Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2012

3 món hủ tiếu nổi tiếng của người miền Nam

Hủ tiếu là món ăn tương đối xa lạ với người miền Bắc, nhưng lại quá đỗi quen thuộc đối với người miền Nam.

4 món bánh canh quen thuộc của người Sài Gòn
9 món lẩu ngon ở Sài Gòn

10 món xôi ngon ở Sài Gòn

5 món gỏi ăn hoài không ngán

Một bát hủ tiếu đầy đủ gồm nước dùng, tôm, thịt heo, thịt băm, sợi bánh nhỏ như sợi bún nhưng có màu đục, ăn kèm với xà lách, cải cúc, hẹ, giá tươi. Đây là món ăn của người Hoa du nhập vào Việt Nam và được biến đổi cho phù hợp với khẩu vị của người Việt. Trải qua thời gian, ngày nay ở miền Nam tồn tại 3 thương hiệu hủ tiếu nổi tiếng là: Hủ tiếu Mỹ Tho, hủ tiếu Nam Vang và hủ tiếu Sa Đéc.
 
Hủ tiếu Nam Vang
Trong ba thương hiệu kể trên thì hủ tiếu Nam Vang nổi tiếng nhất, món ăn này có xuất xứ từ đất nước Campuchia. Khi du nhập vào Việt Nam, dưới bàn tay chế biến của người Hoa, hủ tiếu Nam Vang đã được thay đổi cho phù hợp với khẩu vị của người dân ở đây, nước dùng hơi béo và thơm mùi nước tương (xì dầu) đặc trưng của người Hoa.
Thành phần của nó khá đơn giản với sợi hủ tiếu, cùng với các nguyên liệu như: tôm, thịt nạc, lòng lợn, tim, thịt băm, trứng cút và nước dùng. Trong bát hủ tiếu Nam Vang thì nước dùng là quan trọng và chuẩn bị công phu nhất. Muốn nồi nước dùng trong vắt và có vị ngọt thanh, người bán phải mua xương ống về hầm chung với mực khô, tôm khô, khi hầm để lửa nhỏ và phải vớt bọt liên tục.
Ngày nay, hủ tiếu Nam Vang được chế biến với nhiều nguyên liệu khác nhau, ngoài thịt lợn và tôm, người ta có thể thưởng thức với các nguyên liệu khác như cua, mực... dù thay đổi thành phần như thế nào nhưng thịt băm là nguyên liệu không thể thiếu vì thiếu đi thành phần này sẽ không còn là hủ tiếu Nam Vang nữa.
Ở Sài Gòn, đi đâu bạn cũng có thể bắt gặp hủ tiếu Nam Vang, từ nhà hàng sang trọng cho đến quán bình dân trên vỉa hè với các mức giá khác nhau.
 
Hủ tiếu Sa Đéc
Từ rất lâu, địa danh Sa Đéc không chỉ được biết đến như là vùng trồng hoa lớn nhất ở khu vực miền Tây, mà còn rất nổi tiếng với món hủ tiếu đã làm nên thương hiệu và có một vị trí đặc biệt trong ẩm thực Việt Nam. Cũng có đầy đủ các nguyên liệu quen thuộc như tôm, thịt, gan... nhưng hủ tiếu Sa Đéc có những nét khác biệt tạo nên sức hấp dẫn riêng so với hai thương hiệu còn lại.
Chúng ta thường biết đến hủ tiếu có màu trắng, sợi nhỏ, mềm và không dai thì hủ tiếu Sa Đéc có sợi to, màu trắng đục, được chế biến từ loại bột gạo mịn màng, dẻo thơm của xứ Đồng Tháp Mười. Khi ăn, bạn cảm nhận được cái dai mềm, hơi giòn của sợi hủ tiếu cùng vị ngọt đọng lại trong miệng.
Bên cạnh đó, nước dùng cũng tạo nên hương vị riêng cho bát hủ tiếu. Được nấu bằng nước hầm xương lợn, nên có vị ngọt thanh rất đặc biệt. Thành phần trong bát hủ tiếu Sa Đéc không có gì khác so với Nam Vang hay Mỹ Tho, cũng là tim, gan, mực, tôm, thịt nạc…
Bát hủ tiếu với nước dùng trong vắt, ngọt thanh của xương heo kết hợp với các nguyên liệu ăn kèm một cách hài hòa cùng bánh hủ tiếu tươi ngon, được điểm xuyết thêm hành lá và rau mùi làm cho bạn không thể cưỡng lại được sức hấp dẫn từ món ăn. Rau ăn kèm cũng đơn giản với giá tươi, hẹ, xà lách, cần tay và không thể thiếu tỏi, ớt hiểm ngâm giấm.
 
