tiền lẻ đi mua đồ ăn sáng ăn tối cho ai đâu. Chồng tôi muốn nâng tôi lên cao, muốn biến tôi thành người của giới thượng lưu như ông để cùng sống chung với ông. Tôi hiểu điều đó, tôi cố gắng học, tôi cố gắng hội nhập, tôi cố gắng làm cho ông hài lòng. Nhưng tận trong thâm tâm, có lúc tôi vẫn sống lại với quá khứ, có những lúc tôi thấy mình là đứa con gái học trò ở một quận lỵ miền quê, có lúc tôi chợt thấy mình là con lọ lem ngủ đường ngủ chợ, khi thì nhớ ra rằng mình là con ở tay cầm tiền lẻ tay cầm cặp lồng. Tận trong tim tôi vẫn ấp ủ hình bóng cậu, tình yêu của cậu, cái xe ba bánh, kho chứa bia, nhà tắm nơi góc sân, tôi không thể quên được những hình ảnh ấy.
■
Tháng tư năm 1975 tình hình chiến sự ở Việt Nam sôi động, tôi ngồi trước máy truyền hình theo dõi suốt ngày đêm, cộng sản Miền Bắc vi phạm hiệp định ngưng bắn xua quân tiến chiếm Miền Nam, hình ảnh những người lính cộng hòa lui quân tan rã súng ống vứt bừa bãi khắp nơi, lang thang trên các nẻo đường chiến địa, đã thu hút sự chú ý của tôi. Tôi cố tìm cậu của tôi trong đám quân bại trận đó. Tôi vẫn cố hy vọng thấy được cậu còn sống sót trong cuộc đổ vỡ này. Ông chồng tôi thấy tôi ủ rũ lại nghĩ là tôi thương nước thương nòi, ông an ủi tôi:
- Thôi em đừng nghĩ ngợi gì về cuộc chiến đó nữa. Chúng ta đã thua ngay từ lâu lắm rồi, từ cái ngày nước Mỹ bỏ ngỏ Ðông Âu cho cộng sản Liên Sô xâm chiếm.
Tôi không hiểu được những điều ông nói, tôi chỉ biết ngồi yên với nỗi buồn của riêng mình, chồng tôi nói tiếp, có lẽ là muốn giảng giải cho tôi về những quan niệm của ông:
- Khi Hoa Kỳ từ bên nước Anh đổ bộ lên nước Pháp đánh phát xít Ðức giải phóng châu Âu, đáng lẽ ra phải tiến quân đi tới, nhưng Roosevelt lại nghe lời bàn lui của Churchill, nhường cho Liên Sô chiếm trọn Ðông Âu. Ðông Âu thoát khỏi phát xít lại sa vào vòng kiềm tỏa của cộng sản. Stalin chôn sống mấy chục ngàn sĩ quan ưu tú của Ba Lan, thâu tóm nhuộm đỏ được gần một nửa thế giới. Nước Mỹ đã để cho cộng sản tràn lan, thế giới vỡ bờ, chỉ vì giao tiếp với những tay hoạt đầu chính trị như, một De Gaulle cơ hội, một Churchill láu cá, một Stalin hung bạo... Nước Mỹ đã nhiều lần trợ giúp những tổ chức nổi dậy để rồi sau đó chúng đánh lại Mỹ. Mỹ viện trợ giúp đỡ khắp thế giới nhưng khắp thế giới đâu đâu cũng chống Mỹ. Ở Việt Nam cũng thế, Mỹ đã từng cho biệt kích nhảy dù xuống Việt Bắc giúp đỡ họ Hồ. Sau này họ “chống Mỹ cứu nước” mới vỡ lẽ ra thì đã muộn. Tôi tình nguyện sang Việt Nam chiến đấu những mong làm được một cái gì đó để cứu vãn phần nào, nhưng một thời gian tôi thấy ra rằng chỉ là vô vọng. Chẳng thể cứu nổi Việt Nam cho nên tôi bỏ cuộc, tôi cưới em đem về Mỹ là để cứu em ra khỏi vùng chiến địa đó. Không cứu được cả một xứ sở thì tôi cứu lấy một người. Khi em bằng lòng theo tôi về Mỹ là em đã giúp tôi làm được việc đó. Ðây là lần thứ nhì trong đời tôi đã tự giải thoát được chính mình.
Tôi định hỏi ông cái lần thứ nhất ông giải thoát mình nhưng thấy ông nghiêm nghị trầm ngâm quá nên không dám. Mãi sau này tôi mới tình cờ biết được sự đó.
Chồng tôi cũng không là kẻ hẹp hòi, khi không còn chiến tranh, nhiều Việt kiều về thăm quê hương, ông chồng tôi cũng gợi ý cho tôi về thăm Việt Nam một lần, ông nói:
- Em còn có một nơi gọi là quê hương để mà nhớ thì em nên về thăm. Chứ như tôi đây, trải qua mấy đời rồi tôi chỉ còn biết mang máng là giòng giống mình ở tận bên Scotland, chỉ có thế, tôi không biết một tên người nào, tôi không biết một địa chỉ nào để mà lần mò tìm ra cội nguồn mình. Tôi đã mất gốc. Một người Mỹ thuộc dòng chính là một người Mỹ đã hoàn toàn mất gốc. Phải nhiều đời nữa hắn mới nẩy mầm ra và bám rễ thành một cái gốc khác, nhưng em biết đó, tôi không có con cái, đến đời tôi là dừng lại. Em mới bắt đầu vào cuộc thì em còn chút dây mơ rễ má để mà tìm về. Nếu em muốn thì em cứ đi. Tiền bạc đó em muốn tiêu xài việc gì cho quê hương em thì em cứ sử dụng. Em muốn làm gì để có một cái phao bám víu thì em cứ làm. Tôi chỉ mong em happy. Thấy em happy là tôi hạnh phúc. Tôi mang ơn em đã mang lại hạnh phúc cho tôi.
Tôi ôm ông khóc ròng. Tôi có còn ai đâu. Gia đình bố mẹ anh chị em tôi đã bị xoá sạch cùng với nhà cửa và thị trấn, xóa sạch không còn dấu vết gì bởi bom đạn cào qua cào lại của cả hai bên. Người tình thì mất hút. Tôi còn biết về đâu bây giờ? Về với ai bây giờ? Tiền bạc để cho ai bây giờ? Thấy tôi khóc, ông ẵm tôi trên tay đi tới đi lui trong phòng như người ta ẵm một đứa trẻ. Tôi muốn đẻ cho ông một đứa con nối dõi nhưng suốt mấy năm qua ăn ở với ông tôi vẫn không làm sao có bầu được. Tôi hứng tất cả những gì của ông cũng như trước đây tôi đã hứng tất cả những gì của cậu trút sang nhưng chưa một lần nào tôi tạo thành ra cái gì cả. Tôi là một giống cái không biết tạo ra sự sống, không biết truyền sinh, tôi đúng là thứ đồ bỏ, tôi hoàn toàn là một kẻ bất nhân. Có lẽ rồi ông mất gốc, tôi mất gốc, hai kẻ mất gốc sẽ ôm nhau mà chết rục trong quạnh hiu và vô vọng thôi.
