Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

Roland-Garros 2012 cho những tham vọng đi vào lịch sử


Toàn cảnh sân Philppe Chatrier trong buổi trình diễn ngày 26/5/2012, trước khi thi đấu chính thức.
REUTERS/Francois Lenoir
Anh Vũ
Roland Garros lần thứ 111 chính thức khai cuộc tại Paris. Đây là một Grand chelem cho những tham vọng lịch sử
Fifa họp đại hội tìm phương cách cứu bóng đá thế giới ra khỏi vũng lầy của những bê bối gian lận tham nhũng đang làm vấy bần môn thể thao vua.
Hôm nay 27/5, giải Roland Garros lần thứ 111 chính thức khai cuộc tại Paris. Hai tuần thi đấu, các tay vợt hàng đầu thế giới hội tụ về các sân bóng ở cửa ngỡ thủ đô nước Pháp tranh tài với cùng một khát vọng chiến thắng trên mặt sân đất nện để ghi dấu ấn lịch sử cho sự nghiệp thi đấu của mình.
Ở bên sân của nam, Roland-Garros 2012 người hâm mộ vẫn thấy xuất hiện trở lại những tên tuổi hàng đầu của làng quần vợt thế giới nhưng mọi cặp mắt đều hướng tới bộ ba Rafael Nadal, Roger Federer và Novak Djokovic. Cả ba tên tuổi này đã có một bảng thành tích đầy kín và cùng có chung một tham vọng, tìm kiếm một chiến thắng lịch sử ở Roland-Garros.
Người đầu tiên luôn được nhắc đến mỗi kỳ Roland-Garros trở lại là ông Hoàng sân đất nện Rafael Nadal. Tay vợt Tây Ban Nha đến với Roland-Garros 2012 với mục tiêu giành danh hiệu vô địch lần thứ 7 trong 8 lần tham dự. Được như vậy Nadal sẽ phá kỷ lục duy nhất của tay vợt huyền thoại người Thụy Điển Bjorn Borg đang nắm giữ.
Nhìn vào những số liệu thống kê của tay vợt số 2 thế giới này thấy chóng mặt vì nhưng trận thắng. Từ năm 2005 đến nay trong tổng số 229 trận trên sân đất nện, Rafael Nadal giành chiến thắng 220 trận. Tại Roland-Garros, tay vợt Tây Ban Nha mới chỉ có một thất bại duy nhất trước tay vợt Thụy Điển Robin Soderling vào năm 2009. Gần đấy nhất, bị thất bại trước Djokovic trong năm 2011 tại chung kết giải Madrid và Roma, nhưng mùa bóng năm nay Nadal đã phục thù trở lại ở Monte-Carlo và Roma để đĩnh đạc bước vào Roland-Garros với tư thế của ông chủ mặt sân Paris.

Đối thủ đeo bám Rafael Nadal và Li Na hai nhà đương kim vô địch trước ngày khai cuộc Roland-Garros 2012 tại Paris hôm 25/05/2012.
REUTERS/Benoit Tessier




























