Thứ Tư, 2 tháng 5, 2012

Trang sử ô nhục, chuyện bên lề ngày 30-4-1975


1-Ai tiếp thu dinh Độc Lập?
Sau ngày 30-4-1975, báo Sài gòn giải phóng và đài phát thanh Sai gòn có kể lại ngày CSBV vào tiếp thu tại Dinh Độc Lập, họ cho biết người đại diện cách mạng là một Đại Tá, theo trí nhớ của tôi thì họ, không nói tên ông Đại tá này vì hồi đó họ giữ bí mật danh tánh, các cán bộ đảng viên nhất là cấp lớn chỉ dùng bí danh như anh Tư, anh Ba, anh Bẩy… Ông Dương văn Minh nói “chúng tôi đợi các ông đến để bàn giao quyền hành”, ông Đại tá nói “các ông còn cái gì để bàn giao, các ông phải đầu hàng”… Hồi đó có người nói ông Dương Văn Minh nhục quá, Đại tướng đầu hàng một anh Đại tá.
Một năm sau vào dịp 30-4-76, hồi ấy tôi ở trong trại tù, họ cho đọc báo Sài gòn giải phóng thấy họ đăng hình ông Đại tá này người mập mập, trợn mắt, nắm tay giận dữ, còn ông Dương van Minh cao ngòng mặc áo bốn túi trông rất thiểu não…
Năm 2005, nhân kỷ niệm 30 năm giải phóng miền Nam, báo Thanh Niên tại Sài Gòn bèn mở cuộc phỏng vấn để tìm ra ai là người tiếp thu dinh Độc lập, từ đó có nhiều nguồn tin khác nhau về sự kiện này. Các sách Mỹ như The World almanac of Vietnam war, No Peace No Honor, Vietnam a History… đều nói ông Bùi Tín là người tiếp thu dinh Độc Lập.
Dư luận nhiều người đều nói Bùi Tín thu, CS Hà nội nay xác nhận Trung tá Bùi Văn Tùng chính uỷ lữ đoàn thiết giáp là người tiếp thu. Theo ký giả Nguyễn Trần Thiết thì Cao Đăng Chiếm là đại diện chính thức của BV tại dinh Độc Lập. Một ký giả khác nói Đại tá CS Nam Long là người tiếp thu dinh Độc Lập… vân vân và vân vân.
Tôi đã tìm (search) trên youtube lần mò dần dần khoảng một giờ thì được biết người tiếp thu là ông Bùi Tín. Quí vị có thể vào www.youtube.com đánh bằng tiếng Việt không có dấu : “Phong van Bui tin 1981”, kéo xuống dưới có hàng chữ ĐẠI TÁ BÙI TÍN TBTBQĐND LÚC ĐƯƠNG QUYỀN, bấm vào hình sẽ ra cuộc phỏng vấn của ký giả Pháp với ĐT Bùi tín tại Hà Nội năm 1981 khi ông Bùi Tín còn là đảng viên, chưa bỏ đảng, hồi đó ông là Tổng biên tập báo Quân đội Nhân dân, hoặc vào link
http://www.youtube.com/watch?v=Ch0-w4GBuWY



Tôi xin kể lại: Mới đầu ông ký giả Pháp nói nguyên văn tiêng Pháp như sau:
OK vous pouvez nous decrire ces dernieres heures entre….(ngập ngừng ) juste la liberation de Saigon et vos experiences…vous etes parti …et vous pouvez commencer en nous disant que…”
Nghĩa là
“Xin ông có thể diễn tả lại những giờ phút cuối cùng…(ngập ngừng) đúng khi giải phóng Sài Gòn và kinh nghiệm của ông… ông đi… và ông có thể nói cho chúng tôi…”
Khi ấy ông Bùi tín nói : En Vietnamiene monsieur , ông Bùi tín muốn trả lời bằng tiếng Việt
Ký giả Pháp nói tiếp:
“…comment vous etes parti dans le char… ông đi trong xe tăng như thế nào…”
Kế đó ông Bùi tín kể lại bằng tiếng Việt khúc phim ông vào dinh Độc Lập và câu nói lịch sử của ông: Các ông còn gì để bàn giao, các ông phải đầu hàng ….vân vân và vân vân.., mời quí vị vào xem.