Nhưng tôi không có dịp ôm nhau chết rục trong quạnh hiu cùng với ông. Chồng tôi qua đời vì một tại nạn trượt tuyết. Mùa đông chúng tôi lên nghỉ ở căn nhà trên chân núi Blue Mountain, dãy núi xanh lơ cao chín tầng mây nay đã trắng xóa, ông cho tôi ngồi vào trong một “cái thúng” rồi ông cho “cái thúng” trượt tự do từ hiên nhà xuống phía thung lũng, còn ông sẽ trượt bằng nạng dọc theo mé đông căn nhà rồi vòng lại và sẽ gặp tôi ở dưới thung lũng, xuống dưới tôi ra khỏi cái thúng đứng chờ... Chờ hồi lâu không thấy ông tới, tôi gọi phone tay cho quản gia, ông ta đi tìm vòng vòng ở một khúc quẹo nơi có hàng rào gỗ thì thấy có dấu vết gẫy đổ, nhìn xuống khe núi thấy có người mặc đồ trượt tuyết nằm dưới đó thì biết ngay là ông chủ đã gặp nạn. Toán cấp cứu tới đưa nhà tôi vào bệnh viện, chấn thương nặng nơi đầu, ông mở mắt nhìn tôi, hàng nước mắt trào ra. Nước mắt tôi cũng trào ra. Tôi ôm hôn bàn tay ông, bàn tay đã ôm ẵm tôi từ Việt Nam, đã dắt tôi về Mỹ, đã bao bọc che chở tôi. Ðêm đó chồng tôi tắt thở. Tôi đã xin ông đừng bỏ tôi bơ vơ nếu ông đem tôi về Mỹ, nay ông ra đi, tôi sẽ lại bơ vơ như khi còn ở nơi quê nhà.
Tôi chẳng biết phải làm gì, nhưng mọi sự đều đã có người lo liệu hết. Từ việc tang lễ cho đến những công việc quản lý tài sản của ông đều đã có người thi hành theo di chúc của ông để lại. Người luật sư và ông quản lý công ty phụ trách công việc xong trình cho tôi biết mọi sự. Mộ của ông được đặt ở sườn đồi nơi có một cây bạch dương rất lớn mà từ phòng ngủ của chúng tôi có thể nhìn thấy. Ông quản lý cũng cho tôi biết ở nơi đó dành cho tôi một chỗ bên cạnh chồng và dưới chân vợ chồng tôi sẽ là nơi an nghỉ của con chó Patrick. Hôm lễ chôn cất, họ chuẩn bị cho tôi bộ đồ đen, chiếc nón cũng màu đen, đôi găng tay trắng, người ta đặt một chiếc ghế cho tôi ngồi, Patrick nằm phủ phục bên cạnh ghế, Patrick và tôi cùng nhìn chiếc quan tài của ông và cả hai đều im lặng. Khi có người đưa cho tôi một bông hoa để tôi đặt lên trên quan tài ông, Patrick cũng đứng dậy đi theo bên cạnh tôi, làm xong nghi lễ đặt hoa tôi trở về ghế ngồi thì Patrick cũng lặng lẽ về nằm phủ phục ở chỗ cũ bên cạnh ghế. Tôi không rõ Patrick có được diễn tập trước các động tác này không. Bạn bè khách khứa đứng bao quanh, mọi sự diễn ra theo đúng lớp lang. Không có ai khóc.
Hôm sau luật sư và ông quản lý trình cho tôi bản di chúc và các hồ sơ tài sản chồng tôi để lại cho tôi, đó là một gia tài rất lớn. Tôi trở thành chủ ngân hàng, những công ty thương mại, những nhà máy sản xuất, và những cổ phần vô số kể trong các đại xí nghiệp. Ông còn để lại cho tôi rất nhiều ngôi nhà, ở trong thành phố, trên núi cao, hoặc ở bãi biển miền tây. Tôi làm góa phụ, với một tài sản mà chính tôi cũng không biết rõ là bao nhiêu, luật sư và ông quản lý nói cho tôi biết là nếu tôi không muốn thay đổi gì thì mọi việc sẽ vẫn như khi chồng tôi còn sống, nghĩa là ban quản trị tiếp tục công việc điều hành, hằng tháng họ sẽ trình lên tôi bản kết toán. Họ còn nói với tôi rằng tôi không phải lo lắng gì cả, với một tổ chức quản lý do chồng tôi sắp đặt thì không lo gì bị thất thoát. Nghe họ nói tôi chỉ lặng thinh. Tôi có gì để lo lắng đâu. Mọi sự đều từ trên trời rơi xuống. Kể cả ông, người chồng đáng kính của tôi cũng là do từ đâu đâu đến với tôi và nay ông cũng đã đi tận đâu đâu tôi chẳng biết. Ông đến rồi nay ông đi, ông yêu thương và bảo bọc tôi lúc sống, ông cũng vẫn yêu thương và bảo bọc cho tôi khi ông đã qua đời, ông lo liệu hết, ông sắp xếp định đoạt hết mọi thứ cho tôi thì tôi còn gì nữa để mà lo. Mãi lúc sau tôi mới nói lời cám ơn ông quản lý và ông luật sư, tôi nhờ họ tiếp tục làm việc như khi chồng tôi còn sống, tôi hoàn toàn tin tưởng ở họ.
Nhân dịp này ông luật sư và ông quản lý còn nói cho tôi biết thêm về ông chồng tôi. Tài sản của gia đình chồng tôi lên tới bạc tỉ, cụ thân sinh ra chồng tôi đã là một tỉ phú Mỹ. Nhưng khi bà vợ của chồng tôi đòi ly dị thì ông đã dễ dàng chia đôi cho bà ấy một nửa, ông nói với các người giúp việc trong ban quản trị rằng: “Như thế là thoát, xuống làm triệu phú, khỏi phải mang danh là tỉ phú”. Bà ấy sau lấy một người chồng khác, bà đem của cải chiếm được nuôi ông “chồng hai” làm chính tri, những mong sẽ trở thành đệ nhất hay đệ nhị phu nhân gì đó của nước Mỹ. TV đã chiếu hình bà níu đầu người đàn ông nổi tiếng xuống mà hôn môi cho cả bàn dân thiên hạ cùng xem.
Tôi đã hiểu ra cái lần thứ nhất chồng tôi tự giải thoát cho chính ông. Ông đã cưa một nửa tài sản của gia đình để lại cho người đàn bà lấy ông vì tiền và bà ta đã “chặt đẹp” để ông tụt xuống khỏi cái nấc thang tỉ phú, đồng thời giúp ông đi ra khỏi một cái vỏ bọc. Vì chiến tranh Việt Nam ông mất một bà vợ, mất một nửa tài sản. Cũng vì chiến tranh Việt Nam ông được một cô vợ khác và mất luôn cái phần tài sản còn lại.
Ra khỏi cái hệ lụy tỉ phú Mỹ rồi ra khỏi cái hệ lụy chiến tranh Việt Nam, hai lần tự giải thoát mình thì cả hai lần ông chịu làm kẻ thua cuộc.
Nhiều lần chồng tôi đã tỏ vẻ hài lòng vì có được tôi, ông đã thoát ra khỏi trận đánh nhưng đem theo được một chiến lợi phẩm, vậy tôi, một con lọ lem moi ra từ cuộc chiến tàn khốc, một con “vợ hai” của ông, tôi tự hỏi lòng mình, có đúng là cái thứ đáng cho ông “được” không?
Tôi sống âm thầm trong ngôi nhà rộng “dưới đỉnh đồi”, từ phòng ngủ hằng ngày tôi hướng mắt nhìn “lên chân núi” nơi cái đốm trắng là ngôi nhà chồng tôi bị nạn qua đời, rồi tôi lê cái nhìn về cây bạch dương để thấy ngôi mộ của chồng tôi ở đó. Mỗi buổi sáng, tôi đi dạo quanh khu trại, tôi ghé thăm mộ chồng tôi, bao giờ tôi cũng thấy có hoa tươi do tiệm hoa ở Boulder đem đến theo lịch trình ban quản lý đặt mua. Có lần tôi ghé qua chuồng ngựa, người thanh niên da trắng trông coi ở đó đang tắm cho một con ngựa, anh ta dừng tay cúi chào tôi. Anh ta đẹp như một thiên thần. Da trắng, tóc nâu, mắt xanh, râu quai nón. Mắt anh ta nhìn tôi xẹt qua như ánh chớp, cái nhìn như cuốn hút tôi theo. Tôi hỏi chuyện anh ta vài điều, anh đang chải lông cho tuấn mã, con ngựa có vẻ thích thú, rụt cổ vẫy đuôi. Chợt người coi ngựa nói: “Khi nào bà cần tắm táp xin cứ gọi tôi lên nhà”. Tôi trố mắt nhìn anh ta và con ngựa, anh ta thì không còn nhìn tôi, tay vẫn làm việc. Và tôi không nói ra được một lời nào. Tôi bỏ đi như chạy trốn. Từ đó không bao giờ tôi dám xuống chuồng ngựa nữa.
