Trong
một cuộc họp báo được tổ chức bởi Văn phòng Thông tin Hội đồng Nhà nước ngày
07/5, Bộ trưởng Bộ Dân sự Li Liguo cho biết một chính sách tự do mới cho phép
đăng ký trực tiếp các tổ chức xã hội với Bộ Dân sự vụ đã được diễn ra từ nửa sau
năm ngoái. (Bộ Dân sự)
Ai là những nhân vật chính trong cuộc đấu đá trong ĐCSTQ? xin bấm
vào đây:
-Các
Nhân vật Chính trong cuộc Đấu tranh Bắc Kinh
Trong một cuộc họp
báo do Văn phòng Thông tin Hội đồng Nhà nước tổ chức hôm 7 tháng Năm, Bộ trưởng
Bộ Dân chính Li Liguo nói chính sách tự do mới cho phép các tổ chức xã hội được
đăng ký trực tiếp với Bộ Dân chính đã được thực thi từ cuối bán niên năm ngoái.
(Bộ Dân chính)
Các đảng chính trị,
tổ chức nhân quyền và các nhóm khác vốn thường bị trấn áp - thường là bằng bạo
lực - ở Trung Quốc, giờ sẽ được phép đăng ký, theo một thay đổi lớn về quy
định.
Mới đây, Bộ trưởng
Bộ Dân chính Trung Quốc nói rằng bộ này đang thúc đẩy cải cách việc quản lý các
tổ chức xã hội để cho phép họ (các tổ chức) đăng ký trực tiếp với Bộ Dân chính
(MCA). Đây có thể là một phần của các biện pháp mà Thủ tướng Ôn Gia Bảo đang
thúc đẩy, để thăng tiến việc cải cách chính trị ở Trung Quốc.
Theo tờ Nhân
dân Nhật báo của chính quyền Trung Quốc, trong một cuộc họp báo do Văn
phòng Thông tin Hội đồng Nhà nước tổ chức hôm 7 tháng Năm, Bộ trưởng Bộ Dân
chính Li Liguo nói chính sách tự do mới cho phép các tổ chức xã hội được đăng ký
trực tiếp với Bộ Dân chính đã được thực thi từ nửa cuối năm ngoái.
Theo một kênh thông
tấn khác của nhà nước, quy định hiện hành về các tổ chức xã hội yêu cầu tổ chức
phi chính phủ phải tìm một cơ quan hành chính để giám sát hoạt động, và coi đó
là điều kiện tiên quyết để họ có thể đăng ký với cơ quan dân chính. Nói cách
khác, tất cả các tổ chức xã hội cần phải được chính quyền giám sát trước khi họ
có thể đăng ký.
Theo hệ thống đăng
ký mới, các tổ chức xã hội có thể đăng ký trực tiếp với Bộ Dân
chính.
“Nhà chức trách sẽ
xem xét các tổ chức như vậy từ các góc độ như các điều kiện thành lập, tính cần
thiết của việc thành lập, mục tiêu hoạt động và các vai trò của họ trong
việc phát triển kinh tế xã hội,” ông Li nói.
Thêm vào đó, ông Li
nói rõ rằng tất cả các tổ chức xã hội, bao gồm cả các tổ chức liên quan đến nhân
quyền và chính trị, đều có quyền đăng ký “như nhau" và sẽ phải qua một quá trình
xem xét giám sát “như nhau”.
Bộ Dân chính là một
bộ nằm dưới Quốc vụ viện, và do đó nằm dưới sự chỉ đạo của Thủ tướng Ôn Gia Bảo.
Vì vậy, việc mở cửa cho phép "tất cả các tổ chức xã hội kể cả các tổ chức liên
quan đến nhân quyền và chính trị” đăng ký trực tiếp hẳn là đã được ông Ôn phê
chuẩn. Hơn nữa, những người lãnh đạo cao nhất của Đảng có một thông lệ là
hành động tập thể khi ra các quyết định về những vấn đề quan trọng, điều đó có
nghĩa là ông Ôn không phải là người lãnh đạo Đảng cao cấp duy nhất phê
chuẩn biện pháp cải cách này, theo hãng thông tấn Đức Deutsche
Welle.
Chỉ hơn một năm
trước, trong một cuộc họp Quốc hội vào ngày 10 tháng 3 năm 2011, Chủ tịch Quốc
hội Ngô Bang Quốc đã bác bỏ bất cứ khái niệm cải cách nào và tuyên bố Năm Không:
“Không bầu cử đa đảng; Không đa nguyên tắc chỉ đạo; Không tam quyền phân lập;
Không có hệ thống liên bang và Không tư hữu hóa.”
Ông Ngô cũng nói
rằng chủ trương Năm Không đã được Ban thường vụ Bộ chính trị, cơ quan cầm
quyền gồm 9 thành viên của chế độ, xem xét và thông qua.
