Posted by basamnews on 29/05/2012
THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Chủ nhật, ngày 27/5/2012
(Tạp chí The Washington Quarterly)
Một quan điểm thực dụng gây đảo lộn đang ngày càng thách thức một số nền tảng then chốt của chính sách đối ngoại theo đường lối dân tộc truyền thống và trung tả của Ấn Độ, làm gia tăng đồng thuận vốn đã định hình chính sách này, và làm tăng thêm những khả năng mới đặc biệt cho các mối quan hệ của Ấn Độ với Mỹ và việc kiểm soát vũ khí hạt nhân toàn cầu. Cuộc tranh luận này giữa hai quan điểm trung dung về chính sách đối ngoại vẫn chưa ngã ngũ. Hai quan điểm được miêu tả ở đây là quan điểm theo “đường lối dân tộc truyền thống” và quan điểm theo đường lối thực dụng”, với quan điểm thứ nhất là quan điểm đã được thiết lập và chi phối, và quan điểm thứ hai là cái gây thách thức đang nổi lên. Chính sách trên thực tế của Ấn Độ phần lớn mang tính thỏa hiệp, hô khẩu hiệu theo đường lối dân tộc truyền thống (sau đây chỉ gọi là theo đường lỗi dân tộc) đồng thời theo các phương sách của những người theo đường lối thực dụng. Một kết quả quan trọng là sự rộng mở không gian chính trị cho các mối quan hệ thân thiết với Mỹ, thậm chí không có sự đồng thuận ổn định.
Các phân loại quan điểm này là lý tưởng: rất không có khả năng là những người được cho là hoặc theo đường lối dân tộc hoặc theo đường lối thực dụng sẽ nhất trí hay chấp nhận mọi nguyên lý của các loại quan điểm này. Sự phân loại quan điểm được nhằm phác họa các cách lập luận cạnh tranh về chính sách đối ngoại của Ấn Độ, chứ không chỉ rõ thực chất của những người theo đường lối dân tộc hoặc thực dụng. Điều cũng quan trọng phải lưu ý là ngay bây giờ ở Ấn Độ rất khó gắn các quan điểm này với các chính đảng đặc biệt, các tổ chức tư vấn, hoặc các bộ. Vì vậy, những quan điểm này mang tính cá nhân và không phù hợp với các tổ chức đặc biệt. Tuy nhiên, chúng tiêu biểu cho quan điểm của giới trí thức công quan trọng, các nhà phân tích chính sách, các học giả, các nhà báo, các nhà ngoại giao, và các quan chức chính phủ.
Quan điểm theo đường lối dân tộc
Quan điểm theo đường lối dân tộc bắt nguồn từ chính sách đối ngoại truyền thống thời Chiến tranh Lạnh của Ấn Độ. Được định hình bởi phong trào đòi độc lập chống thực dân của Ấn Độ, quan điểm này nhấn mạnh chủ quyền dân tộc cũng như quyền tự chủ, và tìm kiếm sự nghiệp chung với các nước khác thuộc thế giới thứ 3 và không liên kết với bên nào trong Chiến tranh Lạnh, những thiên hướng vẫn hướng dẫn những người theo đường lối dân tộc.
Sự độc lập của chính sách đối ngoại
Khả năng của Ấn Độ về hành động tự chủ trong chính sách đối ngoại có tầm quan trọng cơ bản đối với những người theo đường lối dân tộc. Điều này có những biểu hiện khác nhau trong chính sách vào những thời điểm khác nhau, bao gồm “không liên kết” trong Chiến tranh Lạnh và gần đây hơn là “quyền tự chủ chiến lược”, Như Ngoại trưởng S.M. Krishna đã lưu ý trong một bài phát biểu vào tháng 9/2009, “mục tiêu chủ yếu của chúng ta là đảm bảo môi trường quốc tế có lợi cho việc củng cố quyền tự chủ chiến lược của chúng ta”. Những người theo đường lối dân tộc có xu hướng cho rằng Niu Đêli đang bị sức ép không ngừng buộc phải nhường lợi ích của Ấn Độ cho lợi ích của các nước lớn khác. Sức ép này thường có nghĩa là xuất phát từ Mỹ, mặc dù vào những thời điểm khác nhau nó cũng có nghĩa là xuất phát từ phương Tây nói chung hoặc Trung Quốc. Những người theo đường lối dân tộc coi chính sách đối ngoại là một vũ đài xung đột, với việc các nước lớn không ngừng tìm cách đảo lộn việc Ấn Độ theo đuổi lợi ích quốc gia của mình nhằm buộc Niu Đêli phải tuân theo các chính sách nằm trong lợi ích của các nước lớn khác.
Chẳng hạn, một số nhà bình luận cáo buộc rằng sự thụ động của Ấn Độ đối với Pakixtan trong thập kỷ qua, bất chấp bằng chứng cho thấy sự đồng lõa của Pakixtan với chủ nghĩa khủng bố nhằm vào Ấn Độ, được thực hiện theo chỉ thị của Mỹ vì tầm quan trọng của Pakixtan đối với những lợi ích của Mỹ – nói cách khác, chính sách đó của Ấn Độ do Oasinhtơn ra lệnh. Sự chỉ trích này thường được những người theo đường lối dân tộc viện dẫn về các vấn đề khác nhau như vị thế của Ấn Độ tại hội nghị cấp cao Cancun về biến đổi khí hậu vào tháng 12/2010, nơi Ấn Độ được coi là khuất phục trước sức ép của Mỹ buộc phải chấp nhận cắt giảm khí thải ràng buộc về pháp lý, hoặc biểu quyết vào tháng 2/2006 đưa Iran ra Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Đây cũng là một trong những sự phản đối then chốt mà những người theo đường lối dân tộc tiến hành đối với thỏa thuận hạt nhân dân sự Mỹ – Ấn. Như một nhà phân tích lưu ý, “chúng ta quên rằng chúng ta đang bị cuốn hút vào một tình hình mà sẽ làm khập khiễng tính độc lập của chính sách đối ngoại của chúng ta”. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải lưu ý rằng có một số bất đồng bên trong phái theo đường lối dân tộc về thỏa thuận hạt nhân, và một số người có thể được coi là theo chủ nghĩa dân tộc đã ủng hộ thỏa thuận này.
Lo sợ mất sự độc lập về chính sách đối ngoại là lý do chủ yếu giải thích tại sao những người theo đường lối dân tộc phản đối bất cứ sự liên minh nào – các liên minh được coi là cách nhường những lợi ích của Ấn Độ cho lợi ích của các nước khác. Đây chính là giá trị sâu sắc mà Thủ tướng Mammohan Singh đề cập đến vào tháng 9/2010 khi ông nói rằng “Ẩn Độ là một nước quá lớn không thể bị ‘nhốt’ vào bất cứ liên minh nào”. Ý kiến cho rằng các liên minh (quả thực, ngay cả các mối quan hệ thân thiết) đang gây sức ép chứ không phải là cách chia sẻ gánh nặng an ninh giải thích vì sao giới tinh hoa Niu Đêli từ lâu nghi ngờ các nước lớn, đặc biệt là Mỹ. Điều này không có nghĩa là Ấn Độ không có lợi ích chung với các nước lớn khác, nhưng những lợi ích chung đó có thể nằm trong những vấn đề đặc biệt chứ không phải nói chung. Vì vậy, những người theo đường lối dân tộc muốn hợp tác về chính sách đối ngoại trên cơ sở từng trường hợp hơn là các mối quan hệ liên minh lâu dài mà có thể ràng buộc Ấn Độ.
Phản đối các hoạt động chính trị quyền lực
Sự phản đối của những người theo đường lối dân tộc đối với các hoạt động chính trị cân bằng lực lượng ăn sâu bén rễ trong truyền thống của Jawaharlal Nehru, Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ. Mặc dù lập luận mang tính tư tưởng của Nehru có thể đã tiêu tan, một nhà phân tích gần đây đã lưu ý rằng “bản năng kiểu Nehru là tránh xa những xem xét về sự cân bằng lực lượng thì chưa … thật công bằng khi nói rằng sự cân bằng lực lượng không phải là ý thức chung mặc định về tư duy chiến lược của Ấn Độ”. Jasjit Singh một nhà chiến lược Ấn Độ hàng đầu, đã nhắc lại suy nghĩ đó, nói rằng “văn hóa chiến lược Ân Độ không chấp nhận xung đột như là điều không thể tránh được”. Viết về chính sách của Ấn Độ đối với Trung Quốc, ông Singh tiếp tục cho rằng mục tiêu chủ yếu của Ấn Độ trong quan hệ với các cường quốc khác là “giải quyết các mối quan hệ thù địch tiềm tàng thông qua những nỗ lực chính trị và ngoại giao nhằm cải thiện quan hệ và dựa vào sự can dự hợp tác như một công cụ chiến lược chủ yếu. Chính sách không liên kết được theo đuổi như một chiến lược nhằm khuếch tán sự thách thức chiến lược do Trung Quốc gây ra. Sự phản đối này đối với các hoạt động chính trị quyền lực đã gia tăng do niềm tin mạnh mẽ rằng “Ấn Độ có thể và phải đóng vai trò là quốc gia gìn giữ lương tâm của thế giới”. Vì vậy, có sự viện đến thường xuyên các mô hình thay thế như “an ninh toàn diện” được dự định “mang tính hợp tác, đa tầng và đa phương hóa”.
Sự phản đối của những người theo đường lối dân tộc đối với các hoạt động chính trị quyền lực cũng tiếp tục gây tranh cãi và gây lo ngại đáng kể về những giai đoạn mà Ấn Độ đã giơ tay ra cầu cứu các nước khác chống lại một mối đe dọa. Lời cầu khẩn tuyệt vọng của Nehru với Tổng thống John F. Kennedy về sự giúp đỡ quân sự của Mỹ để đối phó với cuộc xâm lược của Trung Quốc vào mùa Thu năm 1962 là đặc biệt đáng chú ý vì việc phản đối các hoạt động chính trị quyền lực nhờ rất nhiều vào bản thân Nehru.
Một loạt quy tắc đạo đức xuyên suốt sự phản đối các hoạt động chính trị quyền lực này có biểu hiện khác nữa: một cam kết mạnh mẽ và lâu dài về giải trừ vũ khí hạt nhân toàn cầu. Cam kết của Ấn Độ về giải trừ vũ khí hạt nhân thường bị xem xét với sự nghi ngờ nào đó ở nước ngoài, và quả thực thậm chí bởi một số người trong nước. Nhưng cho dù có sự giả tạo trong lập trường ngoại giao của Ấn Độ, có thể có ít nghi ngờ về sự chân thành của tình cảm có liên quan đến giải trừ vũ khí hạt nhân giữa các thành phần trong giới tinh hoa chiến lược của Ấn Độ.
Tầm quan trọng bẩm sinh của Ấn Độ
Sự tăng trưởng kinh tế, kỹ năng công nghệ thông tin, và sức mạnh đang gia tăng của Ấn Độ đã định hình lại những nhận thức toàn cầu về Ấn Độ và nhận thức của Ấn Độ về chính mình. Một thập kỷ sau các vụ thử hạt nhân của Ấn Độ, các mối quan hệ toàn cầu của Ấn Độ đã được cải thiện mạnh mẽ và Niu Đêli ngày càng được các nước lớn ve vãn. Các nhà bình luận Ấn Độ không phải chậm nhận thấy rằng các nhà lãnh đạo từ tất cả các nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (Trung Quốc, Pháp, Nga Anh, và Mỹ) đã đến thăm Ấn Độ vào năm 2010. Đối với những người theo đường lối dân tộc, đây là một sự thừa nhận tầm quan trọng của Ấn Độ mà cần có một “sự ca ngợi thầm lặng”.
Tuy nhiên, có khả năng là ít nhất một số người trong giới tinh hoa chiến lược của Ấn Độ đang thổi phồng những khả năng và sức hấp dẫn của Ấn Độ. Yashwant Sinha, một nhà lãnh đạo cấp cao của đảng Bharatiya Janata Party (BJP) và cựu Bộ trưởng Ngoại giao bày tỏ sự tin tưởng quá mức khi ông lập luận, trong bối cảnh chuyến thăm Ấn Độ gần đây của Tổng thống Obama, rằng “Mỹ cần Ấn Độ hơn” Ấn Độ cần Mỹ. Chẳng hạn, Mỹ buộc phải bãi bỏ lệnh trừng phạt mà nước này đã áp đặt đối với Ấn Độ sau vụ thử hạt nhân của Ấn Độ năm 1998 vì “các biện pháp trừng phạt này gây nguy hiểm cho Mỹ nhiều hơn cho Ấn Độ”. Niềm tin cho rằng Ấn Độ có tầm quan trọng đến mức mà các nước lớn khác sẽ không ngồi yên nếu Ấn Độ bị xâm lược – có thể thậm chí dẫn đến một cuộc chiến tranh thế giới – có lẽ là một trong những lý do tại sao Nehru đã nghĩ rằng Trung Quốc sẽ không tấn công Ấn Độ bằng quân sự vào năm 1962. Ý thức về tầm quan trọng thực chất của Ấn Độ cũng được phản ánh trong việc Ấn Độ hối thúc để có chiếc ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Mặc dù tất cả những sắc thái của quan điểm chính sách đối ngoại ở Ấn Độ hỗ trợ rộng rãi chiếc ghế thường trực cho Ấn Độ, những người theo đường lối dân tộc có xu hướng chú trọng tới những đòi hỏi như vậy nhiều hơn.
