Chủ Nhật, 17 tháng 6, 2012

BA CHUYỆN LẠ: CHUYỆN THỨ HAI


Chuyện lạ thứ hai là chuyện quan làm báo.
Quan làm báo thì có chi mà lạ? Có chăng thì chỉ lạ với thế giới thôi vì đã làm quan nghĩa là làm chính quyền rồi thì không làm báo, nhất là ở Mỹ, người ta cấm ngặt chuyện nầy, cơ quan nhà nước không được phép ra báo trong nước (nhưng có thể ra báo dành cho người nước ngoài, như đài VOA).

Ở Việt Nam ta thì ngược hẳn lại, chỉ có cơ quan nhà nước mới được ra báo. Do vậy, đứng đầu mỗi tờ báo là một ông quan to đùng (to nhất là quan báo Nhân Dân ngang hàm thượng thư) nên việc quan làm báo chẳng có chi là lạ ở Việt Nam. Chuyện lạ về "quan làm báo" ở đây là vì nó là tên của một trang blog trên mạng. Nó đang gây ra xôn xao trong dư luận kể từ khi nó xuất hiện. Nó đang thu hút "viu" mãnh liệt. Khi Ba Sàm điểm nó lần đầu thì viu của nó mới được 25.000, nay sau 2 tuần, viu của nó lên thẳng đứng tới mức trên 500.000, một kỷ lục mà hiếm có blog nào đạt được!
Về số lượng bài vở, Quan Làm Báo cũng phá kỷ lục các trang blog. Chỉ trong vòng nửa tháng xuất hiện, từ ngày 29.5 đến 16.6, nó đã post lên 85 bài viết, bình quân mỗi ngày đến 5 bài viết.
Hầu hết những bài viết, mọi người đọc qua đều thấy tập trung chĩa vào một nhân vật. Một vài bài viết cũng nhắm vào một số người khác nhưng những người đó được coi là "tay chân" đắc lực của nhân vật nọ.
Đa số những bài viết ấy đều nói về những thông tin ở dạng bí mật cung đình không ai biết được và không dựa trên cứ liệu nào cả. Tuy nhiên trong mỗi bài viết đều có nêu lên một vài sự việc hoặc một vài hiện tượng có thật đã xảy ra mà ai cũng đã biết, rồi dựa lên đó đưa ra các thông tin không biết hư thật và không thể nào kiểm chứng được, trừ những người trong cuộc. Như bài viết về việc thâu tóm Sacombank liên quan đến nhiều nhân vật được cho là thân tín của đương kim thủ tướng là một ví dụ.
Đến nay chưa ai biết trang blog đó do ai làm ra và mục tiêu thật sự của nó là gì? Có dư luận cho rằng nó do bọn "Lạ" làm ra nhằm mục đích "trừng trị" nhân vật nọ về tội đã công khai tuyên bố chủ quyền của VN ở Hoàng Sa và Trường Sa ngay tại diễn đàn Quốc hội, là đòn mở đầu nhằm hạ bệ nhân vật này để đưa người thân TQ lên thay. Có dư luận cho rằng QLB do chính người của nội bộ "ta" làm ra nhằm mục tiêu đấu đá tranh dành quyền lực giữa các phe nhóm lợi ích....Tuy nhiên có một điều rất lạ là, Quan Làm Báo tự nó nói rằng nó bị tấn công, nhưng trong thực tế mọi người vẫn vào nó dễ dàng, bằng chứng là chỉ trong vòng 2 tuần lễ nó vọt lên từ 25.000 đến trên 500.000 lượt vào. Trong khi cùng thời gian đó bao nhiêu blog khác bị chặn cho tơi tả không thể nào vào được. Blog Nguyễn Xuân Diện bị đóng, blog Quê Choa bị sụp liên tục, blog JB Nguyễn Hữu Vinh cũng bị tương tự...
Trong nhiều giới từ người dân bình thường đến các doanh nghiệp, trí thức, kể cả một số các quan chức, rồi trên các trang mạng xuất hiện nhiều bình luận về nội dung các bài viết của QLB. Có người cho đó là bịa đặt, có người nói là sự thật một nửa và có người tin rằng những điều đó là đúng sự thật. Người khen, kẻ chế khá nhiều, nhưng đó cũng chỉ là những lời đồn đoán quanh bàn nhậu hoặc qua comment ở chỗ nầy chỗ khác chứ chưa có ý kiến chính thức nào, trừ ý kiến sau đây của Ba Sàm:
Nhân đây, cũng xin giúp cơ quan chức năng một tay đối phó với Quan làm báo, bằng đánh giá sơ bộ blog đó.
1- Gần như toàn bộ bài vở đều do một người viết. 2- Am hiểu hết sức sâu, rộng nội tình cung đình VN, lại cả lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, chứng khoán và nội tình ngành an ninh. 3- Đối tượng tấn công đã rất rõ, là một vài nhân vật cụ thể, không phải với chế độ hiện nay ở VN. 4- Thời điểm tấn công liên quan tới đợt “chỉnh đốn” đảng, mà “vòng chung kết” là tháng 7 này. 5- Kết luận: … (đã có, nhưng xin chưa nói ra)./ Tin thứ Hai, 11-06-2012
Riêng tôi thì xin có bình luận như sau:
Một khi nhà nước tôn trọng hiến pháp, nghĩa là tôn trọng quyền được thông tin của người dân, tôn trọng quyền tự do ngôn luận của người dân, để người dân được quyền ra báo tư nhân, được quyền xuất bản tự do, được trách nhiệm về những gì mình xuất bản thì những loại blog bí ẩn với những thông tin chưa kiểm chứng như vậy sẽ không có lý do để tồn tại vì không còn ai vô đọc.
Ở các nước tự do dân chủ khác, thử hỏi có blog cá nhân nào có đến 100 ngàn lượt người đọc mỗi ngày như một số blog ở Việt Nam? Hệ thống báo chí nhà nước chỉ được thông tin một nửa sự thật (chưa nói là thông tin sai sự thật) nên các blog có cơ hội thông tin nửa sự thật còn lại. Đó là lý do tại sao người đọc vẫn luôn tìm đến với các blog, kể cả blog như Quan Làm Báo.