Nadal năm nay chính là tay vợt số 1 thế giới người Serbia, Novak Djokovic, đương kim vô địch của ba Grand Chelem Wimbledon, US Open, Open Australia. Tay vợt số 1 thế giới này chỉ thiếu danh hiệu Roland-Garros để vươn tới thành tích của các huyền thoại trong làng Tennis như Donald Budge năm 1938, Rod Laver năm 1962 và 1969. Một thách thức lớn nhất đối với Djokovic là trước tiên phải làm sao để đi tới trận chung kết vì tại Paris, tay vợt Serbia đã ba lần thất bại khôgn đi được đến trận cuối cùng. Trong khi đó, ở Roland-Garros năm nay con đường dẫn đến trận chung kết của Djokovic dự báo cũng không dễ dàng gì hơn những giải trước. Nhưng nếu đi được đến đích cuối cùng thì tay vợt Serbia sẽ trở thành người đầu tiên từ năm 1969 liên tiếp dành 4 giải Grand Chelem.
Người thứ ba trong cuộc cạnh tranh các kỷ lục tại Paris còn có Roger Federer, vô địch Roland Garros 2009 và là tay vợt giành nhiều danh hiệu Grand Chelem nhất hiện nay với 16 chức vô địch. Tay vợt số 3 thế giới người Thụy Sĩ đến với Roland Garros với cảm giác không bị nhiều sức ép. Tuy nhiên đển đi được đến trận chung kết, Rger Federer sẽ phải gặp rất nhiều đối thủ sẵn sàng cản bước anh như tay vợt Achentina Juan Martin Del Potro, Tomas Berdych, Andy Murray của Anh và tay vợt Tây Ban Nha David Ferrer, những người đang hy vọng làm một cuộc « cách mạng » ở các giải Grand Chelem.
Giải đơn nữ : Mong chờ một cuộc « nổi loạn »
Bên sân chơi của nữ, người ta không thấy có ưu thế vượt trội nào cho chức vô địch năm nay. Mọi chú ý có vẻ tập trung nhiều vào sự trở lại của tay vợt Mỹ, Serena Williams và Maria Sharapova. “Búp bê Nga” Sharapova vừa giành chức vô địch Masters Roma, còn Serena đang hồi sinh mạnh mẽ với danh hiệu Masters Madrid. Thế nhưng nhiều chuyên gia lại đưa ra nhận định rằng Sharapova sẽ khó làm nên chuyện ở giải năm nay, bởi phogn độ thi đấu thất thường cho dù trong trận chung kết Rome Masters 2012 cách đây vài ngày, tay vợt Nga đã làm cuộc lội ngược dòng ngoạn mục dưới những cơn mưa nặng hạt để quật ngã Li Na, đương kim vô địch Roland-Garros.

"Búp bê Nga" Maria Sharapova trên sân tập tại Paris ngày 26/5/2012
REUTERS/Nir Elias