Hủ Tiếu Mỹ Tho
Cùng thương hiệu nhưng hủ tiếu Mỹ Tho có nhiều điểm đặc trưng khác biệt với hai loại hủ tiếu trên. Điểm khác biệt dễ nhận thấy nhất là sợi hủ tiếu Mỹ Tho có sợi to, trong và dai rất đặc trưng của loại gạo Gò Cát nổi tiếng ở đất Tiền Giang. Hủ tiếu Mỹ Tho còn có tên gọi là hủ tiếu dai vì khi chần sợi bánh qua nước sôi thì mềm nhưng không bở và hơi dai.
Nước dùng là điểm quan trong nhất của hủ tiếu, cũng như hai thương hiệu trên, nước dùng của hủ tiếu Mỹ Tho cũng được hầm từ xương ống cho vị ngọt thanh và trong vắt nhưng không có nhiều nước béo như hủ tiếu Nam Vang.
Một bát hủ tiếu Mỹ Tho hấp dẫn với nhiều màu sắc, màu đỏ của tôm, màu xanh của cần tây, cải cúc, màu đỏ của ớt... và một gia vị rất quan trọng tạo nên hương thơm đặc trưng cho món ăn là tỏi băm nhỏ và được phi thơm.
Muốn ăn hủ tiếu Mỹ Tho thơm ngon và đúng chất thì phải tìm về đất Tiền Giang. Riêng ở Sài Gòn không có nhiều quán hủ tiếu Mỹ Tho và điều quan trọng là không có được hương vị đặc trưng của món ăn này. Hủ tiếu Mỹ Tho đã được biến tấu từ hương vị và nguyên liệu để làm sao phù hợp với khẩu vị của người Sài Gòn.
Huấn Phan

4 món bánh canh quen thuộc của người Sài Gòn

Nếu có dịp tới mảnh đất phương Nam, bạn đừng quên thưởng thức bánh canh cua, ghẹ, bánh canh cá lóc hay bò viên nhé.

Bánh canh cùng với bún bò, phở là món ăn phổ biến trong ẩm thực của người Việt. Bánh canh được chế biến rất nhiều món ăn khác nhau, chẳng hạn bánh canh giò heo, bánh canh cua, bánh canh cá lóc… và bánh canh bò viên. Sự kết hợp với nhiều nguyên liệu tạo nên nhiều món ăn rất đa dạng, phong phú và quen thuộc của người dân ở TP HCM.
 
1. Bánh canh ghẹ
Bánh canh ghẹ là một biến thể từ bánh canh cua. Món ăn đơn giản với ghẹ, chả tôm, tiết lợn, nấm cùng với nước lèo được nấu sánh và rất đậm đà. Ghẹ tươi được luộc chín sẵn, khi có khách ăn, người bán sẽ cắt đôi con ghẹ và cho vào bát. Gia vị ăn kèm không thể thiếu món muối tiêu chanh. Cắn miếng càng ghẹ, chấm ít muối tiêu chanh để cảm nhận được thịt ghẹ vừa ngọt vừa thơm tan dần trong miệng. Bánh canh ghẹ có giá rất cao so với các món ăn lề đường khác với 50.000 đồng một bát. Tuy nhiên, những quán bánh canh ghẹ ở Sài Gòn vẫn luôn đông khách vì đơn giản là bánh canh ghẹ rất ngon và đáng để thưởng thức.
Địa chỉ: Bánh canh ghẹ Cầu Bông - số 2 Đinh Tiên Hoàng - quận 1.
 
2. Bánh canh bò viên
Bánh canh bò viên là món ăn bình dân, thường được dùng như một món ăn giữa buổi hoặc ăn khuya. Đơn giản chỉ là kết hợp giữa cái thơm, dai của bò viên hòa cùng với vị ngọt của nước lèo nhưng bánh canh bò viên lại tạo nên sự hấp dẫn khó cưỡng đối với những người đã trót mê món bò viên.
Bò viên được làm thành những viên to và được người bán để nguyên khi bán cho khách. Vì thế nên khi thưởng thức món này thì người ăn thường dùng dĩa thay cho đôi đũa quen thuộc. Đông khách nhất là quán bánh canh bò viên gần bờ kênh Nhiêu Lộc. Quán bán vào đầu giờ chiều và vào giờ tan tầm thì rất đông thực khách ghé ăn để thưởng thức món bò viên thơm ngon của quán. Nhiều người đến trễ thì tiếc nuối ra về vì đã hết món bò viên yêu thích.
Địa chỉ: Nằm cuối đường Nguyễn Văn Nguyễn, phường Tân Định, quận 1.
 