Patrick cũng có người trông coi, nó được tắm táp hằng ngày, được ăn đồ ăn mua từ siêu thị, được đưa đến bác sĩ thú y xem xét sức khỏe hàng tháng, Patrick được ngủ trong phòng tôi, nhưng có khi nó không nằm trên giường của nó mà nhảy phóc lên nằm cùng giường với tôi, tôi cũng thây kệ cho nó ngủ nhờ vì hồi chồng tôi còn sống ông vẫn cho Patrick nằm chung. Tôi nghĩ chẳng lẽ bây giờ chủ của nó không còn nữa mà mình nỡ lòng xua đuổi, vả lại có lần Patrick thấy tôi khóc nó đã liếm những giọt nước mắt trên má tôi. Thôi thì, tôi ước mơ, ở một thế giới nào đó, tôi được nằm chung giường, ngủ chung giường với cả ba: cậu, chồng tôi và Patrick.
Patrick và tôi chỉ được ngủ chung giường với nhau hơn một năm thì Patrick ngã bệnh, tự nhiên nó không ăn uống, nằm liệt giường, người đàn bà săn sóc phải đưa Patrick đi bác sĩ thú y điều trị, nhưng một tuần sau thì Patrick chết. Bà ta khóc sướt mướt khi báo hung tín cho tôi và tôi cũng khóc sướt mướt theo bà ta. Hình như hôm chồng tôi chết tôi chỉ khóc thầm chứ không òa lên như với Patrick. Patrick được chôn cất ngay dưới chân ông, hóa ra Patrick được ra nằm cạnh ông trước cả tôi. Như thế ở gốc cây bạch dương nơi sườn đồi chỉ còn chờ có tôi nữa mà thôi. Tôi ước ao giá mà tìm được hài cốt của cậu đem về đấy. Ước ao xong tôi mới thấy là không thể được. Cơ quan MIA chỉ đi tìm những hài cốt của người Mỹ mất tích, cậu lại không phải là lính Mỹ, cậu là sĩ quan VNCH, cậu chỉ là đồng minh, không có cơ quan nào làm nhiệm vụ tìm kiếm hài cốt đồng minh dù là bị mất tích đang khi thi hành nhiệm vụ. Chế độ VNCH nay không còn nữa cho nên không có cơ quan nào lo những công việc ấy, hài cốt của cậu là hài cốt vô thừa nhận...
nguồn:http://www.diendantheky.net/2011/11/tu-duoi-inh-oi-nhin-len-chan-nui_11.html
======================================================================
TỪ DƯỚI ĐỈNH ĐỒI NHÌN LÊN CHÂN NÚI (4)
at 11/12/2011 12:00:00 AM
Thảo Trường
4
Trong
một chuyến đi về Miền Tây, tôi ghé thăm thành phố có đông đảo đồng
hương, tình cờ tôi nghe được tin tức về cậu. Trong một buổi họp mặt của
hội ái hữu những cựu sĩ quan, có người biết về trường hợp mất tích của
cậu. Tôi hỏi thăm và tìm ra địa chỉ của cậu. Tôi liên lạc rồi tìm đến.
Ðúng là cậu của tôi ngày xưa, nhưng nay là một ông già ốm yếu. Gặp nhau,
mừng mừng tủi tủi. Tôi xin cậu hãy cứ xưng hô với nhau như ngày xưa,
cậu bằng lòng. Tôi kể cho cậu nghe hoàn cảnh của tôi, cậu gật đầu hiểu,
rồi cậu cũng kể cho tôi nghe những bước thăng trầm của đời cậu.
Toán
của cậu bị cấm trại nhiều ngày không được ra ngoài để bảo mật, rồi một
hôm mười ba người được thả xuống biên giới Lào, nhiệm vụ thâu thập những
tin tức về hành lang xâm nhập quân sự từ Miền Bắc vào Miền Nam, nhiều
tài liệu đã được gửi về bộ tổng tham mưu, hoạt động một thời gian thì
chẳng may bị phát giác, giao tranh với đối phương nhiều trận, toán thám
sát luồn lách di chuyển vài ngày sau bị sa vào ổ phục kích, bị giết gần
hết, còn lại bị thương và bị đối phương giam giữ nhiều năm. Khi có hiệp
định ngưng bắn chúng cũng không trao trả với lý do là tù binh không bị
bắt ở trong Nam mà cũng không bị bắt ở ngoài Bắc, tù binh bị bắt ở ngoài
lãnh thổ qui định trong hiệp định ngưng bắn, tù binh bị bắt đang xâm
lăng nước Lào. Cộng sản chỉ có một loài nhưng chơi bài ba lá.
Cai
tù bắt tù binh lao động cực nhọc rồi còn bắt ngồi “học tập chính trị”,
nghe họ tuyên truyền về “chiến tranh cách mạng” mà chối cả tai, cậu nói
thế. Họ nói họ chiến thắng là đương nhiên vì họ làm “chiến tranh nhân
dân”, đi từ “binh biến khởi nghĩa”, “công kích kết hợp khởi nghĩa từng
phần tiến tới tổng công kích kết hợp tổng khởi nghĩa toàn phần, năm mậu
thân 1968”, qua đến “tiến công nổi dậy, nổi dậy tiến công năm 1975”. Cậu
giơ tay có ý kiến, cậu nói rằng chiến tranh miền Nam chỉ có “công kích”
và “tiến công” chứ đâu có “khởi nghĩa” hay “nổi dậy”, lại càng không có
“tổng nổi dậy”. Cậu dẫn chứng khi còn là sinh viên đại học Saigòn, cậu
và các bạn biểu tình xuống đường là hoạt động tranh đấu đòi hỏi xây dựng
một chính thể tự do dân chủ, chứ đâu có liên hệ gì hay theo hướng dẫn
chỉ đạo của “cách mạng”! Vì chuyện đó cậu bị cùm chân trong biệt giam cả
năm trời. Khi ra các bác tù binh lớn tuổi có người khuyên cậu nín nhịn,
muốn sống sót đừng dại phát biểu thiệt tình mà mang họa vào thân. Các
bác cũng chỉ dẫn thêm cho cậu về tính cách khiếp nhược trong hệ thống xã
hội cộng sản. Ông dẫn chứng cái thói quen máy móc đồng loạt vỗ tay và
ca hát theo nhau ở khắp nơi, từ ông cụ chủ tịch nước xuống đến bộ chính
trị, hội đồng bộ trưởng, các cơ quan ban ngành... xuống đến các trẻ em ở
tận cùng ấp Con Khe... Không ai bảo ai, mọi người hoan hô, đả đảo, vỗ
tay ca hát theo phong trào, theo xu hướng... Bởi vì nếu không làm theo
sẽ bị coi là đi ngược lại chế độ. Sự o ép đã biến con người trong chế độ
trở thành thói quen máy móc. Rồi ông hỏi cậu, sống trong môi trường như
thế, thử hỏi cậu bơi ngược dòng được chăng? Ông nói thầm với cậu “Ở đây
phải biết dối trá!”