Còn với Serena, dù đã có trong tay 11 danh hiệu Grand Chelem, nhưng cô mới chỉ một lần đăng quang vô địch Roland Garros mà nhất là danh hiệu ấy đã cách đây 10 năm. Đáng nói hơn, ngay trước thềm Pháp mở rộng năm nay, rắc rối chấn thương bắt đầu trở lại hành hạ Serena và vừa buộc cô phải rút lui ở bán kết Masters Roma.
Một ứng cử viên cho chức vô địch nhưng cũng không có gì bảo đảm đó là tay vợt số 1 thế giới Victoria Azenka. Sau màn trình diễn chói sáng với 4 danh hiệu liên tiếp ở đầu mùa giải 2012 tại Sydney, Doha, Indian Wells và Úc mở rộng, chấn thương nặng ở vai phải tại Masters Roma vừa qua đang ảnh hưởng trầm trọng đến hy vọng lần đầu lên ngôi ở Roland Garros của tay vợt Belarusia.
Cuối cùng phải nhắc đến đương kim vô địch người Trung Quốc Li Na. Bất ngờ đăng quang tại Paris năm 2011, tay vợt Trung Quốc sau đó gần như mất tích trên bảng thành tích quốc tế từ đó đến nay. Cho dù mới đây cô đã trở lại nhưng cũng chưa tạo sức thuyết phục với giới hâm mộ. Tham vọng bảo vệ danh hiệu của tay vợt châu Á này có vẻ đầy bấp bênh khi mà cô đang bước vào tuổi 30.
Ngoài những cái tên trên, cơ hội lên ngôi còn chia đều cho đương kim vô địch Mỹ mở rộng Samantha Stosur, quán quân Wimbledon 2011 Petra Kvitova, Caroline Wozniacki và chuyên gia sân đất nện Francesca Schiavone. Ngoài còn phải kể đến tay vợt chủ nhà Marion Bartoli và nhiều tên tuổi mới đang lăm le làm một cuộc "lật đổ" trật tự vốn không mấy ổn định bên sân của nữ.
Các tay vợt nữ vốn có phong độ thi đấu không ổn định, nhưng chính đó là yếu tố tạo lên sự cạnh tranh quyết liệt và hứa hẹn sẽ có bất ngờ thú vị. Người hâm mộ đang chờ đợi một cuộc « nổi loạn » của các tay vợt nữ trên mặt sân Paris năm nay.
Fifa quyết tâm cải cách khôi phục hình ảnh đẹp cho bóng đá
Đại hội lần thứ 22 Liên đoàn Bóng đá Quốc tế FIFA đã được tổ chức vào hai ngày 25 và 26/5 vừa qua tại Budapest với sự hiện diện của đại diện 208 thành viên. FIFA đã thông qua nhiều cải cách quan trọng, tập trung vào vấn đề đạo đức nhằm khôi phục lại hình ảnh của môn thể thao vua từ nhiều năm đang bị các vụ Scandal tham nhũng, mua bán cá độ làm vấy bẩn.
Gian lận trong thể thao giờ đây đã lan sang địa hạt của bóng đá như một căn bệnh dịch. Từ châu Á đến đông Âu và sang cả các nước có nền bóng đá lớn ở tây Âu trong vài năm trở lại đây, bóng đá đang trở thành mảnh đất màu mỡ cho nạn cá độ, giàn xếp tỷ số và tham nhũng thao túng. Cần phải cứu bóng đá bằng những cải cách sâu rộng, đó là mục tiêu của đại hội Liên đoàn bóng đá thế giới lần thứ 22 này. Ngoài ra lần đầu tiên một phụ nữ đã được FIFA đưa vào ban chấp hành của định chế quản lý bóng đá toàn cầu.
Từ Budapest thông tín viên Hoàng Nguyễn cho biết nội dung chính của các cải cách trong bóng đá được đại hội FIFA thảo luận :
Trong chương trình nghị sự của Đại hội lần thứ 22, những vấn đề được coi là nóng bỏng của bóng đá đã được đề cập, như khía cạnh tài chính của túc cầu, hoặc những thử thách của bóng đá như doping, tệ cá cược bất hợp pháp, sự phá phách của các cổ động viên quá khích, hoặc sự phân biệt đối xử trong môn thể thao này.
Bên cạnh đó, mối quan hệ giữa chính trị và bóng đá cũng là một vấn đề hiện đang rất được công luận quan tâm. Trong lễ khai mạc Đại hội vào tối thứ Năm, Thủ tướng Hungary Orbán Viktor nhấn mạnh, liên quan tới Giải vô địch Châu Âu do Ba Lan và Ukraine đồng tổ chức trong tháng 6 tới, không thể để sự tẩy chay mà nhiều quốc gia đề xướng làm tổn hại đến tinh thần bóng đá.
Đồng tình với quan điểm này, Chủ tịch FIFA Joseph Blatter khẳng định, là một liên đoàn thể thao đã có 108 năm tuổi, FIFA và bản thân môn thể thao này không thể tránh được những khía cạnh chính trị, nhưng “nhiệm vụ và sứ mạng của bóng đá, thực sự là để đưa con người đến với nhau, chứ không phải tách rời con người”.
Trong hai ngày làm việc, Đại hội FIFA lần thứ 22 đã đưa ra được một số cải cách và theo ông Joseph Blatter, FIFA lại trở nên vững mạnh và thống nhất, và tiếp tục theo con đường đổi mới bắt đầu từ năm ngoái. “Nhiều người phê bình FIFA, nhưng chúng tôi cũng chưa bao giờ cho rằng liên đoàn của chúng tôi là nhất, có điều, một thực tế là chúng tôi có được môn thể thao được ưa chuộng nhất” – ông Blatter tuyên bố.
Một trong những kết quả đầu tiên và được coi là đáng kể nhất của quá trình cải tổ FIFA, là Ban Chấp hành FIFA - cơ quan cao nhất của tổ chức này - đã có một thành viên nữ, bà Lydia Nsekera, đại diện cho bóng đá nữ trên thế giới.
Một sửa đổi điều lệ FIFA cũng cho phép một quốcg ia mới có thể gia nhập FIFA mà không cần chờ đợi 2 năm trong liên đoàn thuộc khu vực mà nước đó tại vị. Nhờ đó, FIFA đã có ngay một thành viên mới thứ 209 - Nam Sudan, sau khi nước này tuyên bố độc lập và tách khỏi Sudan vào mùa hạ năm ngoái.
Tại đại hội, Chủ tịch FIFA cũng ngỏ ý cần tìm một giải pháp khác để thay thế việc dùng phạt đền luân lưu để quyết định kết quả các trận đấu. Ông Blatter cho rằng, bóng đá là một môn thể thao đồng đội và bản chất của trò chơi này sẽ mất đi nếu những cuộc đấu “một chọi một” (khi đá penalty) quyết định số phận của hai đội bóng.
Trên góc độ tài chính, mặc dù lợi nhuận có phần giảm, nhưng trạng thái tài chính của tổ chức này vẫn ổn định. Trong năm ngoái, FIFA vẫn thu được 36 triệu USD lợi nhuận, cho dù theo một quyết định năm 2010, 75% doanh thu đã được sử dụng cho mục đích phát triển bóng đá.
Gian lận, tham nhũng trong bóng đá, đang trở thành nạn dịch