3. Bánh canh cá lóc
Dù Sài Gòn là nơi hội tụ gần như đủ món ăn của khắp mọi miền đất nước, món bánh canh cá lóc của người miền Trung vẫn có chỗ đứng và sức hấp dẫn riêng với hương vị đặc trưng của nó. Nguyên liệu chính để làm bánh canh là bột gạo và cá lóc. Gạo ngâm đủ độ mới xay rồi cho vào cối giã thật nhuyễn, đến khi bột quyện chặt vào nhau, dai mà không dính tay mới là đạt. Sau đó, dàn bột vừa giã ra, cán mỏng, cắt thành từng sợi nhỏ và đem luộc cho vừa chín tới là được.
Sợi bánh canh của món ăn này rất đặc biệt, không tròn như bánh canh miền Nam nhưng dai hơn. Cá lóc được làm sạch, luộc chín. Miếng cá được lóc hết xương, rim lên vàng ươm. Nước dùng ngoài vị ngọt của cá còn có vị thơm của xương ống, tuy nhiên lượng xương ống thường rất ít để tránh mất mùi vị của cá. Không phải ngẫu nhiên mà cá lóc trở thành nguyên liệu chính của món ăn giản dị nhưng đậm đà hương vị miền Trung. Vì cá lóc có tính hàn, ăn vào có tác dụng mát gan, thanh nhiệt, rất tốt cho sức khỏe của người dân ở vùng đất quanh năm khô hạn và đầy nắng gió này.
Bánh canh cá lóc phải ăn khi còn nghi ngút khói mới đã. Khi ăn có thể cho thêm loại ớt bột thật cay của người miền Trung, một ít tiêu và nước mắm tùy theo khẩu vị của mỗi người. Mỗi tô bánh canh cá lóc bây giờ có giá từ 18.000 đồng rất hợp túi tiền của người dân trong thời bão giá.
Địa chỉ: Bánh canh cá lóc Hiếu Thảo - bên cạnh trường PTTH Nguyễn Hữu Huân, đường Bác Ái, quận Thủ Đức.
 
4. Bánh canh cua
Trong bốn loại bánh canh kể trên thì bánh canh cua nổi tiếng và được nhiều người biết đến nhất. Bánh canh cua với các thành phần quen thuộc như chả cua, tôm, thịt nạc cua, thịt heo, trứng cút, nấm rơm... cùng nước dùng có vị ngọt đậm đà tạo cho thực khách cảm giác thích thú và ngon miệng khi thưởng thức.
Mỗi bát bánh canh cua hiện nay có giá khoảng 30.000 đồng. Khi ăn món này, thực khách thường gọi thêm quẩy để ăn kèm cho khỏi ngấy và thêm phần ngon miệng.
Địa chỉ: Quán bánh canh cua - 87 Trần Khắc Chân, quận 1. Quán bắt đầu bán từ 14h đến 21h30 hàng ngày.
Huấn Phan

9 món lẩu ngon ở Sài Gòn

Có dịp vào miền Nam, bạn sẽ có cơ hội thưởng thức lẩu mắm, lẩu cá kèo, lẩu cá mú, lẩu ghẹ... vừa ngon vừa rẻ.

1. Lẩu mắm miền Tây
Món ăn thơm phức cùng đĩa rau miệt vườn xanh mướt, mạng đậm chất miền Tây.
Mỗi khi xa quê, những người con đất của phương nam vẫn không thể quên được hương vị món ăn nơi quê nhà, trong đó món lẩu mắm được xem là một món ăn đặc trưng, không thể thiếu trong những ngày mưa. Chính cái màu nâu đặc trưng của mắm, nước sánh nhờ tỏi ớt băm nhuyễn kết hợp với sả, hương thơm phưng phức từ cá linh, cá sặt, vị ngọt từ thịt và các loại cá tươi… cùng đĩa rau miệt vườn xanh mướt đã tạo nên một món lẩu mắm dân dã đậm chất miền Tây.
Ở Sài Gòn, lẩu mắm được xem là món ăn ngon, đặc trưng, được bán tại một số quán nằm trên đường Hồ Biểu Chánh, Ngô Thời Nhiệm, Lý Chính Thắng, Nơ Trang Long… Xem "Lẩu mắm dân dã thơm nức" tại đây.
 
2. Lẩu cá kèo
Mùi thơm từ nồi lẩu cá kèo bốc lên sẽ thơm                                                           lừng, khó                                                           quên.
Mùi thơm từ nồi lẩu cá kèo bốc lên sẽ thơm lừng, khó quên.
Lẩu cá kèo là món mang hương vị miền nam đặc trưng. Món lẩu từ cá kèo thường được nấu kèm với lá giang - loại lá có nhiều ở miền Nam và Trung, có vị chua chua, chát chát đặc trưng. Cá kèo nấu lẩu phải là những con cá còn tươi sống. Khi nước lẩu sôi mới mở vung nồi và cho cá vào. Khi cá không còn quẫy là cá đã chín, và ngay sau đó bạn có thể cho rau vào nồi lẩu. Rau dùng với lẩu cá kèo gồm rau muống, rau nhút và rau đắng, giá, hoa chuối... Mùi thơm từ nồi lẩu cá kèo bốc lên sẽ thơm lừng, khó quên. Bạn có thể ghé số 4 Nguyễn Thị Diệu, phường 6, quận 3 hay một số quán lẩu cá kèo trên đường Sư Thiện Chiếu để thưởng thức món ăn ngon này.
 