Khi
chiến tranh chấm dứt, chiếm được cả nước, chúng tính bắt kẻ thù của
chúng phải lao động khổ sai chung thân giống như Liên Sô hùng cường có
khu đầy ải Sibéri. Nhưng chẳng may mấy năm sau Trung Quốc vĩ đại đem
quân sang cho một bài học, người anh em quốc tế lừng lững tiến qua biên
giới theo cái chiến thuật lạ hoắc “đầu nhọn đuôi dài”, các trung đoàn
trưởng cưỡi ngựa có lọng che như đi chơi vào chỗ không người, chiếm một
ít đất đai, di chuyển một số cột mốc rồi dừng quân. Thế là các trại giam
tù binh ở Việt Bắc phải lui về phía sau. Ðến khi tình hình thế giới
xoay chiều, hệ thống cộng sản rã ra từng mảng, áp lực quốc tế đè nặng,
chúng phải chùn bước cái dã tâm đấu tố trả thù, thả dần các tù binh cho
về Miền Nam. Cậu về Sài Gòn đến nhà cụ Chánh thì mới biết là em đã bỏ đi
biệt tích. Không ai biết em sang Mỹ. Cậu có đi dò hỏi nhưng chẳng ra
manh mối.
Cái
dépot bia ngày xưa, sau đợt cải tạo tư bản tư doanh đã biến thành cơ sở
phân phối bia và nước ngọt của công ty bia quốc doanh nhà nước. Căn nhà
tôn lớn và khu sân vườn rộng rãi đã có thêm người dọn vào ở, họ là
những thành viên trong tổ hợp phần nhiều là cán bộ hoặc bộ đội giải ngũ,
họ chia nhau phòng ở và làm nhà ngay trên khu sân có cái nhà tắm. Cụ
Chánh và anh con trai ở thu gọn vào trong một buồng nhỏ vì nay cụ cũng
chỉ là một công nhân của xí nghiệp. Cụ Chánh qua đời, anh con trai đi
đâu mất tiêu. Về sau cơ sở nhà đất của cụ Chánh được phân phối bán “hóa
giá” rất rẻ cho những cán bộ nào đang lưu cư để hợp thức hóa nhà cửa đất
đai cho họ luôn. Những người vô sản nay thành tư sản. Diễn tiến của
cuộc cách mạng theo chu kỳ như sau: “Tổ chức đấu tranh bạo lực, cướp
chính quyền, xoá bỏ tư hữu, vô sản hóa tất cả. Xong. Chia nhau chiếm
lĩnh, hóa giá, tiến sang kinh tế thị trường, làm giàu cá thể, hình thành
giai cấp mới. Mấy triệu thanh niên hai miền đã bỏ mạng.”
Cậu
vượt biên mấy lần đều thất bại. Những binh thư và những kiến thức tiếp
nhận được trong các khóa huấn luyện “Rừng núi sình lầy” và “Mưu sinh
thoát hiểm” trước kia không áp dụng được bao nhiêu vào cuộc chạy trốn
này. Là một tù binh vô thừa nhận, ngay cả khi chiến tranh không còn, cậu
cũng không nằm trong “diện” nào để cho hậu chiến giải quyết. May mà cậu
tự tìm được cách giải quyết cho riêng mình. Cậu lập gia đình với một bà
góa có mấy người con, làm hồ sơ đem mẹ con bà ấy xuất cảnh, sang đến
nước Mỹ mẹ con bà muốn tự lập, cho nên từ vài năm nay cậu lại trở thành
một kẻ độc thân như ngày nào.
Cậu
bị “bụp” không chết, em bị “bụp” cũng không chết. Cậu cháu mình bị
“bụp” không chết nhưng đau đớn còn hơn chết nữa, chúng ta đều đã vỡ mặt,
em lại không muốn chúng ta rồi đời. Em muốn đón cậu sang với em. Em
không phải lo chuyện hài cốt của cậu vì em đã tìm thấy cậu còn sống, em
đã lại có cậu như hồi xưa.
Tôi
đón cậu sang ở với tôi, cậu nói nay cậu không có gì ràng buộc, cậu là
người tự do. Tôi nói tôi nay cũng tự do không có gì ràng buộc. Hai thân
phận tự do không bị sự gì ràng buộc ở với nhau được một ngày chợt có một
lúc thân phận nọ hỏi thân phận kia:
- Cậu nhớ của em chỉ là hai cái chũm, sao... bây giờ lại nẩy nở tròn lẳn hơn hẳn xưa kia.
Tôi phát bật cười:
- Em cũng không biết tại sao nữa, tự nhiên mỗi ngày em thấy “nó” mỗi khác ra.
Cậu cũng cười:
- Em có đến mỹ viện, có sửa chữa, có mổ xẻ, có độn cái gì vào trong đó không?
-
Không. Không hề. Em cũng không tập tành, không chuyên một môn thể thao
nào, không làm một hành động nào có tính cách rèn luyện cho nó phát
triển lên. Em hoàn toàn không hiểu vì sao từ ngày sang Mỹ nó lại sinh ra
như thế này.
Cậu nói như nói một mình:
- Lạ nhỉ, không lẽ ở nước nhỏ thì nó nhỏ, sang nước lớn bá quyền thì cái gì cũng lớn theo.
Chợt cái ghen đàn ông xuất hiện:
- Thôi rồi, cậu hiểu rồi.
Tôi lo lắng:
- Cậu bảo sao?
Cậu chậm rãi:
- Chồng em, ông ấy đã có công làm cho nó lớn lên!
Tôi ôm chầm lấy cậu:
-
Không phải thế đâu, không có gì ghê gớm lắm đâu, cậu ạ. Chồng em ông ấy
là người rất mực từ tốn, rất dịu dàng, rất nâng niu. Chưa bao giờ em
thấy ông sỗ sàng, không bao giờ ông mạnh tay. Em nghĩ là chồng em ông ấy
cũng không... có công gì đâu!
Cậu nhắm nghiền hai con mắt. Tôi thì thầm với cậu:
-
Ngày xưa con lọ lem được cậu gọi là hai cái chũm, nay dù nó có phì
nhiêu ra em cũng vẫn chỉ muốn cậu coi nó là hai cái chũm của cậu như xưa
kia.
Tôi
giải thích rằng ngày còn bé ăn uống kham khổ cho nên nó “khổ”, sang Mỹ
dinh dưỡng thừa mứa, nhiều người phát phì ra trông rất tội nghiệp, em
giữ được thế này là may lắm rồi.
Cậu gật đầu:
-
Ðúng, em không trở thành phì nộn, cổ em chưa có cái giải yếm con gà
tây, cánh tay em chưa bị bệu xuống, các cơ bắp của em vẫn tròn lẳn, thế
là cậu may lắm rồi.
Tôi
đưa cậu đi thăm các nơi. Tôi đưa cậu đi uống bia vại ở cái “quán cóc
Mỹ” đầu hẻm cạnh hãng bia, hai chúng tôi mới uống hết một ly cối mà mặt
ai cũng đỏ rực. Tôi hỏi cậu còn nhớ kho bia và những chai bia bị rạn nứt
cụ Chánh cho cậu cháu mình uống không. Cậu gật đầu nói:
- Cụ Chánh bảo vỡ rồi không bán được đâu, chúng mày chịu khó uống kẻo bỏ phí của Trời.
Khi thấy tôi móc bóp trả tiền, cậu hỏi:
- Sao bảo hãng bia của em mà em cũng phải trả tiền.
- Chồng em, ông ấy dặn như thế.
Cậu buông một câu:
- Ðúng là ăn chơi nước Mỹ.
Tôi lục tìm ra bài báo và những tấm hình chụp các bức hoạ khỏa thân cậu cho tôi ngày xưa. Cậu xem hồi lâu rồi hỏi:
- Em còn giữ và mang đi được những thứ này sao?
Tôi gật đầu:
-
Vì đây là những vật kỷ niệm quí và hiếm mà em có được do cậu cho nên
đêm trốn ra khỏi nhà cụ Chánh em đã mang theo và cất giữ cho đến bây
giờ.
Cậu ôm vai tôi ngả sang cậu, thì thầm:
- Cậu cám ơn em, em đã nghĩ đến cậu hơn là cậu nghĩ tới em.