Quản lý chính quyền toàn cầu công bằng và dân chủ
Một điều quyết định then chốt trong lập trường của những người theo đường lối dân tộc đối với các vấn đề chính sách đối ngoại cụ thể là họ yêu cầu rằng Ấn Độ phải ủng hộ việc quản lý chính quyền toàn cầu dân chủ. Những người theo đường lối dân tộc ủng hộ Liên hợp Quốc như một diễn đàn đa phương toàn cầu then chốt “tiêu biểu cho ý chí tập thể của các nước thành viên của tổ chức này và pháp trị”. Điều này theo nghĩa trừu tượng thường không rõ ràng, nhưng nó thường được viện dẫn khi đề cập đến những hành động của các cường quốc toàn cầu khác chứ không phải hành vi ứng xử riêng của Ấn Độ. Chẳng hạn, mặc dù những người theo đường lối dân tộc ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương, điều này hiếm khi mở rộng sang các vấn đề có thể tác động đến những lợi ích và chủ quyền của Ấn Độ như Casơmia hay kiểm soát vũ khí. Nói chung những người theo đường lối dân tộc có xu hướng coi dân chủ hóa các hoạt động chính trị thế giới ngang với đa cực.
Vì vậy những người theo đường lối dân tộc đề nghị làm việc với các nước lớn khác theo nhóm như Diễn đàn Đối thoại IBSA (Ấn Độ – Braxin – Nam Phi) tiến tới một trật tự thế giới đa cực.
Sự công bằng trong hợp tác quốc tế là mối quan tâm cơ bản nữa của những người theo đường lối dân tộc, nhiều lần dẫn đến những lập luận pháp lý chứ không phải chính trị về các vấn đề quốc tế. Điều này không có gì ngạc nhiên vì chính phủ Ấn Độ thường bị chỉ trích chỉ vì sự ưa thích đó, và nhiều người trong số những người có quan điểm theo đường lối dân tộc là các nhà cựu ngoại giao Ấn Độ. Đây là vấn đề cơ bản của phần lớn sự phản đối thỏa thuận hạt nhân Mỹ – Ấn Độ giữa một số người theo đường lối dân tộc tham gia cùng. với các nhà chỉ trích khác từ cả cánh tả lẫn cánh hữu trong phạm vi chính trị vào việc phân tích mọi tuyên bố và tài liệu để tìm kiếm những dấu hiệu về sự phản bội của Mỹ. Chẳng hạn, họ chỉ rõ rằng Mỹ đã đơn phương thay đổi hoặc diễn giải lại một thỏa thuận hợp tác hạt nhân trước đây về cung cấp các lò phản ứng hạt nhân cho nhà máy hạt nhân Tarapur vào những năm 1970. Việc nhân mạnh sự công bằng này cũng có thể được nhận thấy trong sự chú trọng tới quyền hạn của các nhà nước, đặc biệt các nước đang phát triển chứ không phải là nghĩa vụ. Sự tuân thủ pháp luật đó có xu hướng làm cho những người theo đường lối dân tộc thiếu linh hoạt và bác bỏ những lập luận dựa trên những thay đổi chính trị.
Chủ nghĩa thực dụng đang nổi lên
Sụ kết thúc Chiến tranh Lạnh đã dẫn đến những thách thức mới và các cuộc tranh luận mới về chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Một số nhà chiến lược Ấn Độ, ở đây được coi là những người theo đường lối thực dụng đã lập luận rằng chính sách đối ngoại truyền thống của Ấn Độ không còn thích hợp với Thế giới hậu Chiến tranh Lạnh, và thúc đẩy việc xem xét kỹ lưỡng lợi ích quốc gia của Ấn Độ chứ không phải là công lý hay đạo đức toàn cầu.
Hàng đầu là lợi ích quốc gia
Một trong những lập luận then chốt do những người theo đường lối thực dụng mới đưa ra là chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ rất lâu đã bị thúc đẩy bởi những lập trường tư tưởng không thúc đẩy lợi ích quốc gia của Ấn Độ. Vì vậy, họ lập luận rằng lợi ích quốc gia chứ không phải những vấn đề quan tâm toàn cầu hay hệ tư tưởng sẽ hướng dẫn chính sách của Ấn Độ. Chẳng hạn, những người theo đường lối thực dụng đã phân vân không biết tại sao Ấn Độ cam kết với Liên Hợp Quốc. T.p. Srinivasan, một nhà cựu ngoại giao Ấn Độ, đã lưu ý rằng “cam kết của Ấn Độ với chủ nghĩa đa phương và Liên Hợp Quốc là chắc chắn và tuyệt đối … Và tuy nhiên, Ấn Độ rất ít tỏ ra có những lợi thế có đi có lại, mà Ấn Độ được hưởng trong những năm qua từ Liên Hợp Quốc”. Những người theo đường lối thực dụng nói chung đều có xu hướng nghi ngờ Liên Hợp Quốc, mặc dù họ không phản đối ý kiến Ấn Độ tham gia Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, họ có xu hướng thực dụng hơn nhiều về những triển vọng có bất cứ sự tham gia nào như vậy trong tương lai và loại bỏ tính cấp bách của những đòi hỏi như vậy được đưa ra trong cuộc tranh luận của Ấn Độ, coi những đòi hỏi đó là “những khao khát chưa chín chắn”.
Đạo đức và thỏa hiệp
Những người theo đường lối thực dụng có xu hướng thiếu kiên nhẫn với những tuyên bố mang tính đạo đức trong chính sách đối ngoại. Như Shashi Tharoor, quốc vụ khanh đối ngoại của Ấn Độ, đã từng nói về vấn đề này, theo truyền thống Ấn Độ “dường như hài lòng về việc chính sách đối ngoại của mình là đúng đắn hơn là mang tính ngoại giao”. Gần đây hơn – và gây tranh cãi – ông đã chỉ trích chính sách đối ngoại kiểu Nehru vì là một “bình luận trực tiếp mang tính đạo đức”. Nhưng sự chỉ trích trực tiếp không phải là cách duy nhất mà những người theo đường lối thực dụng đã sử dụng để lập luận chống lại chủ nghĩa đạo đức trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Những người khác đã lập luận rằng chính sách đối ngoại của Ấn Độ trên thực tế không mang tính đạo đức đặc biệt, mà cũng là một lập luận cho thấy có ít lý do để chính sách đối ngoại của Ấn Độ hiện nay tìm cách tồn tại theo những truyền thống đó. Những người theo đường lối thực dụng có xu hướng đồ lỗi cho chủ nghĩa đạo đức bị đặt nhầm chỗ về những sai lầm chiến lược trước đây của Ấn Độ, như việc không tiến hành thử hạt nhân vào những năm 1960 để Ấn Độ có thể tham gia Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) với tư cách là một quốc gia có vũ khí hạt nhân. Trái lại, những người theo đường lối dân tộc bác bỏ những tuyên bố mới này, cho rằng những người tự cho mình là những người thực dụng “ít hiểu biết về đường lối chính trị thực dụng có nghĩa là gì”.
Những người theo đường lối thực dụng lập luận rằng Ấn Độ nên linh hoạt trong việc theo đuổi những lợi ích quốc gia của mình, đặc biệt về các vấn đề tư tưởng. Họ tin rằng chính sách của Ấn Độ thường được hướng tới sự nhất quán với những lập trường trước đây mà không thừa nhận những hoàn cảnh thay đổi của Ấn Độ, đặc biệt sau vụ thử hạt nhân năm 1998. Điều này đặc biệt có thể thấy rõ trong các chính sách hạt nhân của Ấn Độ. Những người theo đường lối thực dụng nhận thấy sự phản đối kiên quyết của Ấn Độ đối với Hiệp định cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT) và nhiều chính sách kiểm soát vũ khí hạt nhân khác là đã lỗi thời và đề nghị Ấn Độ có cái nhìn mới mẻ về những vấn đề đó.
Nhưng như nhà chiến lược C. Raja Mohan cho biết, các cuộc tranh luận về chính sách đối ngoại của Ấn Độ được tập trung vào ngữ nghĩa đến mức mà “chúng có ít thời gian dành cho “ngữ pháp” của các hoạt động chính trị quyền lực toàn cầu”. Ông lập luận rằng việc chú trọng vào ngữ nghĩa này là có thể hiểu được khi Ấn Độ suy yếu, khi “lời lẽ hùng biện bù đắp cho sức mạnh”, nhưng không cần thiết đối với một Ấn Độ đã trở nên có tầm quan trọng hơn nhiều trong các vấn đề toàn cầu. Những người theo đường lối thực dụng cho rằng Niu Đêli cần cân nhắc thận trọng những lựa chọn về chính sách đối ngoại, đánh giá toàn bộ lợi ích chứ không phải chỉ riêng phí tổn.
Các liên minh
Những người theo đường lối thực dụng ít giáo điều hơn nhiều về các liên minh so với những người theo đường lối dân tộc. Trong khi những người theo đường lối dân tộc lấy việc không liên kết làm cơ sở cho chính sách đối ngoại của Ấn Độ, thì những người theo đường lối thực dụng không quan tâm đến di sản chính sách đối ngoại đó, Mặc dù họ là những người chỉ trích sự chú trọng quá mức vào việc không liên kết, những người theo đường lối thực dụng không nhất thiết cho rằng Ấn Độ cần liên kết với các cường quốc khác. Chẳng hạn, trong khi những người theo đường lối thực dụng có xu hướng là những người ủng hộ mạnh mẽ các mối quan hệ Mỹ – Ấn thân thiết hơn, họ không coi mối quan hệ này là một liên minh. Một Trung Quốc thù địch có thể đưa Mỹ và Ấn Độ đến với nhau trong tương lai gần, nhưng “không biết chắc những lợi ích lâu dài của Ấn Độ nằm ở bên nào của sự chia rẽ Mỹ – Trung”. Tuy nhiên, những người theo đường lối thực dụng cho rằng sự hợp tác Mỹ – Ấn mật thiết hơn nhiều không chỉ về các vấn đề chính trị và quân sự, mà còn về các vấn đề chung toàn cầu. Nhưng những người theo đường lối thực dụng cũng cho rằng các mối quan hệ quân sự thân thiết hơn với các cường quốc khác chứ không phải với Mỹ, như Nga, là cách phòng ngừa bất cứ mối đe dọa tiềm tàng nào từ Trung Quốc, về cơ bản, mặc dù họ không cho rằng Ấn Độ nên liên minh với các cường quốc khác, điều này dường như đúng hơn là vì họ chưa nhận thấy sự cần thiết đối với những liên minh đó chứ không phải vì bất cứ sự phản đối mang tính tư tưởng nào.
Các hiệp ước quốc tế
Những người theo đường lối thực dụng không chia sẻ sự nghi ngờ mà những người theo đường lối dân tộc có vẻ nhiều hiệp ước hoặc hiệp định quốc tế. Đối với những người theo đường lối thực dụng, trong khi có thể có những lý do chính đáng để Ấn Độ không tham gia các hiệp định quốc tế đặc biệt trong quá khứ, những hoàn cảnh toàn cầu thay đổi của Ấn Độ hẳn cũng sẽ dẫn đến những thay đổi về đường hướng của nước này đối với các hiệp định quốc tế. Điều này đặc biệt đúng đối với các hiệp định và sáng kiến kiểm soát vũ khí khác nhau. Những người theo đường lối thực dụng không chỉ ủng hộ việc ký hiệp ước CTBT, mà còn những sáng kiến như Sáng kiến An ninh chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (PSI). Tương tự, những người theo đường lối thực dụng cho rằng Ấn Độ cần . chuẩn bị cơ sở cho Hiệp ước Kiểm soát nguyên liệu phân hạch (FMCT) chứ không chỉ đơn thuần phản đối hiệp ước này. Vì lý do phản đối then chốt đối với hiệp ước này là không có đủ nguyên liệu phân hạch, Ấn Độ cần quyết định lượng nguyên liệu phân hạch mà nước này cần và làm thế nào để có được nguyên liệu này trước khi FMCT có hiệu lực.
Những quan điểm trái ngược, các chính sách gây tranh cãi, và những tác động
Những quan điểm trái ngược này đã dẫn đến những bất đồng lớn hơn nhiều về chính sách đối ngoại của Ấn Độ so với bất cứ thời điểm nào trước đây. Sau đây là bốn vấn đề gây tranh cãi cụ thể về chính sách, tất cả các vấn đề này đều có sự liên quan đặc biệt đến chính sách đối với Mỹ.