2-Xe tăng húc cổng dinh Độc Lập
Cách đây khoảng 8 năm, tôi xem trên đài truyền hình số 5 Dallas một phóng sự về cuộc đời một ký giả Úc can đảm quay được nhiều cảnh nguy hiểm. Ông ta quay được cảnh xe tăng VC vào cổng dinh Độc Lập, họ có chiếu lại cảnh này bằng phim mầu, chiếc xe tank to lớn húc vào cổng sắt thật ghê sợ, đèn trên cổng rớt xuống đất kêu loảng xoảng , sau đó bộ đội BV tràn vào sân cỏ…
Tôi tiếc không nhớ tên người ký giả này.
Nay có đọc bài “Chuyện gì xẩy ra ở dinh Độc lập ngày 30-4” của Luân Hoán đăng trên tuần báo Sai gòn nhỏ thì được biết tên người ký giả Úc ấy là Neil Davis, hồi 1975 ông ta làm cho đài truyền hình NBC của Mỹ tại Sài gòn, ông ta có mặt tại dinh Độc lập ngày 30-4-75. Ông ta là ký giả nổi tiếng.
Tôi đã search trên youtube và yahoo, đã tìm ra được khúc phim này. Quí vị có thể vào youtube, đánh Neil Davis warjournal, rồi bấm vào hình đầu tiên.
Neil Davis warjournal từ từ sẽ ra khúc phim, cảnh xe tăng húc vào cánh của dinh lách qua lách lại thật ghê rợn rồi chạy vào sân cỏ …
Hoặc có thể search trên yahoo “Neil Davis reporter and the fall of Saigon” cũng có clip khúc phim này, hoặc bấm vào link này cũng ra
http://www.youtube.com/watch?v=SVrJdgzAwnM



Ngoài ra search trên yahoo “Neil Davis Australia correspondent” sẽ có link Biography … và Wikipedia…
Link Biography bài của Tim Bowden nói
“Hồi đầu 1975 ông làm cho đài truyền hình Mỹ NBC (USA’s National Broadcasting Corporation). Ngày 30-4 ông đã thực hiện được một bản tin lớn nhất vô địch, quay cảnh cuối cùng của cuộc chiến VN, một chiếc xe tăng BV húc đổ cánh cổng dinh Tổng thống tại Sài gòn”.
(Early in 1975 he began working for the USA’s National Broadcasting Corporation. On 30 April he achieved his greatest scoop—filming the last act of the Vietnam War, a North Vietnamese tank breaking down the gates of the presidential palace in Saigon).
Trên Wikipedia thì nói

“Vào ngày 30-4, Davis quay cảnh quân đội BV và xe tăng mang số 834 ủi sập cánh cửa dinh Tổng thống tại Sài Gòn. Hình ảnh này vẫn còn tượng trưng mãi mãi cho sự thất bại của Hoa Kỳ trong công cuộc ngăn chặn CS tại VN, nó đã được phổ biến đầu tiên trên bản tin đặc biệt của đài NBC: Saigon Cộng Sản do Laurie kể lại ngày 26-5-1975″
(On 30 April, Davis filmed as North Vietnamese troops and T-54 tank number 834 famously broke through the gates to the Presidential Palace in Saigon. This image which has long remained a symbol of the American failure to stop Communism in Vietnam, was first broadcast on an NBC News Special Report: Communist Saigon narrated by Laurie on 26 May 1975).
Trên trang mạng Tiếng thông Reo (một web của nhóm cựu sinh viên Học viện Quốc gia hành chánh) hai tuần trước có đăng bài “Trích bài viết của cận vệ Thủ tướng Vũ Văn Mẫu
Người cận vệ nói