Tôi nói:
-
Em còn nhớ là cậu có nói rằng sẽ chẳng bao giờ cậu được nhìn tận mắt
những bức tranh ấy, đúng không, có đúng là ngày ấy cậu đã than như thế
không. Em sẽ đưa cậu đến tận chỗ đang trưng bầy những bức tranh ấy để
cậu thưởng ngoạn.
Tôi
đã đưa những tấm hình nhờ ông quản lý và ông luật sư của gia đình tìm
hiểu cho tôi biết bảo tàng viện nào trên thế giới hiện đang trưng bày
những tác phẩm của nhà danh họa. Ít ngày sau họ báo cáo cho tôi các tác
phẩm ấy nay đang ở Paris. Thế là tôi dẫn cậu đi Pháp. Chúng tôi làm một
chuyến du lịch dài ngày ở châu Âu. Cậu đã đến viện bảo tàng, đã đứng
trước những bức tranh các bà khoả thân, nhìn ngắm những thứ mà ngày xưa
cậu chỉ được xem qua ảnh in trên báo. Cậu xem đi xem lại, cậu đứng gần
rồi lùi xa, cậu trầm ngâm nhìn mà không nói gì, tôi vẫn ở phía sau cậu,
tôi đang xem người xem tranh, tôi đang thưởng thức cậu, tôi đang nghiền
ngẫm cái tình cảm của chúng tôi ngày ấy. Khi ở khách sạn, tôi gợi lại
chuyện những bức tranh, cậu nói:
-
Lạ ở chỗ bây giờ được nhìn tận mắt những tác phẩm hội họa nổi tiếng,
cậu lại không có được cái cảm giác háo hức như hồi đó cậu xem nó qua ảnh
trên báo. Em biết tại sao không, ngày ấy khi lần đầu nhìn những bức ảnh
trên tờ tạp chí là cậu nghĩ ngay tới em, cậu mang nó về nhà cho em xem
cũng là vì cậu xem nó mà liên tưởng tới em. Em có nhớ ngày ấy nhiều lần
cậu đòi được nhìn em đi đứng nằm ngồi lăn qua lăn lại không, chính là
cậu thưởng thức thẩm mỹ ở em đó, và em đã chiều cậu, nhiều lần chiều
cậu, cho nên cậu là người đã được tận hưởng những nét tuyệt mỹ ở em mà
những tấm ảnh tranh in báo chỉ là gợi ý. Cậu đã đích thực được thưởng
ngoạn từ ngày ấy cho nên bây giờ được đến viện bảo tàng xem tranh, cậu
cũng thấy sung sướng nhưng không bằng sự sung sướng thuở xưa em tặng cho
cậu.
Tôi
ôm hôn cậu tôi nồng nàn, tôi vò đầu vò tóc cậu, tôi xoa bóp lưng cậu.
Cậu cũng ghì tôi thật chặt trong vòng tay của cậu. Cậu nói như trong mơ:
- Ðời cậu đã trải qua hai sự tận cùng: Sự sung sướng tận cùng trong tình yêu của em...
Cậu ngưng nói và trầm tư, tôi gặng hỏi:
- Còn sự tận cùng thứ hai?
Hai mắt cậu đỏ hoe:
- Thứ hai là sự đau khổ tận cùng trong nhà tù cộng sản.
Tôi ôm đầu cậu trong ngực tôi, lần đầu tiên tôi thấy cậu bé bỏng trong vòng tay của tôi. Tôi nói:
- Tuổi em còn có thể có con được mà, cậu có muốn một đứa con với em không?
-
Tuổi em còn có thể có con, nhưng sự tàn tạ của cậu có lẽ chẳng thể làm
nên sự ấy. Như em đã thấy đó, những ngày vừa qua chúng ta sống chung với
nhau đã chứng tỏ cậu không còn là của em như ngày xưa, cậu nay năm thì
mười họa, có cũng như không, tuổi già và sự cùng khổ đã tiêu hủy hết sức
sống của cậu rồi.
Tôi
muốn nhân cơ hội này sẽ lần lần đánh thức cái tiềm năng trong cậu mà
tôi nghĩ có lẽ chỉ vì sự tù đày nghiệt ngã làm cho cậu bị ngủ quên chứ
chưa phải là bị tê liệt. Chúng tôi đến các cung điện, tất cả các viện
bảo tàng, lâu đài thành quách cổ xưa của Âu châu, xuống các hầm rượu nếm
thử những mỹ tửu, tôi thầm cầu mong sao nhân dịp này tôi có được một
đứa con với người tôi yêu quí, cho nên nhất cử nhất động tôi hết sức
trân trọng với cậu. Và tôi nhận thấy cậu cũng rất ân cần với tôi, cậu
không hùng hổ như hồi xưa, cậu nâng niu dịu dàng, cậu đã từ bỏ cái tính
quân phiệt mà cậu bị nhiễm sau một thời gian cậu đi theo phong trào sinh
viên chống độc tài quân phiệt. Ở nhà thờ Ðức Bà, cậu cũng dừng lại rất
lâu trước một bức tranh lớn vẽ Ðức Mẹ cho hài nhi bú sữa. Tôi thấy bức
tranh sáng rực hơn tất cả những bức danh họa khác treo xung quanh tường
Vương cung thánh đường. Cậu kể cho tôi nghe, khi cậu ra tù trở về Sài
Gòn đi lễ ở nhà thờ Vườn Xoài đường Trương Minh Giảng, cậu được biết
chuyện một pho tượng Ðức Trinh Nữ Maria, bằng thạch cao rất to và rất
đẹp, do Việt kiều mang về tặng, trưng bầy trong nhà thờ cho giáo dân thờ
lạy một thời gian thì có vấn đề được đặt ra là nhà điêu khắc đã tạc
hình hài mẹ có bộ ngực to quá, người ta phàn nàn nên linh mục đã họp hội
đồng giáo xứ bàn bạc lấy ý kiến. Kết quả quyền nhân dân làm chủ đã
quyết định đem Ðức Mẹ cất vô kho. Cậu kể xong phàn nàn: “Chẳng biết bây
giờ Mẹ bị giữ ở đâu”.
Chúng
tôi đến viếng Cathedral ở Reims, ngôi thánh đường lớn nhất xây dựng đã
15 thế kỷ, lớn hơn cả Notre Dame ở Paris, đặc biệt nơi đây có tượng
thiên thần mỉm cười trong một phù điêu nhiều vị dựng ngay bên trên cửa
trái thánh đường. Cậu chỉ cho tôi coi và nói rằng các thánh, các thiên
thần, đều được vẽ hoặc tạo hình với dáng vẻ nghiêm trang, người ta không
tìm thấy ở đâu có thiên thần hay các thánh cười vui. Tất cả các vị đều
được nghệ thuật thể hiện trong cung cách nghiêm chỉnh lạnh lùng. Chỉ có ở
đây, chỉ có ở Cathedral Reims này mà thôi. Nụ cười hiếm thế cho nên nụ
cười rất quí giá. Ði một vòng bên trong thánh đường xem các kiến trúc,
các cửa kính màu, các bức tranh thêu, các bức họa, các pho tượng... khi
ra gặp hai bà đầm chặn cửa xin tiền uống rượu, hai bà thú nhận nghiện
nặng, hằng ngày uống một chai vang đỏ thì mới khoẻ, thiếu là ốm đau
ngay. Cậu móc tiền cho và biểu tôi mỉm cười theo gương vị nữ thiên thần
trên bậu cửa. Chúng tôi bước qua công trường tới phố cổ, thấy tiệm fast
food Mc Donald của Mỹ, cậu kéo tôi vào ngay, làm như cậu gặp được người
quen vậy. Chúng tôi dùng bữa ngon lành sau nhiều ngày ăn món lạ.
