(Bài viết gửi đăng Tuần VN sáng nay)
Nếu theo như chương trình kỳ họp, người ta dễ thấy, phần lớn thời gian họp dành cho việc xem xét, thảo luận, cho ý kiến, thông qua các đạo luật. Trong số các dự án luật được thông qua, cho ý kiến kỳ này cũng có nhiều dự án luật quan trọng, có tính cấp bách cần phải được Quốc hội "duyệt" ngay để tạo hành lang pháp lý, điều chỉnh các hành vi, hoạt động, giải quyết nhiều vấn đề đang nảy sinh cần xử lý bằng luật pháp trong đời sống kinh tế-xã hội như dự thảo luật Giá, luật Biển, luật Giáo dục đại học, luật Điện lực...
Sáng nay, kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XII sẽ chính thức khai mạc. Thời tiết Hà Nội những ngày này vẫn rất nóng bức. Cái không khí ấy, như có phần được hun nóng thêm bởi nhiều vấn đề nóng bỏng khác của đời sống kinh tế-xã hội, không chỉ ở Hà Nội mà từ nhiều địa phương, vùng miền, theo chân các vị đại biểu, đại diện cho đông đảo cử tri đến nghị trường.
Nếu theo như chương trình kỳ họp, người ta dễ thấy, phần lớn thời gian họp dành cho việc xem xét, thảo luận, cho ý kiến, thông qua các đạo luật. Trong số các dự án luật được thông qua, cho ý kiến kỳ này cũng có nhiều dự án luật quan trọng, có tính cấp bách cần phải được Quốc hội "duyệt" ngay để tạo hành lang pháp lý, điều chỉnh các hành vi, hoạt động, giải quyết nhiều vấn đề đang nảy sinh cần xử lý bằng luật pháp trong đời sống kinh tế-xã hội như dự thảo luật Giá, luật Biển, luật Giáo dục đại học, luật Điện lực...
Chuyện "nóng" nhất là tình hình kinh tế tiếp tục xấu đi với tình trạng mỗi tháng có thêm 4-5000 doanh nghiệp phá sản do không còn chịu nổi mức lãi suất vay quá cao của các ngân hàng trong khi thị trường, đầu ra bị co hẹp, sức mua giảm sút (do thu nhập dân cư kiệt quệ bởi lạm phát kéo dài quá cao qua nhiều năm)...Và từ đây cũng làm nảy sinh rất nhiều vấn đề xã hội phức tạp: thất nghiệp tăng nhanh, tội phạm cũng gia tăng đột biến...Đòi hỏi Quốc hội bàn thảo, nhìn trực diện, đánh giá đầy đủ tình hình chứ không phải chỉ xem xét, đồng ý với những đánh giá có phần "màu hồng" trong báo cáo của Chính phủ gửi các ủy ban: Ủy ban Kinh tế, Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội trước đó. Để trên cơ sở đó, đưa ra chủ trương hoặc yêu cầu Chính phủ đề xuất, xây dựng các giải pháp đúng đắn, mạnh mẽ hơn để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, đưa nền kinh tế sớm ổn định, phục hồi và tăng trưởng trở lại.