“Khoảng 12 giờ trưa ngày 30 tháng 4, xe tăng Cộng Sản tiến vào Dinh Độc Lập mà không gặp một sức kháng cự nào, vì cổng chánh đã được mở rộng từ trước. (Chú thích của tác giả: Sau giờ phút này, Cộng Sản đã lợi dụng đêm tối, ngụy tạo cho đóng 2 cổng này lại, ủi sập rồi tuyên truyền đây là hang ổ cuối cùng của ngụy quyền đã bị thanh toán”.
Lời kể này chắc không đúng nếu so với khúc phim kể trên của Neil Davis, khúc phim này có thực 100% đã được truyền đi khắp thế giới từ 37 năm trước.
© Trọng Đạt
© Đàn Chim Việt
THEO DÒNG SỰ KIỆN:
  1. Nhân ngày 30-4: Câu chuyện về 16 tấn vàng
  2. 1975: Biên Bản cuộc trò chuyện giữa Đặng Tiểu Bình và Lê Duẩn
  3. Tại sao có ngày 30/4/1975?
  4. Nhức nhối chuyện cụ Rùa Hồ Gươm chằng chịt vết thương
  5. Lịch Sử Quân Sử Việt Nam Ngày 30/04/1975 
(nguổn ĐCV)
Xem thêm: 


Uploaded by on Feb 15, 2012 (BÙI TÍN)
Tôi bước vào nghề báo từ tháng 10, 1964, sau một chuyến đi nghiên cứu ở Tây Nguyên và khu Năm gần một năm. Tình hình ở báo Quân dội nhân dân đang khá căng thẳng. Tổng biên tập cũ Văn Doãn, sau khi theo học trường đảng cao cấp, đã xin cư trú chính trị ở Liên Xô từ năm 1962. Tổng biên tập mới Hoàng Thế Dũng cũng vừa bị đình chỉ công tác vì không tán thành nhiều quan điểm chủ yếu của Nghị quyết trung ương lần thứ 9. Từ khi còn ở quân khu 4, tôi từng viết một số bài đăng trên báo Quân đội nhân dân. Chính đại tướng Nguyễn Chí Thanh, chủ nhiệm Tổng cục chính trị đã đưa tôi về báo Quân đội. Tôi được phân công chuyên trách về biên tập các vấn đề thời sự, thời sự trong nước và thời sự quốc tế. Đồng thời tôi cũng cộng tác với các tạp chí Quân đội mhân dân, tạp chí Học tập (cơ quan lý luận của đảng cộng sản Việt Nam) qua những bài phân tích về thời cuộc. Bài "Vết thương sọ não" giới thiệu cuốn sách "Những người xuất sắc nhất" của David Hamberstam rất được chú ý. Công việc thời sự bắt tôi phải đọc khá nhiều sách báo nước ngoài và tiép xúc với nhiều nhà báo quốc tế đến thăm Hà Nội, khi Mỹ leo thang đánh phá miền bắc bằng không quân.
Đầu năm 1972, sau khi ở chiến trường Quảng Trị về, tôi được ban bí thư trung ương đảng biệt phái sang báo Nhân dân do tình hình chiến sự miền nam bước vào thời kỳ sôi động. Nhiệm vụ của tôi là làm chiếc cầu nối giữa Bộ Quốc Phòng, Bộ Tổng tham mưu, Tổng cục chính trị và báo Quân đội nhân dân với báo Nhân dân của đảng. Với thẻ ra vào đặc biệt, được Bộ tư lệnh cảnh vệ Bộ quốc phòng cấp, cứ ba tháng lại cấp lại một lần, tôi có thể ra vào tất cả các cơ quan của Bộ Quốc phòng như Cục Tác chiến, , cục Tuyên huấn, bộ tư lệnh phòng không không quân, Bộ Tư lệnh Pháo binh, Bộ tư lệnh Hải quân, Bộ tư lệnh các Quân khu..., dự các cuộc phổ biến tình hình tuyệt mật, đọc các thông báo quân sự của Bộ tổng tham mưu. Do tình hình của cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ diễn ra rất quyết liệt trên miền Bắc, nên sáng nào tôi cũng dự cuộc giao ban ở Bộ Tổng tham mưu, rồi trở về thông báo lại cho Ban biên tập báo Nhân dân, và góp ý kiến để xử lý ngay việc viết bài (xã luận hay bình luận, tường thuật, tin chiến sự, chụp ảnh...) và cử phóng viên đi các nơi để viết bài ngay trong ngày. Công việc thật căng thẳng và vất vả thường đêm nghỉ lại ở tòa soạn, có hôm nghỉ ngay trong hầm tránh bom vì báo động kéo dài và không quân Mỹ đánh ngay thủ đô vào ban đêm.
Chỉ riêng năm 1972, tôi viết hơn 80 bài gồm cả xã luận, bình luận các trận đánh ở miền Nam và ở miền Bắc, tổng hợp tình hình chiến sự, nhiều bài về người lái Mỹ bị giam giữ tại khách sạn Hilton Hà Nội, từ những người lái Thần Sấm F105, con ma F4, Cánh cụp cánh xòe F111 và Pháo đài bay B52 (mỗi tốp lái có 5 hoặc 6 người). Tôi từng hỏi chuyện Alvarez, Schumaker, những người lái bị bắt đầu tiên, đại tá Risner từng tham gia chiến tranh Triều Tiên, các đại tá lão luyện Flynn, Denton, Stockdale, trung tá Hải quân MacCain định đánh dứt điểm nhà máy điện Yên phụ, nhưng bị trúng đạn và nhẩy dù xuống hồ Trúc bạch...
Trong tháng chạp 1972, sau 12 ngày đêm liền Mỹ ném bom rải thảm vào các thành thị miền Bắc, các cuộc thương lượng ở Paris được nối lại và dẫn đến ký hiệp định Paris. Tôi được cử vào doàn đại biểu nước Việtnam dân chủ cộng hoà trong uỷ ban quân sự bốn bên, làm uỷ viên chính thức kiêm người phát ngôn của đoàn.