3. Lẩu ghẹ nấu bầu
Lẩu ghẹ nấu bầu có vị ngọt tự nhiên của ghẹ,                                                           vị ngọt thanh                                                           trong từng                                                           miếng bầu.
Lẩu ghẹ nấu bầu có vị ngọt tự nhiên của ghẹ, vị ngọt thanh trong từng miếng bầu.
Món ăn thoạt nghe qua có vẻ khá mới lạ. Tuy nhiên, món ghẹ nấu bầu ngày nay cũng dễ tìm tại một số quán ăn lớn. Lẩu ghẹ nấu bầu có vị ngọt tự nhiên của ghẹ, vị ngọt thanh trong từng miếng bầu, cùng mùi thơm thoang thoảng từ rau gia vị... Nếu muốn ăn lẩu ghẹ nấu bầu, bạn có thể đến Góc Xưa - 310B Điện Biên Phủ, quận 10.
 
4. Lẩu Thái Lan
được biến tấu phù hợp với sở thích của từng                                                           mỗi vùng                                                           miền.
Món ăn được biến tấu phù hợp với sở thích mỗi vùng miền, nhưng vẫn giữ được nét riêng chua và cay.
Ẩm thực Thái vốn được nhiều người yêu thích bởi vị chua chua, cay cay và cách sử dụng các loại gia vị. Món lẩu Thái khi du nhập vào Việt Nam cũng được biến tấu phù hợp với sở thích của mỗi vùng miền, nhưng vẫn giữ nguyên hương vị ban đầu của nó. Vì vậy, ngoài việc có các nguyên liệu cần thiết cho món ăn như: tôm sú, cá, ngao, mực, bò… món ăn sẽ không thiếu lá chanh, cà chua, húng quế, nấm rơm, ớt tươi, gừng, đường, nước chanh, sả, riềng… Ở Sài Gòn, món lẩu Thái ngày nay rất phổ biến trong nhiều quán ăn. Tuy nhiên, nếu muốn ăn một món lẩu Thái ngon, đậm chất, bạn có thể đến địa chỉ 26/11 Nguyễn Văn Đậu, quận Phú Nhuận. Xem "Xuýt xoa vị chua cay với món lẩu Thái" tại đây.
Thư Kỳ

10 món xôi ngon ở Sài Gòn

Sự nóng hổi, thơm nồng của nếp, hòa cùng những màu sắc tự nhiên đẹp mắt… tạo thêm sự thú vị và đa dạng hơn trong từng món xôi.

Xôi tôm khô.
Xôi tôm khô.
Sài Gòn không thiếu những món xôi ngon, bắt mắt. Mỗi loại mang một màu sắc và hương vị đặc trưng riêng. Tất cả các loại xôi đều nấu từ nếp trắng dẻo thơm, kết hợp cùng những màu sắc tự nhiên như: màu tím than của lá nếp, màu xanh của lá dứa, màu tím của lá cẩm, mầu đỏ của gấc... với nhiều tên gọi như: xôi nếp than, xôi ngô, xôi lá dứa, xôi gấc, xôi lá cẩm, xôi đậu phộng… Các loại xôi này đều ăn kèm với dừa tươi nạo thành sợi, đường cát giúp món xôi thêm đậm đà.
Bên cạnh đó, hiện nay, những món như xôi chiên, xôi sầu riêng, xôi tôm khô, xôi trứng gà… cũng là những món mới lạ và khá độc đáo cũng được bày bán để đáp ứng đa dạng về nhu cầu và sở thích của rất nhiều người.
Đặc biệt, xôi gà được xem là món ăn được chế biến cách điệu kết hợp giữa nếp trắng dẻo và một vài thực phẩm khác như đùi gà hay ức gà chiên, lạp xưởng, mỡ, hành tím phi thơm, tương ớt. Món này rất bắt mắt, đã trở thành một món ăn ngon miệng, hợp khẩu vị của nhiều người, có nhiều dinh dưỡng và phổ biến. Trong khi đó, xôi trứng gà lại có phần nhân chế biến từ dừa nạo nấu với đường nhưng có vẻ ngoài giống trứng ốp lếp nên có tên gọi như vậy.
Ở Sài Gòn, nhiều cửa hàng xôi mọc lên như nấm trên một số những con đường lớn như Ba Tháng Hai (3/2), Cách Mạng Tháng Tám, Phan Đình Phùng, Hoàng Văn Thụ…
Một số món xôi ngon của Sài Gòn:
Xôi ngô.
Xôi ngô.
Xôi đậu phộng.
Xôi đậu phộng.
Hà Lâm

5 món gỏi ăn hoài không ngán

Các món gỏi xoài, gỏi gà, gỏi vịt, gỏi củ hũ dừa, gỏi đu đủ… có mùi vị đặc trưng riêng của từng món. Gỏi được xem là món ăn chơi, nhưng nhiều người lại rất ghiền.