Quốc hội cũng sẽ có những buổi làm việc, nghe, thảo luận về những vấn đề có tính dài hạn như đề án Tái cơ cấu nền kinh tế, nghe kết quả giám sát về thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư công cho nông nghiệp, nông thôn và nông dân...Đây cũng là những vấn đề lớn đỏi hỏi sự hiểu biết, nghiên cứu sâu sắc của các Đại biểu Quốc hội để điều chỉnh, thay đổi những mất cân đối của nền kinh tế lâu nay, giải quyết hàng loạt vấn đề bất cập về mô hình, cách điều hành, quản trị nền kinh tế cho đến nay đã bộc lộ đầy đủ: đầu tư công dàn trải, khai thác tài nguyên bừa bãi, cạn kiệt nhưng không biết tận dụng hiệu quả cho phát triển kinh tế, chủ yếu dành cho xuất khẩu; thiếu các chính sách hỗ trợ, phát triển kinh tế tư nhân, để cho tình trạng độc quyền kinh doanh nhà nước tràn lan..khiến môi trường kinh doanh còn méo mó, kém hiệu quả, thiếu tính cạnh tranh. Còn trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, mặc dù qua những thời kỳ khó khăn của nền kinh tế, đây là khu vực đã khiến cho nền kinh tế trụ vững qua khủng hoảng, khiến nhiều công nhân thất nghiệp về quê vẫn có việc làm nhưng nó vẫn thiếu những chính sách phát triển đồng bộ, khoa học, khiến cho nhiều nơi, nông dân mất đất, mất ruộng, phải ly hương...Do đó, càng cần có những sự đánh giá, phân tích đầy đủ từ phía các đại biểu Quốc hội để tìm những giải pháp chính sách có hiệu quả, bài bản để đưa nền kinh tế đi đúng hướng, phát triển nhanh và bền vững hơn. Để công nghiệp hóa thành công nhưng nông nghiệp vẫn có một vị trí quan trọng, sản xuất nông nghiệp vẫn phát triển, đóng góp phần lớn, hiệu quả trong cơ cấu nền kinh tế.
Nhưng cử tri không đòi hỏi chỉ có vậy. Còn rất nhiều vấn đề nóng bỏng khác trong đời sống kinh tế-xã hội nảy sinh trong thời gian gần đây cần được Quốc hội đặt lên bàn nghị sự để tìm hướng giải quyết. Đó là tình trạng quá tải ở các trường học, bệnh viện, quá tải về giao thông, quá tải ở dịch vụ vui chơi, giải trí...đang đến mức khó có thể chịu đựng hơn nữa và không thể chỉ giải quyết bằng các biện pháp "vắt kiệt sức dân" như đề xuất thu hàng loạt thứ phí của ngành giao thông. Tình trạng ở một số, các dự án đầu tư, kinh doanh bất động sản được lấy đất, cấp đất ở những khu bờ xôi, ruộng mật...khiến người dân mất đất canh tác, mất phương tiện sản xuất trong khi chỉ được đền bù những khoản tiền nhỏ, chỉ đủ nuôi sống họ vài tháng cũng đang gây nên những bức xúc gay gắt, có lúc đe dọa bùng phát, làm mất ổn định trật tự xã hội. Thì ở đây, cử tri đòi hỏi, các đại biểu Quốc hội, những người đại diện do dân cử ra phải sâu sát, chủ động tìm hiểu tình hình, nguyên nhân, lắng nghe dân để giám sát việc thực hiện các chính sách từ chính quyền đã đúng pháp luật chưa, hay chính các chính sách pháp luật đó đã hợp lý, đúng đắn chưa để có thể có những điều chỉnh, sửa đổi, chấn chỉnh cho kịp thời. Chứ không phải chỉ đến hội trường, chờ nghe, chờ phân phát các báo cáo của Chính phủ và "cơ bản thống nhất", "đồng ý. " với Chính phủ.
Do đó, dù chương trình kỳ họp chủ yếu dành cho công tác xây dựng luật nhưng vẫn còn có những khoảng thời gian khi thảo luận về tình hình kinh tế xã hội, thảo luận về chính sách đầu tư cho "tam nông", hơn 2 ngày chất vất các thành viên Chính phủ...đủ để cho các đại biểu tâm huyết, vì dân nói lên được những vấn đề khiến Chính phủ, các cơ quan Chính phủ phải lắng nghe, tiếp thu để giải quyết những vấn đề "nóng bỏng" mà cử tri gửi gắm, những vấn đề bức xúc lớn mà đời sống kinh tế-xã hội đang đặt ra.
M.Q
M.Q
(nguồn tuầnviệtnam.net)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001