Thứ Bảy, 26 tháng 5, 2012

THƯ GIÃN: MÙA THI


TL: Hihi, hầu nốt bạn bè thư dãn tuần này bằng các câu văn trong kỳ thi tôt nghiệp phổ thông và đại học năm 2009. Chuyện nghiêm túc 100%. Ai tin thì tin, không tin thì chờ kỳ thi tới đây mà xem nhé…

*Sai:
-“Lỗ Tấn, sinh năm 1985, mất năm 1963, quê quán ở tỉnh Bắc Ninh, gốc Ba Tàu, từng có 3 đời vợ, 5 người con”.
Hihi, chắc là đang kể về một ông nào đó cũng họ Lỗ tên Tấn ở Bắc Ninh chuyên nấu rượu lậu trước đây?

-“Tô Hoài sinh năm 1920, quê Nghệ An, năm 1960 ông có 200 bài thơ và đạt kỹ luật (kỉ lục) nhà thơ Việt Nam”…”Tô Hoài là người chiến sĩ cách mạng đã từng sống và chiến đấu trên vùng đất...Tây Nguyên”.
Hehe, bác Tô Hoài đã từng đi bộ xuyên Tây Bắc, giờ lại được học trò điều vào Tây Nguyên…đi thực tế. Bác tuyền được đi…tây không à?

*Ngây:
-“Các bạn không được đọc những cuốn sách đồ trị (đồi trụy) mà nhà sách cấm nhé!”.
Nhất trí các bạn nhể…

-“Người xưa từng nói: "ăn gì bổ nấy". Việc đọc sách cũng vậy”.
Quá đúng còn giề?
-“Cho nên chúng ta hay đọc xách (sách) trong những giờ rãnh (rảnh) rỗi, chúng ta đọc không phải mằm (nằm) chổ (chỗ) này đọc, hay ngồi chổ (chỗ) kia, ngồi chổ (chỗ) nào có đủ lượng ánh xáng (sáng) chiếu vào để k (không) thể tăng cho mắt chúng ta bị cận được”.
Biện pháp chống cận thị cho học sinh cần được phổ biến rộng khắp.



-"Trong tập sáng tác ca dao tục ngữ Việt Nam có câu:
Giang hồ hiểm ác anh không sợ
Chỉ sợ đường về vắng bóng em
Anh tôi đã "lấy 2 câu thơ làm của riêng". Chỉ câu nói ấy thôi mang anh đã tán được nhiều người, người ấy bây giờ mà tôi gọi là "chị hai". Đã thấy được sức hút của việc đọc sách làm cho con người ta sống vui tươi và hạnh phúc hơn"…“Đọc, đọc nữa, đọc mãi, đọc sách không bao giờ làm cho người ta cảm thấy nhàm chán, nhất là sách kiếm hiệp"…"Trong tất cả các loại sách, em thích nhất là sách truyện tranh trên mạng. Nó có sức thu hút với em nhất, những cuốn sách này vừa có tính minh họa, vừa dễ đọc lại vừa không mất tiền mua".
Keke, đã thấy tác dụng to lớn của việc đọc sách chưa? Đọc sách lấy được vợ nhá…Ai chưa có vợ nên đọc sách ngay.

-"Ngày xưa, cha mẹ đặt đâu con ngồi đó. Cha mẹ Mỵ đã đặt Mỵ vào làm dâu nhà Thống Lý Pá Tra nhưng tình yêu tự do lên tiếng, Mỵ đã tìm mọi cách để chạy trốn khỏi cuộc sống khốn khổ ấy, tìm đến tình yêu đích thực với A Phủ. Ngày nay, các bậc phụ huynh, những người làm cha làm mẹ cũng không nên ép duyên con như thế"...
Hị, hị…Ép dầu ép mỡ, ai nỡ ép duyên. Học liên hệ với hành thật là ngon nghẻ nhá.

