Thứ Sáu, 11 tháng 5, 2012

Hai nhà báo bị đánh, phải chăng đó là điềm báo của sự thay đổi?
Posted by badamxoe on 09/05/2012

Bà đầm xòe


58 Quán Sứ, trung tâm của Đài TNVN

Đài Tiếng nói Việt Nam hình thành ngày 7.9.1945 ngay khi cách mạng tháng Tám vừa thành công được 18 ngày. Người được giao chức Tổng giám đốc đầu tiên là ông Trần Lâm. Ông Trần Lâm người huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Hưng, làm giám đốc Đài tới 43 năm (1945- 1988), lập kỷ lục thế giới về giám đốc Đài Phát thanh. Sau ông Trần Lâm, chức giám đốc thuộc về nhà báo Phan Quang 8 năm (1988- 1986). Sau ông Phan Quang đến nhà báo Trần Mai Hạnh (quê gốc Hải Hưng) 6 năm ( 1986- 2002). Nhà báo Trần Mai Hạnh do bị vướng vụ Năm Cam nên chức giám đốc được giao cho ông Vũ Văn Hiền (cũng quê huyện Thanh Miện, Hải Hưng) 8 năm ( 2002- 2011). Hiện tại ông Nguyễn Đăng Tiến (quê Hà Tây cũ) đang làm giám đốc.




Ông Trần Lâm

Như vậy, tính từ năm 1945 đến năm 2012, Đài TNVN đã tồn tại được 67 năm, trong đó người Hải Hưng làm giám đốc tới 60 năm. Với thời gian như vậy, có thể nói, chức Tổng giám đốc Đài TNVN đều do người Hải Hưng nắm giữ. Từ đó, cũng có thể ghi nhận, Hải Hưng là nơi “phát tích” ra chức giám đốc Đài TNVN. Đây cũng là một điều lạ. Và điều lạ hơn nữa, chưa từng có người Nam bộ nào làm Tổng giám đốc Đài TNVN. Trong khi Nam bộ có tiếng làm báo chí giỏi hơn Bắc kỳ.

Kể từ khi thành lập cho đến nay, Đài TNVN luôn là cơ quan trực thuộc Chính phủ và là cơ quan báo chí có nhiều công trạng trong tuyên truyền đánh giặc và xây dựng đất nước, được đông đáo các tầng lớp nhân dân cũng như các cơ quan, đoàn thể nể vì, coi trọng. Có nhiều người còn cho rằng, tin phát ra từ Đài TNVN mới là tin chính thống.


Ông Phan Quang

Về lực lương: Mấy chục năm nay, Đài TVVN luôn có nửa triệu phóng viên, biên tập viên tác nghiệp trên tất cả các lĩnh vưc: Chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng, quốc tế… Đài TNVN là nơi hội tụ người của trăm miền, nhiều tiếng nói khác nhau, nhiều tính cách, tập quán dân tộc khác nhau, nhưng trong lịch sử 67 năm tồn tại chưa có phóng viên nào bị “cơ quan, đoàn thể ” đem vũ khí ra đánh hoặc bắt giữ khi tác nghiệp.

Mới đây, ngày 24.4.2012, nhà báo Ngọc Năm và Phi Long bị đánh là nạn nhân hy hữu đầu tiên. Nhà báo Phi Long, quê ở Vình Phúc; còn nhà báo Ngọc Năm, quê ở Thái Bình, cùng một dẻo đất với Hải Hưng.



Ông Trần Mai Hạnh

Điều tôi có trắc ẩn trong lòng là, tại sao hai nhà báo Đài TNVN bị đánh đầu tiên lại diễn ra trên đất Hải Hưng (Hưng Yên và Hải Dương), nơi có nhiều người, nhiều năm làm Tổng giám đốc Đài TNVN? Người bị đánh đã chính danh, còn người đánh, chính danh cũng không kém. Có lẽ các bạn cũng nghĩ như tôi khi đọc đoạn đối thoại này:

Nhà báo Ngọc Năm: “Tôi đã hô lên: “Tôi là nhà báo, nhưng họ không nghe, rồi xốc nách tôi kéo sát về phía chân tường nghĩa trang liệt sĩ. Lúc này tôi lại nói lớn hơn và nói liên tiếp: Tôi là nhà báo Ở Đài Tiếng nói Việt Nam, có gì các anh để tôi giải thích, chứ sao lại lôi tôi thế này. Họ không những không nghe mà còn vặn hai tay tôi về phía sau, dùng gậy, dùi cui đánh vào người, đấm đá vào mặt, vào ngực tôi. Lúc đó tôi lại tiếp tục hét lên nhiều lần: Tôi là nhà báo, sao lại đánh tôi?. Nhưng có người trong nhóm người cưỡng chế còn chửiĐéo mẹ mày! Nhà báo cũng đánh cho chết mẹ mày đi”.



Ông Vũ Văn Hiền

Nhưng tệ hơn cả điều phóng viên Ngọc Năm và Phi Long bị đánh, bị còng tay, bị giam giữ là thái độ của ông Hà Minh Huệ, Phó chủ tịch Thường trực Hội Nhà báo Việt Nam, khi ông cho rằngcũng cần phải xem xét xem 2 nhà báo của đài VOV hoạt động nghề nghiệp có đúng quy định hay không”.

Hai nhà báo xuống Hưng Yên là theo sự phân công của Đài hẳn hoi và có bài phát trên sóng, post lên mạng của nhà đài – VOV Onliner- lý do gì mà ông Phó chủ tịch Thương trực của Hội lại phải “cũng cần xem lại”. Buồn. Nói càn quá thể.

Người ta thường tin rằng: nhân nào quả ấy; sinh ư nghệ, tử ư nghệ và “cú chết ba năm quay đầu về núi”… Anh giỏi sử dụng vũ khí gì thì anh sẽ bị chết vì vũ khí ấy. Chẳng hạn, Quan Vũ giỏi dùng Dao, khi chết cũng bị dao chém mà chết. Trương Phi giỏi giết người bằng cách đâm lao, cũng bị lao đâm vào người mà chết, vân vân. Suy ra, một gia đình, một dân tộc hay một đơn vị đến khi mạt, điềm báo cũng thường xẩy ra ở nơi “phát tích”. Từ xưa, dân ta đã biết “ông Trời là nhà quản lý vĩ đại”. Mọi việc xẩy ra rồi kết thúc đều có bàn tay sắp đặt của huyền linh. “Ngẫm suy muôn sự tại trời – truyện Kiều – Nguyễn Du” mà.

Đài Tiếng nói Việt Nam có thể nói là “sinh ra” và tồn tại tới 67 năm đều từ người Hải Hưng. Nay tại chính nơi “phát tích”, hai “sứ thần” của nhà đài vô cớ bị chính người Hải Hưng đánh, phải chăng đã đến lúc Đài TNVN sẽ phải đổi khác, nếu muốn tồn tại, vì cái điềm báo đã lộ ra từ 2 phóng viên nhà đài bị đánh trên đất Hải Hưng? Phải chăng nó là điềm báo của thay đổi cung cách tuyên truyền?

BĐX

(nguồn badamxoe)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001