Các mối quan hệ của Mỹ
Chính sách của Ấn Độ đối với Mỹ đã ngày càng trở nên gây tranh cãi. Những người theo đường lối thực dụng muốn có các mối quan hệ chặt chẽ hơn – họ coi Mỹ là có lợi cho Ấn Độ ngay lúc này – trong khi những người theo đường lối dân tộc vẫn nghi ngờ rằng Mỹ tìm cách kiềm chế Ấn Độ. Theo những người theo đường lối dân tộc, “có một sự mâu thuẫn cơ bản giữa các mục tiêu chính sách đối ngoại lâu dài của Mỹ và Ấn Độ” vì trong khi “Mỹ muốn cái gọi là trật tự thế giới đơn cực hiện nay tiếp tục, thì Ấn Độ tin rằng thế giới cần đa cực, với bản thân Ấn Độ là một trong những cực đó”.
Những người khác cho rằng vấn đề then chốt là sự phụ thuộc của Mỹ vào Pakixtan. Như một cựu ngoại trưởng Ấn Độ đã đặt câu hỏi, “nếu Mỹ có một mối quan hệ đối tác chiến Lược lâu dài với một Pakixtan vẫn thù địch dai dẳng với Ấn Độ, thì làm sao nước này có thể dung hòa thực tế đó với mối quan hệ đối tác chiến lược của mình với Ấn Độ?” Mặt khác, những người theo đường lối thực dụng sẵn sàng thúc đẩy các mối quan hệ chặt chẽ hơn với Mỹ. cho dù điều đó làm tăng thêm khả năng có thể dẫn đến những khó khăn lớn hơn với các nước lớn khác như Trung Quốc. Họ cho rằng việc tăng cường xây dựng các mối quan hệ với Mỹ nằm trong lợi ích của Ấn Độ, do các mối quan hệ thân thiết mà Trung Quốc có được với Pakixtan trong những thập kỷ qua và thực tế Ấn Độ là một đối tác hấp dẫn đối với Mỹ, cả vỉ Mỹ lo ngại về việc Trung Quốc đang trỗi dậy lẫn ảnh hưởng của thị trường đang phát triển cúa Ấn Độ.
Cuộc tranh luận về thỏa thuận hạt nhân dân sự Mỹ – Ấn Độ là một minh họa về ảnh hưởng đang gia tăng của những người theo đường lối thực dụng. Quyết định của Ấn Độ về việc cuối cùng xúc tiến thỏa thuận này là nhờ vào quyết tâm của Thủ tướng Singh thúc đẩy nó tới cùng hơn là nhờ vào sự thành công của những người theo đường lối thực dụng trong cuộc tranh luận công khai về vấn đề này. Tuy nhiên, cuộc tranh luận về thỏa thuận hạt nhân lần đầu tiên đã chửng tỏ những người theo đường lối thực dụng có thể làm tăng thêm sự thách thức đáng tin cậy đối với sự chi phối của những người theo đường lối truyền thống trong một khu vực then chốt của chính sách đối ngoại. ít có dấu hiệu cho thấy cuộc tranh luận về hình thức quan hệ thích hợp mà Ấn Độ cần phải có với Mỹ sẽ ngã ngũ trong tương lai gần.
Kiểm soát vũ khí
Chính sách kiểm soát vũ khí của Ấn Độ là lĩnh vực mâu thuẫn thứ hai giữa hai quan điểm này. Những người theo đường lối dân tộc tiếp tục nghi ngờ về nhiều hiệp định kiểm soát vũ khí, đồng thời đưa ra việc giải trừ vũ khí hạt nhân như một con đường đi lên đúng đắn. Trong một chừng mực mà họ sẵn sàng xem xét các biện pháp kiểm soát vũ khí, họ đòi hỏi rằng các hiệp ước đó đóng góp trực tiếp cho việc giải trừ vũ khí hạt nhân chứ không phải chỉ đơn thuần là các biện pháp đơn độc. Những người theo đường lối dân tộc có xu hướng đặc biệt phản đối các hiệp ước như CTBT và FMCT, được coi là các biện pháp không phổ biến vũ khí hạt nhân chứ không phải là các bước tiến tới giải trừ vũ khí hạt nhân.
Chẳng hạn, về CTBT, những người theo đường lối dân tộc sẽ cho rằng Ấn Độ không nên ký hiệp ước này trừ phi tất cả các nước khác đều ký và bổ sung thêm những điều kiện như hiệp ước này không phân biệt mỗi liên hệ đã được thiết lập rõ ràng với giải trừ vũ khí hạt nhân, về cơ bản, những điều kiện này sẽ cho thấy Ấn Độ sẽ không ký CTBT trong tương lai có thể nhìn thấy trước. Nhưng những người theo đường lối thực dụng muốn Ấn Độ cởi mở hơn trong việc xem xét một đường hướng khác. Chẳng hạn, trong khi lập luận rằng Ấn Độ đi đầu về CTBT vào những năm 1950, những người theo đường lối thực dụng đã lập luận rằng Ấn Độ nên nối lại các cuộc thảo luận về việc không phổ biến vũ khí hạt nhân thay vì bác bỏ chúng. Tương tự, những người theo đường lối thực dụng cho rằng Ẩn Độ nên cởi mở hơn để làm việc với chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân, cho dù chính NPT bị coi là không thể chấp nhận được.
Iran
Lập trường của Ấn Độ về Iran, đặc biệt là về cuộc tranh luận của Iran với Mỹ và cộng đồng quốc tế về vấn đề hạt nhân, đã trở thành một vấn đề về chính sách đối ngoại gây tranh cãi sôi nổi nhất nữa. Cuộc tranh cãi gay gắt nhất về Iran diễn ra giữa những người theo đường lối thực dụng và những người tạo dư luận thuộc cánh tả, những người nhìn nhận vấn đề hạt nhân Iran thông qua lăng kính truyền thống chống Mỹ của họ, Theo truyền thống, cánh tả ít gây ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của Ấn Độ, nhưng có ảnh hưởng đến chính phủ đầu của ông Singh (năm 2004 – 2008) vì các đảng phái Cộng sản là bộ phận của liên minh cầm quyền và chính phủ phụ thuộc vào sự ủng hộ của họ để cầm quyền.
Những người theo đường lối dân tộc đã đề ra một mục đích chung với cánh tả về vấn đề này, bác bỏ những tuyên bố của Mỹ rằng Iran đang tìm kiếm vũ khí hạt nhân và ủng hộ quyền phát triển công nghệ hạt nhân dân sự của Iran. Tuy nhiên, những người theo đường lối dân tộc không nhất thiết thống nhất trong quan điểm của họ về Iran. Một số người coi Iran là “một nước láng giềng mà Ấn Độ gắn bó bởi nhiều thế kỷ quan hệ kinh tế, văn hóa và thậm chí nền văn minh”. Những người khác theo đường lối dân tộc cũng có xu hướng lo ngại rằng các mối quan hệ của Iran với Pakixtan, đặc biệt ở chợ đen hạt nhân, và nghi ngờ về những nỗ lực của Iran nhằm so sánh chương trình hạt nhân bất hợp pháp của họ với chương trình của Ấn Độ.
Không phải những người theo đường lối dân tộc đặc biệt ủng hộ các mối quan hệ thân thiết hơn với Iran, mà họ phản đối điều họ cho là sức ép của Mỹ đối với chính sách đối ngoại của Ấn Độ, trong đó Iran chỉ là một biểu hiện, về việc Mỹ gây sức ép có mục đích đối với dự án chết yểu về đường ống dẫn khí đốt Iran – Pakixtan – Ẩn Độ một cựu quan chức cấp cao viết rằng “đường ống này chưa bao giờ là một ý tưởng sáng suốt thực sự… Thế nhưng, đây là quyết định của Ấn Độ – dù tốt hay xấu, đúng hay sai”. Vì vậy, chính sách của Ấn Độ đối với Iran đã trở thành một thử thách quan trọng liệu chính sách đối ngoại của Ấn Độ có đủ độc lập với Mỹ hay không, với những người chỉ trích chính phủ cho Niu Đêli phục tùng Oasinhtơn. Những người theo đường lối thực dụng có xu hướng bảo vệ việc Ấn Độ giữ lập trường chống lại chương trình hạt nhân của Iran, như biểu quyết chống Iran tại Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), bằng cách chỉ rõ rằng Iran không thực hiện nghĩa vụ của mình và Ấn Độ có ít lý do để ủng hộ Iran. Bác bỏ những cáo buộc cho rằng một lập trường như vậy tiêu biểu cho sự nhượng bộ trước sức ép của Mỹ, một nhà phân tích coi lập trường của Ấn Độ là “sự độc lập được sáng tỏ”. Đây là một cuộc tranh luận nữa có ít dấu hiệu cho thấy đang giảm dần.
Thế giới thứ ba và Phong trào không liên kết (NAM)
Thế giới thứ ba và NAM đã trở nên ít quan trọng hơn trong khuôn khổ chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Tuy nhiên, những người theo Đường lối dân tộc tiếp tục lập luận rằng NAM và sự đoàn kết của Thế giới thứ ba có lợi cho Ấn Độ. Họ có xu hướng coi các liên minh mới khác nhau, như IBSA, BRIC (Braxin – Nga – Ấn Độ – Trung Quốc), và BASIC (Braxin – Nam Phi – Ẩn Độ – Trung Quốc), là đang tiếp tục nhiệm vụ phát triển sự thống nhất Thế giới thứ ba mà NAM đã thiết lập trong Chiến tranh Lạnh, tiêu biểu cho tính tập thế này là “NAM mới”. Nhưng những người theo đường lối thực dụng có xu hướng bác bỏ những quan điểm đó, chỉ rõ những điểm yếu bên trong các liên minh nay và sự thiếu khả năng của chúng – ít nhất đối với Ấn Đô – để ứng phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Tuy nhiên, sự bất đồng về vấn đề này phần nào ít nghiêm trọng hơn, và có thể ngày càng trở nên có giới hạn vì có sự thừa nhận lớn hơn rằng tình đoàn kết thế giới thứ ba hoặc thậm chí các liên minh mới này không có khả năng là những lựa chọn nghiêm chỉnh về chính sách đối ngoại đối với Ấn Độ.
Tiếp tục những hoạt động bình thường và những tác động
Mặc dù quan điểm của những người theo đường lối dân tộc và thực dụng được gắn chặt vào những bất đồng nghiêm trọng, chúng chủ yếu đều là những quan điểm trung dung. Vì vậy, có các khu vực chung quan trọng trong đó chính sách đối ngoại của Ấn Độ tương đối không gây tranh cãi. Sau đây là 5 trong số những khu vực đó:
Trung Quốc
Vì những lý do khác nhau, cả những người theo đường lối dân tộc lẫn thực dụng đều muốn có các mối quan hệ thân thiết hơn với Bắc Kinh, thậm chí khi cả hai đều cảnh giác với Trung Quốc. Những người theo đường lối thực dụng coi Trung Quốc là một nước lớn mà Ấn Độ có thể và phải ứng phó, Nhà chiến lược. Raja Mohan lập luận rằng “vụ thử hạt nhân tháng 5/1998, hoạt động kinh tế được cải thiện vào những năm 1990, và sự phát triển tích cực của các mối quan hệ của Ấn Độ với Mỹ trong bối cảnh quốc tế và khu vực thay đổi sau Chiến tranh Lạnh đã tạo cho Ấn Độ một cơ hội để can dự thực tế và có hiệu quả với Trung Quốc trong những thập kỷ tới”. Trong khi đó, mặc dù những người theo đường lối dân tộc đúc rút những quan điểm của họ từ Nehru, họ không chia sẻ sự lãng mạn của Nehru về “tình anh em” Trung – Ấn. Như một người đã nói về vấn đề này, “chúng ta phải nhớ rằng mặc dù tất cả nói về sự phát triển hài hòa và tình láng giềng hòa bình, Trung Quốc sẽ không tự nguyện tạo cho chúng ta không gian, Chúng ta phải tự tạo ra cho mình Không gian đó”.
Những người theo đường lối dân tộc muốn Niu Đêli sử dụng các nguồn tài lực riêng của mình để ứng phó với Trung Quốc chứ không phụ thuộc vào các nước khác, trong khi đó những người theo đường lối thực dụng coi Mỹ là một đối tác có khả năng. Bất chấp những nghi ngờ của họ, những người theo đường lối dân tộc cũng có xu hướng nhận thấy những điểm tương tự mạnh mẽ giữa Ấn Độ và Trung Quốc, và cho rằng những điểm tương tự này cũng cho thấy những lợi ích chung. Trong khi họ vẫn không chắc chắn về các mối quan hệ Trung – Ấn sẽ phát triển như thế nào, họ sẵn sàng tìm kiếm các lĩnh vực có lợi ích chung, như thương mại, và hy vọng rằng những lợi ích đó sẽ góp phần cải thiện sự bất đồng trong tương lai.