Trích bài viết của cận vệ Thủ tướng Vũ Văn Mẫu

Vài mẩu chuyện vào giờ phút sau cùng

- Thưa Tổng Thống (DVM) cần gọi đâu, xin Tổng Thống chỉ thị.

- Em gọi cho qua Thượng Tọa Trí Quang.

Tiếp nhận tờ giấy rời với các số điện thoại chi chít trên tay Tổng Thống Dương văn Minh, tôi gọi Thượng Tọa. Chuông reo một lúc nhưng đầu giây bên kia không có người trả lời. Bên cạnh, một máy điện thoại khác reo, tôi nhắc ống nghe. Từ đầu giây bên kia có giọng nói:

- Tôi là Thiếu Tá Phạm Châu Tài, chỉ huy trưởng lực lượng phòng thủ còn lại tại Tổng Tham Mưu, cho tôi nói chuyện với Đại Tướng Minh.

Tôi bảo Thiếu Tá Tài chờ tôi trình Tổng Thống. Áp ống liên hợp vào tai, Tổng Thống Dương Văn Minh nói: “Qua nghe đây em”.

- Thưa Đại Tướng, tôi còn quân mà sao Đại Tướng đầu hàng?

- Đã trễ rồi em. Tôi muốn tránh cho dân khỏi chết chóc và Saigon khỏi thành bình địa. Mình phải cứu dân trước đã !

Nghe đến đây, tôi bước ra ngoài trong lúc Tổng Thống Dương Văn Minh đang còn tranh luận với Thiếu Tá Tài vì sao mà ông phải trao chính quyền cho Cộng Sản.