Để có món gỏi ngon, ngoài nguyên liệu tươi, phong phú như: hoa chuối, đu đủ xanh, củ hũ dừa, xoài xanh, bắp cải trộn chung với thịt gà, vịt, tôm, thịt heo, cá khô… còn cần nước chấm được pha chế riêng, phù hợp từng món gỏi.
Gỏi đu đủ tôm thịt. (Xem cách làm).
Gỏi củ hũ dừa.
Gỏi gà hoa chuối.
Gỏi vịt bắp cải. (Xem thêm gỏi vịt Sài Gòn).
Gỏi xoài cá sặc. (Xem cách làm).
Thư Kỳ

Hủ tiếu cá, đặc sản lâu đời của người Hoa

Bát hủ tiếu cá nóng hổi với sợi hủ tiếu tươi làm từ bột gạo, vài lát cá cùng nước hầm xương ống heo, thêm chút hành, hẹ, giá...

Cùng với phở, bún bò thì hủ tiếu là món ăn được yêu thích trong đời sống hằng ngày của người dân Sài Gòn. Hủ tiếu là một món ăn rất phong phú, có thể kể ra đây như hủ tiếu bò viên, hủ tiếu bò kho, hủ tiếu Nam Vang, hủ tiếu Mỹ Tho… Ngoài ra, người Hoa còn có món hủ tiếu lòng bò, hủ tiếu sa tế, hủ tiếu bột lọc và không thể thiếu hủ tiếu cá.
Bát hủ tiếu đơn giản với sợi hủ tiếu tươi,                                                           cá, hành                                                           lá...
Bát hủ tiếu đơn giản với sợi hủ tiếu tươi, cá, hành lá...
Nhắc đến hủ tiếu cá thì không thể bỏ qua quán Nam Lợi, một quán người Hoa lâu đời trên đường Tôn Thất Đạm, quận 1. Sợi hủ tiếu ở đây có sợi mềm như bánh phở nhưng bản to gấp đôi. Cá dùng để chế biến là cá lóc tươi, đã bỏ xương làm sạch và lóc thịt, thái lát, ướp chút muối, hạt nêm.
Đặc trưng của hủ tiếu cá là nồi nước lèo. Nước lèo được nấu từ xương lợn, phải là xương ống có tủy để khi hầm nước có vị ngọt đậm đà, nước lèo cũng sẽ trong hơn. Gia vị nêm nước lèo ngoài những loại phổ biến còn có một gia vị đặc biệt là tăng xại (hay còn gọi là cải nặm).
Sợi hủ tiếu tươi được chần sơ cho vào bát, thịt cá được chần chín sắp lên trên cùng với tỏi phi tóp mỡ, hành phi, hành lá, hẹ… sau đó chan nước lèo vào. Hủ tiếu cá được ăn kèm với xà lách, giá, ớt, chanh và không thể thiếu nước tương (xì dầu).
Bát hủ tiếu cá nóng hổi để lên bàn, nước lèo trong veo. Múc muỗng nước lèo cho vào miệng để cảm nhận vị ngọt thanh của nó, miếng thịt cá chắc, béo ngọt xen lẫn vị cay nhẹ của tiêu khiến thực khách rất vui khi được thưởng thức món ăn ngon. Nếu không thích cá, thực khách có thể thay bằng món hủ tiếu gà, cũng lạ miệng không kém.
Tiêu Phong

Hủ tiếu thập cẩm

Ngoài các món như phở, cơm tấm, bánh mì, xôi… người miền Nam còn có món hủ tiếu dùng để ăn sáng cũng rất ngon.