(Còn tiếp một kỳ)
nguồn:http://www.diendantheky.net/2011/11/tu-duoi-inh-oi-nhin-len-chan-nui_12.html
======================================================================
TỪ DƯỚI ĐỈNH ĐỒI NHÌN LÊN CHÂN NÚI (5)
at 11/13/2011 11:30:00 AM
Thảo Trường
5
Trở
về Mỹ, chúng tôi lại ngồi uống trà trong phòng ngủ ngôi nhà dưới đỉnh
đồi, nhìn lên dãy núi xanh lơ xa xa, dãy núi vách đứng ngăn cách các
tiểu bang ven bờ biển Thái bình dương với các tiểu bang miền trung nước
Mỹ. Buổi chiều những đám hơi nước bay trên cao từ phía biển vào đụng núi
sẽ gây ra sét đánh, để được an toàn, người leo núi không được lên quá
lằn ranh cây cỏ mọc và phải xuống núi trước giờ mặt trời lặn.
Cậu
thích đứng nhìn núi qua ống viễn kính đặt trong khung cửa. Chiếc viễn
kính này ông chồng tôi mua về đặt ở đó cho tôi quan sát dãy núi và khắp
vùng thung lũng, qua nó có thể nhìn rất rõ quang cảnh trong vùng, tôi
thường nhìn núi, nhìn thị trấn Boulder, nhìn trường đại học dưới chân
núi nơi đó có một nhà hàng nấu các món ăn Việt Nam. Cậu xem phong cảnh
và nhâm nhi tách trà, tôi đi tắm.
Nằm
ngâm mình trong nước ấm tôi chợt nhớ tới cái phòng tắm quây tôn ở nhà
cụ Chánh, tôi nhớ tới cậu, tôi gọi cậu, cậu lên tiếng rồi lát sau bước
vào, tôi nói:
- Cậu làm ơn gội đầu xà phòng giùm em...
Cậu mỉm cười không nói gì, tôi tiếp:
- Với lại cậu kỳ lưng giùm em...
Cậu kéo chiếc ghế nhỏ đến sát bồn nước ngồi xuống nhìn tôi, tôi nheo mắt:
- Giúp em lẹ lên kẻo cụ Chánh về bây giờ thì chết với cụ...
Thấy cậu vẫn ngần ngại tôi nói:
- Ngày xưa lén lút mà cậu dám sai em, nay tự do hoàn toàn, em nhờ sao cậu lại chần chờ.
Cậu hỏi:
- Em cần thiệt hả, cậu tưởng em nói đùa, là vì em chỉ muốn ngâm mình trong nước nóng chứ đâu cần tới việc gội đầu hay kỳ lưng.
Tôi cầm tay cậu kéo vào:
-
Không có gì là đùa, tất cả đều là thực. Chẳng qua là vì chúng ta xa
cách nhau lâu quá mà nay gặp lại cậu vẫn chưa chịu xích lại gần em. Em
không cần gội đầu, không cần kỳ lưng, chỉ cần cậu vào đây với em.
Cậu
đứng lên cởi áo quần bước vào chỗ hoa sen, cậu vặn nước tắm cho cậu
xong mới bước qua vào bồn với tôi. Chúng tôi ôm nhau trong nước ấm,
chúng tôi hôn nhau dịu dàng, chúng tôi vuốt ve nhau ân cần. Thật lâu sau
cậu ẵm tôi ra giường, tôi nói:
- Thấy chưa, cậu còn bồng nổi em mà, thế mà những ngày đi du lịch, ngụ ở khách sạn chẳng bao giờ cậu bồng em đi tắm.
Khi nằm trên giường cậu đòi kéo màn cửa, cậu nói:
-
Coi chừng người ngoài họ nhìn thấy, biết đâu có kẻ nào đó từ xa, trên
núi kia chẳng hạn, nhìn qua viễn kính sẽ thấy hết mọi chi tiết, mọi cử
động trong phòng này, trên giường này, thấy rõ tỏ tường như mình nhìn
thấy rõ tỏ tường từng bông hoa từng kẽ lá trên núi kia qua viễn kính nhà
mình...
Tôi nói với cậu:
-
Mình ở đây là mình ở trong nhà mình, kẻ nào nhìn vào phòng mình là họ
nhìn lén, nhìn trộm, là phạm pháp. Mình không làm những chuyện riêng tư ở
chốn công cộng là được.
Thấy
cậu e ngại, tôi bèn chủ động, tôi trùm lên người cậu, tôi phủ lên người
cậu, tôi đắp chăn tôi trải thảm cậu, tôi điều khiển cậu, “ngày xưa cậu
chủ động lèo lái em và em bao giờ cũng ngoan ngoãn theo cậu, như thế là
em đã phó thác em hoàn toàn cho cậu”. Nay cậu lại là người sợ sệt trong
khi cậu tuyệt đối tự do. Tôi vừa yêu cậu vừa nói với cậu:
- Cậu không phải ngại ngùng cái gì cả, cậu là ông tướng, là ông vua, là lãnh chúa... ở đây.
Ðến
lúc đó thì cậu vật tôi xuống, cậu giành quyền làm chủ, tôi sung sướng
được trở về làm tên nô lệ, làm con đầy tớ, làm con ở đợ của tình yêu.
Tôi lảm nhảm bên tai cậu:
-
Cậu có sung sướng không, chúng ta yêu nhau trước thiên nhiên, trước
trời đất, từ cái giường này chúng ta vừa yêu nhau vừa nhìn thẳng lên dãy
núi xanh lơ bát ngát, không có vật gì, không có cái gì che chắn tầm
nhìn của chúng ta, không có cái gì ngăn cản được chúng ta, cậu ơi, cậu
yêu em thiệt tình đi, cậu đừng bỏ em nghe, đừng bỏ em, trời ơi, chiến
tranh đã chấm dứt cậu không còn phải nhảy toán nữa, đừng bao giờ bỏ đi
nữa, hãy ở nhà với em...
Khi
cậu buông tôi ra nằm vật xuống thì tôi cũng mệt mỏi rã người, tôi ngủ
thiếp đi không hay. Khi tỉnh dậy, tôi lại thấy cậu đã đứng nhìn qua viễn
kính, một điều tôi vô cùng thích thú là thấy cậu vẫn không mặc quần áo,
một thân hình gầy gò xương xẩu đứng khom khom như một pho tượng khổ nạn
đá đen mà tôi đã thấy trong một viện bảo tàng ở đâu đó, tôi nghĩ cậu đã
thoát ra khỏi sự sợ hãi, cậu đã thoát ra khỏi nỗi e ngại, tôi xuống
giường bước nhanh ra ôm lấy pho tượng từ phía sau, tôi nói:
- Em yêu cậu quá.
Cậu
đứng xích sang bên nhường chỗ cho tôi, hai bàn tay pho tượng nâng niu
hai cái chũm của tôi, tôi ghé mắt nhìn vào viễn kính, cậu đã hướng ống
nhòm đúng vào ngôi nhà trên chân núi. Tôi hỏi:
- Cậu có muốn leo núi không?
- Thua, chịu thua, cậu bây giờ thua nhiều thứ lắm.
- Không đâu, vừa rồi cậu không thua tí nào đâu, cậu đã thắng đấy.
Rồi tôi chỉ căn nhà trên núi nói với cậu:
- Ðó là nhà của cậu.
Cậu hỏi:
- Ở trên đó có thể trồng trọt được những cây gì?
Tôi nói :
- Có nhiều cây bằng lăng.
-
Có loại bằng lăng ổi không, loại bằng lăng vỏ vàng nhạt và mịn như vỏ
cây ổi xá lị, thứ cây này quí lắm. Trong vườn Luxembourg ở Paris có
nhiều cây bằng lăng gốc bự. Cậu sẽ hạ những cây bằng-lăng cưa khúc, chẻ
ra làm củi cho em chụm, thích lắm, những thanh củi trắng ngà như trứng
gà bóc, xinh đẹp. Cậu sẽ phá rừng làm rẫy, sẽ trồng khoai lang và củ sắn
xung quanh nhà để nuôi em, giống khoai sắn chiến lược xã hội chủ nghĩa
em biết không. Em sẽ dùng lon guigoz luộc khoai luộc sắn bằng củi bằng
lăng, một thứ củi thơm của các vị tù binh quí tộc.