Những người theo đường lối thực dụng cũng sẽ đồng ý rằng Ấn Độ phải tìm cách hợp tác đồng thời cũng phải chuẩn bị sẵn sàng. Như một người theo đường lối thực dụng nói về vấn đề này, Ấn Độ cần “tìm kiếm sự hợp tác tích cực đồng thời làm cho mình đủ mạnh để định hình hoặc ứng phó với hành vi ứng xử của Trung Quốc”. Nhà phân tích khác thậm chí còn đi xa hơn. bày tỏ tình cảm khi ông nhận xét rằng “tính quyết đoán gần đây của Trung Quốc tượng trưng cho không chỉ sự trỗi dậy của nước này, mà nó còn báo hiệu rằng Bắc Kinh trong tương lai, tử tế nhất, sẽ là thách thức lớn nhất của chúng ta và, tồi tệ nhất, là cơn ác mộng về an ninh”. Như đã đề cập ở trên, những người theo đường lối thực dụng sẵn sàng coi các mối quan hệ thân thiết hơn với Mỹ là cách để chống lại mối đe dọa có thể từ Trung Quốc. Vì vậy, mặc dù họ có thể tìm kiếm các cách khác nhau để ứng phó với thách thức này, đối với cả những người theo đường lối dân tộc lẫn thực dụng, Trung Quốc vẫn là một mối đe dọa và một mối lo ngại.
Pakixtan
Cả những người theo đường lối dân tộc lẫn thực dụng đều coi Pakixtan là một vấn đề then chốt, nhưng cả hai đều nhận thấy có rất ít cơ hội giải quyết ngoài sự kiên nhẫn. Sau cuộc tấn công khủng bố Mumbai tháng 11/2008 nhiều nhà phân tích sẵn sàng hơn để xem xét các biện pháp quân sự chống Pakixtan, cho dù điều đó có thể kéo theo sự leo thang hạt nhân. Tuy nhiên giữa cả những người theo đường lối dân tộc lẫn thực dụng có sự đồng thuận rằng Ấn Độ có ít lựa chọn ngoài việc duy trì can dự với Pakixtan, bất chấp những hành động bạo lực được lặp đi lặp lại chống Ấn Độ của các phần tử khủng bố được Pakixtan ủng hộ. Như một nhà cựu ngoại giao đáng kính Ấn Độ nói về vấn đề này, những người theo đường lối thực dụng thừa nhận rằng “sự trả đũa có giới hạn sẽ có thể đổ thêm dầu vào chủ nghĩa khủng bố” và “sự trả đũa đầy đủ không phải là cách của chúng ta”. Ấn Độ đơn giản thiếu ưu thế thông thường mà nước này cần để có hành động quân sự chống Pakixtan, thêm vào đó là nguy cơ leo thang hạt nhân.
Những người theo đường lối dân tộc lập luận tương tự rằng Ấn Độ không thể tiến hành các hoạt động quân sự chống khủng bố, như Mỹ đã làm ở Ápganixtan, vì nhiều lý do khác nhau bao gồm cả thực tế là Ấn Độ có các nước láng giềng đang ủng hộ tích cực và cung cấp nơi ẩn náu cho các tổ chức khủng bố. Như một nhà bình luận đã lưu ý, “Ấn Độ một mình mang gánh nặng chống chủ nghĩa khủng bố. Nước này sẽ cần hành động một mình để buộc phải có sự thay đổi thái độ và niềm tin ở Pakixtan…” Đôi khi người ta cho rằng Ấn Độ nên trả đũa Pakixtan vì những hành động khủng bố do các tổ chức đóng tại Pakixtan gây ra, nhưng điều đáng chú ý những hành động này là hiếm hoi. Vì vậy, về vấn đề mang tính trọng yếu là chính sách của Ấn Độ đối với Pakixtan, có cả sự thất vọng ngày càng tăng lẫn sự đồng thuận rộng rãi giữa hai quan điểm trên.
Ngoại giao và vũ lực
Tiếp theo vấn đề trên là cả những người theo đường lối dân tộc lẫn thực dụng đều nghiêng nhiều về vế ngoại giao trong phương trình mang tính chiến lược lớn vũ lực – ngoại giao. Các nhà phân tích Ấn Độ đang thăm dò những hậu quả của việc hạt nhân hóa đối với sự cân bằng quân sự ở Nam Á với mức độ hiện đại ngày càng tăng. Tuy nhiên, quan điểm chiếm ưu thế trong lĩnh vực chính trị là Ấn Độ thực sự không có nhiều sự lựa chọn quân sự trong việc ứng phó với hoặc Pakixtan hoặc Trung Quốc. Mặt khác, có những suy ngẫm, ít nhất giữa một số người theo đường lối thực dụng, về sự cần thiết để Ấn Độ phát triển khả năng quân sự viễn chinh. Có thể hiểu được, có sự ủng hộ nào đó đối với những đề nghị như vậy từ giới quân sự. Nhưng do sự đồng thuận chiếm ưu thế về ngoại giao chứ không phải về vũ lực, không chắc có một cách diễn giải của Ấn Độ về “mô hình chuẩn bị chiến tranh”, một cách tiếp cận chiến lược thực tế khó khăn.
Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân
Những người theo đường lối thực dụng cho rằng Ấn Độ cần bớt cứng nhắc hơn trong đường hướng của mình đối với các vấn đề kiểm soát vũ khí như PSI và thậm chí đối với CTBT. Nhưng quan điểm thứ hai này không nên mở rộng sang NPT. Những người theo đường lối thực dụng nhận thấy khả năng và thậm chí sự cần thiết, để Ấn Độ làm việc trong chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân vì việc phổ biến vũ khí hạt nhân là một mối đe dọa đối với Ấn Độ như nó đe dọa cộng đồng toàn cầu. Tuy nhiên, họ sẽ không đi xa đến mức gợi ý Ấn Độ xem xét tham gia NPT như nó được cơ cấu hiện nay, có nghĩa là với tư cách là một nhà nước không có vũ khí hạt nhân.
Trên thực tế, đường hướng này thích hợp với đường hướng của những người theo đường lối dân tộc, những người sẽ không chấp thuận bất cứ sự thỏa hiệp nào về NPT. Tuy nhiên, sự phản đối NPT của những người theo đường lối dân tộc là rộng rãi hơn nhiều, gay gắt hơn, và linh hoạt hơn, không nhìn thấy nhiều ý nghĩa ngay cả làm việc trong trật tự không phổ biến vũ khí hạt nhân hiện hành. Họ bác bỏ lập luận cho rằng Ấn Độ có thể hợp tác với chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân mà trên thực tế không tham gia hiệp ước này. Vì NPT không công nhận Ấn Độ là nước có vũ khí hạt nhân, sự hợp tác của Ấn Độ với chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân rộng rãi hơn sẽ không làm giảm phí tổn của Ấn Độ cũng không làm tăng lợi ích của nước này.
Mianma
Vấn đề nữa mà những người theo đường lối dân tộc và thực dụng đều nhất trí là chính sách của Ấn Độ đối với Mianma, một đất nước có thể làm tăng tầm quan trọng cho Ấn Độ. Những người theo đường lối dân tộc không chấp nhận những khái niệm thúc đẩy dân chủ. Quả thực, thúc đẩy dân chủ chưa bao giờ là một phần trong chiến lược của Ấn Độ. Trong bài phát biểu trước quốc hội Ấn Độ vào tháng 11/2010, Tổng thống Obama đã lưu ý rằng “trên các diễn đàn quốc tế, Ấn Độ thường né tránh các vấn đề như dân chủ và nhân quyền. Như Raja đã chỉ rõ, “phần lớn thế giới coi cam kết sâu sắc với dân chủ giữa sự đa dạng đến mức gây hoang mang là đặc điểm rõ ràng của Ấn Độ hiện đại. Tuy nhiên, dân chủ là một ưu tiên chính trị phần lớn không có trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ”.
Đây đặc biệt là sự thật về chính sách của Ấn Độ đối với Mianma. Cả những người theo đường lối dân tộc lẫn thực dụng đều coi nước này có tầm quan trọng hơn để cạnh tranh với Trung Quốc, cũng như ứng phó với những người Ấn Độ nổi loạn ở Mianma. Những người theo đường lối thực dụng lập luận rằng có ít lý do để Ấn Độ biện minh cho chính sách của mình đối với các cường quốc như Mỹ và Vương Quốc Anh “mà lâu nay đã nâng đỡ cho những kẻ độc tài quân sự ở khu vực lân cận Nam Á của Ấn Độ, nhất là ở Pakixtan”. Điều này cho thấy, dù Ấn Độ khó chịu với những kẻ độc tài quân sự ở Yangon như thế nào đi nữa, không chắc có sự thay đổi nào đó trong chính sách của Ấn Độ.
Sự đồng thuận đang rạn nứt về chính sách đối ngoại của Ấn Độ
Trong khi sự đồng thuận về 5 vấn đề mang tính quyết định này vẫn tồn tại, những tranh cãi gay gắt ngày càng tăng trong các cuộc tranh luận về chính sách đối ngoại của Ấn Độ có nghĩa là nhiều lựa chọn khác về chính sách đối ngoại hiện nay sẵn sàng chấp nhận sự thách thức, và có thể số lượng các vấn đề chính sách đối ngoại gây tranh cãi như vậy sẽ gia tăng trong những năm tới. Trong khi có một số cuộc tranh luận trước đây về chính sách của Ấn Độ đối với Mỹ, cũng có thể có các cuộc tranh luận về chính sách của Ấn Độ đối với Trung Quốc, Nhật Bản, và thậm chí Nga trong những năm tới.
Một tác động là Niu Đêli có thể có thêm những lựa chọn về chính sách đối ngoại để xem xét. Cuộc tranh luận trong nước mang lại cho các nhà hoạch định chính sách sự ảnh hưởng nào đó để xem xét những lựa chọn mà có thể chưa được cân nhắc kỹ trước đây. Còn quá sớm để cho rằng quá trình này có thể dẫn đến một sự đồng thuận mới, những điều dường như rõ ràng là sự đồng thuận truyền thống của những người theo đường lối dân tộc về chính sách đối ngoại của Ấn Độ không còn kéo dài được lâu nữa.
Đối với Oasinhtơn, điều này ám chi rằng chính sách đối ngoại của Ấn Độ có thế trở nên thậm chí linh hoạt hơn. Chính sách ngoại giao của Mỹ cho đến nay vừa tương đối khôn khéo vừa kiên trì trong việc giải quyết cuộc tranh luận gay gắt của Ấn Độ, thúc đẩy các quan điểm của Mỹ về các vấn đề chính sách khác nhau, thường không đụng chạm đến những vấn đề nhạy cảm của Ấn Độ. Nhưng ở Oasinhtơn, cuộc tranh luận công khai của Ấn Độ đã đóng một phần nhỏ bé trong việc hoạch định chính sách, đặc biệt về các vấn đề chính sách lớn hơn của châu Á và toàn cầu. Tất nhiên, không chỉ riêng Niu Đêli bị làm ngơ trong cuộc tranh luận về chính sách đối ngoại của Mỹ – các thủ đô khác cũng bị xem thường tương tự. Khi mức độ sai lầm của Oasinhtơn giảm tương đối, việc chú ý nhiều hơn tới các cuộc tranh luận đang nổi lên ở Niu Đêli (cũng như ở các thủ đô khác) thậm chí trở nên quan trọng hơn đối với Mỹ.
Sự thay đổi về ngôn từ trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ cũng cho thấy vai trò toàn cầu của Ấn Độ có thể linh hoạt hơn so với trước đây. Ấn Độ không tranh luận một cách tự giác về vai trò toàn cầu trong tương lai của mình theo cách tập trung hóa mà Trung Quốc có thể làm, mà theo cách dân chủ và hỗn loạn điển hình đối với Ấn Độ. Nhưng bản thân cuộc tranh luận này không phải là sai lầm.
Một khả năng tiếp theo là các cuộc tranh luận ngày càng gay gắt này có thể làm chậm lại những quyết định quan trọng về chính sách đối ngoại, hoặc quả thực thậm chí dẫn đến sự tê liệt về chính sách. Chẳng hạn, bất chấp sự lo ngại rộng khắp toàn cầu rằng Ấn Độ được Mỹ thưởng cho thỏa thuận hạt nhân, sự phản đối trong nước của Ấn Độ gần như phá vỡ thỏa thuận này không chỉ một lần. Đồng thời, điều quan trọng là thừa nhận rằng chính cuộc tranh luận này thể hiện một hành động xa rời sự đồng thuận trước đây vốn đã trói buộc Ấn Độ trong nhiều thập kỷ.
Lúc này người ta không thể nói rằng một sự đồng thuận mới đang nổi lên. Chính sách đối ngoại của Ấn Độ có thể vẫn gây tranh cãi trong một giai đoạn đáng kể. Đây có thể là một điều tốt: sự đồng thuận trước đây là kết quả của việc xác định vị thế quốc tế tương đối ổn định của Ấn Độ trong những thập kỷ qua. Cuộc tranh luận hiện nay diễn ra có thể chính xác là vì vị trí toàn cầu của Ấn Độ là rất năng động. Cho đến khi nó ổn định, một sự đồng thuận mới sẽ không thể nổi lên./.