Nguyên liệu: cho khoảng 10 tô hủ tiếu
- 2 kg xương lợn, 50g tôm khô, vài con mực khô, 2 củ cà rốt, 1 củ cải vừa - 400g thịt lợn xay, 20-30 con tôm - 1 quả tim lợn, 20 quả trứng cút hoặc 5 quả trứng gà - 300g thịt lợn (tùy thích chọn thịt nạc dăm hay thịt đùi, thăn) để làm thịt xá xíu, muối, đường, ngũ vị hương, rượu thơm, màu gạch tôm. - 1 - 1,2 kg hủ tiếu tươi, rau sống, giá, hẹ, cần tây, chanh, ớt, hành ngò, hành tím. - Muối, 50g đường phèn, hạt nêm. - 1 chén nhỏ tỏi băm nhỏ, 1 chén nhỏ cải tân xại (loại cải muối ngọt của người Hoa, có bán ở các hàng chạp phô)
Cách làm:
- Nấu nước dùng:
+ Bắc một nồi nước to lên bếp cho vào khoảng một muỗng nhỏ muối đun sôi rồi cho toàn bộ xương lợn vào chần trong khoảng vài phút, sau đó vớt xương ra rồi xả lại nước lạnh cho xương thật sạch, nước chần xương bỏ đi.
+ Bắc nồi lên bếp cho vào nồi khoảng 7 lít nước lạnh, sau đó cho xương đã chần sơ vào hầm để lấy nước ngọt. Để lửa to đun cho đến khi nước bắt đầu sôi thì hạ xuống lửa nhỏ để hầm, chú ý canh để vớt cho sạch bọt cho nước dùng được trong. Hầm trong khoảng 2h hay hơn để xương ra nước ngọt.
+ Trong quá trình hầm, cho vào nồi những vật liệu sau: tôm khô rang lên cho thơm, mực khô nướng vàng, củ cải và cà rốt gọt vỏ cắt khúc to.
+ Nêm vào nồi nước: 2 muỗng canh muối, 50g đường phèn, 1 muỗng nhỏ hạt nêm.
- Làm nhân:
+ Hành tím thái mỏng rồi cho vào chảo có ít dầu đun nóng để phi thơm, sau đó cho thịt lợn xay vào xào, nêm vào thịt khoảng một muỗng nhỏ nước mắm ngon, khi thịt chín thì tắt bếp, cho thịt đã xào ra chén để riêng.
+ Tim lợn rửa sạch cho vào nồi nước sôi cùng với một chút muối luộc khoảng 5 phút rồi tắt bếp, đậy nắp nồi lại cho tim tiếp tuc chín khoảng 20 phút nữa. Khi tim nguội thì lấy ra xắt thật mỏng, để riêng.
+ Trứng cút hoặc trứng gà luộc chín, bóc vỏ (nếu là trứng gà thì cắt làm đôi)
+ Tôm rửa sạch với muối rồi cho vào nồi luộc hay hấp chín, để nguội rồi bóc vỏ.
+ Thịt lợn ướp với non nửa muỗng nhỏ muối, chút ngũ vị hương, tiêu, bột tỏi hoặc một muỗng nhỏ nước cốt tỏi (tỏi băm hòa với chút nước ấm vắt lấy nước), một muỗng nhỏ rượu thơm, chút xíu màu gạch tôm hoặc màu đỏ thực phẩm.
+ Bắc nồi lên bếp để lửa vừa, cho vào nồi chút dầu đun nóng rồi cho thịt vào ram cùng với một ít nước, ram khoảng 15 - 20 phút cho thịt chín đều và nước cạn còn một ít là được. Để thịt cho nguội rồi xắt thành miếng mỏng.
+ Tỏi băm cho vào chảo dầu phi cho hơi vàng thì cho cải tân xại vào phi cùng cho đến khi tỏi và cải vàng, khô ráo và giòn là được.
+ Các loại rau sống, giá hẹ, cần tây... bày ra đĩa. Hành lá thái mỏng.
- Trình bày:
+ Hủ tiếu tươi cho vào nồi nước sôi chần cho mềm rồi cho vào tô, trên bày các loại thịt, tôm, trứng...
+ Nồi nước dùng nêm nếm lại cho vừa ăn rồi chan vào tô hủ tiếu, sau cùng rắc hành lá và tiêu lên trên.
+ Dùng nóng kèm với các loại rau sống, giá hẹ và cần tây.
- Ghi chú: về phần nhân tùy thích các bạn có thể thêm bớt theo khẩu vị gia đình, có thể dùng gan luộc chín xắt mỏng, mực luộc chín hoặc sườn non hầm mềm.
Các nguyên liệu cần thiết.
Các nguyên liệu cần thiết.
Nguyên liệu sau khi chế biến.
Nguyên liệu sau khi chế biến.
Nước dùng.
Nước dùng.
Sợi hủ tiếu tươi.
Sợi hủ tiếu tươi.
Cho các nguyên liệu phủ lên trên bề mặt sợi                                                           hủ tiếu đã                                                           chần qua nước                                                           nóng.
Cho các nguyên liệu phủ lên trên bề mặt sợi hủ tiếu đã chần qua nước nóng.
Hà Linh

Bữa sáng ngon miệng với hủ tiếu Sa Đéc

Cùng với Nam Vang, Mỹ Tho, hủ tiếu Sa Đéc đã góp phần làm nên tên tuổi ba thương hiệu hủ tiếu nổi tiếng của miền Nam.

