Hai người đàn ông đã châm lửa tự thiêu ở Lhasa, thủ phủ của Tây Tạng hôm Chủ nhật ngày 26/5, truyền thông nhà nước Trung Quốc xác nhận.
Một trong hai người đã chết trong khi người còn lại ‘sống sót nhưng bị thương’, hãng Tân Hoa Xã cho biết.
Đây được cho là vụ tự thiêu đầu tiên ở Lhasa và vụ thứ hai ở Tây Tạng.
Tuy nhiên, trước đó đã xảy ra hàng loạt các vụ tự thiêu, phần lớn là các tăng ni, ở các tỉnh khác ngoài Tây Tạng.
“Đây là sự tiếp nối các hành động tự thiêu ở các khu vực khác của người Tây Tạng và những hành động này đều nhằm để chia cắt Tây Tạng khỏi Trung Quốc”, ông Hào Bằng, người đứng đầu Ủy ban chính pháp của Khu tự trị Tây Tạng, được truyền thông Trung Quốc dẫn lời cho biết.
Người đã tử vong được nêu tên là Tobgye Tseten. Người còn lại có tên là Dargye đã tỉnh lại và có thể nói chuyện được, theo Tân Hoa Xã.
Trước đó, Đài phát thanh Á châu Tự do (RFA) đã mô tả hai người tự thiêu là nhà sư và cho biết vụ việc xảy ra bên ngoài chùa Jokhang, một điểm du lịch nổi tiếng ở Tây Tạng.
Bản tin của Tân Hoa Xã cho biết vụ tự thiêu xảy ra trên một đường phố đông đúc gần ngôi chùa này. Khi đó khu vực trung tâm Lhasa đang tràn ngập người dân đang tham dự một ngày lễ Phật giáo, hãng tin này cho biết.
Còn RFA cho biết hai nhà sư này nằm trong số một nhóm những thanh niên tập hợp để phản đối sự cai trị của Trung Quốc đối với Tây Tạng.
Cảnh sát đã dập tắt lửa chỉ ‘trong vài phút’, Tân Hoa Xã cho biết.
‘Không còn dấu vết’
RFA dẫn lời một nhân chứng cho biết chỉ trong vòng 15 phút, nơi xảy ra vụ tự thiêu được dọn sạch sẽ và không để lại bất cứ dấu vết gì.
Chỉ trong năm ngoái đã có hơn 30 vụ tự thiêu, chủ yếu là các tăng ni Tây Tạng trẻ tuổi. Đa phần trong số họ được cho là đã chết.
“Trung Quốc khó mà thuyết phục thế giới rằng họ đang quản lý Tây Tạng một cách ôn hòa khi mà người dân ở đây có những hành động tuyệt vọng như thế trên đường phố của thủ phủ Tây Tạng”.
Michael Bristow, phóng viên BBC ở Bắc Kinh
Hầu hết những vụ tự thiêu này xảy ra ở các khu vực có người Tây Tạng ở tỉnh Tứ Xuyên nằm ở tây nam Trung Quốc.
Chính quyền Trung Quốc buộc tội Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng hiện đang lưu vong, xúi giục các vụ tự thiêu và khuyến khích ly khai khỏi Trung Quốc.
Tuy nhiên, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã bác bỏ cáo buộc này. Các nhóm hoạt động nhân quyền và chính phủ Tây Tạng lưu vong đều nói rằng các vụ tự thiêu là hành động phản đối sự cai trị chặt chẽ và sự đàn áp tôn giáo của Trung Quốc.
Hiện vẫn chưa rõ liệu đây có phải là một phong trào có tổ chức hay đơn giản chỉ là hành động cá nhân làm theo những vụ tự thiêu trước đây, phóng viên BBC ở Bắc Kinh Michael Bristow cho biết.
Tuy nhiên các vụ tự thiêu này cho thấy sự bất mãn sâu sắc, ít nhất là ở một bộ phận người dân Tây Tạng, đối với sự cai trị của Trung Quốc, phóng viên BBC nói thêm.
Bristow nhận định rằng đây là một diễn biến nghiêm trọng trong câu chuyện đang tiếp diễn về phản ứng cực đoan của người dân Tây Tạng.
Khác với các vụ tự thiêu khác xảy ra bên ngoài Tây Tạng thì vụ việc lần này xảy ra ngay trước một ngôi chùa nổi tiếng ngay giữa lòng Lhasa.
“Chính quyền sẽ rất quan ngại vì vụ việc xảy ra bất chấp các chiến dịch an ninh quyết liệt của họ để ngăn chặn những hành động như vậy. Họ cũng sẽ lo lắng vì những hành động này bây giờ đã lan đến Lhasa”, ông nói.
“Trung Quốc khó mà thuyết phục thế giới rằng họ đang quản lý Tây Tạng một cách ôn hòa khi mà người dân ở đây có những hành động tuyệt vọng như thế trên đường phố của thủ phủ Tây Tạng”, ông nói thêm.
Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/05/120528_self-immolation_lhasa.shtml
(nguồn boxitvn)
Một trong hai người đã chết trong khi người còn lại ‘sống sót nhưng bị thương’, hãng Tân Hoa Xã cho biết.
Đây được cho là vụ tự thiêu đầu tiên ở Lhasa và vụ thứ hai ở Tây Tạng.
Tuy nhiên, trước đó đã xảy ra hàng loạt các vụ tự thiêu, phần lớn là các tăng ni, ở các tỉnh khác ngoài Tây Tạng.
“Đây là sự tiếp nối các hành động tự thiêu ở các khu vực khác của người Tây Tạng và những hành động này đều nhằm để chia cắt Tây Tạng khỏi Trung Quốc”, ông Hào Bằng, người đứng đầu Ủy ban chính pháp của Khu tự trị Tây Tạng, được truyền thông Trung Quốc dẫn lời cho biết.
Người đã tử vong được nêu tên là Tobgye Tseten. Người còn lại có tên là Dargye đã tỉnh lại và có thể nói chuyện được, theo Tân Hoa Xã.
Trước đó, Đài phát thanh Á châu Tự do (RFA) đã mô tả hai người tự thiêu là nhà sư và cho biết vụ việc xảy ra bên ngoài chùa Jokhang, một điểm du lịch nổi tiếng ở Tây Tạng.
Bản tin của Tân Hoa Xã cho biết vụ tự thiêu xảy ra trên một đường phố đông đúc gần ngôi chùa này. Khi đó khu vực trung tâm Lhasa đang tràn ngập người dân đang tham dự một ngày lễ Phật giáo, hãng tin này cho biết.
Còn RFA cho biết hai nhà sư này nằm trong số một nhóm những thanh niên tập hợp để phản đối sự cai trị của Trung Quốc đối với Tây Tạng.
Cảnh sát đã dập tắt lửa chỉ ‘trong vài phút’, Tân Hoa Xã cho biết.
‘Không còn dấu vết’
RFA dẫn lời một nhân chứng cho biết chỉ trong vòng 15 phút, nơi xảy ra vụ tự thiêu được dọn sạch sẽ và không để lại bất cứ dấu vết gì.
Chỉ trong năm ngoái đã có hơn 30 vụ tự thiêu, chủ yếu là các tăng ni Tây Tạng trẻ tuổi. Đa phần trong số họ được cho là đã chết.
“Trung Quốc khó mà thuyết phục thế giới rằng họ đang quản lý Tây Tạng một cách ôn hòa khi mà người dân ở đây có những hành động tuyệt vọng như thế trên đường phố của thủ phủ Tây Tạng”.
Michael Bristow, phóng viên BBC ở Bắc Kinh
Hầu hết những vụ tự thiêu này xảy ra ở các khu vực có người Tây Tạng ở tỉnh Tứ Xuyên nằm ở tây nam Trung Quốc.
Chính quyền Trung Quốc buộc tội Đức Đạt Lai Lạt Ma, lãnh tụ tinh thần của người Tây Tạng hiện đang lưu vong, xúi giục các vụ tự thiêu và khuyến khích ly khai khỏi Trung Quốc.
Tuy nhiên, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã bác bỏ cáo buộc này. Các nhóm hoạt động nhân quyền và chính phủ Tây Tạng lưu vong đều nói rằng các vụ tự thiêu là hành động phản đối sự cai trị chặt chẽ và sự đàn áp tôn giáo của Trung Quốc.
Hiện vẫn chưa rõ liệu đây có phải là một phong trào có tổ chức hay đơn giản chỉ là hành động cá nhân làm theo những vụ tự thiêu trước đây, phóng viên BBC ở Bắc Kinh Michael Bristow cho biết.
Tuy nhiên các vụ tự thiêu này cho thấy sự bất mãn sâu sắc, ít nhất là ở một bộ phận người dân Tây Tạng, đối với sự cai trị của Trung Quốc, phóng viên BBC nói thêm.
Bristow nhận định rằng đây là một diễn biến nghiêm trọng trong câu chuyện đang tiếp diễn về phản ứng cực đoan của người dân Tây Tạng.
Khác với các vụ tự thiêu khác xảy ra bên ngoài Tây Tạng thì vụ việc lần này xảy ra ngay trước một ngôi chùa nổi tiếng ngay giữa lòng Lhasa.
“Chính quyền sẽ rất quan ngại vì vụ việc xảy ra bất chấp các chiến dịch an ninh quyết liệt của họ để ngăn chặn những hành động như vậy. Họ cũng sẽ lo lắng vì những hành động này bây giờ đã lan đến Lhasa”, ông nói.
“Trung Quốc khó mà thuyết phục thế giới rằng họ đang quản lý Tây Tạng một cách ôn hòa khi mà người dân ở đây có những hành động tuyệt vọng như thế trên đường phố của thủ phủ Tây Tạng”, ông nói thêm.
Nguồn: http://www.bbc.co.uk/vietnamese/world/2012/05/120528_self-immolation_lhasa.shtml
(nguồn boxitvn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001