-"Ông Tô Hoài đã giết chết Mỵ, nhưng vì Mỵ có sức sống tiềm tàng nên cho Mỵ sống lại, để tiếp tục chung sống với Pá Tra" – Là cách diễn đạt sức sống mãnh liệt trong con người Mỵ.
Híhí, nhà văn lớn Tô Hoài mắc “tội” giết người từ lâu à nha…

-“Mị sinh ra trong 1 gia đình nghèo, nghèo từ trong trứng nghèo ra”.
Thấm nhuần về Nghiệp của con người…Hihi…

-“Khi A Sử thay đồ chuẩn bị đi chơi. Mỵ cũng xin A Sử cho đi theo nhưng A Sử không cho mà còn đánh đập, trụt quần và trói Mỵ vào cái cột”.
Chắc A Sử định trốn Mỵ đi chơi đường Hàn Quốc bên hồ Tây có nhiều cô gái đẹp hơn nên bắt vợ ở nhà đấy…

-“Mỵ muốn được chơi nhảy như bao người khác. Hình dáng Mỵ đẹp tuyệt trần, đôi mắt long lanh lúc nào cũng buồn, hàm răng đẹp, gò má cao, đầu tóc dài xinh đến không thể tả được chỉ có một cái là Mỵ hơi ốm một tí mà thôi. Nhớ tới Mị là em nhớ đến những thiếu nữ Hà Nội tha thướt bên Hồ Gươm chiều chủ nhật”.
Mỵ giống các Sao và Chân dài thời nay quá…Thế mà không cho Mỵ mặc áo dài về dạo bờ Hồ luôn thể?

-“Vợ chồng thống lí đại diện cho phái ác. Hắn ức hiếp Mị, làm cho Mị không có lối thoát, còn vợ hắn thì lấy cớ đó đánh đập tàn nhẫn cho rằng Mị đụ dỗ chồng bà ta”.
Hehe, giống màn đánh ghen giữa hai vợ chồng với cô cave nào đó nhể?

-“Tô Hoài như đang đùa giỡn khi xây dựng Mị như vậy...Có lẽ Tô Hoài cũng đau xót. Nhưng thật khó để mà hiểu biết được một tác giả lớn Tô Hoài: vùi dập, khai mở rồi lại vùi dập. Những hy vọng sống của Mị lại bị A Sử cho đi vào ngõ hẻm”.
Dũng cảm chưa? Học trò lên án ngòi bút nhà văn Tô Hoài dám vùi dập rồi lại khai mở cô Mỵ.

*Độc:
-“Khi A Phủ đến thuê cho nhà thống lí với công việc chăn trâu, sau một thời gian qua Mị vẫn ngồi trong chuồng heo, giống một con heo đang tìm chỗ trốn mà cứ người khác”.
Hờ hờ, Mỵ đừng giận học trò khi bảo Mỵ giống heo nhá. Chỉ vì học trò muốn dùng cách so sánh khác biệt…

-“Người nhà Pa tra đánh cho A Phủ đến ngất sỉu (xỉu) rồi đổ nước cho tỉnh lại. Thể hiện con người nhà thống lí độc ác, dã man, đánh người đánh như con chó”.
Tả chân, tả thực theo đúng bài học…

-“Được thả A Phủ chạy ra khỏi nhà thống lí như một con trâu điên và vài phút do dự, sửa sang lại trang phục Mị đã chạy theo A Phủ như mây bay, gió thổi”.
Văn học hiện thực lãng mạn XHCN…Hihi…

-“Có thể thấy, việc Tô Hoài xây dựng một con người với những phẩm chất đẹp đang bị vùi dập và đang như tan chảy giống như phiến băng để trên một lò lửa, tan ra và khi chỉ còn là nước nó chỉ chờ đủ độ 100 độ c để sôi thôi”.
Văn học kết hợp với Vật lý thì có sao nào?

-“Sông Hương to như một con thuồng luồng đực cụp đuôi, to lớn, lượn quanh những khúc cua của đường đua công thức một...Sông Hương với ba màu khác nhau có lúc là màu tím của gương mặt người thấm đẫm rượu say”.
Hehe…Tâm hồn trên đường đua, cảm xúc trên bàn rượu.

-"Quê hương tôi có con sông xanh biếc.
Nước chảy mãi hai bên bờ"
Hehe, đây là hai câu thơ trong bài thơ “Nhớ con sông quê hương” của nhà thơ Tế Hanh đã được học trò “soáng toác” lại.