(nguồn basamnew)
THÁCH THỨC THỰC DỤNG ĐỐI VỚI CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ẤN ĐỘ
Tài liệu tham khảo đặc biệtChủ nhật, ngày 27/5/2012
(Tạp chí The Washington Quarterly)
Một quan điểm thực dụng gây đảo lộn đang ngày càng thách thức một số nền tảng then chốt của chính sách đối ngoại theo đường lối dân tộc truyền thống và trung tả của Ấn Độ, làm gia tăng đồng thuận vốn đã định hình chính sách này, và làm tăng thêm những khả năng mới đặc biệt cho các mối quan hệ của Ấn Độ với Mỹ và việc kiểm soát vũ khí hạt nhân toàn cầu. Cuộc tranh luận này giữa hai quan điểm trung dung về chính sách đối ngoại vẫn chưa ngã ngũ. Hai quan điểm được miêu tả ở đây là quan điểm theo “đường lối dân tộc truyền thống” và quan điểm theo đường lối thực dụng”, với quan điểm thứ nhất là quan điểm đã được thiết lập và chi phối, và quan điểm thứ hai là cái gây thách thức đang nổi lên. Chính sách trên thực tế của Ấn Độ phần lớn mang tính thỏa hiệp, hô khẩu hiệu theo đường lối dân tộc truyền thống (sau đây chỉ gọi là theo đường lỗi dân tộc) đồng thời theo các phương sách của những người theo đường lối thực dụng. Một kết quả quan trọng là sự rộng mở không gian chính trị cho các mối quan hệ thân thiết với Mỹ, thậm chí không có sự đồng thuận ổn định.
Các phân loại quan điểm này là lý tưởng: rất không có khả năng là những người được cho là hoặc theo đường lối dân tộc hoặc theo đường lối thực dụng sẽ nhất trí hay chấp nhận mọi nguyên lý của các loại quan điểm này. Sự phân loại quan điểm được nhằm phác họa các cách lập luận cạnh tranh về chính sách đối ngoại của Ấn Độ, chứ không chỉ rõ thực chất của những người theo đường lối dân tộc hoặc thực dụng. Điều cũng quan trọng phải lưu ý là ngay bây giờ ở Ấn Độ rất khó gắn các quan điểm này với các chính đảng đặc biệt, các tổ chức tư vấn, hoặc các bộ. Vì vậy, những quan điểm này mang tính cá nhân và không phù hợp với các tổ chức đặc biệt. Tuy nhiên, chúng tiêu biểu cho quan điểm của giới trí thức công quan trọng, các nhà phân tích chính sách, các học giả, các nhà báo, các nhà ngoại giao, và các quan chức chính phủ.
Quan điểm theo đường lối dân tộc
Quan điểm theo đường lối dân tộc bắt nguồn từ chính sách đối ngoại truyền thống thời Chiến tranh Lạnh của Ấn Độ. Được định hình bởi phong trào đòi độc lập chống thực dân của Ấn Độ, quan điểm này nhấn mạnh chủ quyền dân tộc cũng như quyền tự chủ, và tìm kiếm sự nghiệp chung với các nước khác thuộc thế giới thứ 3 và không liên kết với bên nào trong Chiến tranh Lạnh, những thiên hướng vẫn hướng dẫn những người theo đường lối dân tộc.
Sự độc lập của chính sách đối ngoại
Khả năng của Ấn Độ về hành động tự chủ trong chính sách đối ngoại có tầm quan trọng cơ bản đối với những người theo đường lối dân tộc. Điều này có những biểu hiện khác nhau trong chính sách vào những thời điểm khác nhau, bao gồm “không liên kết” trong Chiến tranh Lạnh và gần đây hơn là “quyền tự chủ chiến lược”, Như Ngoại trưởng S.M. Krishna đã lưu ý trong một bài phát biểu vào tháng 9/2009, “mục tiêu chủ yếu của chúng ta là đảm bảo môi trường quốc tế có lợi cho việc củng cố quyền tự chủ chiến lược của chúng ta”. Những người theo đường lối dân tộc có xu hướng cho rằng Niu Đêli đang bị sức ép không ngừng buộc phải nhường lợi ích của Ấn Độ cho lợi ích của các nước lớn khác. Sức ép này thường có nghĩa là xuất phát từ Mỹ, mặc dù vào những thời điểm khác nhau nó cũng có nghĩa là xuất phát từ phương Tây nói chung hoặc Trung Quốc. Những người theo đường lối dân tộc coi chính sách đối ngoại là một vũ đài xung đột, với việc các nước lớn không ngừng tìm cách đảo lộn việc Ấn Độ theo đuổi lợi ích quốc gia của mình nhằm buộc Niu Đêli phải tuân theo các chính sách nằm trong lợi ích của các nước lớn khác.
Chẳng hạn, một số nhà bình luận cáo buộc rằng sự thụ động của Ấn Độ đối với Pakixtan trong thập kỷ qua, bất chấp bằng chứng cho thấy sự đồng lõa của Pakixtan với chủ nghĩa khủng bố nhằm vào Ấn Độ, được thực hiện theo chỉ thị của Mỹ vì tầm quan trọng của Pakixtan đối với những lợi ích của Mỹ – nói cách khác, chính sách đó của Ấn Độ do Oasinhtơn ra lệnh. Sự chỉ trích này thường được những người theo đường lối dân tộc viện dẫn về các vấn đề khác nhau như vị thế của Ấn Độ tại hội nghị cấp cao Cancun về biến đổi khí hậu vào tháng 12/2010, nơi Ấn Độ được coi là khuất phục trước sức ép của Mỹ buộc phải chấp nhận cắt giảm khí thải ràng buộc về pháp lý, hoặc biểu quyết vào tháng 2/2006 đưa Iran ra Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Đây cũng là một trong những sự phản đối then chốt mà những người theo đường lối dân tộc tiến hành đối với thỏa thuận hạt nhân dân sự Mỹ – Ấn. Như một nhà phân tích lưu ý, “chúng ta quên rằng chúng ta đang bị cuốn hút vào một tình hình mà sẽ làm khập khiễng tính độc lập của chính sách đối ngoại của chúng ta”. Tuy nhiên, điều quan trọng là phải lưu ý rằng có một số bất đồng bên trong phái theo đường lối dân tộc về thỏa thuận hạt nhân, và một số người có thể được coi là theo chủ nghĩa dân tộc đã ủng hộ thỏa thuận này.
Lo sợ mất sự độc lập về chính sách đối ngoại là lý do chủ yếu giải thích tại sao những người theo đường lối dân tộc phản đối bất cứ sự liên minh nào – các liên minh được coi là cách nhường những lợi ích của Ấn Độ cho lợi ích của các nước khác. Đây chính là giá trị sâu sắc mà Thủ tướng Mammohan Singh đề cập đến vào tháng 9/2010 khi ông nói rằng “Ẩn Độ là một nước quá lớn không thể bị ‘nhốt’ vào bất cứ liên minh nào”. Ý kiến cho rằng các liên minh (quả thực, ngay cả các mối quan hệ thân thiết) đang gây sức ép chứ không phải là cách chia sẻ gánh nặng an ninh giải thích vì sao giới tinh hoa Niu Đêli từ lâu nghi ngờ các nước lớn, đặc biệt là Mỹ. Điều này không có nghĩa là Ấn Độ không có lợi ích chung với các nước lớn khác, nhưng những lợi ích chung đó có thể nằm trong những vấn đề đặc biệt chứ không phải nói chung. Vì vậy, những người theo đường lối dân tộc muốn hợp tác về chính sách đối ngoại trên cơ sở từng trường hợp hơn là các mối quan hệ liên minh lâu dài mà có thể ràng buộc Ấn Độ.
Phản đối các hoạt động chính trị quyền lực
Sự phản đối của những người theo đường lối dân tộc đối với các hoạt động chính trị cân bằng lực lượng ăn sâu bén rễ trong truyền thống của Jawaharlal Nehru, Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ. Mặc dù lập luận mang tính tư tưởng của Nehru có thể đã tiêu tan, một nhà phân tích gần đây đã lưu ý rằng “bản năng kiểu Nehru là tránh xa những xem xét về sự cân bằng lực lượng thì chưa … thật công bằng khi nói rằng sự cân bằng lực lượng không phải là ý thức chung mặc định về tư duy chiến lược của Ấn Độ”. Jasjit Singh một nhà chiến lược Ấn Độ hàng đầu, đã nhắc lại suy nghĩ đó, nói rằng “văn hóa chiến lược Ân Độ không chấp nhận xung đột như là điều không thể tránh được”. Viết về chính sách của Ấn Độ đối với Trung Quốc, ông Singh tiếp tục cho rằng mục tiêu chủ yếu của Ấn Độ trong quan hệ với các cường quốc khác là “giải quyết các mối quan hệ thù địch tiềm tàng thông qua những nỗ lực chính trị và ngoại giao nhằm cải thiện quan hệ và dựa vào sự can dự hợp tác như một công cụ chiến lược chủ yếu. Chính sách không liên kết được theo đuổi như một chiến lược nhằm khuếch tán sự thách thức chiến lược do Trung Quốc gây ra. Sự phản đối này đối với các hoạt động chính trị quyền lực đã gia tăng do niềm tin mạnh mẽ rằng “Ấn Độ có thể và phải đóng vai trò là quốc gia gìn giữ lương tâm của thế giới”. Vì vậy, có sự viện đến thường xuyên các mô hình thay thế như “an ninh toàn diện” được dự định “mang tính hợp tác, đa tầng và đa phương hóa”.
Sự phản đối của những người theo đường lối dân tộc đối với các hoạt động chính trị quyền lực cũng tiếp tục gây tranh cãi và gây lo ngại đáng kể về những giai đoạn mà Ấn Độ đã giơ tay ra cầu cứu các nước khác chống lại một mối đe dọa. Lời cầu khẩn tuyệt vọng của Nehru với Tổng thống John F. Kennedy về sự giúp đỡ quân sự của Mỹ để đối phó với cuộc xâm lược của Trung Quốc vào mùa Thu năm 1962 là đặc biệt đáng chú ý vì việc phản đối các hoạt động chính trị quyền lực nhờ rất nhiều vào bản thân Nehru.
Một loạt quy tắc đạo đức xuyên suốt sự phản đối các hoạt động chính trị quyền lực này có biểu hiện khác nữa: một cam kết mạnh mẽ và lâu dài về giải trừ vũ khí hạt nhân toàn cầu. Cam kết của Ấn Độ về giải trừ vũ khí hạt nhân thường bị xem xét với sự nghi ngờ nào đó ở nước ngoài, và quả thực thậm chí bởi một số người trong nước. Nhưng cho dù có sự giả tạo trong lập trường ngoại giao của Ấn Độ, có thể có ít nghi ngờ về sự chân thành của tình cảm có liên quan đến giải trừ vũ khí hạt nhân giữa các thành phần trong giới tinh hoa chiến lược của Ấn Độ.
Tầm quan trọng bẩm sinh của Ấn Độ
Sự tăng trưởng kinh tế, kỹ năng công nghệ thông tin, và sức mạnh đang gia tăng của Ấn Độ đã định hình lại những nhận thức toàn cầu về Ấn Độ và nhận thức của Ấn Độ về chính mình. Một thập kỷ sau các vụ thử hạt nhân của Ấn Độ, các mối quan hệ toàn cầu của Ấn Độ đã được cải thiện mạnh mẽ và Niu Đêli ngày càng được các nước lớn ve vãn. Các nhà bình luận Ấn Độ không phải chậm nhận thấy rằng các nhà lãnh đạo từ tất cả các nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (Trung Quốc, Pháp, Nga Anh, và Mỹ) đã đến thăm Ấn Độ vào năm 2010. Đối với những người theo đường lối dân tộc, đây là một sự thừa nhận tầm quan trọng của Ấn Độ mà cần có một “sự ca ngợi thầm lặng”.
Tuy nhiên, có khả năng là ít nhất một số người trong giới tinh hoa chiến lược của Ấn Độ đang thổi phồng những khả năng và sức hấp dẫn của Ấn Độ. Yashwant Sinha, một nhà lãnh đạo cấp cao của đảng Bharatiya Janata Party (BJP) và cựu Bộ trưởng Ngoại giao bày tỏ sự tin tưởng quá mức khi ông lập luận, trong bối cảnh chuyến thăm Ấn Độ gần đây của Tổng thống Obama, rằng “Mỹ cần Ấn Độ hơn” Ấn Độ cần Mỹ. Chẳng hạn, Mỹ buộc phải bãi bỏ lệnh trừng phạt mà nước này đã áp đặt đối với Ấn Độ sau vụ thử hạt nhân của Ấn Độ năm 1998 vì “các biện pháp trừng phạt này gây nguy hiểm cho Mỹ nhiều hơn cho Ấn Độ”. Niềm tin cho rằng Ấn Độ có tầm quan trọng đến mức mà các nước lớn khác sẽ không ngồi yên nếu Ấn Độ bị xâm lược – có thể thậm chí dẫn đến một cuộc chiến tranh thế giới – có lẽ là một trong những lý do tại sao Nehru đã nghĩ rằng Trung Quốc sẽ không tấn công Ấn Độ bằng quân sự vào năm 1962. Ý thức về tầm quan trọng thực chất của Ấn Độ cũng được phản ánh trong việc Ấn Độ hối thúc để có chiếc ghế thường trực trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Mặc dù tất cả những sắc thái của quan điểm chính sách đối ngoại ở Ấn Độ hỗ trợ rộng rãi chiếc ghế thường trực cho Ấn Độ, những người theo đường lối dân tộc có xu hướng chú trọng tới những đòi hỏi như vậy nhiều hơn.