Cậu
chỉ lên dãy núi xanh, nói, trên ấy chắc cũng có hang “Cùng Cốc”, có ấp
“Con Khe”, có suối lạnh “Giao Ôi”... Em lột vỏ củ sắn, cắt ra từng khúc
ngắn, xẻ những khúc sắn trắng phau đó ra làm nhiều miếng nhỏ, em xếp
những miếng sắn nhỏ vào trong lon (tù binh gọi nguyên văn là lon guigoz,
cai tù người miền Bắc nói gọn thành cái gô), không châm nước mà bỏ vào
một cái đinh. Em chụm củi bằng lăng rồi treo cái lon củ sắn trên ngọn
lửa. Canh chừng khi nắp lon xì ra một làn khói trắng thì thôi. Em mở nắp
lon lấy sắn chín ra. Ấy! Coi chừng kẻo phỏng tay! Cậu và em, hai ta mỗi
bữa ăn chung một lon sắn luộc là đủ tất cả. Sẽ không cần diet, không
cần exercise, không cần băn khoăn “gà đùi không da, nước trong, ít
bánh”. Cũng không cần “tố khổ”, không cần “tố cộng”, không cần “chống Mỹ
cứu nước”, không cần “đả đảo cộng sản”... Từ chốn thâm sơn cùng cốc,
hai kẻ cưa nhau một lon sắn luộc thì không còn phải cần gì nữa ráo trọi.
Em yêu.
Tội
thân người tình của tôi! Tôi châm thêm trà quặu Bắc Thái, thứ trà hai
tôm một tép mua từ Việt Nam, cho cậu nhâm nhi. Ở tù cộng sản lâu ngày
cậu mê thứ trà này. Núi đồi miền thượng du Bắc Việt phủ đầy khoai sắn và
cây trà, cậu cứ thoải mái vặt, tự sao lấy, tự pha lấy, thưởng thức miết
hóa nghiền nặng. Ở với cậu ngay từ những ngày đầu gặp lại bên tiểu bang
California, tôi hiểu ra rằng cậu đang cần được thông cảm. Tôi săn cóc
cậu từng chút, cậu muốn gì tùy ý. Tôi nói cậu cứ coi tôi như ngày xưa,
tôi vẫn cứ muốn gọi bằng cậu. Cậu nói cậu chỉ muốn thế, nhưng cậu lại
muốn tôi phải thực tế coi cậu là bây giờ. Bây giờ cậu là người già lưu
vong, ốm yếu, bệnh tật. Tôi ôm đầu cậu vào lòng tôi. Tưởng là đã mất,
nay còn đây, gặp lại nhau, sao không coi đó là hạnh phúc. Tôi không nhờ
những người hầu lo cho cậu, tôi tự làm các việc cho cậu, tôi mua những
thứ quen thuộc cậu thích, nấu nướng cho cậu ăn, cậu vẫn uống trà hút
thuốc như ý muốn. Tôi nói với cậu tất cả là của cậu.
-
Cả em bây giờ cũng là của cậu như ngày xưa. Em muốn làm con ở đợ cho
cậu, cậu sai gì em làm thế, cậu muốn em đi đứng nằm ngồi cách gì em cũng
làm theo. Em theo cậu như em theo chỉ huy đi đánh giặc.
Cậu nói:
-
Không thể được, ngày xưa ở trong xó nhà, em mang tiếng thất học, cậu
mang tiếng có học, nên cậu dạy em. Bây giờ sang đây em là bà Mỹ dòng
chính, nói tiếng Anh líu lo êm ái như chim, cậu nghe không hiểu kịp; còn
cậu là kẻ di cư chạy loạn, cậu chỉ là kẻ ăn nhờ ở đậu, không biết nói
tiếng Mỹ, không có quốc tịch...
Tôi nói:
-
Cậu vào quốc tịch đi, bây giờ cậu lấy em tức là cậu lấy Mỹ, hồi trước
em lấy Mỹ để được sang đây, bây giờ em lấy cậu để cậu nhập tịch Mỹ dễ
dàng.
Cậu nói:
- Bây giờ đến phiên cậu làm “me Mỹ”?
Tôi cười ôm chặt cậu hơn, nhưng cậu vẫn lắc đầu:
- Cách gì thì cũng phải thi, cách gì thì cũng phải thề.
- Thi nhập tịch có gì là khó.
-
Khó lắm em ạ. Cậu không qua được đâu. Chen chúc nhau xếp hàng dài đi
“thi” từ bỏ cội nguồn, đi “thi” gia nhập vào một tổ quốc khác đâu phải
dễ. Cái lá cờ giản dị hai màu vàng đỏ, ba sọc, mà cậu còn không nhớ, làm
sao cậu thuộc nổi lá cờ ba màu xanh trắng đỏ, xinh đẹp, với rất nhiều
sao nhiều sọc ý nghĩa của nó. Rồi làm sao cậu học thuộc lòng lịch sử của
Hiệp Chủng Quốc trong khi lịch sử “con Hồng cháu Lạc” cậu cũng quên
khuấy mất tiêu. Làm sao cậu có thể trung thành và bảo vệ tổ quốc vĩ đại
hùng cường mới, trong khi tổ quốc cũ nhỏ bé của cậu, cậu còn bỏ chạy
không bảo vệ nổi. Thề thì dễ, ai mà chẳng thề được, ai mà chẳng xoen
xoét cái miệng được, ai mà chẳng cá trê chui ống được, nhưng mà làm khó
lắm, cậu làm sao “trúng tuyển” được hả em!
Tôi chợt ôm chầm lấy cậu mà khóc rưng rưng.
Cậu chưa ra khỏi thế giới riêng của cậu:
-
Còn điều này nữa, cậu hỏi em nhưng cũng không muốn em trả lời. Này nhá,
cậu vẫn leo lẻo là người Việt Nam, nhớ thương Việt Nam, yêu quê hương
Việt Nam, cội nguồn, truyền thống, quốc tổ và..., nay cậu mang quốc tịch
Mỹ thì cậu có còn là Việt Nam nữa không. Không. Ðó là một người Mỹ gốc
Việt. Thế thôi. Tay cầm passport Mỹ miệng tự xưng là người Việt Nam thì
đó là Việt Nam giả, là không chính danh. Ðã lỡ sống sót, đã lỡ bỏ nước
ra đi, đã lỡ mang một quốc tịch nào đó, thì hãy cố gắng làm người công
dân nước đó một cách chân chính, tính bắt cái này lại muốn quơ tay chộp
cái kia là không ổn. Thế cho nên cậu phải làm sao đây, sẽ phân thân, hóa
thân hay vong thân hả em?
Thôi
chết rồi, cậu của tôi bị trúng đạn nặng lắm rồi, cậu của tôi xa cách
cái cộng đồng này quá lắm rồi. Tôi sẽ phải làm sao đây.
Buổi
chiều tôi dẫn cậu đi dạo quanh đồi, tới chỗ cây bạch dương, tôi dừng
lại thăm mộ chồng, tôi đã kể tất cả cho cậu nghe rồi, chỉ còn cái ý định
đem cậu về đấy thì tôi chưa có dịp nói, nay đứng tại chỗ, tôi nói:
-
Khi còn sống ông ấy đã sắp xếp chỗ nghỉ cho ông, cho em và cho Patrick
tại đây, nhưng nay em có ý định cậu cũng sẽ ở đây với em, cả bốn chúng
ta cùng xum họp ở đây với nhau.