*Lộn:
-"Tô Hoài là một trong những cây bút văn xuôi hay nhất nền thơ ca Việt Nam hiện đại. Thơ Tố Hữu trữ tình lãng mạn luôn nói về những số phận đâu (đau) thương của con người và lên án sự bất công của các thế mạnh đã đem đến cho con người."
*Thì nhân tiện ca ngợi hai nhà văn, thơ lớn trong một câu luôn thể. Đỡ mất công viết hai bài văn khác nhau…Hihi…

-"Nạn đói trong năm 1975 thât khủng kiếp. Nạn đói tràn đến xóm ngụ cư, mọi người lâm vào tình trạng khốn khổ vô cùng. Tô Hoài đã miêu tả không gian trên đường Tràng về nhà thật bi thảm...."
*Há,há…Đề bài yêu cầu viết về “Vợ chồng A Phủ” thì học trò say sưa phân tích về nhân vật trong “Vợ nhặt” của Kim Lân dài có…3 trang. Lộn có chút mà giám khảo đã kêu?

-Học trò khác viết: "Sau khi thoát khỏi nhà Thống Lý Pá Tra, Mỵ xuống đồng bằng rồi gặp Tràng, nên vợ chồng sinh con đẻ cái, sống rất hạnh phúc".
Hehe, sáng tạo bất ngờ. Cho "Vợ chồng A Phủ" (Tô Hoài) kết duyên với "Vợ nhặt" (Kim Lân). Hai bà một ông…

-"Mỵ sinh ra vốn nghèo đói xấu xí vì không có ai lấy làm vợ nên Mỵ theo Thống Lý Pá Tra tình nguyện về làm nô lệ. Ánh sáng tình yêu soi đường khiến Mỵ tỉnh ngộ, trong đêm tối vùng dậy cùng với A Phủ chạy thoát khỏi nhà Thống Lý nhưng chạy mãi vẫn thấy trước mắt một chiếc lò gạch cũ...Chao ôi thật xót xa".
Hihi, học trò này điều Mỵ về cái lò gạch để tìm Chí Phèo (Nam Cao). Nhưng chắc anh Chí say xỉn nên chưa gặp được…Chao ôi là xót xa cho đôi nhân tình…

-"Trên diễn đàn văn học hiện đại Việt Nam thì Lỗ Tấn được xem là nhà văn nổi tiếng, có nét cá tính riêng nhất cùng với những nhà văn, nhà thơ khác như Tô Hoài, Nguyễn Tuân..."
Keke, học trò chuyển Lỗ Tấn từ Trung Quốc sang nhập tịch VN, bất kể ông có đồng ý hay không?


-“Vợ chồng A Phủ là một bài thơ tình nổi tiếng của Tô Hoài"…"Cha con Thống Lý Pá Tra đối xử với Ánh Nguyệt rất tàn nhẫn"…"Sông Hương đã được Nguyễn Tuân so sánh với sông Hàn ở Seoul, con sông được coi là biểu tượng của Hàn Quốc".
Khơ, khơ, potay.com.

*Sốc:
-"Em cũng không hiểu tại sao trong cái đói quay quắt như vậy, người ta vẫn lấy chồng lấy vợ làm gì. Phải chăng bà cụ Tứ muốn có cháu bế cho đỡ buồn, đỡ khổ vì đói?” - một thí sinh ở Nghệ An viết cảm nhận về tác phẩm Vợ nhặt.
Lẩm cẩm thế thôi nhưng đúng phết cái tội đẻ nhiều ở xứ nghèo đấy. Hihi…

-"Cũng như giới văn nghệ sĩ khác, Thạch Lam yêu rất nhiều, vì yêu nhiều nên bút pháp nghệ thuật của ông lúc nào cũng thẫm đẫm tình cảm yêu đương. "Hai đứa trẻ" là truyện ngắn tiêu biểu đó của ông"…"Thạch Lam là một trong những nhà văn, nhà thơ xuất sắc bậc nhất Việt Nam đương đại. Hai đứa trẻ là tập truyện thơ tiêu biểu của ông".
Keke, đám nhà văn sướng rơn. Phải yêu nhiều để tác phẩm được đẫm tình nhá…

