Hà Văn Thịnh
Công việc cuối năm học ngập đầu – chỉ riêng việc đọc, sửa, phản biện, chấm khóa luận tốt nghiệp, mấy tuần liền, mỗi ngày đã mất đến 10 giờ đồng hồ, chưa kể chuyện ra đề, làm đáp án, chấm thi… Thế nhưng, chịu đựng đến mức tột cùng, bức bối đến phát khóc (và có thể là sắp bị điên), khiến tôi không thể đặng đừng, phải cắn răng lại mà viết bài này. Trước hết, xin các quan chức lượng thứ vì có thể tôi suy luận sai (có thể thôi, cũng là cách nói để đỡ “đạn” – bởi sáng nay đến trụ sở Vinaphone Huế, đường Hai Bà Trung, mua card khuyến mại, thấy một vị AN đang đọc cả danh sách dài dằng dặc cho nhân viên bưu điện cắt điện thoại, chẳng biết vì lý do gì nhưng ông ta đọc ông ổng cho cả làng nghe, như cách để làm le, để dọa nạt).
Dường như các bậc cha mẹ dân đang cố tình làm cho dân đau – hoặc giả, sự suy đồi của nhận thức, sự thiển cận của cách nhìn đã đến mức vô phương cứu chữa nên những sự kiện bức bối, gây phẫn uất cho hàng triệu người dân cứ thi nhau dồn đến, ngày một chất chồng và đau đớn hơn?
Chuyện Văn Giang còn hề và đáng phỉ nhổ hơn cả Tiên Lãng, chuyện Vụ Bản chưa hết thì đến chuyện “Ăn cả l., ăn cả máu l. bà” (Bà Đầm Xòe) thì quả là chịu hết nổi. Nhìn cái cảnh như thời Trung cổ ấy, 500 ông nghị sao chẳng thấy ông nào ấm ức, gãi ngứa cho dân chút xíu gọi là? Chẳng biết mấy người bênh vực cho ông Lê Thanh Quang, ĐBQH Khánh Hòa, nào là thẳng thắn, nào là trung thực thử giải trình cho mỗ tôi nghe rồi tranh luận xem sao hay tất cả đều tái mù, hoặc đui, cấm điếc hết cả rồi? Nếu mỗi nghị sĩ, mỗi ông quan có 1% sự thẳng thắn như lời đồn thì chắc chắn sẽ rơi rớt ra được vài câu chữ cảm thông. Đằng này là KHÔNG – không tuyệt đối, vô cảm đến tận cùng và khó hiểu (?) đến vô cùng. Tôi không còn biết là đất nước đang đi về đâu khi hai người đàn bà phải đem cả l. ra để giữ đất vẫn bất lực, dẫu cả thế giới – cả hàng tỷ người nhìn thấy, thì hai chữ Việt Nam ê chề, nhục nhã đến đâu? Đọc Bà Đầm Xòe hiểu rất rõ là anh đã đớn đau khủng khiếp đến mức nào mới có thể hét lên phũ phàng đến thế. Tôi công nhận BĐX nói đúng: Hồi là sinh viên ở Hà Nội, mỗi lần nghe các mẹ, các bà chửi nhau có lớp lang, bài bản, bao giờ tôi cũng chăm chú đến mê và, cái câu “thành ngữ chửi” ấy thường xuyên xuất hiện hơi bị nhiều. Biết mà vẫn choáng bởi nỗi đau cuộc đời bị dồn đuổi đến tàn nhẫn, vô tri.
Chuyện của ông Cục trưởng Cục Hàng hải đào thoát nghe như là trò hề rẻ tiền và trơ trẽn đến mức không bút mực nào tả nổi. Đã có bao nhiêu vụ trốn thoát, yên thân rồi mới truy nã gọi là? Cái bớt to đùng trên mặt như thế mà vẫn thoát được thì họa có là cổ tích kiểu Tôn Ngộ Không. Tất nhiên, cái thời mà sự dối trá, bịp bợm còn siêu hơn cả lão Tôn vì lão Tôn giấu không nổi cái đuôi – bị hóa thành cột cờ; chẳng có cột cờ nào để sau nhà, sau đít nên mới hóa ra khôi hài và thảm hại đến thế. Hay là thời nay cột cờ có thể để đằng sau mọi sự gian tham, xuẩn ngốc? Sai phạm vẫn thăng chức, bổ nhiệm vẫn đúng quy trình, làm sai rồi lại chỉ đạo điều tra để phù phép thì, có lẽ, trên đời này, chuyện chỉ có ở xứ mình.
Hôm nay trên mạng, có dòng tin về con gái cưng của cụ TBT kiện cáo bà ĐHT– chuyện, có thể nói theo ngôn ngữ của bộ phim Ruslan & Ludmila, “là quái vật trên đời chưa từng có”. Nhưng, vì chưa biết có xác thực hay không nên tôi chưa dám bình. Nếu sai, e rằng chết không kịp ngáp. Nếu đúng thì, kể cả hỏa táng thành tro, sự thật vẫn còn đau!