Quản lý chính quyền toàn cầu công bằng và dân chủ
Một điều quyết định then chốt trong lập trường của những người theo đường lối dân tộc đối với các vấn đề chính sách đối ngoại cụ thể là họ yêu cầu rằng Ấn Độ phải ủng hộ việc quản lý chính quyền toàn cầu dân chủ. Những người theo đường lối dân tộc ủng hộ Liên hợp Quốc như một diễn đàn đa phương toàn cầu then chốt “tiêu biểu cho ý chí tập thể của các nước thành viên của tổ chức này và pháp trị”. Điều này theo nghĩa trừu tượng thường không rõ ràng, nhưng nó thường được viện dẫn khi đề cập đến những hành động của các cường quốc toàn cầu khác chứ không phải hành vi ứng xử riêng của Ấn Độ. Chẳng hạn, mặc dù những người theo đường lối dân tộc ủng hộ mạnh mẽ chủ nghĩa đa phương, điều này hiếm khi mở rộng sang các vấn đề có thể tác động đến những lợi ích và chủ quyền của Ấn Độ như Casơmia hay kiểm soát vũ khí. Nói chung những người theo đường lối dân tộc có xu hướng coi dân chủ hóa các hoạt động chính trị thế giới ngang với đa cực.
Vì vậy những người theo đường lối dân tộc đề nghị làm việc với các nước lớn khác theo nhóm như Diễn đàn Đối thoại IBSA (Ấn Độ – Braxin – Nam Phi) tiến tới một trật tự thế giới đa cực.
Sự công bằng trong hợp tác quốc tế là mối quan tâm cơ bản nữa của những người theo đường lối dân tộc, nhiều lần dẫn đến những lập luận pháp lý chứ không phải chính trị về các vấn đề quốc tế. Điều này không có gì ngạc nhiên vì chính phủ Ấn Độ thường bị chỉ trích chỉ vì sự ưa thích đó, và nhiều người trong số những người có quan điểm theo đường lối dân tộc là các nhà cựu ngoại giao Ấn Độ. Đây là vấn đề cơ bản của phần lớn sự phản đối thỏa thuận hạt nhân Mỹ – Ấn Độ giữa một số người theo đường lối dân tộc tham gia cùng. với các nhà chỉ trích khác từ cả cánh tả lẫn cánh hữu trong phạm vi chính trị vào việc phân tích mọi tuyên bố và tài liệu để tìm kiếm những dấu hiệu về sự phản bội của Mỹ. Chẳng hạn, họ chỉ rõ rằng Mỹ đã đơn phương thay đổi hoặc diễn giải lại một thỏa thuận hợp tác hạt nhân trước đây về cung cấp các lò phản ứng hạt nhân cho nhà máy hạt nhân Tarapur vào những năm 1970. Việc nhân mạnh sự công bằng này cũng có thể được nhận thấy trong sự chú trọng tới quyền hạn của các nhà nước, đặc biệt các nước đang phát triển chứ không phải là nghĩa vụ. Sự tuân thủ pháp luật đó có xu hướng làm cho những người theo đường lối dân tộc thiếu linh hoạt và bác bỏ những lập luận dựa trên những thay đổi chính trị.
Chủ nghĩa thực dụng đang nổi lên
Sụ kết thúc Chiến tranh Lạnh đã dẫn đến những thách thức mới và các cuộc tranh luận mới về chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Một số nhà chiến lược Ấn Độ, ở đây được coi là những người theo đường lối thực dụng đã lập luận rằng chính sách đối ngoại truyền thống của Ấn Độ không còn thích hợp với Thế giới hậu Chiến tranh Lạnh, và thúc đẩy việc xem xét kỹ lưỡng lợi ích quốc gia của Ấn Độ chứ không phải là công lý hay đạo đức toàn cầu.
Hàng đầu là lợi ích quốc gia
Một trong những lập luận then chốt do những người theo đường lối thực dụng mới đưa ra là chính sách đối ngoại của Ấn Độ từ rất lâu đã bị thúc đẩy bởi những lập trường tư tưởng không thúc đẩy lợi ích quốc gia của Ấn Độ. Vì vậy, họ lập luận rằng lợi ích quốc gia chứ không phải những vấn đề quan tâm toàn cầu hay hệ tư tưởng sẽ hướng dẫn chính sách của Ấn Độ. Chẳng hạn, những người theo đường lối thực dụng đã phân vân không biết tại sao Ấn Độ cam kết với Liên Hợp Quốc. T.p. Srinivasan, một nhà cựu ngoại giao Ấn Độ, đã lưu ý rằng “cam kết của Ấn Độ với chủ nghĩa đa phương và Liên Hợp Quốc là chắc chắn và tuyệt đối … Và tuy nhiên, Ấn Độ rất ít tỏ ra có những lợi thế có đi có lại, mà Ấn Độ được hưởng trong những năm qua từ Liên Hợp Quốc”. Những người theo đường lối thực dụng nói chung đều có xu hướng nghi ngờ Liên Hợp Quốc, mặc dù họ không phản đối ý kiến Ấn Độ tham gia Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, họ có xu hướng thực dụng hơn nhiều về những triển vọng có bất cứ sự tham gia nào như vậy trong tương lai và loại bỏ tính cấp bách của những đòi hỏi như vậy được đưa ra trong cuộc tranh luận của Ấn Độ, coi những đòi hỏi đó là “những khao khát chưa chín chắn”.
Đạo đức và thỏa hiệp
Những người theo đường lối thực dụng có xu hướng thiếu kiên nhẫn với những tuyên bố mang tính đạo đức trong chính sách đối ngoại. Như Shashi Tharoor, quốc vụ khanh đối ngoại của Ấn Độ, đã từng nói về vấn đề này, theo truyền thống Ấn Độ “dường như hài lòng về việc chính sách đối ngoại của mình là đúng đắn hơn là mang tính ngoại giao”. Gần đây hơn – và gây tranh cãi – ông đã chỉ trích chính sách đối ngoại kiểu Nehru vì là một “bình luận trực tiếp mang tính đạo đức”. Nhưng sự chỉ trích trực tiếp không phải là cách duy nhất mà những người theo đường lối thực dụng đã sử dụng để lập luận chống lại chủ nghĩa đạo đức trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Những người khác đã lập luận rằng chính sách đối ngoại của Ấn Độ trên thực tế không mang tính đạo đức đặc biệt, mà cũng là một lập luận cho thấy có ít lý do để chính sách đối ngoại của Ấn Độ hiện nay tìm cách tồn tại theo những truyền thống đó. Những người theo đường lối thực dụng có xu hướng đồ lỗi cho chủ nghĩa đạo đức bị đặt nhầm chỗ về những sai lầm chiến lược trước đây của Ấn Độ, như việc không tiến hành thử hạt nhân vào những năm 1960 để Ấn Độ có thể tham gia Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) với tư cách là một quốc gia có vũ khí hạt nhân. Trái lại, những người theo đường lối dân tộc bác bỏ những tuyên bố mới này, cho rằng những người tự cho mình là những người thực dụng “ít hiểu biết về đường lối chính trị thực dụng có nghĩa là gì”.
Những người theo đường lối thực dụng lập luận rằng Ấn Độ nên linh hoạt trong việc theo đuổi những lợi ích quốc gia của mình, đặc biệt về các vấn đề tư tưởng. Họ tin rằng chính sách của Ấn Độ thường được hướng tới sự nhất quán với những lập trường trước đây mà không thừa nhận những hoàn cảnh thay đổi của Ấn Độ, đặc biệt sau vụ thử hạt nhân năm 1998. Điều này đặc biệt có thể thấy rõ trong các chính sách hạt nhân của Ấn Độ. Những người theo đường lối thực dụng nhận thấy sự phản đối kiên quyết của Ấn Độ đối với Hiệp định cấm thử hạt nhân toàn diện (CTBT) và nhiều chính sách kiểm soát vũ khí hạt nhân khác là đã lỗi thời và đề nghị Ấn Độ có cái nhìn mới mẻ về những vấn đề đó.
Nhưng như nhà chiến lược C. Raja Mohan cho biết, các cuộc tranh luận về chính sách đối ngoại của Ấn Độ được tập trung vào ngữ nghĩa đến mức mà “chúng có ít thời gian dành cho “ngữ pháp” của các hoạt động chính trị quyền lực toàn cầu”. Ông lập luận rằng việc chú trọng vào ngữ nghĩa này là có thể hiểu được khi Ấn Độ suy yếu, khi “lời lẽ hùng biện bù đắp cho sức mạnh”, nhưng không cần thiết đối với một Ấn Độ đã trở nên có tầm quan trọng hơn nhiều trong các vấn đề toàn cầu. Những người theo đường lối thực dụng cho rằng Niu Đêli cần cân nhắc thận trọng những lựa chọn về chính sách đối ngoại, đánh giá toàn bộ lợi ích chứ không phải chỉ riêng phí tổn.
Các liên minh
Những người theo đường lối thực dụng ít giáo điều hơn nhiều về các liên minh so với những người theo đường lối dân tộc. Trong khi những người theo đường lối dân tộc lấy việc không liên kết làm cơ sở cho chính sách đối ngoại của Ấn Độ, thì những người theo đường lối thực dụng không quan tâm đến di sản chính sách đối ngoại đó, Mặc dù họ là những người chỉ trích sự chú trọng quá mức vào việc không liên kết, những người theo đường lối thực dụng không nhất thiết cho rằng Ấn Độ cần liên kết với các cường quốc khác. Chẳng hạn, trong khi những người theo đường lối thực dụng có xu hướng là những người ủng hộ mạnh mẽ các mối quan hệ Mỹ – Ấn thân thiết hơn, họ không coi mối quan hệ này là một liên minh. Một Trung Quốc thù địch có thể đưa Mỹ và Ấn Độ đến với nhau trong tương lai gần, nhưng “không biết chắc những lợi ích lâu dài của Ấn Độ nằm ở bên nào của sự chia rẽ Mỹ – Trung”. Tuy nhiên, những người theo đường lối thực dụng cho rằng sự hợp tác Mỹ – Ấn mật thiết hơn nhiều không chỉ về các vấn đề chính trị và quân sự, mà còn về các vấn đề chung toàn cầu. Nhưng những người theo đường lối thực dụng cũng cho rằng các mối quan hệ quân sự thân thiết hơn với các cường quốc khác chứ không phải với Mỹ, như Nga, là cách phòng ngừa bất cứ mối đe dọa tiềm tàng nào từ Trung Quốc, về cơ bản, mặc dù họ không cho rằng Ấn Độ nên liên minh với các cường quốc khác, điều này dường như đúng hơn là vì họ chưa nhận thấy sự cần thiết đối với những liên minh đó chứ không phải vì bất cứ sự phản đối mang tính tư tưởng nào.
Các hiệp ước quốc tế
Những người theo đường lối thực dụng không chia sẻ sự nghi ngờ mà những người theo đường lối dân tộc có vẻ nhiều hiệp ước hoặc hiệp định quốc tế. Đối với những người theo đường lối thực dụng, trong khi có thể có những lý do chính đáng để Ấn Độ không tham gia các hiệp định quốc tế đặc biệt trong quá khứ, những hoàn cảnh toàn cầu thay đổi của Ấn Độ hẳn cũng sẽ dẫn đến những thay đổi về đường hướng của nước này đối với các hiệp định quốc tế. Điều này đặc biệt đúng đối với các hiệp định và sáng kiến kiểm soát vũ khí khác nhau. Những người theo đường lối thực dụng không chỉ ủng hộ việc ký hiệp ước CTBT, mà còn những sáng kiến như Sáng kiến An ninh chống phổ biến vũ khí hủy diệt hàng loạt (PSI). Tương tự, những người theo đường lối thực dụng cho rằng Ấn Độ cần . chuẩn bị cơ sở cho Hiệp ước Kiểm soát nguyên liệu phân hạch (FMCT) chứ không chỉ đơn thuần phản đối hiệp ước này. Vì lý do phản đối then chốt đối với hiệp ước này là không có đủ nguyên liệu phân hạch, Ấn Độ cần quyết định lượng nguyên liệu phân hạch mà nước này cần và làm thế nào để có được nguyên liệu này trước khi FMCT có hiệu lực.
Những quan điểm trái ngược, các chính sách gây tranh cãi, và những tác động
Những quan điểm trái ngược này đã dẫn đến những bất đồng lớn hơn nhiều về chính sách đối ngoại của Ấn Độ so với bất cứ thời điểm nào trước đây. Sau đây là bốn vấn đề gây tranh cãi cụ thể về chính sách, tất cả các vấn đề này đều có sự liên quan đặc biệt đến chính sách đối với Mỹ.