-"Nếu như Vũ Trọng Phụng là bậc thầy trong phóng sự, Xuân Diệu là bậc thầy trong thơ ca, Thạch Lam lại là người xuất sắc nhất Việt Nam về nghệ thuật miêu tả, từ một phố huyện bình thường như những làng quê khác nhưng Thạch Lam đã tưởng tượng ra một phố huyện chỉ có trong...truyện ngắn của ông" – Nói về tính lãng mạn trong truyện của Thạch Lam.
Nghệ thuật vị nghệ thuật hết sức…hà, hà…

-"Mặc dù người vợ nhặt này có biệt tài ăn bánh đúc với mắm tôm, nhưng đằng sau cách ăn uống hơi thô lỗ ấy là một vẻ đẹp lung linh tình người" – Học trò nêu cảm nhận về vẻ đẹp khuất lấp của người vợ nhặt.
Hehe, văn học mắm tôm, tình yêu mắm tôm, vẻ đẹp mắm tôm…Dư vị rất Vietnamese.

-"Trong cái đói quay quắt, người đàn bà cô quả phải theo anh Tràng cũng khố rách áo ôm về làm vợ. Về làm vợ mà chỉ có một bát bánh chưng, một nồi cháo cám,... điều này chắc cũng chỉ có trong cổ tích mà thôi"…"Nhà văn Kim Lân cũng là một diễn viên rất nổi tiếng trong những nhân vật khắc khổ. Nhân vật Tràng và người vợ nhặt đã thể hiện khả năng diễn xuất, đạo diễn của nhà văn trước những phận người đau khổ".
Một nồi cháo cám, hai trái tim vàng…Hai diễn viên trong Vợ nhặt đã diễn xong câu chuỵên tình iu của đạo diễn…Kim Lân. Hehe…

-“Thương người vợ nhặt bao nhiêu chúng ta lại giận Tràng bấy nhiêu, lấy vợ gì mà chỉ được một chầu bánh đúc, sau đêm tân hôn đã bắt vợ phải ăn cháo cám. Đúng là rõ khổ” - Thí sinh bộc lộ sự tức giận lên nhân vật Tràng trong Vợ nhặt.
Tức giận là đúng quá…hihi…Giờ hỏi vợ nhẫn nọ, váy kia, biệt thự cỡ tỷ bạc còn chưa chắc đã được nữa là.

-“Cả hai người phụ nữ trên đều có nỗi khổ riêng, các nhà văn đã rất cảm thông và an ủi cho họ khi đưa hai người này vào nhân vật của mình, dẫu khổ nhưng được vào truyện ngắn đã là một vinh dự rồi” - Nhận xét về hai nhân vật trong Vợ nhặt là vợ nhặt và người đàn bà làng chài của học trò.
Công nghệ lăng xê có tác dụng an ủi lớn thật.

-"Ông cha ta vẫn nói, thật thà là cha khôn khéo, trong thi cử cũng vậy, chúng ta phải trung thực, thật thà, nếu không làm được bài thì phải cố gắng nhìn bạn bên cạnh chứ đừng mang tài liệu mà bị lập biên bản"…"Thật bất ngờ và thú vị khi được làm câu hỏi này. Trước khi đi thi, bố mẹ, thầy cô giáo cũng đã căn dặn không được mang phao vào phòng thi, nhưng như thế thì làm sao chúng em làm được bài!"… “Từ trước đến nay, việc ăn vụng luôn bị ông cha ta lên án, sự không trung thực trong thi cử cũng giống như chúng ta ăn vụng trong cuộc sống hằng ngày, cần phải loại bỏ” - Bàn về tính trung thực trong thi cử.
Học trò nói rồi, thật thà là cha khôn khéo…Hihi…Các thầy cô liệu mà chấm điểm cho các “cha khôn khéo” này. Còn hơn cả thật thà nữa…

Mùa thi tốt nghiệp phổ thông và đại học sắp đến. Nếu nói là hy vọng có nhiều bài văn thế này để đọc cùng bạn bè thì ác quá, trù ẻo học trò. Nhưng liệu có hy vọng gì vào cách dạy và học văn như hiện nay không ạ?
*Ảnh trên internet

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001