Cá độ bất hợp pháp đi kèm với dàn xếp tỉ số các trận đấu là một trong những vấn đề nổi cộm của bóng đá đương đại - và được coi là một trong những yếu tố có thể giết chết vẻ đẹp và tính thể thao cao thượng của túc cầu.
Đây là vấn đề được FIFA rất quan tâm trong kỳ Đại hội, nhất là vì trong những năm gần đây, tệ nạn này đã lan ra toàn thế giới với sự tham gia ồ ạt của giới cầu thủ, trọng tài, huấn luyện viên và cả các lãnh đạo thể thao. Chủ tịch Blatter, trong phát biểu tại Đại hội, cũng phải thừa nhận rằng “con tàu FIFA không phải bao giờ cũng bình lặng”, và đây là vấn đề ảnh hưởng đến sự xác tín của môn thể thao này.
Gần đây nhất, Liên đoàn Bóng đá Ý đã đề xướng truy tố 61 cầu thủ của 22 câu lạc bộ - trước đó, 30 nhân vật có liên quan đã bị bắt, trong số đó có cả một cựu tuyển thủ đội tuyển Ý. Lãnh đạo bóng đá nước này đã phải đề xuất cấm thi đấu suốt đời những cầu thủ có dính dáng tới bê bối dàn xếp tỉ số, bất kể bản án mà họ nhận được là thế nào.
Tại Hungary, liên quan đến vụ án cá độ và dàn xếp tỉ số nổ ra vào mùa hè năm ngoái, đã có 39 nghi can bị truy cứu hình sự, trong đó 4 người bị tạm giam. Một danh sách gồm 30 trận đấu đã được công bố - và danh sách này còn có thể kéo dài hơn nữa - theo cơ quan điều tra, đây là những trận mà cục diện đã được dàn xếp. Trong bê bối này, một lãnh đạo thể thao đã tự tử.
Ở Trung Quốc, một nước Châu Á mà chỉ những năm gần đây bóng đá mới được liệt vào hàng những môn thể thao có thể đạt kết quả khả dĩ trên trường quốc tế, bê bối dàn xếp tỉ số và hối lộ cũng khiến chừng 50 người bị rơi vào vòng lao lý. Cựu Phó Chủ tịch liên đoàn bóng đá nước này đã bị bản án mười năm rưỡi tù giam vì đã nhận khoảng 1,25 triệu Nhân dân tệ để dàn xếp tỉ số.
Bê bối này còn kéo theo người đứng đầu Ủy ban Trọng tài của Liên đoàn, cùng 4 cựu thành viên đội tuyển quốc gia Trung Quốc và 1 trọng tài FIFA, người duy nhất từng được thổi còi tại một giải vô địch bóng đá thế giới.
Dàn xếp kết quả các trận đấu và cá bộ bất hợp pháp không phải là hiện tượng mới, mà đã có tuổi thọ gần với tuổi tác của môn bóng đá. Tuy nhiên, lan truyền ở tầm quốc tế, với sự tham gia dày đặc của các đường dây xuyên quốc gia, liên lục địa, là nét mới của tệ nạn này trong một thập niên trở lại đây.
Gần đây nhất, có ý kiến cho rằng chính trị phải vào cuộc trong cuộc đấu này. Tại phiên toàn thể của Hội đồng Châu Âu, một dân biểu Hungary đã đề xuất Hội đồng Châu Âu cần xem xét lại những điều luật về đạo đức thể thao và đưa ra một công ước mới để chống lại tệ dàn xếp tỉ số và cá độ phi pháp.