Kỳ sau: Chuyện lạ thứ 3: Con đường Việt Nam

ồn_blog_huynhgocchenh:http://huynhngocchenh.blogspot.com/2012/06/ba-chuyen-la-chuyen-thu-hai.html
---------------------------------------------------------------------------------
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC MỜI THAM GIA PHONG TRÀO CON ĐƯỜNG VIỆT NAM


Trang Phong trào con đường Việt Nam vừa công bố danh sách những người được mời tham gia Phong trào con đường Việt Nam. Mời các bạn vào xem và cho ý kiến đóng góp.
PHONG TRÀO CON ĐƯỜNG VIỆT NAM
DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC MỜI THAM GIA SÁNG LẬP




DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC MỜI THAM GIA SÁNG LẬP
---------------------------------------------------------------------------------
“CON ĐƯỜNG VIỆT NAM” – CON ĐƯỜNG VÔ LIÊM SỈ CỦA LÊ THĂNG LONG



Quantcast

NGUYỄN TRỌNG TẠO

“Con đường Việt Nam” của Lê Thăng Long?
Mấy hôm nay thấy một phong trào nghi ngờ và phản đối cái gọi là “Con đường Việt Nam” của Lê Thăng Long (nghe nói vừa được phóng thích trước hạn tù). Cái trò nhốn nháo kiểu này không phải là lần đầu. Đã có nhiều trò kiểu này rồi, nên tôi không chú ý. Nhưng có anh bạn báo cái tin: “Ông được con đường VN nó mời tham gia, thấy công bố tên ông trên mạng đó”, tôi liền tìm đọc thì thấy có hàng trăm người bị mời như thế.
Tôi nghĩ bọn Lê Thăng Long (nếu đó là thật) muốn lên một danh sách xếp tất cả vào một rọ nhằm làm cho chính quyền lẫn bạn bè bối rối, nghi ngờ lẫn nhau. Đó là một việc làm đen tối, lưu manh, và phản động. Phản động nhất là mục đích gây rối ren cho đất nước Việt Nam hiện nay.
Những việc như thế mà chưa thấy ngành an ninh đả động gì thì cũng lạ. Nếu ngành an ninh không có thái độ gì, thì người ta sẽ nghĩ, ai đứng đằng sau việc làm phản động đó? Hay “Con đường VN” chỉ là một cái “bao cao su” đã rách?
Một hành động hết sức vô văn hóa của “nhóm chủ trương” đã nói lên bản chất lưu manh và phản động của họ. Một “con đường VN” như thế thì ai sẽ đi, và sẽ đi đâu? đi tù à? Thật là vô liêm sỉ.
nguồn_nguyentrongtao.com:http://nhathonguyentrongtao.wordpress.com/2012/06/17/con-duong-viet-nam-con-duong-vo-liem-si-cua-le-thang-long/
-----------------------------------------------------------