Bát hủ tiếu đặc trưng với nước dùng trong                                                           vắt được điểm                                                           xuyết thêm                                                           hành lá và ngò                                                           rí.
Bát hủ tiếu đặc trưng với nước dùng trong vắt được điểm xuyết thêm hành lá và rau mùi.
Từ rất lâu, địa danh Sa Đéc không chỉ được biết đến như là vùng trồng hoa lớn nhất ở khu vực miền Tây, mà còn rất nổi tiếng với món hủ tiếu đã làm nên thương hiệu và có một vị trí đặc biệt trong ẩm thực Việt Nam.
Cũng có đầy đủ các nguyên liệu quen thuộc như tôm, thịt, gan... nhưng hủ tiếu Sa Đéc có những nét khác biệt tạo nên sức hấp dẫn riêng so với hai thương hiệu còn lại.
Chúng ta thường biết đến hủ tiếu có màu trắng, sợi nhỏ, mềm và không dai thì hủ tiếu Sa Đéc có sợi to, màu trắng đục, được chế biến từ loại bột gạo mịn màng, dẻo thơm của xứ Đồng Tháp Mười. Khi ăn, bạn cảm nhận được cái dai mềm, hơi giòn của sợi hủ tiếu cùng vị ngọt đọng lại trong miệng.
Bên cạnh đó, nước dùng cũng tạo nên hương vị riêng cho bát hủ tiếu. Được nấu bằng nước hầm xương lợn, nên có vị ngọt thanh rất đặc biệt. Thành phần trong bát hủ tiếu Sa Đéc không có gì khác so với Nam Vang hay Mỹ Tho, cũng là tim, gan, mực, tôm, thịt nạc…
Bát hủ tiếu với nước dùng trong vắt, ngọt thanh của xương heo kết hợp với các nguyên liệu ăn kèm một cách hài hòa cùng bánh hủ tiếu tươi ngon, được điểm xuyết thêm hành lá và rau mùi làm cho bạn không thể cưỡng lại được sức hấp dẫn từ món ăn. Rau ăn kèm cũng đơn giản với giá tươi, hẹ, xà lách, cần tay và không thể thiếu tỏi, ớt hiểm ngâm giấm.
Ở Sài Gòn bây giờ, hủ tiếu Sa Đéc đã trở thành món ăn nổi tiếng, tuy nhiên muốn tìm một quán ăn đúng chất Sa Đéc thì không phải dễ. Bạn có thể đến thưởng thức món ăn nổi tiếng này tại số 292 Bùi Đình Túy (quận Bình Thạnh), hay số 4 lô 1 khu nhà Phú Thọ, đường Lữ Gia (quận 11) hay 391 Xô Viết Nghệ Tĩnh (quận Bình Thạnh)... Mỗi bát hủ tiếu có giá từ 25.000 đồng đến 35.00 đồng.
Tiêu Phong

Nhắc tới Mỹ Tho là nhớ hủ tiếu

Hủ tiếu Mỹ Tho là món ăn đặc trưng của xứ Tiền Giang, bao gồm nước súp, thịt, xương lợn, gan, tôm và bánh bột dai dai rất thơm ngon và bổ dưỡng.

Hủ Tiếu Mỹ Tho là món ăn đặc trưng và thơm ngon.
Hủ tiếu sau khi được du nhập vào nền ẩm thực Việt Nam và nhất là miền Nam thì được cải biến hợp với nghệ thuật ẩm thực của những con người ở đây. Đất Mỹ Tho của tỉnh Tiền Giang có nhiều món ăn ngon, trong đó hủ tiếu Mỹ Tho được xem là một thương hiệu được nhiều thực khách biết đến.
Cọng hủ tiếu nhỏ, dai, nước lèo trong, đậm chất.
Hủ tiếu Mỹ Tho xuất hiện từ rất lâu đời, khởi đầu từ các xe, các quán hủ tiếu bên đường, hầu hết chủ nhân là người Việt gốc Hoa, sau đó được người dân Mỹ Tho cải biến theo khẩu vị riêng. Điểm khác biệt từ sợi hủ tiếu Mỹ Tho so với những loại hủ tiếu khác là sợi to trong và dai rất đặc trưng từ loại gạo dẻo ở Gò Cát - Tiền Giang. Khi chần nước sôi thì sợi bánh sẽ mềm nhưng không bở, nhai dai dai, nên gọi là hủ tiếu dai.
Điểm quan trọng tạo nên một thương hiệu hủ tiếu Mỹ Tho từ bao đời nay chính là nồi nước lèo nấu từ xương ống. Lưu ý khi nấu, bạn phải vớt bọt liền tay cho nước lèo trong, đặc biệt phải nấu với tôm khô và khô mực nướng để nước lèo có vị ngọt đậm đà hơn. Phụ liệu ăn kèm với món hủ tiếu là giá, hẹ, xà lách, cải cúc, chanh, ớt... được đặt trên mặt tô hủ tiếu cho đẹp mắt và ngon miệng hơn khi ăn. Bên cạnh đó, món ăn sẽ không thể ngon hơn nếu thiếu hành ngò và tỏi phi thơm.
Rau ăm kèm với hủ tiếu là giá, xà lách, hẹ, cần, cải cúc...
Không riêng hủ tiếu Mỹ Tho mà những món ăn dân dã của những miền quê khác cũng sẽ luôn luôn ngon, bởi chất quê đậm đà trong cách chế biến từng món ăn mang đặc trưng riêng và mang hơi thở của mỗi quê hương trong từng người.
Ở Sài Gòn, hầu như ít có quán hủ tiếu nào đặc trưng của đất Mỹ Tho, mà nó được cải biên để đa dạng và làm phong phú thêm món ăn, để sao cho phù hợp với khẩu vị và sở thích của nhiều người, ở nhiều vùng miền khác nhau.
Thư Kỳ