Ngày hôm sau, một số
người lãnh đạo cao cấp nhất của Đảng tuyên bố “hoàn toàn nhất trí” với lập
trường Năm Không của ông Ngô, tờ Minh Báo của Hồng Kông đưa tin. Trong số đó có
Giả Khánh Lâm (Chủ tịch và Bí thư Ủy ban Chính hiệp, Lý Khắc Cường (Phó Thủ
tướng), và Chu Vĩnh Khang (Phụ trách bộ máy an ninh nội địa, Trưởng ban Chính
trị và Luật pháp). Tuy nhiên, ông Ôn Gia Bảo đã không bình luận về tuyên bố của
ông Ngô.
Gần đây, tình hình
chính trị của Trung Quốc đã có những chuyển biến lớn sau một loạt các vụ việc:
Việc đào tẩu bất thành của cựu giám đốc Công an Trùng Khánh, Vương Lập Quân vào
Lãnh sự quán Mỹ ở Thành Đô hôm 6 tháng Hai, việc cách chức Bí thư Thành ủy Trùng
Khánh Bạc Hy Lai, và vụ bỏ trốn táo bạo của luật sư nhân quyền mù Trần Quang
Thành vào Đại sứ quán Mỹ ở Bắc Kinh khi bị quản thúc tại nhà bất hợp pháp. Tất
cả đều là những cú đánh mạnh vào Chu Vĩnh Khang, người mà có tin hôm Chủ nhật đã
bị cách chức lãnh đạo bộ máy an ninh của Trung Quốc.
Ông Chu là một thành
viên của phe bảo thủ bao gồm Bạc Hy Lai và cựu Tổng bí thư Giang Trạch Dân. Họ
đều đã bị kiện về tội tra tấn và diệt chủng trong vai trò đàn áp Pháp Luân Công
ở Trung Quốc. Để trốn tránh trách nhiệm pháp lý, những người này đã đấu đá tranh
giành quyền lực với phe của ông Hồ Cẩm Đào. Ông Hồ là người đứng đầu phe Đoàn
thanh niên.
Theo một số chuyên
gia về Trung Quốc, phe bảo thủ của ông Chu cũng là chướng ngại lớn nhất đối với
việc cải cách chính trị của ông Ôn Gia Bảo.
Các sự kiện gần đây
cho thấy phe bảo thủ đang trong quá trình bị thanh trừng.
Trương Thiên Lương,
bình luận viên và cũng là giáo sư Đại học George Mason trong một cuộc phỏng vấn
với Đài truyền hình Tân Đường Nhân NTD TV nói rằng, bộ máy an ninh nội địa do
ông Chu lãnh đạo đã phá hoại công lý và cản trở việc cải cách xã hội ở Trung
Quốc.
Hồng Giang, một nhà
bình luận khác nói với NTD TV rằng để thúc đẩy cải cách chính trị, hai ông Hồ và
Ôn sẽ phải hạ bệ Chu Vĩnh Khang.
Ông Ôn Gia Bảo đã
công khai nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cải cách chính trị trong nhiều
dịp vào những năm gần đây.
Trong một cuộc họp
báo của kỳ họp lần thứ 5 Quốc hội khóa 11 ngày 14 tháng Ba năm 2012 – một ngày
trước khi Bạc Hy Lai bị cách chức Bí thư Thành ủy Trùng Khánh – ông Ôn nói:
“Việc cải cách đã đến giai đoạn trọng yếu rồi. Nếu không cải cách chính trị
thành công, thì không thể tiến hành cải cách kinh tế được.”
Ông cũng nói: “Trong
năm công tác cuối cùng của mình, tôi sẽ hết lòng tận tụy và nỗ lực hết khả năng
để phục vụ nhân dân, bù đắp cho những thiếu sót trong công tác của mình bằng
những thành tựu mới để được nhân dân tha thứ và thấu hiểu.”
Với tin rằng Chu
Vĩnh Khang đã bị tước quyền lực, phe Hồ Cầm Đào, Ôn Gia Bảo, và người được cho
là Tổng bí thư tiếp theo Tập Cận Bình rõ ràng đang thắng thế.
Các kênh truyền
thông nhà nước Trung Quốc đưa tin rằng tỉnh Quảng Đông là tỉnh đầu tiên tiến
hành việc đăng ký trực tiếp đối với các tổ chức xã hội. Uông Dương, một thành
viên chủ chốt trong phe Đoàn thanh niên của ông Hồ, là Bí thư Tỉnh ủy Quảng
Đông. Chính sách mới này trên thực tế đã làm mất hiệu lực luận điểm Năm Không
của ông Ngô Bang Quốc. Đó có thể là dấu hiệu cho thấy Đảng đã cởi mở đối với các
triển vọng khác và ông Ôn Gia Bảo đang dọn đường cho việc cải cách chính
trị.
Chú thích:
MCA =Minister of Civil
Affairs
NTD TV=New Tang
Dynasty
Nguồn:
theepochtimes.com/n2/china-news/easier-registration-for-social-organizations-might-pave-way-for-china-political-reform-237528.html
http://vietdaikynguyen.com/v2/china/1434-easier-registration-for-social-organizations-might-pave-way-for-chinas-political-reform
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001