   Bọ Lập được quyền tuyên bố!

altMấy hôm nay thấy dân mạng bàn tán chuyện ông Lê Thăng Long nào đấy với lời kêu gọi " Con đường Việt Nam" nhưng tui không quan tâm. Tui ít khi phải chịu mất thời gian về những chuyện đại loại như vậy. Hôm nay vào FB bất ngờ thấy tên mình trong DANH SÁCH NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC MỜI THAM GIA SÁNG LẬP (Tại đây), thật quá ngạc nhiên.Quái lạ. Có ai mời mình tham gia gì đâu mà mình lại có tên trong danh sách đó?
 Chợt nhớ cách đây mấy hôm, tui có nhận được email của ai đấy ( hình như của ông Lê Thăng Long thì phải) gửi đến bản kêu gọi "Con đường Việt Nam". Tui tưởng người ta gửi nhờ đăng, biết ngay đó là món gì rồi nên không hề đọc chữ nào tui cũng đã reply tức thì:" Cảm ơn bác nhưng bài không phù hợp với Quê choa". Cũng ngay tức thì tui cho cái email đó vào spam.
Té ra đó là lời mời của ông Lê Thăng Long a, chết cười!
Tui không biết ông Lê Thăng Long là ai, ổng muốn gì, con đường Việt Nam của ổng là cái quỉ gì tui cũng không thèm biết. Nhưng qua cách ổng đối xử khá hồ đồ với tui như vậy cũng đủ biết ổng là ai rồi.
Tui viết văn làm báo một mình, chơi blog cũng một mình, không muốn không cần và không thèm kéo bè kết cánh với bất kì ai. Là nhà văn nên tui chỉ thích một mình đối diện với trang giấy của tui thôi. Thời trẻ đã không thích kéo bè kết cánh, ở bất kì cơ quan nào cũng không bao giờ chơi món bè phái, nay già rồi, sức tàn lực kiệt rồi còn đi "đoàn kết" với ông Lê Thăng Long, có mà điên!
Nay tui tuyên bố: ông Lê Thăng Long hãy bỏ tên tui ra khỏi danh sách của ông ngay! Chớ có bảo ông thích mời ai thì cứ tương tên người ta vào danh sách, đó là cách làm hồ đồ và vô sỉ!
Đó, tui tuyên bố như rứa đó!
Nguyễn Quang Lập
nguồn_quechoa:http://quechoa.info/index.php/nhat-ky-de-ngo/898-b-lp-c-quyn-tuyen-b.html
---------------------------------------------------------------------------------
Tiếp tục về Phong trào Con đường Việt Nam


Phong trào Con đường Việt Nam (PTCĐVN) vẫn đang thu hút sự chú ý của dư luận trên mạng. Đến nay đã có phản hồi công khai của một số người được PTCĐVN mời. Đa số những người phản hồi công khai đều từ chối hay hàm ý từ chối tham gia Phong trào. Cho đến nay tôi mới thấy có 2 người đồng ý tham gia Phong trào: ông Nguyễn Công Huân, admin của trang web Dân luận, hiện đang ở hải ngoại, và ông Trần Văn Huỳnh, thân phụ của ông Trần Huỳnh Duy Thức, ở Việt Nam (ông Trần Văn Huỳnh không trả lời công khai là tham gia Phong trào, nhưng căn cứ theo một bức thư email riêng mà ông Châu Xuân Nguyễn công bố, ý tứ trong bức thư đấy có thể cho thấy ít nhất ông Trần Văn Huỳnh ủng hộ Phong trào và cho biết Trần Huỳnh Duy Thức có nhờ ba mình giúp đỡ Lê Thăng Long "để tiếp con đường con chọn". Tuy nhiên xin lưu ý mọi thông tin trên mạng đều có thể là giả).