Cách nấu hủ tiếu ngon

Món ăn sáng phổ biến ở miền Nam có nước dùng từ xương hầm và tôm khô, ăn kèm với tôm, thịt.

Nguyên liệu:
- 500g xương lợn - 400g thịt nạc thăn có kèm ít mỡ để khi chiên không bị khô - 50g gan lợn - 100g thịt nạc xay - 100g tôm - Ít tai nấm hương - Hủ tiếu - Nước mắm, muối, đường, bột nêm - Tôm khô, sá bấu (củ cải mặn) để hầm xương - Giá, hẹ, hành lá, hành phi khô.
Cách làm:
Nguyên liệu làm món hủ tiếu.
Nguyên liệu làm món hủ tiếu.
Bước 1:
Đun sôi xương lợn, thả vào ít tôm khô và sá bấu (củ cải mặn). Khi đun, bạn nhớ vớt bọt cho nước dùng được trong.
Bước 2:
Miếng thịt nạc thăn, ướp vào chút muối, nước mắm, dầu mè, bột nêm, dùng tay thoa hỗn hợp gia vị khắp mặt thịt để thịt nước thấm gia vị.
Bước 3:
Để miếng thịt vào nồi, để lửa lớn, đổ ít nước sôi ngập mặt thịt, nấu sôi. Đun đến khi thịt mềm là được. Thịt xá xíu mềm, thái thịt thành từng lát vừa ăn.
Bước 4:
Tôm tươi luộc chín, bóc vỏ, xếp ra đĩa.
Bước 5:
Gan lợn rửa sạch, ngâm gan với sữa tươi để thải chất độc trong gan ra, xả lại nước lạnh. Luộc chín gan, thái thành từng lát vừa ăn.
Bước 6:
Thịt nạc xay ướp vào chút muối, tiêu, xào chín với dầu ăn và hành phi thơm. Đổ ra bát.
Bước 7:
Nấm hương xả sạch, ngâm nước lạnh cho mềm. Thả từng tai nấm hương vào nồi nước dùng, để sôi lại tắt bếp. Nêm nếm lại nước dùng tùy theo sở thích của bạn.
Bước 8:
Hủ tiếu khô chần qua nước sôi. Để hủ tiếu vào bát, trên xếp vài lát gan, thịt xá xíu, tôm, múc ít thịt nạc xay lên trên bề mặt, xếp giá, hẹ, rắc tí hành hương phi khô. Chan nước dùng ngập mặt.
Món ăn đã hoàn thành.
Như Yến

Giòn thơm tôm rang muối

Các món ăn có chút muối mặn mà thường giúp ăn cơm ngon, không bị ngán.

Nguyên liệu:
- 300g tôm - 1 muỗng súp bột năng (hoặc bột bắp) - 4 tép hành lá - 5 tép tỏi - 1 trái ớt xanh - Muối, tiêu, bột nêm - Dầu ăn.
Cách làm:
- Tôm rửa sạch, để ráo, cắt bỏ râu ria và phần nhọn trên đầu, ướp với 1/2 thìa cà phê muối, 1 thìa cà phê bột nêm (khoảng 10 phút). Đổ bột năng vào xóc lên thật đều.
- Bắc chảo nóng, đổ nhiều dầu (vặn lửa lớn), chờ dầu sôi cho tôm vào chiên sơ. Vớt ra đĩa cho ráo dầu.
- Dùng chảo đó, đổ bớt dầu ra, thả tỏi vào phi cho thơm. Cho tôm vào đảo nhanh tay.
- Tắt bếp, cho hành lá, ớt xanh đã thái nhỏ vào trộn đều
- Múc ra đĩa, rắc thêm chút tiêu. Ăn với cơm nóng.
Các công đoạn làm món ăn.
Các công đoạn làm món ăn.
Cún Khang
(Trileo mail) 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Chú ý: Điền vào “nhận xét” ở cuối bài để xả stress
Sẽ xóa những comment không phù hợp
Thinhoi001