Các mối quan hệ của Mỹ
Chính sách của Ấn Độ đối với Mỹ đã ngày càng trở nên gây tranh cãi. Những người theo đường lối thực dụng muốn có các mối quan hệ chặt chẽ hơn – họ coi Mỹ là có lợi cho Ấn Độ ngay lúc này – trong khi những người theo đường lối dân tộc vẫn nghi ngờ rằng Mỹ tìm cách kiềm chế Ấn Độ. Theo những người theo đường lối dân tộc, “có một sự mâu thuẫn cơ bản giữa các mục tiêu chính sách đối ngoại lâu dài của Mỹ và Ấn Độ” vì trong khi “Mỹ muốn cái gọi là trật tự thế giới đơn cực hiện nay tiếp tục, thì Ấn Độ tin rằng thế giới cần đa cực, với bản thân Ấn Độ là một trong những cực đó”.
Những người khác cho rằng vấn đề then chốt là sự phụ thuộc của Mỹ vào Pakixtan. Như một cựu ngoại trưởng Ấn Độ đã đặt câu hỏi, “nếu Mỹ có một mối quan hệ đối tác chiến Lược lâu dài với một Pakixtan vẫn thù địch dai dẳng với Ấn Độ, thì làm sao nước này có thể dung hòa thực tế đó với mối quan hệ đối tác chiến lược của mình với Ấn Độ?” Mặt khác, những người theo đường lối thực dụng sẵn sàng thúc đẩy các mối quan hệ chặt chẽ hơn với Mỹ. cho dù điều đó làm tăng thêm khả năng có thể dẫn đến những khó khăn lớn hơn với các nước lớn khác như Trung Quốc. Họ cho rằng việc tăng cường xây dựng các mối quan hệ với Mỹ nằm trong lợi ích của Ấn Độ, do các mối quan hệ thân thiết mà Trung Quốc có được với Pakixtan trong những thập kỷ qua và thực tế Ấn Độ là một đối tác hấp dẫn đối với Mỹ, cả vỉ Mỹ lo ngại về việc Trung Quốc đang trỗi dậy lẫn ảnh hưởng của thị trường đang phát triển cúa Ấn Độ.
Cuộc tranh luận về thỏa thuận hạt nhân dân sự Mỹ – Ấn Độ là một minh họa về ảnh hưởng đang gia tăng của những người theo đường lối thực dụng. Quyết định của Ấn Độ về việc cuối cùng xúc tiến thỏa thuận này là nhờ vào quyết tâm của Thủ tướng Singh thúc đẩy nó tới cùng hơn là nhờ vào sự thành công của những người theo đường lối thực dụng trong cuộc tranh luận công khai về vấn đề này. Tuy nhiên, cuộc tranh luận về thỏa thuận hạt nhân lần đầu tiên đã chửng tỏ những người theo đường lối thực dụng có thể làm tăng thêm sự thách thức đáng tin cậy đối với sự chi phối của những người theo đường lối truyền thống trong một khu vực then chốt của chính sách đối ngoại. ít có dấu hiệu cho thấy cuộc tranh luận về hình thức quan hệ thích hợp mà Ấn Độ cần phải có với Mỹ sẽ ngã ngũ trong tương lai gần.
Kiểm soát vũ khí
Chính sách kiểm soát vũ khí của Ấn Độ là lĩnh vực mâu thuẫn thứ hai giữa hai quan điểm này. Những người theo đường lối dân tộc tiếp tục nghi ngờ về nhiều hiệp định kiểm soát vũ khí, đồng thời đưa ra việc giải trừ vũ khí hạt nhân như một con đường đi lên đúng đắn. Trong một chừng mực mà họ sẵn sàng xem xét các biện pháp kiểm soát vũ khí, họ đòi hỏi rằng các hiệp ước đó đóng góp trực tiếp cho việc giải trừ vũ khí hạt nhân chứ không phải chỉ đơn thuần là các biện pháp đơn độc. Những người theo đường lối dân tộc có xu hướng đặc biệt phản đối các hiệp ước như CTBT và FMCT, được coi là các biện pháp không phổ biến vũ khí hạt nhân chứ không phải là các bước tiến tới giải trừ vũ khí hạt nhân.
Chẳng hạn, về CTBT, những người theo đường lối dân tộc sẽ cho rằng Ấn Độ không nên ký hiệp ước này trừ phi tất cả các nước khác đều ký và bổ sung thêm những điều kiện như hiệp ước này không phân biệt mỗi liên hệ đã được thiết lập rõ ràng với giải trừ vũ khí hạt nhân, về cơ bản, những điều kiện này sẽ cho thấy Ấn Độ sẽ không ký CTBT trong tương lai có thể nhìn thấy trước. Nhưng những người theo đường lối thực dụng muốn Ấn Độ cởi mở hơn trong việc xem xét một đường hướng khác. Chẳng hạn, trong khi lập luận rằng Ấn Độ đi đầu về CTBT vào những năm 1950, những người theo đường lối thực dụng đã lập luận rằng Ấn Độ nên nối lại các cuộc thảo luận về việc không phổ biến vũ khí hạt nhân thay vì bác bỏ chúng. Tương tự, những người theo đường lối thực dụng cho rằng Ẩn Độ nên cởi mở hơn để làm việc với chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân, cho dù chính NPT bị coi là không thể chấp nhận được.
Iran
Lập trường của Ấn Độ về Iran, đặc biệt là về cuộc tranh luận của Iran với Mỹ và cộng đồng quốc tế về vấn đề hạt nhân, đã trở thành một vấn đề về chính sách đối ngoại gây tranh cãi sôi nổi nhất nữa. Cuộc tranh cãi gay gắt nhất về Iran diễn ra giữa những người theo đường lối thực dụng và những người tạo dư luận thuộc cánh tả, những người nhìn nhận vấn đề hạt nhân Iran thông qua lăng kính truyền thống chống Mỹ của họ, Theo truyền thống, cánh tả ít gây ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại của Ấn Độ, nhưng có ảnh hưởng đến chính phủ đầu của ông Singh (năm 2004 – 2008) vì các đảng phái Cộng sản là bộ phận của liên minh cầm quyền và chính phủ phụ thuộc vào sự ủng hộ của họ để cầm quyền.
Những người theo đường lối dân tộc đã đề ra một mục đích chung với cánh tả về vấn đề này, bác bỏ những tuyên bố của Mỹ rằng Iran đang tìm kiếm vũ khí hạt nhân và ủng hộ quyền phát triển công nghệ hạt nhân dân sự của Iran. Tuy nhiên, những người theo đường lối dân tộc không nhất thiết thống nhất trong quan điểm của họ về Iran. Một số người coi Iran là “một nước láng giềng mà Ấn Độ gắn bó bởi nhiều thế kỷ quan hệ kinh tế, văn hóa và thậm chí nền văn minh”. Những người khác theo đường lối dân tộc cũng có xu hướng lo ngại rằng các mối quan hệ của Iran với Pakixtan, đặc biệt ở chợ đen hạt nhân, và nghi ngờ về những nỗ lực của Iran nhằm so sánh chương trình hạt nhân bất hợp pháp của họ với chương trình của Ấn Độ.
Không phải những người theo đường lối dân tộc đặc biệt ủng hộ các mối quan hệ thân thiết hơn với Iran, mà họ phản đối điều họ cho là sức ép của Mỹ đối với chính sách đối ngoại của Ấn Độ, trong đó Iran chỉ là một biểu hiện, về việc Mỹ gây sức ép có mục đích đối với dự án chết yểu về đường ống dẫn khí đốt Iran – Pakixtan – Ẩn Độ một cựu quan chức cấp cao viết rằng “đường ống này chưa bao giờ là một ý tưởng sáng suốt thực sự… Thế nhưng, đây là quyết định của Ấn Độ – dù tốt hay xấu, đúng hay sai”. Vì vậy, chính sách của Ấn Độ đối với Iran đã trở thành một thử thách quan trọng liệu chính sách đối ngoại của Ấn Độ có đủ độc lập với Mỹ hay không, với những người chỉ trích chính phủ cho Niu Đêli phục tùng Oasinhtơn. Những người theo đường lối thực dụng có xu hướng bảo vệ việc Ấn Độ giữ lập trường chống lại chương trình hạt nhân của Iran, như biểu quyết chống Iran tại Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), bằng cách chỉ rõ rằng Iran không thực hiện nghĩa vụ của mình và Ấn Độ có ít lý do để ủng hộ Iran. Bác bỏ những cáo buộc cho rằng một lập trường như vậy tiêu biểu cho sự nhượng bộ trước sức ép của Mỹ, một nhà phân tích coi lập trường của Ấn Độ là “sự độc lập được sáng tỏ”. Đây là một cuộc tranh luận nữa có ít dấu hiệu cho thấy đang giảm dần.
Thế giới thứ ba và Phong trào không liên kết (NAM)
Thế giới thứ ba và NAM đã trở nên ít quan trọng hơn trong khuôn khổ chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Tuy nhiên, những người theo Đường lối dân tộc tiếp tục lập luận rằng NAM và sự đoàn kết của Thế giới thứ ba có lợi cho Ấn Độ. Họ có xu hướng coi các liên minh mới khác nhau, như IBSA, BRIC (Braxin – Nga – Ấn Độ – Trung Quốc), và BASIC (Braxin – Nam Phi – Ẩn Độ – Trung Quốc), là đang tiếp tục nhiệm vụ phát triển sự thống nhất Thế giới thứ ba mà NAM đã thiết lập trong Chiến tranh Lạnh, tiêu biểu cho tính tập thế này là “NAM mới”. Nhưng những người theo đường lối thực dụng có xu hướng bác bỏ những quan điểm đó, chỉ rõ những điểm yếu bên trong các liên minh nay và sự thiếu khả năng của chúng – ít nhất đối với Ấn Đô – để ứng phó với sự trỗi dậy của Trung Quốc. Tuy nhiên, sự bất đồng về vấn đề này phần nào ít nghiêm trọng hơn, và có thể ngày càng trở nên có giới hạn vì có sự thừa nhận lớn hơn rằng tình đoàn kết thế giới thứ ba hoặc thậm chí các liên minh mới này không có khả năng là những lựa chọn nghiêm chỉnh về chính sách đối ngoại đối với Ấn Độ.
Tiếp tục những hoạt động bình thường và những tác động
Mặc dù quan điểm của những người theo đường lối dân tộc và thực dụng được gắn chặt vào những bất đồng nghiêm trọng, chúng chủ yếu đều là những quan điểm trung dung. Vì vậy, có các khu vực chung quan trọng trong đó chính sách đối ngoại của Ấn Độ tương đối không gây tranh cãi. Sau đây là 5 trong số những khu vực đó:
Trung Quốc
Vì những lý do khác nhau, cả những người theo đường lối dân tộc lẫn thực dụng đều muốn có các mối quan hệ thân thiết hơn với Bắc Kinh, thậm chí khi cả hai đều cảnh giác với Trung Quốc. Những người theo đường lối thực dụng coi Trung Quốc là một nước lớn mà Ấn Độ có thể và phải ứng phó, Nhà chiến lược. Raja Mohan lập luận rằng “vụ thử hạt nhân tháng 5/1998, hoạt động kinh tế được cải thiện vào những năm 1990, và sự phát triển tích cực của các mối quan hệ của Ấn Độ với Mỹ trong bối cảnh quốc tế và khu vực thay đổi sau Chiến tranh Lạnh đã tạo cho Ấn Độ một cơ hội để can dự thực tế và có hiệu quả với Trung Quốc trong những thập kỷ tới”. Trong khi đó, mặc dù những người theo đường lối dân tộc đúc rút những quan điểm của họ từ Nehru, họ không chia sẻ sự lãng mạn của Nehru về “tình anh em” Trung – Ấn. Như một người đã nói về vấn đề này, “chúng ta phải nhớ rằng mặc dù tất cả nói về sự phát triển hài hòa và tình láng giềng hòa bình, Trung Quốc sẽ không tự nguyện tạo cho chúng ta không gian, Chúng ta phải tự tạo ra cho mình Không gian đó”.
Những người theo đường lối dân tộc muốn Niu Đêli sử dụng các nguồn tài lực riêng của mình để ứng phó với Trung Quốc chứ không phụ thuộc vào các nước khác, trong khi đó những người theo đường lối thực dụng coi Mỹ là một đối tác có khả năng. Bất chấp những nghi ngờ của họ, những người theo đường lối dân tộc cũng có xu hướng nhận thấy những điểm tương tự mạnh mẽ giữa Ấn Độ và Trung Quốc, và cho rằng những điểm tương tự này cũng cho thấy những lợi ích chung. Trong khi họ vẫn không chắc chắn về các mối quan hệ Trung – Ấn sẽ phát triển như thế nào, họ sẵn sàng tìm kiếm các lĩnh vực có lợi ích chung, như thương mại, và hy vọng rằng những lợi ích đó sẽ góp phần cải thiện sự bất đồng trong tương lai.