Danh sách những người được PTCĐVN mời có những điểm thú vị. Thoạt nhìn bản danh sách đấy có vẻ như rất lộn xộn, nhưng nhìn kỹ một chút có thể thấy logic của nó. Dường như đấy là một tập hợp những người của công chúng, có ít nhiều quan tâm tới những vấn đề chính trị xã hội của đất nước, và đã từng có những hoạt động mang tính chính trị xã hội nhất định. Đa số những người được mời đó dường như đã hình thành từng nhóm có những khuynh hướng chính trị xã hội nhất định. Có thể thấy nhóm Diễn đàn với Nguyễn Ngọc Giao, nhóm IDS với Nguyễn Quang A, nhóm Kiến nghị cải cách với Hồ Tú Bảo, nhóm Bauxite với Nguyễn Huệ Chi, nhóm Thời cơ vàng với Vũ Minh Khương, nhóm Biểu tình chống Trung Quốc với Nguyễn Xuân Diện, nhóm Đà Lạt với Hà Sỹ Phu, nhóm cựu Cộng sản với Nguyễn Văn An, nhóm dissident cũ như Phạm Hồng Sơn, nhóm Phật giáo và Công giáo, đại diện một số nhóm ở hải ngoại như Nguyễn Gia Kiểng của Thông luận, Võ Văn Ái của Quê mẹ... và một số người độc lập có tên tuổi như Ngô Bảo Châu, Nguyễn Trần Bạt, Nguyễn Trọng Tạo ... Có những người tôi không xác định được thuộc nhóm nào. Ví dụ như Phạm Trần Uy, vốn từng làm Phó ban biên tập thời sự VTV. Theo những tin tức đồn đại, chưa được kiểm chứng, Phạm Trần Uy từng đưa tin về chuyện công ty của Lê Thăng Long bị điều tra và do vậy bị mất chức ở VTV. Tôi không thống kê được tuổi tác của những người được mời, nhưng cảm giác của tôi những người được mời đa số đều đã già, tầm ngoài 60 tuổi. Có lẽ người trẻ nhất là Giáp Văn Dương thuộc nhóm Kiến nghị cải cách, tầm khoảng trên 30 tuổi. Thành ra nếu như PTCĐVN có hình thành được thì có thể thấy đấy là một phong trào già, khó có thể tạo ra sức hấp dẫn nhất định đối với thanh niên, học sinh. Bên cạnh đấy tính khả thi tập hợp những nhóm khác nhau đấy vào một phong trào, theo đánh giá của tôi là không tưởng. Ví dụ, Diễn đàn không thể đứng chung với Thông luận, tuy cả hai đều ở Pháp, chống Cộng không thể đứng chung với Cộng sản như ông Châu Xuân Nguyễn, người được mời khẳng định. Thành ra về mặt nhân sự, PTCĐVN có vẻ hoặc mang tính không tưởng, hoặc duy ý chí.

Đấy là chuyện những người được mời. Vậy còn có ai không được mời thú vị không? Tôi không thấy Nguyễn Sỹ Bình. Nguyễn Sỹ Bình từng hoạt động móc nối với Lê Công Định và Trần Huỳnh Duy Thức. Thậm chí cuốn sách Con đường Việt Nam được Nguyễn Sỹ Bình xuất bản. Như thế có thể suy ra ắt có chuyện liên quan tới Nguyễn Sỹ Bình. Cũng như vậy, không thấy đại diện cho Tập hợp Thanh niên Dân chủ của Nguyễn Tiến Trung trong danh sách mời.