Hàng chục tấn gỗ sưa bị hóa phép thành chuyện động trời, chỉ cần “bắt được” 360kg là ông Chủ tịch tỉnh liền vác quà đến thưởng? Có đời thuở nào sai phạm tày trời không trách cứ lại cứ đi phát bé ngoan cho con nít cười tít cả mắt hay không? Cả một biệt thự nghênh ngang chọc tức đất trời của một cán bộ cấp trưởng phòng nhưng cứ điều tra, nghiên cứu, rất khó để xác định kiểm điểm sâu sắc thì khác gì khinh dân, coi dân như rác như bèo, coi cả xã hội, đất nước này “giá trị” chẳng khác gì màu đen của cái mõm chó?
…..
Nhiều và nhiều quá những nỗi đau không thể nào nói hết. Cái nhức nhối tận cùng là vì sao ngọn lửa của lòng tham của vô số quan tham, ngọn lửa của sự bức bối, nhục nhã của người dân, ngọn lửa của những sự việc kêu trời không thấu, cháy khắp nơi nơi, mà quan trên vẫn cứ tà tà, cứ đủng đỉnh “chỉ đạo”, “điều tra”? Chẳng lẽ có một xã hội mà người ta cố tình làm cho dân đớn đau, cho dân tộc khổ sở sao? Những cái sai phải bị nghiêm trị, công khai, quyết liệt, rõ ràng. Đó là đòi hỏi tất nhiên của bất kỳ chính quyền nào, nếu muốn trùm lên đầu cái danh nghĩa của dân. Làm sao người ta bắt bớ ngư dân ta, ngang nhiên cho tàu càn quét cá trên vùng biển của các nước khác, trong khi ngạo mạn CẤM người khác, nước khác đánh bắt cá, mà ông Thứ trưởng Ngoại giao lại sang tận thủ đô của sự càn rỡ, giáo huấn cái bài ca tủi nhục về nỗi bảo vệ tình hữu nghị, rằng không được để cho sự thù địch phá hoại nó? Có thế lực thù địch nào hủy hoại nổi danh tiết của một con người nếu danh tiết ấy sáng ngời trên thực tế? Có bao giờ có một chính quyền của dân lại hãi sợ nhân dân? Có bao giờ tồn tại việc đánh đập tàn nhẫn con người không phản cảm như cách nói của ông quan lớn Hưng Yên? Nói như thế mà vẫn ăn trên ngồi trôốc thì chỉ có thể là kẻ ngu dốt đến tận cùng!
Viết trong sự bức bối, ngột ngạt đến vô chừng bởi biết rằng cha ông xưa có thể chịu đựng kiếp nô lệ đến 1.117 năm (179 B.C. – 938 A.D.) thì vẫn còn tiếp tục đủ khả năng chịu đựng dài lâu mọi tủi nhục, xót xa. Cái bi thảm của sự thật chính là ở đây: Người ta tha hồ tung tác bởi biết rõ sự “phi thường” của nhẫn nhục của hàng triệu con người, chắc chắn là có cả người viết bài này…
Huế, 30.5.2012.
H. V. T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
(nguồn boxitvn)
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Dường như các bậc cha mẹ dân đang cố tình làm cho dân đau – hoặc giả, sự suy đồi của nhận thức, sự thiển cận của cách nhìn đã đến mức vô phương cứu chữa nên những sự kiện bức bối, gây phẫn uất cho hàng triệu người dân cứ thi nhau dồn đến, ngày một chất chồng và đau đớn hơn?
Chuyện Văn Giang còn hề và đáng phỉ nhổ hơn cả Tiên Lãng, chuyện Vụ Bản chưa hết thì đến chuyện “Ăn cả l., ăn cả máu l. bà” (Bà Đầm Xòe) thì quả là chịu hết nổi. Nhìn cái cảnh như thời Trung cổ ấy, 500 ông nghị sao chẳng thấy ông nào ấm ức, gãi ngứa cho dân chút xíu gọi là? Chẳng biết mấy người bênh vực cho ông Lê Thanh Quang, ĐBQH Khánh Hòa, nào là thẳng thắn, nào là trung thực thử giải trình cho mỗ tôi nghe rồi tranh luận xem sao hay tất cả đều tái mù, hoặc đui, cấm điếc hết cả rồi? Nếu mỗi nghị sĩ, mỗi ông quan có 1% sự thẳng thắn như lời đồn thì chắc chắn sẽ rơi rớt ra được vài câu chữ cảm thông. Đằng này là KHÔNG – không tuyệt đối, vô cảm đến tận cùng và khó hiểu (?) đến vô cùng. Tôi không còn biết là đất nước đang đi về đâu khi hai người đàn bà phải đem cả l. ra để giữ đất vẫn bất lực, dẫu cả thế giới – cả hàng tỷ người nhìn thấy, thì hai chữ Việt Nam ê chề, nhục nhã đến đâu? Đọc Bà Đầm Xòe hiểu rất rõ là anh đã đớn đau khủng khiếp đến mức nào mới có thể hét lên phũ phàng đến thế. Tôi công nhận BĐX nói đúng: Hồi là sinh viên ở Hà Nội, mỗi lần nghe các mẹ, các bà chửi nhau có lớp lang, bài bản, bao giờ tôi cũng chăm chú đến mê và, cái câu “thành ngữ chửi” ấy thường xuyên xuất hiện hơi bị nhiều. Biết mà vẫn choáng bởi nỗi đau cuộc đời bị dồn đuổi đến tàn nhẫn, vô tri.