Những người theo đường lối thực dụng cũng sẽ đồng ý rằng Ấn Độ phải tìm cách hợp tác đồng thời cũng phải chuẩn bị sẵn sàng. Như một người theo đường lối thực dụng nói về vấn đề này, Ấn Độ cần “tìm kiếm sự hợp tác tích cực đồng thời làm cho mình đủ mạnh để định hình hoặc ứng phó với hành vi ứng xử của Trung Quốc”. Nhà phân tích khác thậm chí còn đi xa hơn. bày tỏ tình cảm khi ông nhận xét rằng “tính quyết đoán gần đây của Trung Quốc tượng trưng cho không chỉ sự trỗi dậy của nước này, mà nó còn báo hiệu rằng Bắc Kinh trong tương lai, tử tế nhất, sẽ là thách thức lớn nhất của chúng ta và, tồi tệ nhất, là cơn ác mộng về an ninh”. Như đã đề cập ở trên, những người theo đường lối thực dụng sẵn sàng coi các mối quan hệ thân thiết hơn với Mỹ là cách để chống lại mối đe dọa có thể từ Trung Quốc. Vì vậy, mặc dù họ có thể tìm kiếm các cách khác nhau để ứng phó với thách thức này, đối với cả những người theo đường lối dân tộc lẫn thực dụng, Trung Quốc vẫn là một mối đe dọa và một mối lo ngại.
Pakixtan
Cả những người theo đường lối dân tộc lẫn thực dụng đều coi Pakixtan là một vấn đề then chốt, nhưng cả hai đều nhận thấy có rất ít cơ hội giải quyết ngoài sự kiên nhẫn. Sau cuộc tấn công khủng bố Mumbai tháng 11/2008 nhiều nhà phân tích sẵn sàng hơn để xem xét các biện pháp quân sự chống Pakixtan, cho dù điều đó có thể kéo theo sự leo thang hạt nhân. Tuy nhiên giữa cả những người theo đường lối dân tộc lẫn thực dụng có sự đồng thuận rằng Ấn Độ có ít lựa chọn ngoài việc duy trì can dự với Pakixtan, bất chấp những hành động bạo lực được lặp đi lặp lại chống Ấn Độ của các phần tử khủng bố được Pakixtan ủng hộ. Như một nhà cựu ngoại giao đáng kính Ấn Độ nói về vấn đề này, những người theo đường lối thực dụng thừa nhận rằng “sự trả đũa có giới hạn sẽ có thể đổ thêm dầu vào chủ nghĩa khủng bố” và “sự trả đũa đầy đủ không phải là cách của chúng ta”. Ấn Độ đơn giản thiếu ưu thế thông thường mà nước này cần để có hành động quân sự chống Pakixtan, thêm vào đó là nguy cơ leo thang hạt nhân.
Những người theo đường lối dân tộc lập luận tương tự rằng Ấn Độ không thể tiến hành các hoạt động quân sự chống khủng bố, như Mỹ đã làm ở Ápganixtan, vì nhiều lý do khác nhau bao gồm cả thực tế là Ấn Độ có các nước láng giềng đang ủng hộ tích cực và cung cấp nơi ẩn náu cho các tổ chức khủng bố. Như một nhà bình luận đã lưu ý, “Ấn Độ một mình mang gánh nặng chống chủ nghĩa khủng bố. Nước này sẽ cần hành động một mình để buộc phải có sự thay đổi thái độ và niềm tin ở Pakixtan…” Đôi khi người ta cho rằng Ấn Độ nên trả đũa Pakixtan vì những hành động khủng bố do các tổ chức đóng tại Pakixtan gây ra, nhưng điều đáng chú ý những hành động này là hiếm hoi. Vì vậy, về vấn đề mang tính trọng yếu là chính sách của Ấn Độ đối với Pakixtan, có cả sự thất vọng ngày càng tăng lẫn sự đồng thuận rộng rãi giữa hai quan điểm trên.
Ngoại giao và vũ lực
Tiếp theo vấn đề trên là cả những người theo đường lối dân tộc lẫn thực dụng đều nghiêng nhiều về vế ngoại giao trong phương trình mang tính chiến lược lớn vũ lực – ngoại giao. Các nhà phân tích Ấn Độ đang thăm dò những hậu quả của việc hạt nhân hóa đối với sự cân bằng quân sự ở Nam Á với mức độ hiện đại ngày càng tăng. Tuy nhiên, quan điểm chiếm ưu thế trong lĩnh vực chính trị là Ấn Độ thực sự không có nhiều sự lựa chọn quân sự trong việc ứng phó với hoặc Pakixtan hoặc Trung Quốc. Mặt khác, có những suy ngẫm, ít nhất giữa một số người theo đường lối thực dụng, về sự cần thiết để Ấn Độ phát triển khả năng quân sự viễn chinh. Có thể hiểu được, có sự ủng hộ nào đó đối với những đề nghị như vậy từ giới quân sự. Nhưng do sự đồng thuận chiếm ưu thế về ngoại giao chứ không phải về vũ lực, không chắc có một cách diễn giải của Ấn Độ về “mô hình chuẩn bị chiến tranh”, một cách tiếp cận chiến lược thực tế khó khăn.
Hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân
Những người theo đường lối thực dụng cho rằng Ấn Độ cần bớt cứng nhắc hơn trong đường hướng của mình đối với các vấn đề kiểm soát vũ khí như PSI và thậm chí đối với CTBT. Nhưng quan điểm thứ hai này không nên mở rộng sang NPT. Những người theo đường lối thực dụng nhận thấy khả năng và thậm chí sự cần thiết, để Ấn Độ làm việc trong chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân vì việc phổ biến vũ khí hạt nhân là một mối đe dọa đối với Ấn Độ như nó đe dọa cộng đồng toàn cầu. Tuy nhiên, họ sẽ không đi xa đến mức gợi ý Ấn Độ xem xét tham gia NPT như nó được cơ cấu hiện nay, có nghĩa là với tư cách là một nhà nước không có vũ khí hạt nhân.
Trên thực tế, đường hướng này thích hợp với đường hướng của những người theo đường lối dân tộc, những người sẽ không chấp thuận bất cứ sự thỏa hiệp nào về NPT. Tuy nhiên, sự phản đối NPT của những người theo đường lối dân tộc là rộng rãi hơn nhiều, gay gắt hơn, và linh hoạt hơn, không nhìn thấy nhiều ý nghĩa ngay cả làm việc trong trật tự không phổ biến vũ khí hạt nhân hiện hành. Họ bác bỏ lập luận cho rằng Ấn Độ có thể hợp tác với chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân mà trên thực tế không tham gia hiệp ước này. Vì NPT không công nhận Ấn Độ là nước có vũ khí hạt nhân, sự hợp tác của Ấn Độ với chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân rộng rãi hơn sẽ không làm giảm phí tổn của Ấn Độ cũng không làm tăng lợi ích của nước này.
Mianma
Vấn đề nữa mà những người theo đường lối dân tộc và thực dụng đều nhất trí là chính sách của Ấn Độ đối với Mianma, một đất nước có thể làm tăng tầm quan trọng cho Ấn Độ. Những người theo đường lối dân tộc không chấp nhận những khái niệm thúc đẩy dân chủ. Quả thực, thúc đẩy dân chủ chưa bao giờ là một phần trong chiến lược của Ấn Độ. Trong bài phát biểu trước quốc hội Ấn Độ vào tháng 11/2010, Tổng thống Obama đã lưu ý rằng “trên các diễn đàn quốc tế, Ấn Độ thường né tránh các vấn đề như dân chủ và nhân quyền. Như Raja đã chỉ rõ, “phần lớn thế giới coi cam kết sâu sắc với dân chủ giữa sự đa dạng đến mức gây hoang mang là đặc điểm rõ ràng của Ấn Độ hiện đại. Tuy nhiên, dân chủ là một ưu tiên chính trị phần lớn không có trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ”.
Đây đặc biệt là sự thật về chính sách của Ấn Độ đối với Mianma. Cả những người theo đường lối dân tộc lẫn thực dụng đều coi nước này có tầm quan trọng hơn để cạnh tranh với Trung Quốc, cũng như ứng phó với những người Ấn Độ nổi loạn ở Mianma. Những người theo đường lối thực dụng lập luận rằng có ít lý do để Ấn Độ biện minh cho chính sách của mình đối với các cường quốc như Mỹ và Vương Quốc Anh “mà lâu nay đã nâng đỡ cho những kẻ độc tài quân sự ở khu vực lân cận Nam Á của Ấn Độ, nhất là ở Pakixtan”. Điều này cho thấy, dù Ấn Độ khó chịu với những kẻ độc tài quân sự ở Yangon như thế nào đi nữa, không chắc có sự thay đổi nào đó trong chính sách của Ấn Độ.
Sự đồng thuận đang rạn nứt về chính sách đối ngoại của Ấn Độ
Trong khi sự đồng thuận về 5 vấn đề mang tính quyết định này vẫn tồn tại, những tranh cãi gay gắt ngày càng tăng trong các cuộc tranh luận về chính sách đối ngoại của Ấn Độ có nghĩa là nhiều lựa chọn khác về chính sách đối ngoại hiện nay sẵn sàng chấp nhận sự thách thức, và có thể số lượng các vấn đề chính sách đối ngoại gây tranh cãi như vậy sẽ gia tăng trong những năm tới. Trong khi có một số cuộc tranh luận trước đây về chính sách của Ấn Độ đối với Mỹ, cũng có thể có các cuộc tranh luận về chính sách của Ấn Độ đối với Trung Quốc, Nhật Bản, và thậm chí Nga trong những năm tới.
Một tác động là Niu Đêli có thể có thêm những lựa chọn về chính sách đối ngoại để xem xét. Cuộc tranh luận trong nước mang lại cho các nhà hoạch định chính sách sự ảnh hưởng nào đó để xem xét những lựa chọn mà có thể chưa được cân nhắc kỹ trước đây. Còn quá sớm để cho rằng quá trình này có thể dẫn đến một sự đồng thuận mới, những điều dường như rõ ràng là sự đồng thuận truyền thống của những người theo đường lối dân tộc về chính sách đối ngoại của Ấn Độ không còn kéo dài được lâu nữa.
Đối với Oasinhtơn, điều này ám chi rằng chính sách đối ngoại của Ấn Độ có thế trở nên thậm chí linh hoạt hơn. Chính sách ngoại giao của Mỹ cho đến nay vừa tương đối khôn khéo vừa kiên trì trong việc giải quyết cuộc tranh luận gay gắt của Ấn Độ, thúc đẩy các quan điểm của Mỹ về các vấn đề chính sách khác nhau, thường không đụng chạm đến những vấn đề nhạy cảm của Ấn Độ. Nhưng ở Oasinhtơn, cuộc tranh luận công khai của Ấn Độ đã đóng một phần nhỏ bé trong việc hoạch định chính sách, đặc biệt về các vấn đề chính sách lớn hơn của châu Á và toàn cầu. Tất nhiên, không chỉ riêng Niu Đêli bị làm ngơ trong cuộc tranh luận về chính sách đối ngoại của Mỹ – các thủ đô khác cũng bị xem thường tương tự. Khi mức độ sai lầm của Oasinhtơn giảm tương đối, việc chú ý nhiều hơn tới các cuộc tranh luận đang nổi lên ở Niu Đêli (cũng như ở các thủ đô khác) thậm chí trở nên quan trọng hơn đối với Mỹ.
Sự thay đổi về ngôn từ trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ cũng cho thấy vai trò toàn cầu của Ấn Độ có thể linh hoạt hơn so với trước đây. Ấn Độ không tranh luận một cách tự giác về vai trò toàn cầu trong tương lai của mình theo cách tập trung hóa mà Trung Quốc có thể làm, mà theo cách dân chủ và hỗn loạn điển hình đối với Ấn Độ. Nhưng bản thân cuộc tranh luận này không phải là sai lầm.
Một khả năng tiếp theo là các cuộc tranh luận ngày càng gay gắt này có thể làm chậm lại những quyết định quan trọng về chính sách đối ngoại, hoặc quả thực thậm chí dẫn đến sự tê liệt về chính sách. Chẳng hạn, bất chấp sự lo ngại rộng khắp toàn cầu rằng Ấn Độ được Mỹ thưởng cho thỏa thuận hạt nhân, sự phản đối trong nước của Ấn Độ gần như phá vỡ thỏa thuận này không chỉ một lần. Đồng thời, điều quan trọng là thừa nhận rằng chính cuộc tranh luận này thể hiện một hành động xa rời sự đồng thuận trước đây vốn đã trói buộc Ấn Độ trong nhiều thập kỷ.
Lúc này người ta không thể nói rằng một sự đồng thuận mới đang nổi lên. Chính sách đối ngoại của Ấn Độ có thể vẫn gây tranh cãi trong một giai đoạn đáng kể. Đây có thể là một điều tốt: sự đồng thuận trước đây là kết quả của việc xác định vị thế quốc tế tương đối ổn định của Ấn Độ trong những thập kỷ qua. Cuộc tranh luận hiện nay diễn ra có thể chính xác là vì vị trí toàn cầu của Ấn Độ là rất năng động. Cho đến khi nó ổn định, một sự đồng thuận mới sẽ không thể nổi lên./.
(nguồn basamnew)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001