Bước dọc hành lang trên lầu nhìn ra tiền đình Dinh Độc Lập, nhìn thấy hai cánh cổng sắt phía trước đã rộng mở, vũ khí đủ loại và chiến xa của lực lượng phòng thủ Dinh đã được chất thành đống trước bồn nước theo lệnh của vị Tổng Thư Lệnh sau cùng của VNCH. Độ một giờ sau, chiếc GMC chở đầy quân trong các bộ quân phục ngụy trang lẫn lộn, bên thành xe có treo một miếng vải trắng được cột trên cao chạy vào đậu bên trong cánh phải của Dinh, trong tay họ vẫn còn vũ khí cá nhân. Họ chỉa súng vào khoảng không vừa bắn vừa la khóc trong uất hận, rồi xuống xe cởi bỏ áo trận, vất súng ngổn ngang sau đó tự động tan hàng.

Khoảng 12 giờ trưa ngày 30 tháng 4, xe tăng Cộng Sản tiến vào Dinh Độc Lập mà không gặp một sức kháng cự nào, vì cổng chánh đã được mở rộng từ trước. (Chú thích của tác giả: Sau giờ phút này, Cộng Sản đã lợi dụng đêm tối, ngụy tạo cho đóng 2 cổng này lại, ủi sập rồi tuyên truyền đây là hang ổ cuối cùng của ngụy quyền đã bị thanh toán).

Kể từ lúc này, tôi không thấy 2 vị Đại Tá Vũ Quang Chiêm và Lê Thuần Trí ở bên cạnh Đại Tướng Minh nữa.

Từ hành lang lầu 2, phía ngoài phòng khách chỉ còn lại Tổng Thống Dương Văn Minh và Chuẩn Tướng Nguyễn Hữu Hạnh (vẫn mặc quân phục). Trung tá Võ Ngọc Lân và tôi đứng chờ đợi chuyện kế tiếp diễn ra. Một cán binh mặc áo thun trắng chạy lên lầu hỏi trỏng: “Thằng Minh đâu rồi?”. Hắn hỏi như vậy 3 lần, nhưng Tổng Thống Minh chỉ chắp tay sau đít đi tới đi lui mà không trả lời. Tôi chỉ vào ông và nói với hắn: “Tổng Thống Minh đây nè”. Tên cán binh ngó qua xong rồi chỉ tướng Nguyễn Hữu Hạnh bảo cởi quấn phục ra. Tôi lấy chiếc chemise của tôi trao cho ông mặc tạm.

Như đã nói ở trên, chúng tôi và một phần nội các chưa tấn phong bị gom lại ngồi trong phòng khách có vệ binh canh giữ bên ngoài, ngoại trừ Phó Tổng Thống Nguyễn Văn Huyền đã về nhà bằng phương tiện riêng trước khi xe tăng Cộng Sản tiến vào Dinh. Phần còn lại của nội các và quân, cán, chính phục vụ trong Dinh Độc Lập lúc đó bị giữ ở đâu đó tôi không được rõ, vì không nằm trong tầm mắt của tôi.

Điều đáng lưu ý là nhóm dân biểu đối lập trước đây thường tự xưng là thành phần thứ ba do Dân Biểu Lý Quí Chung đại diện. Ông Chung đã đến trước tên cán binh Cộng Sản tự giới thiệu mình là thành phần thứ ba trong chánh phủ Hòa Hợp Hòa Giải Dân Tộc, nhưng tên cán binh hét lên: “Không có thành phần nào hết, ngồi lại kia”.

Nhan Hữu Hậu

 

1 nhận xét:

  1. Cứ mỗi năm lại có thêm nhiều tình tiết mới.
    Tôi tin rằng sự thật rồi cũng sẽ phơi bày ra trước ánh sáng, không có gì che dấu mãi được.
    Xem videoclip thấy ông Bùi Tín ngày ấy và bây giờ khác hẳn...

    Trả lờiXóa

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001