Roland-Garros 2012 : Tsonga lần đầu vào tứ kết, tia hy vọng nhỏ nhoi của quần vợt Pháp

Jo-Wilfried Tsonga lần đầu tiên vào tới tứ kết giải Grand Chelem trên sân nhà.
Reuter

Anh Vũ
Ngày hôm qua, 04/06/2012, tại giải Roland-Garros,tay vợt Pháp Jo-Wilfried Tsonga đã đạt thành tích cao nhất của mình, lần đầu tiên lọt vào vòng tứ kết sau khi hạ tay vợt Thụy Sĩ bằng 5 séc đấu. Chiến thắng của Tsonga đem lại tia hy vọng le lói cho quần vợt nam của Pháp ở giải đấu trên sân nhà.

Ở vòng 1/8, trận đấu giữa Tsonga với tay vợt Thụy Sĩ Stanislas Wawrinka bắt đầu từ hôm Chủ nhật ( 3/6) vì trời tối kéo đã phải dừng lại giữa chừng ở séc đấu thứ 5 khi anh đang dẫn trước 4-2. Cuối cùng tay vợt số 1 của Pháp đã giành chiến thắng ở séc thứ 5 trong sáng thứ hôm sau. Kết qủa chung cuộc, tay vợt Pháp dẫn 6-4, 7-6 (8/6), 3-6, 3-6 và 6-4. Với chiến thắng này, Tsonga, hiện xếp thứ 5 thế giới đã chứng minh những nhận định cho rằng sân đất nện không phải sở trường của anh là sai.
Như vậy Jo-Wilfried Tsonga là tay vợt Pháp duy nhất lọt vào vòng tứ kết Roland Garros năm nay, đồng thời là tay vợt Pháp duy nhất của Pháp đến nay từng lọt vào vòng tứ kết của cả bốn giải Grand Chelem. Ngay cả các tên tuổi lớn của quần vợt Pháp như Yannick Noah, nhà vô địch Roland Garros 1983, hay như Henri Leconte, Guy Forget, Sebastien Grosjean đều không có được thành tích như vậy.
Phấn khích với thành tích tuyệt vời trên sân nhà, Tsonga cũng tỏ ra thận trọng với bản thân, anh nói « Thật là phi hừong. Tôi không có bảng thành tích mạnh nhất, nhưng tôi có những mục tiêu nhỏ cho riêng mình. Có mặt ở tứ kết tại đây, tôi tính sẽ thử vận may để đi xa hơn ».
Để đi xa hơn nữa, Tsonga phải vượt qua được tay vợt Serbia, số 1 thế giới, Novak Djokovic trong trận đấu chiều hôm nay (5/6). Hai đối thủ đã gặp nhau 11 lần ở các giải đấu khác nhau, tay vợt Serbia mới chỉ nhỉnh ở tay vợt Pháp một trận thắng ở tứ kết giải Master Roma hồi tháng trước.
Nhiệm vụ của Tsonga sẽ nặng nề hơn nhiều khi mà tay vợt Serbia đến Roland Garros lần này với mục tiêu dành danh hiệu Grand Chelem duy nhất còn thiếu trong bảng thành tích đồng thời lập kỷ lục vô địch hai Grand Chelem liên tiếp. Tay vợt Pháp nhận định, tham vọng này sẽ tạo sức ép lớn lên tây vợt Serbia, trong khi đó về phần mình Tsonga nói anh đã đạt thànht ích cao và sẽ chơi một trận tứ kết với tâm lý thỏai mái nhất.
Ngày hôm qua sẽ là thành công hơn cho quần vợt Pháp nếu Richard Gasquet không bị bại trận trước tay vợt của Anh Quốc Andy Murray, xếp hạng 4 thế giới. Bước vào trận đấu bằng cách đánh áp đảo, chủ động và chính xác, Richard Gasquet đã mang lại hy vọng cho khán giả nhà bằng sác thắng 6-1. Nhưng cuối cùng, bình tĩnh, tự tin, Andy Murray đã đảo lại thế trận giành chiến thắng chung cuộc : 1-6, 6-4, 6-1, 6-2. Đây là lần thứ 11 trong tổng số 12 lần tham dự Grand Chelem, Gasquet không bước qua được vòng 1/8. Lần duy nhất vào đến tứ kết của tay vợt Pháp là tại Wimbledon 2007.
(nguồn RFI)
---------------------------------------------------------------------------------
 Chú ý: Nhấn vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
           Sẽ xóa những comment nói tục
           Thinhoi001

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001