Chuyện của ông Cục trưởng Cục Hàng hải đào thoát nghe như là trò hề rẻ tiền và trơ trẽn đến mức không bút mực nào tả nổi. Đã có bao nhiêu vụ trốn thoát, yên thân rồi mới truy nã gọi là? Cái bớt to đùng trên mặt như thế mà vẫn thoát được thì họa có là cổ tích kiểu Tôn Ngộ Không. Tất nhiên, cái thời mà sự dối trá, bịp bợm còn siêu hơn cả lão Tôn vì lão Tôn giấu không nổi cái đuôi – bị hóa thành cột cờ; chẳng có cột cờ nào để sau nhà, sau đít nên mới hóa ra khôi hài và thảm hại đến thế. Hay là thời nay cột cờ có thể để đằng sau mọi sự gian tham, xuẩn ngốc? Sai phạm vẫn thăng chức, bổ nhiệm vẫn đúng quy trình, làm sai rồi lại chỉ đạo điều tra để phù phép thì, có lẽ, trên đời này, chuyện chỉ có ở xứ mình.
Hôm nay trên mạng, có dòng tin về con gái cưng của cụ TBT kiện cáo bà ĐHT– chuyện, có thể nói theo ngôn ngữ của bộ phim Ruslan & Ludmila, “là quái vật trên đời chưa từng có”. Nhưng, vì chưa biết có xác thực hay không nên tôi chưa dám bình. Nếu sai, e rằng chết không kịp ngáp. Nếu đúng thì, kể cả hỏa táng thành tro, sự thật vẫn còn đau!
Hàng chục tấn gỗ sưa bị hóa phép thành chuyện động trời, chỉ cần “bắt được” 360kg là ông Chủ tịch tỉnh liền vác quà đến thưởng? Có đời thuở nào sai phạm tày trời không trách cứ lại cứ đi phát bé ngoan cho con nít cười tít cả mắt hay không? Cả một biệt thự nghênh ngang chọc tức đất trời của một cán bộ cấp trưởng phòng nhưng cứ điều tra, nghiên cứu, rất khó để xác định kiểm điểm sâu sắc thì khác gì khinh dân, coi dân như rác như bèo, coi cả xã hội, đất nước này “giá trị” chẳng khác gì màu đen của cái mõm chó?
…..
Nhiều và nhiều quá những nỗi đau không thể nào nói hết. Cái nhức nhối tận cùng là vì sao ngọn lửa của lòng tham của vô số quan tham, ngọn lửa của sự bức bối, nhục nhã của người dân, ngọn lửa của những sự việc kêu trời không thấu, cháy khắp nơi nơi, mà quan trên vẫn cứ tà tà, cứ đủng đỉnh “chỉ đạo”, “điều tra”? Chẳng lẽ có một xã hội mà người ta cố tình làm cho dân đớn đau, cho dân tộc khổ sở sao? Những cái sai phải bị nghiêm trị, công khai, quyết liệt, rõ ràng. Đó là đòi hỏi tất nhiên của bất kỳ chính quyền nào, nếu muốn trùm lên đầu cái danh nghĩa của dân. Làm sao người ta bắt bớ ngư dân ta, ngang nhiên cho tàu càn quét cá trên vùng biển của các nước khác, trong khi ngạo mạn CẤM người khác, nước khác đánh bắt cá, mà ông Thứ trưởng Ngoại giao lại sang tận thủ đô của sự càn rỡ, giáo huấn cái bài ca tủi nhục về nỗi bảo vệ tình hữu nghị, rằng không được để cho sự thù địch phá hoại nó? Có thế lực thù địch nào hủy hoại nổi danh tiết của một con người nếu danh tiết ấy sáng ngời trên thực tế? Có bao giờ có một chính quyền của dân lại hãi sợ nhân dân? Có bao giờ tồn tại việc đánh đập tàn nhẫn con người không phản cảm như cách nói của ông quan lớn Hưng Yên? Nói như thế mà vẫn ăn trên ngồi trôốc thì chỉ có thể là kẻ ngu dốt đến tận cùng!
Viết trong sự bức bối, ngột ngạt đến vô chừng bởi biết rằng cha ông xưa có thể chịu đựng kiếp nô lệ đến 1.117 năm (179 B.C. – 938 A.D.) thì vẫn còn tiếp tục đủ khả năng chịu đựng dài lâu mọi tủi nhục, xót xa. Cái bi thảm của sự thật chính là ở đây: Người ta tha hồ tung tác bởi biết rõ sự “phi thường” của nhẫn nhục của hàng triệu con người, chắc chắn là có cả người viết bài này…
Huế, 30.5.2012.
H. V. T.
Tác giả gửi trực tiếp cho BVN.
(nguồn boxitvn)
------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để
xả stress
Sẽ xóa những comment nói tục
Thinhoi001
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001