Ngoài chuyện các nhóm trong danh sách mời khó có thể chung cờ, từng cá nhân được mời một có phản ứng thế nào với lời mời. Tôi vẫn đang quan sát để có thể tìm thấy những lý do từ chối nhất định. Nhưng tạm thời tôi chỉ thấy có những lý do sau (ngoài lý do không thể đứng cùng nhau do khuynh hướng chính trị xã hội khác nhau):

1. Không muốn có những rắc rối với chính quyền (kể cả lý do không muốn tham gia các phong trào chính trị)
2. Không tán thành cương lĩnh, đường lối của PTCĐVN
3. E sợ nội dung các dàn xếp, trao đổi nội bộ của Phong trào có thể bị công bố

Tạm thời tôi chỉ thấy có lý do như vậy. Tất cả những lý do khác mà những người được mời nêu ra để từ chối thực chất chỉ nhằm che giấu 4 lý do căn bản trên. Chẳng hạn lý do cho rằng PTCĐVN là cạm bẫy của cơ quan an ninh để từ chối, thật ra, không phải là lý do đứng vững. Các phong trào hoạt động chính trị ở cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21 khác với các phong trào ở đầu thế kỷ 20. Điểm khác nhau đó là tính công khai, minh bạch. Nếu một phong trào đã công khai, thì phong trào đó có do chính quyền dàn dựng hay không cũng không quan trọng và không có ý nghĩa, bởi vì điểm quan trọng của một phong trào là ở cương lĩnh, đường lối của nó, chứ không phải ở người tổ chức, bởi vì một phong trào đã công khai, minh bạch thì người tổ chức luôn có thể được chọn lựa đúng đắn nhất bởi những người tham gia. Những người đã dấn thân tham gia các hoạt động chính trị trong một nhà nước toàn trị tất nhiên đều phải hiểu rằng một khi đã tham gia đều có khả năng "dấn thân vô là chịu tù đầy, là gươm kề cổ súng kề tai, là thân sống chỉ coi còn một nửa", bất kể phong trào đó có là cạm bẫy do an ninh dàn dựng hay không. Ngay cả khi phong trào chính trị không phải là cạm bẫy do cơ quan an ninh tạo ra, không có dấn thân hoạt động chính trị an toàn, kể cả hoạt động bí mật hay ngầm. Những thứ dấn thân chính trị an toàn về thực chất không phải là dấn thân chính trị, kiểu như những người đợi chờ xem đèn của chính quyền mà họ tin cậy bật xanh hay đỏ. Do vậy là cạm bẫy hay không phải là cạm bẫy không có ý nghĩa hay vai trò quan trọng đối với người đã quyết định dấn thân chính trị. Chúng chỉ có ý nghĩa đối với những người không dấn thân chính trị. Người ta chỉ có thể sợ một cạm bẫy của cơ quan an ninh khi sợ rằng những dàn xếp nội bộ không công bố ra công luận bị cơ quan an ninh xùy ra công luận mà thôi, và đấy chính là lý do thứ 3 đã nêu ở trên. Lý do cho rằng người đứng đầu phong trào không có uy tín đủ lớn cũng không đứng vững, bởi vì như đã nói ở trên điểm quan trọng của một phong trào nằm ở cương lĩnh, đường lối chứ không ở người khởi xướng. Có nhiều trường hợp, người khởi xướng chỉ là người đề ra ý tưởng ban đầu và người đứng đầu của phong trào về sau không nhất thiết phải đúng là người khởi xướng.

PTCĐVN bất kể thế nào vẫn là một hiện tượng đáng nghiên cứu. Điều tôi muốn thấy là phản ứng của chính quyền như thế nào. Cho tới thời điểm này tôi chưa thấy phản ứng của chính quyền. Nhưng nếu Phong trào chỉ có 2 người được mời đồng ý tham gia thì có thể nói Phong trào tự nó đã thất bại và chính quyền chẳng cần phải làm gì cả. Sự thất bại như vậy không nằm ngoài 4 lý do tôi nêu ở trên.

-----------------------------------------------------------
Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
           Sẽ xóa những comment nói tục
           Thinhoi001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001