Cậu
nhìn quanh, mộ ông chồng tôi xây bằng đá hoa cương trắng, bên cạnh là ô
để trống dành cho tôi, ngay dưới chân hai vợ chồng tôi là mộ của
Patrick nằm quay ngang cũng bằng đá hoa cương màu xám là màu lông của
Patrick.
Cậu hỏi:
- Nếu ở đây thì cậu nằm đâu?
Tôi chỉ phía bên cạnh tôi:
- Em nằm giữa, ông ấy một bên, cậu một bên.
Cậu nói:
- Như thế Patrick nằm không cân xứng chính giữa.
Tôi
nhận ra điều cậu nói, nhưng rồi cậu nhìn lên cây bạch-dương xum xuê cao
lớn phủ kín cả khu mộ. Cậu chậm bước đến gốc cây, cậu sờ tay vào lớp vỏ
trắng nhẵn, cậu vỗ vỗ thân cây, tôi đến bên cậu, nghe cậu thì thầm:
“Gội đầu thật sạch, đứng bên đường
Một mình trơ trụi, cây bạch dương
Mặc cho gió vò mãi mái tóc
Vò mãi, vò mãi niềm sót thương” (*)
Tôi nói nhỏ cũng như thì thầm với cậu:
-
Chồng em khi còn sống, ông rất rộng lượng với em. Ông không có ai thừa
kế cho nên ông để di chúc lại giao cho em tất cả tài sản của ông. Em
cũng không có ai thừa kế để giao lại kế tiếp, nay em tìm lại được cậu,
em gặp lại được cậu, em xin cậu hãy ở đây với em, chúng ta sống chung
với nhau cho hết quãng đời còn lại này, rồi cậu cũng tìm cách giúp em
xem sẽ giao lại cái di sản này cho ai.
Cậu chậm rãi:
- Cậu cũng chẳng biết làm thế nào để giúp em giải quyết việc này được đâu vì rằng cậu cũng chỉ là một kẻ tứ cố vô thân!
Tôi
mủi lòng nhìn người tình thuở nhỏ của mình, ngày ấy, cậu đến tá túc ở
nhà cụ Chánh cũng chỉ là một kẻ trơ trọi y như tôi. Rồi nay cậu lại vẫn
không gia đình vợ con. Tôi chợt nhớ tới mấy mẹ con bà vợ gá nghĩa với
cậu để xuất cảnh, tôi gợi ý ấy ra, cậu bật cười:
-
Không nên làm như thế em ạ, bà ấy muốn có tự do và muốn tự lập thì ta
cũng chẳng nên quấy rầy nữa. Còn cậu, cậu gặp lại được em cậu rất mừng,
cậu xin nói với em rằng, cả đời cậu, suốt đời cậu, cậu chỉ yêu cái con
nhỏ trong dépot bia ngày xưa, cậu chỉ yêu thương có mình nó mà thôi,
không ai khác nữa.
Tôi run lên vì sung sướng, vì hồi xưa, ngày ấy, chưa bao giờ tôi nghe cậu nói như vậy với tôi. Nhưng tôi nghe cậu nói tiếp:
-
Gặp lại em, cậu sung sướng. Cậu sang đây quá trễ không còn làm được gì
nữa tuy cậu rất muốn làm nhiều thứ, cậu nay đã quá tàn tạ. Cậu sắp tới
tuổi ăn tiền cứu tế và vào ở nhà tế bần của chính phủ thì cậu sẽ vào đó
ở. Sang thăm em, ở chơi với em ít ngày để nhớ lại tình yêu cũ, rồi cậu
sẽ về lại Miền Tây, cậu cũng sẽ nhắm mắt ở bên đó cùng với các ông bạn
già lưu vong. Những ngôi mộ này, ông chồng em đã sắp xếp ngay ngắn, cậu
chẳng nên chen chân vào làm lệch đi cái trật tự ổn định, nhưng mà em yên
tâm, cậu sẽ là cây bạch dương này, lúc nãy cậu đã sờ vào vỏ cây này,
cậu đã vỗ vỗ vào thân cây này là cậu đã nhập vào nó. Cuộc sống đã là phù
du, thân xác cũng là phù du, hài cốt hay tro tàn còn có nghĩa gì nữa
nếu như không có tình, cho nên cậu với em chúng ta đã có tình yêu bất
diệt, em hãy coi cây bạch dương này là cậu. Cậu sẽ ở đây với em, cậu sẽ ở
luôn bên em. Cho tới khi mục nát, trở thành cát bụi...
Những
ngày sau, thấy cậu lúc nào cũng như buồn buồn lầm lì ít nói, tôi có ý
dọ hỏi xem cậu thích ở đâu, đỉnh đồi hay chân núi, cậu muốn ở đâu tôi
cũng sắp xếp được cho cậu vừa ý, nhưng cậu chỉ lắc đầu. Tôi lại đề nghị
căn apartment trong building trên thủ phủ tiểu bang gần hãng sản xuất
bia và khu phố cổ, cậu cũng vẫn lắc đầu. Mãi sau cậu nói cậu muốn trở về
thành phố biển Miền Tây nơi có nhiều đồng hương cư trú, cậu có một
phòng nhỏ, cậu khoe rộng gần bằng nửa phòng tắm nhà em, cậu thuê chung
với một bạn già, thích lắm, rất gần phố Việt và chợ búa. Tôi nói tôi sẽ
mua một căn nhà ở vùng đó để hai người chung sống với nhau, nhưng tôi
xin cậu một điều là khi chết sẽ đưa về nằm dưới gốc cây bạch dương chung
với chồng tôi và Patrick. Tôi không thể bỏ ai được, chồng tôi cũng như
Patrick, tôi đi theo cậu nhưng cả cậu và tôi đều sẽ trở về nơi đó đoàn
tụ. Tôi muốn cả bốn được ở một chỗ với nhau ít nhất là sau khi chết, ít
nhất là đời sau.
Thấy cậu vẫn lặng thinh, tôi hỏi:
- Cậu còn nơi nào để về nữa không, quê hương ấy?
Cậu lắc đầu, tôi nói:
-
Em cũng thế, em không còn nơi nào khác nữa ngoài nơi đây. Và đây cũng
chỉ là đất khách. Nhưng đây là chốn chồng em cưu mang đem em đến, đây là
chốn đã có hai kẻ tình nghĩa nằm lại, em không thể bỏ nơi đây, em không
thể bỏ họ, em cũng không thể để mất cậu một lần nữa vì em đã tìm lại
được cậu. Vậy thì cái bộ xương của em, cái bộ hài cốt của cậu, kể ra thì
để ở đâu cũng được, đâu cũng là nước Chúa, nhưng em tham lam ích kỷ, em
muốn cậu chiều em, sống cậu muốn ở đâu, đi đâu tùy ý, nhưng em xin cậu
khi nằm xuống hãy nằm cùng với em, hãy nằm chung với em, với ông ấy, với
Patrick. Cả bốn chúng ta khi sống chẳng có dịp chung chạ, em muốn khi
chết rồi chúng ta phải đoàn tụ. Cây bạch dương này là cột mốc của sự
đoàn tụ. Cậu thân yêu.
Cậu
bước tới cửa sổ, pho tượng khổ nạn đá đen khom khom nhìn vào viễn kính,
cậu xoay cái ống nhòm đang ở hướng nhìn tới ngôi nhà trên chân núi sang
hướng nhìn tới cây bạch dương nơi sườn đồi. Tôi đến sát sau lưng cậu,
tôi ôm ngang người cậu, tay phải cậu vặn vặn cái núm điều chỉnh viễn
kính cho ảnh rõ nét, bàn tay trái pho tượng luồn vào trong áo tôi tìm
tòi những gì mong muốn ở trong đó. Và tôi đã giúp cho cậu thuận tay dễ
dàng.
(Reims. Fr. Sept. 2004)
(*) Thơ Trần Dạ Từ.
nguồn:http://www.diendantheky.net/2011/11/tu-duoi-inh-oi-nhin-len-chan-nui_13.html
======================================================================
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001